Cách xử lý quỹ tiền mặt tồn nhiều

nuvi

New Member
Hội viên mới
Chào các ACE, Em nhận lại của bạn kế toán cũ, thấy có một vài vấn đề bất hợp lý mong các ACE có nhiều kinh nghiệm giúp em
1, Công ty em đang tồn quỹ hơn 1 tỷ (tồn ảo) nhưng tháng nào cũng phải rút vài trăm triệu để chi
2, Dư 141 là hơn 404tr
3, Cho vay cá nhân không lãi gần 3 tỷ (vay ảo)
Em đang muốn xử lý tiền mặt để thu dần món cho vay cá nhân kia, nhưng chưa biết xử lý thế nào. Mong mọi người giúp đỡ
Bên em đang đầu tư mua đất để mở siêu thị vậy em có thể đẩy bớt tiền mặt vào 241 được không?
 
giờ tiền tồn quỹ là tiền ảo thì đẩy vào 242 kiểu gì đc b? ít ra cũng phải có chi phí gì đó mới phân bổ 242 đc chứ nhỡ bị kiểm tra làm sao? mình nghĩ bớt tiền mặt tồn quỹ thì có thể cho vào các hoạt động phúc lợi như chi thưởng, phụ cấp hay tổ chức các sự kiện công đoàn gì đó
 
Chào các anh, chị dân kế toán !

Để cập nhật những thông tin mới nhất về các chính sách thuế mới về thuế, quy định xử phạt , văn bản pháp luật có liên quan mời cả nhà like trang Diễn đàn dân kế toán này để theo dõi nha.

https://www.facebook.com/home.php
 
1 . Tiền mặt 1 tỷ ảo mà rát vài trăm triệu để chi là ổn định rùi không đáng lo ngại chỉ lo khi tồn ảo nhiều mà đi vay ngân hàng mới phải lo lắng chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý chứ cụ thể theo các trường hợp sau:

Tiền mặt: Các trường hợp loại chi phí khi thanh tra thuế

Các cái sai căn bản:

- Các trường hợp bị xuất toán chi phí khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

- Tiền tồn quỹ, ngân hàng còn nhiều nhưng lại đi vay => chi phí lãi vay ko được tính vào chi phí hợp lý

- Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần góp vốn bị thiếu

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.


+Vấn đề 01: Có nhiều kế toán làm để tiền mặt bị âm, ghi nhớ tiền mặt không bao giờ được phép âm

Xử lý tiền mặt âm:

+Một là: làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ= >hơi phức tạp do phải đi làm thủ tục xin đổi giấy phép, cách làm này ăn chắc mặc bền

Nợ 111/ có 411

+Hai là: tất cả các khoản mua hàng hóa đều ghi nhận nợ treo ở tài khoản 331* khi nào có tiền thì trả lại khách hàng

Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331*

Nợ 331*/ có 111

+Ba là: làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 99% kế toán hay dùng

Nợ 111/ có 3388

+Bốn là: xem như ai đó đầu tư tài trợ cho không biếu không

Nợ 111/ có 711

= > Cách này ko ai dùng vì bị đánh thuế TNDN 20% tìm phương án khác xử lý tốt hơn


+Vấn đề 02: Tiền mặt tiền gửi ngân hàng tồn nhiều nhưng vẫn đi vay = > Nếu đi vay thì toàn bộ tiền chi phí lãi vay trong năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý

Hoạch toán: Chi phí lãi vay hàng tháng hoạch toán bình thường

Nợ TK 635/ có TK 111,112

Hàng kỳ kết chuyển vào TK 911 và xác định lãi lỗ qua TK 4212 bình thường

= > Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN xxxx phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4= xxxx của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%(22%)

- Không là chi phí hơp lý nhưng vẫn là chi phí kế toán, nên hoạch toán vào TK 635 bình thường không nên đưa vào TK 811 (vì nhiều người cứ thấy không hợp lý là cho vào TK 811)


+ Vấn đề 03: Vốn góp chưa đủ thì phần vốn góp bị thiếu nếu đi vay ngân hàng hoặc cơ sở tín dụng khác

- Chỉ được tính bán phần tương ứng phần giá trị vốn góp vào là chi phí hợp lý

- Phần giá trị tương ứng phần vốn góp bị thiếu chiếu theo quy tắc tám suất bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN năm xuất toán vào B4 của tờ khai

Ví dụ: Công ty TNHH Minh Thanh có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Do các thành

viên sáng lập không đủ vốn nên công ty đã vay ngân hàng 1.000.000.000 đ đồng với

lãi suất 8,5%/ năm để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ mức đăng ký. Vậy, khoản chi phí lãi vay này có được loại trừ khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế không?
Lãi xuất bình quân của liên ngân hàng nhà nước tại thời điểm công bố là 10%/năm


+Hoạch toán vay ngân hàng

Nợ TK 111,112 = 1.000.000.000

Có TK 311= 1.000.000.000

+Lãi vay phải trả hàng tháng:

Nợ TK 635/ có TK 111,112=8.5% /năm / 12 tháng x 1.000.000.000= 7.083.333

Tính nhanh cho năm = 8.5%x1.000.000.000=85.000.000

Hoặc: 8.5% /năm / 12 tháng x 1.000.000.000= 7.083.333 x 12 tháng = 85.000.000

+Kết chuyển:

Nợ 911/ có 635=85.000.000

+Theo quy tắc tam xuất:

2.000.000.000 < = > 85.000.000

1.000.000.000 < = > = x =?

