Khi lương nhân viên bị âm???

brightday

Member
Hội viên mới
ĐIều này thoạt đầu nghe thật vô lý , nhưng Cty tôi có trưng hợ này rùi .
Nhân viên A sử dụng điện thoại công ty cấp vượt quá trợ cấp và hơn cả lương nữa vậy giờ mình phải hạc toán ra sao?
có phải ghi nợ :
Nợ TK 138 (Phải thu NV A)
Có TK 334
cả nàh giúp em nhé! hị hị:banginvg1:
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Mình nghĩ hạch toán như thế là đúng, bác nào có ý kiến khác cho bọn em biết với.
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

ĐIều này thoạt đầu nghe thật vô lý , nhưng Cty tôi có trưng hợ này rùi .
Nhân viên A sử dụng điện thoại công ty cấp vượt quá trợ cấp và hơn cả lương nữa vậy giờ mình phải hạc toán ra sao?
có phải ghi nợ :
Nợ TK 138 (Phải thu NV A)
Có TK 334
cả nàh giúp em nhé! hị hị:banginvg1:

Thế bạn thanh toán tiền trợ cấp điện thoại cho nhân viên như thế nào. Cái này chẳng liên quan gì đến lương lậu cả. Thế này nhé:

1. Khi trợ cấp điện thoại thường thì NV phải lấy HĐ về thanh toán đúng ko. Khi thanh toán thì em cứ thanh toán phần trợ cấp đúng quy định thôi. Còn hơi đâu mà thanh toán cả số vượt quy định :dapghe:

2. Khi em thanh toán đúng phần trợ cấp thì phát lương đủ cho NV, NV lấy cái tiền lương đó để thanh toán phần vượt (mà có thanh toán hay ko thì em cũng chẳng cần phải quan tâm kệ người ta thôi).

OK?
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

bác Haitvonline nói nghe thấy đúng quá, nhưng cho hỏi bác thêm chút trường hợp cấp số điện thoại đứng tên công ty thì làm thế nào? vẫn hoạch toán như thường sao?
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Bạn vẫn thanh toán tiền ĐT cho anh N.V.A bình thường, đồng thời bạn yêu cầu N.V.A làm 1 giấy đề nghị tạm ứng(Có sự chứng giám của kế toán trưởng bạn nhé.Sau đó bạn viết 1 phiếu chi nội dung ghi: Tạm ứng lương Tsau cho N.V.A để trả tiền ĐT tháng này là được(giải quyết nội bộ bạn nhé đảm bảo lần sau anh A sẽ cạch đến già. Vừa làm gương cho người khác vưa không phức tạp.Còn nếu hạch toán thì như thế là đúng rùi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

bác Haitvonline nói nghe thấy đúng quá, nhưng cho hỏi bác thêm chút trường hợp cấp số điện thoại đứng tên công ty thì làm thế nào? vẫn hoạch toán như thường sao?

Trường hợp này có lẽ mình sẽ bàn đến vấn đề hạch toán sau. Trước hết mình bàn đến cách quản lý nhé:

Thứ nhất: Nếu áp dụng trường hợp như bạn nói thì cái ông NV sử dụng điện thoại chắc cũng thuộc loại "có sao có gạch" trong Cty đúng không? Nếu không thì cũng thuộc loại có "Đạo đức nghề nghiệp" (Sài điện thoại hợp lý). Cả 2 trường hợp này thì định mức tiền điện thoại đã được tính toán hợp lý nên phần vượt khó có thể quá cả lương được.

Thứ 2: Nếu không đúng trường hợp thứ nhất thì Cty phải xem lại cách quản lý.

Thử: Còn nếu Vẫn chấp nhận trường hợp định mức vượt cả lương thì cách hạch toán như sau:

- Trước hết đề nghị tên NV kia làm giấy tạm ứng đúng số tiền nộp tiền điện thoại
Nợ 141
Có 111
- Sau đó đến khi trả lương hạch toán
Nợ 334
Có 141

- Phần dư trên 141 để đó tháng sau trừ tiếp vào lương.

