1 . Tiền mặt 1 tỷ ảo mà rát vài trăm triệu để chi là ổn định rùi không đáng lo ngại chỉ lo khi tồn ảo nhiều mà đi vay ngân hàng mới phải lo lắng chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý chứ cụ thể theo các trường hợp sau:
Tiền mặt: Các trường hợp loại chi phí khi thanh tra thuế
Các cái sai căn bản:
- Các trường hợp bị xuất toán chi phí khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
- Tiền tồn quỹ, ngân hàng còn nhiều nhưng lại đi vay => chi phí lãi vay ko được tính vào chi phí hợp lý
- Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần góp vốn bị thiếu
- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+Vấn đề 01: Có nhiều kế toán làm để tiền mặt bị âm, ghi nhớ tiền mặt không bao giờ được phép âm
Xử lý tiền mặt âm:
+Một là: làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ= >hơi phức tạp do phải đi làm thủ tục xin đổi giấy phép, cách làm này ăn chắc mặc bền
Nợ 111/ có 411
+Hai là: tất cả các khoản mua hàng hóa đều ghi nhận nợ treo ở tài khoản 331* khi nào có tiền thì trả lại khách hàng
Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331*
Nợ 331*/ có 111
+Ba là: làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 99% kế toán hay dùng
Nợ 111/ có 3388
+Bốn là: xem như ai đó đầu tư tài trợ cho không biếu không
Nợ 111/ có 711
= > Cách này ko ai dùng vì bị đánh thuế TNDN 20% tìm phương án khác xử lý tốt hơn
+Vấn đề 02: Tiền mặt tiền gửi ngân hàng tồn nhiều nhưng vẫn đi vay = > Nếu đi vay thì toàn bộ tiền chi phí lãi vay trong năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý
Hoạch toán: Chi phí lãi vay hàng tháng hoạch toán bình thường
Nợ TK 635/ có TK 111,112
Hàng kỳ kết chuyển vào TK 911 và xác định lãi lỗ qua TK 4212 bình thường
= > Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN xxxx phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4= xxxx của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%(22%)
- Không là chi phí hơp lý nhưng vẫn là chi phí kế toán, nên hoạch toán vào TK 635 bình thường không nên đưa vào TK 811 (vì nhiều người cứ thấy không hợp lý là cho vào TK 811)
+ Vấn đề 03: Vốn góp chưa đủ thì phần vốn góp bị thiếu nếu đi vay ngân hàng hoặc cơ sở tín dụng khác
- Chỉ được tính bán phần tương ứng phần giá trị vốn góp vào là chi phí hợp lý
- Phần giá trị tương ứng phần vốn góp bị thiếu chiếu theo quy tắc tám suất bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN năm xuất toán vào B4 của tờ khai
Ví dụ: Công ty TNHH Minh Thanh có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Do các thành
viên sáng lập không đủ vốn nên công ty đã vay ngân hàng 1.000.000.000 đ đồng với
lãi suất 8,5%/ năm để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ mức đăng ký. Vậy, khoản chi phí lãi vay này có được loại trừ khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế không?
Lãi xuất bình quân của liên ngân hàng nhà nước tại thời điểm công bố là 10%/năm
+Hoạch toán vay ngân hàng
Nợ TK 111,112 = 1.000.000.000
Có TK 311= 1.000.000.000
+Lãi vay phải trả hàng tháng:
Nợ TK 635/ có TK 111,112=8.5% /năm / 12 tháng x 1.000.000.000= 7.083.333
Tính nhanh cho năm = 8.5%x1.000.000.000=85.000.000
Hoặc: 8.5% /năm / 12 tháng x 1.000.000.000= 7.083.333 x 12 tháng = 85.000.000
+Kết chuyển:
Nợ 911/ có 635=85.000.000
+Theo quy tắc tam xuất:
2.000.000.000 < = > 85.000.000
1.000.000.000 < = > = x =?
+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2014
- Chi phí hợp lý của năm được chấp nhận là = (85.000.000* 1.000.000.000)/2.000.000.000= 42.500.000 là chi phí hợp lý được trừ
- Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là =85.000.000 - 42.500.000 = 42.500.000
- Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 42.500.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
+ Vấn đề 04: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Ví dụ: Công ty cổ phần XNK Sunsmile có vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Các thành viên đã góp đủ vốn điều lệ.
-Năm 2014 Công ty đã vayông Nguyễn Văn An: 5.000.000.000 đồng với lãi suất 18,0%/năm.
Vậy, khoản chi phí lãi vay này có được loại trừ khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu
thuế không?
-Lãi xuất bình quân của liên ngân hàng nhà nước tại thời điểm công bố là 10%/năm
+Hoạch toán vay ngân hàng
Nợ TK 111,112 = 5.000.000.000
Có TK 311= 5.000.000.000
+ Chi phí lãi vay theo luật kế toán:
-Lãi xuất cho vayông Nguyễn Văn Antheo tháng:18,0%/năm : 12 tháng = 1,50%/ tháng x5.000.000.000= 75.000.000 đ/ tháng
= > 1 năm lãi vay phải trả = 75.000.000 đ/ tháng x 12 = 900.000.000 đ
Tính nhanh=5.000.000.000x18%=900.000.000 đ
+ Chi phí lãi vay được tính tối đa vào chi phí hợp lý theo luật thuế:
-Vậy lãi xuất được xem là chi phí hợp lý =10%/năm / 12 tháng = 0,833%/ tháng x 150%= 0,01250 =1,25%/tháng x 5.000.000.000= 62.500.000 đ/ tháng
= > 1 năm lãi vay phải trả = 62.500.000 đ/ tháng x 12 = 750.000.000đ
Tính nhanh=500.000.000x10%*150%=750.000.000đ
Hoạch toán sổ sách kế toán:
+Lãi vay phải trả hàng tháng:
Nợ TK 635/ có TK 111,112=1,50%/ tháng x5.000.000.000= 75.000.000 đ/ tháng
+Kết chuyển:
Nợ 911/ có 635=75.000.000 đ/ tháng
+Chênh lệch theo tiền lãi theo luật kế toán và luật thuế: phần không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm
Chênh lệch bị xuất toán = 900.000.000 đ-750.000.000đ= 150.000.000đ
-Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay vượt mức lãi xuất trần ngân hàng nhà nước công bố 150%:chỉ tiêu [B4]= 150.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vượt