+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2014

- Chi phí hợp lý của năm được chấp nhận là = (85.000.000* 1.000.000.000)/2.000.000.000= 42.500.000 là chi phí hợp lý được trừ

- Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là =85.000.000 - 42.500.000 = 42.500.000

- Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 42.500.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu




+ Vấn đề 04: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Ví dụ: Công ty cổ phần XNK Sunsmile có vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Các thành viên đã góp đủ vốn điều lệ.
-Năm 2014 Công ty đã vayông Nguyễn Văn An: 5.000.000.000 đồng với lãi suất 18,0%/năm.
Vậy, khoản chi phí lãi vay này có được loại trừ khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu
thuế không?
-Lãi xuất bình quân của liên ngân hàng nhà nước tại thời điểm công bố là 10%/năm
+Hoạch toán vay ngân hàng

Nợ TK 111,112 = 5.000.000.000
Có TK 311= 5.000.000.000
+ Chi phí lãi vay theo luật kế toán:
-Lãi xuất cho vayông Nguyễn Văn Antheo tháng:18,0%/năm : 12 tháng = 1,50%/ tháng x5.000.000.000= 75.000.000 đ/ tháng
= > 1 năm lãi vay phải trả = 75.000.000 đ/ tháng x 12 = 900.000.000 đ
Tính nhanh=5.000.000.000x18%=900.000.000 đ
+ Chi phí lãi vay được tính tối đa vào chi phí hợp lý theo luật thuế:
-Vậy lãi xuất được xem là chi phí hợp lý =10%/năm / 12 tháng = 0,833%/ tháng x 150%= 0,01250 =1,25%/tháng x 5.000.000.000= 62.500.000 đ/ tháng
= > 1 năm lãi vay phải trả = 62.500.000 đ/ tháng x 12 = 750.000.000đ
Tính nhanh=500.000.000x10%*150%=750.000.000đ
Hoạch toán sổ sách kế toán:
+Lãi vay phải trả hàng tháng:

Nợ TK 635/ có TK 111,112=1,50%/ tháng x5.000.000.000= 75.000.000 đ/ tháng
+Kết chuyển:
Nợ 911/ có 635=75.000.000 đ/ tháng
+Chênh lệch theo tiền lãi theo luật kế toán và luật thuế: phần không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm
Chênh lệch bị xuất toán = 900.000.000 đ-750.000.000đ= 150.000.000đ


-Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay vượt mức lãi xuất trần ngân hàng nhà nước công bố 150%:chỉ tiêu [B4]= 150.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vượt
 
2. Dư nợ TK 141 > = 404 triệu không phải là con số nhỏ vậy bạn phải có lý do giải trình còn nếu đã ứng vào 141 thì dĩ nhiên nhân viên đó phải tạm ứng để phục vụ mục đích gì trong kinh doanh

- Ứng công tác phí : vậy lịch trình và chứng từ hoàn ứng đâu?

- Ứng để đi mua săm tài sản cố định, CCDC…..vậy hóa đơn chứng minh cho hoạt động ở đâu?

Hồ sơ tạm ứng ban đầu

+Đề xuất công tác

+Dự toán chi cho đoàn công tác

+Quyết định của giám đốc điều cử đi công tác

+Lịch trình công tác;
+ Phiếu báo giá vé máy bay kèm theo hồ sơ đặt chỗ của hãng hàngkhông (đối tượng được thanh toán vé máy bay);
+ Giấy mời có liên quan đến chi phí tài chính (nếu có).

Cụ thể:

Đơn vị bộ phận lập kế hoạchcông tác: nơi đi, nơi cần đến, bao nhiêu ngày,

+ Đề nghị tạmứng tiền đi công tác:được trưởng bộphận và ban giám đốc phê duyệt

ghi đầy đủ, rõ ràng số tiền cần tạm ứng, nội dung cầntạm ứng, ngày hoàn ứng lại cho Công ty… trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theoquy định;

- Sau khi được duyệt, Phòng TC – KT lập phiếu chi tiền(theo Mẫu số: 02-TT)cho người đề nghịthanh toán, thủ qũy chi tiền, người nhận tiền phảiký, ghi rõ họ tên đầy đủ..

Sau khi đi công tác về thủ tục thanh tóan như sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu 05-TT)

+ Phiếu chi tiền nếu là tiền mặt, Ủy nhiệm chi nếu làchuyển khoản

+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí

+ Quyết định cử đi công tác: nơi đi nơi đến, thời gian công tác

+ Bảng quyết toán công tác phí hoàn thành kèm theo hoá đơn tài chính hợplệ thanh toán tiền ăn, ở, các chứng từ khác như vé tàu xe, cầu phà, đường... cướchành lý (nếu có).