Thế nhé.
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

ĐIều này thoạt đầu nghe thật vô lý , nhưng Cty tôi có trưng hợ này rùi .
Nhân viên A sử dụng điện thoại công ty cấp vượt quá trợ cấp và hơn cả lương nữa vậy giờ mình phải hạc toán ra sao?
có phải ghi nợ :
Nợ TK 138 (Phải thu NV A)
Có TK 334
cả nàh giúp em nhé! hị hị:banginvg1:


Theo mình thì hạch toán như sau:
Nợ TK 334 (NV A) () trừ vào lương
Có TK 111,112
Nợ TK 642.1,642.2 (Cty trả tiền điện thoại)
Có TK 111, 112
Nợ TK 138 (NV A) (thu tiền vượt quá trợ cấp)
Có TK 642.1, 642.2
Cả nhà thấy hạch toán như thế đúng không?
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

hem bên mình thì tính thế này. quy định tiền điện thoại cho mỗi người tùy theo chức vụ khác nhau với mức tiền điện thoại tối đa là bao nhiêu đó. Nếu ma người dùng điện thoại đó vượt quá định mức tối đa đó thì khi phát lương trừ lại khoản đó. Nghe bạn nói là cái ngươi ở cty bạn xài điện thoại vượt qua cả mức quy định và lấy lương trừ hết rồi vẫn còn thiếu nghe ghê quá.Là theo cách của haline là ổn đấy
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Theo mình thì hạch toán như sau:
Nợ TK 334 (NV A) () trừ vào lương
Có TK 111,112
Nợ TK 642.1,642.2 (Cty trả tiền điện thoại)
Có TK 111, 112
Nợ TK 138 (NV A) (thu tiền vượt quá trợ cấp)
Có TK 642.1, 642.2
Cả nhà thấy hạch toán như thế đúng không?

Hạch toán như bạn thì Công ty phá sản luôn khỏi làm. Mình phân tích cho bạn thấy nhé:

Nghiệp vụ thứ nhất Nơ34, có 111,112: Nghiệp vụ này chứng minh rằng bạn chi lương bằng tiền cho tên NV kia. Đây là điều lỗi đầu tiên
Nghiệp vụ thứ 2: Chứng tỏ Cty đã trả tiền điện thoại thay cho tên NV. Đây là lỗi thứ 2.
Nghiệp vụ thứ 3: Chứng tỏ phần vượt định mức kia Cty ko truy thu của tên NV kia mà tính vào phí Cty chịu hết. Đây là lỗi thứ 3

Cộng 3 lỗi này lại = Đóng cửa công ty là vừa.
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

cách hạch toán như sau:

- Trước hết đề nghị tên NV kia làm giấy tạm ứng đúng số tiền nộp tiền điện thoại
Nợ 141
Có 111
- Sau đó đến khi trả lương hạch toán
Nợ 334
Có 141

- Phần dư trên 141 để đó tháng sau trừ tiếp vào lương.

Thế nhé.

Mình nghĩ cách hach toán như bạn thì tiền điện thoại tên NV kia chịu hết, theo mình (cũng hạch toán tạm ứng)
- Trước hết đề nghị tên NV kia làm giấy tạm ứng đúng số tiền nộp tiền điện thoại
Nợ 141
Có 111
- Sau đó đến khi trả lương hạch toán
Nợ 642 phần định mức Cty chịu
Nợ 334 phần vượt ĐM NV chịu (Nếu lương không đủ thì TK 141 có số dư bên nợ)
Có 141

- Phần dư trên 141 để đó tháng sau trừ tiếp vào lương
Tên NV này xài ĐT hơi bị siêu!!!
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Mình nghĩ cách hach toán như bạn thì tiền điện thoại tên NV kia chịu hết, theo mình (cũng hạch toán tạm ứng)
- Trước hết đề nghị tên NV kia làm giấy tạm ứng đúng số tiền nộp tiền điện thoại
Nợ 141
Có 111
- Sau đó đến khi trả lương hạch toán
Nợ 642 phần định mức Cty chịu
Nợ 334 phần vượt ĐM NV chịu (Nếu lương không đủ thì TK 141 có số dư bên nợ)
Có 141

- Phần dư trên 141 để đó tháng sau trừ tiếp vào lương
Tên NV này xài ĐT hơi bị siêu!!!

