Một giám đốc bị bắt vì nhận tiền vào tài khoản riêng, khai thấp doanh thu nhằm trốn thuế

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.

Trốn thuế là thực trạng đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay. Với cá nhân, doanh nghiệp có hành vi trốn thuế ngoài việc xử lý VPHC và truy thu thuế ra thì còn có thể bị xử lý hình sự về Tội trốn thuế.

Một ví dụ điển hình cho hành vi trốn thuế chúng ta thường hay bắt gặp đó là người bán yêu cầu thanh toán tiền hàng vào tài khoản riêng của họ chứ không phải tài khoản thanh toán của công ty, từ đó họ có thể che giấu các khoản doanh thu này và khai báo thấp hơn trên các báo cáo thuế.

Đó cũng là trường hợp của một giám đốc tại Đà Nẵng mới bị Cơ quan Công an TP. Đà Nẵng ra quyết định khởi tố, tạm giam. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.

toi-tron-thue_0706170410.png

(Ảnh: Internet)

1. Một giám đốc bị bắt vì nhận tiền vào tài khoản riêng, khai thấp doanh thu nhằm trốn thuế

Tối 20.10 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng tống đạt các quyết định khởi tố, tạm giam Phan Thị Thanh (41 tuổi, quê Nghệ An) về hành vi trốn thuế.

Thanh thành lập và làm giám đốc 2 công ty trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, lữ hành, xe vận chuyển…

Quá trình điều tra ban đầu xác định, từ năm 2019 - 2021, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thủy Thanh thuê 2 khách sạn khu vực biển Đà Nẵng (Q. Sơn Trà) để kinh doanh.

Đây là 2 khách sạn quy mô lớn, trị giá tài sản cả ngàn tỉ đồng. Công ty của Thanh đăng ký các tài khoản tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch về tài chính, thuế…

Tuy nhiên Phan Thị Thanh sử dụng thêm các tài khoản của cá nhân và yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân này để nhận tiền thanh toán các sản phẩm, dịch vụ do công ty, khách sạn cung cấp.

Thanh bị xác định hành vi trốn thuế do cung cấp các dịch vụ mà không xuất hóa đơn, chứng từ tài chính nhằm bỏ ngoài sổ sách kế toán, khai báo thuế với doanh thu ít hơn để nhằm trốn thuế.

Cục Thuế Đà Nẵng đã tiến hành thanh tra và kết luận, trong các năm 2019, 2020 và 2021, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thủy Thanh thu số tiền khách hàng chuyển vào nhiều tài khoản cá nhân của Thanh nhưng không ghi chép trong sổ sách kế toán, từ đó trốn thuế 5 tỉ đồng.

Tương tự đối với Công ty TNHH MTV du lịch Đà Nẵng Thanh, cũng bị xác định trốn thuế 30 tỉ đồng. Trước dấu hiệu tội phạm, Cục Thuế Đà Nẵng đã chuyển thông tin cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đà Nẵng thụ lý và giải quyết.

Qua xác minh, điều tra hành vi trốn thuế xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thủy Thanh và Công ty TNHH MTV du lịch Đà Nẵng Thanh, Công an TP. Đà Nẵng xác định đủ cơ sở khởi tố nữ giám đốc Phan Thị Thanh và các quyết định được Viện KSND TP.Đà Nẵng phê chuẩn.

Nguồn: Theo Báo Thanh Niên

2. Những hành vi nào được xem là hành vi trốn thuế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, có các nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây:

- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế.

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

- Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

- Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.

- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

- Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế không đúng với mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

- Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán để làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu trái pháp luật trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn, hai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

- Người nộp thuế dù đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

3. Cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế bị xử phạt thế nào?

Tại Điều 17 Nghị định 125/2020. Theo đó, mức xử phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi trốn thuế nêu trên.

- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế nêu trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

- Phạt tiền 02 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế mà có một tình tiết tăng nặng.

- Phạt tiền 2,5 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế mà có hai tình tiết tăng nặng.

- Phạt tiền 03 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trốn thuế mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên.

4. Khung hình phạt tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự

Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt như sau:

4.1. Đối với cá nhân


* Khung 1

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu:

Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.

Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

- Có tổ chức;

- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 3

Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

* Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4.2. Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thì bị phạt như sau:

- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.

Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top