Kà kà cách bạn hạch toán thì có khác gì mình đâu. Mình trích trích ra nghiệp vụ hạch toán phần vượt định mức thôi. Còn phần trong định mức đương nhiên là phải đưa vào 642 rồi. Mà cái này người hỏi đâu có hỏi. khà khà:hysterical:

mà bạn hạch toán thế cũng ko được. Không phải đợi đến khi phát lương mới hạch toán nghiệp vụ 2 mà khi thanh toán tiền điện thoại đã phải hạch toán vào 642 rồi. Khi nào trả lương mới hạch toán Nơ34/Có 141.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Kà kà cách bạn hạch toán thì có khác gì mình đâu. Mình trích trích ra nghiệp vụ hạch toán phần vượt định mức thôi. Còn phần trong định mức đương nhiên là phải đưa vào 642 rồi. Mà cái này người hỏi đâu có hỏi. khà khà:hysterical:

mà bạn hạch toán thế cũng ko được. Không phải đợi đến khi phát lương mới hạch toán nghiệp vụ 2 mà khi thanh toán tiền điện thoại đã phải hạch toán vào 642 rồi. Khi nào trả lương mới hạch toán Nơ34/Có 141.

Như vậy hạch toán cả nghiệp vụ (không có VAT) như sau:
1. Tên NV ứng tiền :
nợ 141
có 111

2. tên này đem Hđ điện thaọi về thanh toán :
nợ 642 phần ĐM cty chịu
có 141

3. khi thanh toán llương cho NV (trừ nợ tên này):
nợ 334 phần vượt ĐM
có 141

Nhưng bước 2 mình thấy nó sao sao ấy. Vd tên này đem HĐ về thanh toán HĐ ghi cước chưa thuế : 5tr, VAT (10%): 0.5tr . ĐM cty chịu : 2.2tr. Lúc này mình hạch toán số tiền như thế nào.
nợ 642 : 2tr
nợ 133 : 0.2tr
có 141 ; 2.2tr

Số chênh lệch trên HĐ 3.3tr mình ghi vào đâu. Bạn giúp mình với. Cảm ơn nghe
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Dưới đây chỉ nói về trường hợp bạn ghi sổ đúng quy định, đúng Luật.
Nếu ăn gian phần thuế thì không kể ở đây.
========

Theo quy định về thuế TNDN thì chi phí không liên quan đến tạo ra doanh thu thì không được tính.
Theo quy định về thuế GTGT thì chi phí được bồi thường không được khấu trừ (tức là người bồi thường phải bồi thường luôn cả thuế GTGT).


Căn cứ hoá đơn mang về, căn cứ quyết định của BGĐ:
Nợ 627, 641,642: 2.000.000​

Nợ 133: 200.000​

Nợ 138: 3.300.000.
Có 331,111,112: 5.500.000​

Tính lương phải trả:
Nợ 622,641,642: 1.500.000
Có 334: 1.500.000​

Thanh toán lương:
Nợ 334: 1.500.000
Có 138: 1.500.000​

Số 1.800.000 còn nợ lại tháng sau trừ tiếp.

Lương 1 tháng chỉ có triệu rưỡi mà kế toán phang đại trừ hết. Lấy gì người ta sống?
Vậy có nên "lương âm" hay không?
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Lương 1 tháng chỉ có triệu rưỡi mà kế toán phang đại trừ hết. Lấy gì người ta sống?
Vậy có nên "lương âm" hay không?

Bác cũng trừ hết cả triệu rưỡi của người ta đấy thôi.
Theo bác thì theo dõi trên 138.
Vậy cái này có khác gì so với theo dõi trên 141 không bác :confuse1:
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Chỉ để phân biệt: tiền nào là dùng vào SXKD, tiền nào là đi vớ đi vẩn ... Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Chỉ để phân biệt: tiền nào là dùng vào SXKD, tiền nào là đi vớ đi vẩn ... Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

Vậy em lại hỏi bác ??

Như bài trên thì bác cho rằng theo dõi trên 138 là tiền dùng vào SXKD còn theo dõi trên 141 là tiền đi vớ va vớ vẩn ....

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì 2 thằng í có khác gì nhau đâu ạ
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

138 phải thu khác sao gọi là dùng vào SXKD? Nói ngược rồi.

Đánh giá ở đây là đánh giá quản trị nội bộ của DN.
Nợ nào cũng là nợ. Nợ nào cũng phải đòi.
Nhưng về mặt quản trị thì DN cần nhanh chóng thu hồi nợ 138.
Còn nợ 141 thì thực chất nó đã đi vào SXKD rồi. Chỉ chờ thủ tục thanh toán thôi.
BGĐ không lo lắng lắm khoản nợ 141.
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Dĩ nhiên đi vào SXKD rời thì bây giờ mới phải thu :banghead:
Còn nợ 141 thì thực chất nó đã đi vào SXKD rồi. Chỉ chờ thủ tục thanh toán thôi.
BGĐ không lo lắng lắm khoản nợ 141.

Chưa chắc ....

Bác giải thích thế em ứ đồng ý
Nợ 141 sao lại có thể coi là đã đi vào SXKD được.

Hay là bác dùng từ cao siêu quá nên em chưa hiểu nhỉ ???
Bác giải thích kỹ hơn về đoạn trên dùm em :confuse1:
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Vì 141 chỉ dùng để tạm ứng chi phí cho hoat động SXKD.
ví dụ Bao đi công cán ra Hà Nội, cty ứng cho Bao 5tr để đi công tác.
Ngày mai Bao lên đường ....
Ngày mai số dư Nợ 141 đã nằm đó trên sổ.
Nếu không tạm ứng cho Bao thì Bao nằm nhà. Hãng hàng không đâu có bán vé chịu.
Vậy BGĐ không lo lắng về số tiền 5tr đó vì không phải là Bao chiếm dụng vốn.
Số tiền đã quăng ra thực chất là để cho hoạt động SXKD được trôi chảy.
BGĐ nghĩ rằng: đâu phải ông nội người ta đâu mà tiền thì không chịu xuỳ ra mà cứ đòi có lãi. Làm ăn thì phải bỏ vốn ra chứ.
Nhưng vốn bỏ ra là để làm ăn chứ không phải để trả tiền điện thoại cho Bao tâm tình rủ rỉ rù rì với bồ nhí.
 
Ðề: Khi lương nhân viên bị âm???

Vì 141 chỉ dùng để tạm ứng chi phí cho hoat động SXKD.
ví dụ Bao đi công cán ra Hà Nội, cty ứng cho Bao 5tr để đi công tác.
Ngày mai Bao lên đường ....
Ngày mai số dư Nợ 141 đã nằm đó trên sổ.
Nếu không tạm ứng cho Bao thì Bao nằm nhà. Hãng hàng không đâu có bán vé chịu.
Vậy BGĐ không lo lắng về số tiền 5tr đó vì không phải là Bao chiếm dụng vốn.
Số tiền đã quăng ra thực chất là để cho hoạt động SXKD được trôi chảy.
BGĐ nghĩ rằng: đâu phải ông nội người ta đâu mà tiền thì không chịu xuỳ ra mà cứ đòi có lãi. Làm ăn thì phải bỏ vốn ra chứ.
Nhưng vốn bỏ ra là để làm ăn chứ không phải để trả tiền điện thoại cho Bao tâm tình rủ rỉ rù rì với bồ nhí.

hà hà em chịu bác :cheers1:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top