+ Hoá đơn tài chính (Bản gốc + bản copy)

Nếu vượt khung cho phép của công tác phí thì căn cứ tình hình thực tếvà các chứng từ hợp lý hợp lệ công ty chi tiền trả lại người đi công tác, nếuthừa so với dự toán công tác phí thì phải hoàn nhập lại quỹ, hoặc trừ vàolương.

Lưu ý:Khi làm thanh toán chi phí đi công tác phải theo quy định của nhà nước &TCT. Chứng từ thanh toán bằng tiếng nước ngoài phải có phiên dịch sang tiếng việt. căn cứ các chứng từ trên công ty thanh quyếttoán với người được cứ đi công tác

- Nếu sử dụng dịch phòng nghỉ khách sạn phải cóbooking xác nhận đặt phòng, nếu là đi máy bay phải có các chứng từ làm căn cứ đểtính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boardingpass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vậnchuyển.”

Với hóa đơn: chú ý

- Ăn uống thì phải có bill hoặc bảng kê đính kèm

- Phòng nghỉ có booking đính kèm
 
- Xử lý lượng tiền mặt tồn trên sổ sách

Xử lý lượng tiền mặt tồn trên sổ sách

- Lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều có thể do nhiều nguyên nhân nhưng mà chủ yếu là do Công ty có 2 hệ thống sổ sách kế toán - chi tiền nhưng mà không có chứng từ nên không hạch toán, không góp vốn nhưng hạch toán phiếu thu ảo, hoặc hạch toán liên quan đến công nợ bị thiếu... (các vấn đề này thường xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ - DNTN, Công ty TNHH... và thường xảy ra ở Công ty xây dựng).

- Về viêc xử lý lượng tiền ở đây thì tùy vào từng trường hợp sẽ có cách xử lý riêng cho phù hợp.

Sau là 1 vài cách xử lý:

- Nếu có thể thì bạn rà soát lại sổ sách và tìm cách giải quyết cụ thể - tham khảo, trao đổi ý kiến với chủ Doanh Nghiệp, Ban giám đốc tình hình thực tế (tình huống này hơi khó nhưng mà trước sau gì cũng phải làm, chứ cứ để thế này hoài thì không những làm khổ bạn mà còn làm khổ những người kế toán sau nữa).

- Nếu tiền dư là do không hạch toán các khoản chi không có chứng từ thì có thể hạch toán bổ sung vào sổ sách các khoản đó, nếu được thì bổ sung luôn chứng từ hợp lệ để đưa vào chi phí tính thuế TNDN. Còn không thể bổ sung chứng từ thì vẫn hạch toán vào chi phí nhưng nên theo dõi riêng để loại ra các chi phí không hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN.

- Nếu tiền dư là do góp vốn thiếu thì như các ý kiến ở trên thì bạn có thể làm phiếu chi bằng tiền mặt tạm ứng, cho mượn tiền, cho vay... nhưng lưu ý là hiện tại Công ty có đang đi vay không nhé.

- Trường hợp nữa là do bạn hạch toán thiếu Công nợ, các khoản Công nợ đã thanh toán nhưng mà chưa hạch toán vào sổ sách, do đó bạn nên rà soát lại hàng tồn kho của mình và công nợ thông qua các hình thức kiểm kê, gửi đối chiếu công nợ...

.....

Hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn:
- Một là giảm vốn điều lệ. Làm như vậy đơn vị sẽ bị giảm năng lực khi đấu thầu.
- Hai là mua nhiều tài sản về để giảm tiền mặt tại quỹ.
- Ba là cứ để tiền mặt tồn quỹ trên sổ sách như vậy nhưng đừng hạch toán các khoản lãi vay ngân hàng vào chi phí hợp lý khi làm báo cáo tài chính.
 
1 . Tiền mặt 1 tỷ ảo mà rát vài trăm triệu để chi là ổn định rùi không đáng lo ngại chỉ lo khi tồn ảo nhiều mà đi vay ngân hàng mới phải lo lắng chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý chứ cụ thể theo các trường hợp sau:

Tiền mặt: Các trường hợp loại chi phí khi thanh tra thuế

Các cái sai căn bản:

- Các trường hợp bị xuất toán chi phí khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

- Tiền tồn quỹ, ngân hàng còn nhiều nhưng lại đi vay => chi phí lãi vay ko được tính vào chi phí hợp lý

- Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần góp vốn bị thiếu

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.




+Vấn đề 02: Tiền mặt tiền gửi ngân hàng tồn nhiều nhưng vẫn đi vay = > Nếu đi vay thì toàn bộ tiền chi phí lãi vay trong năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý

Hoạch toán: Chi phí lãi vay hàng tháng hoạch toán bình thường

Nợ TK 635/ có TK 111,112

Hàng kỳ kết chuyển vào TK 911 và xác định lãi lỗ qua TK 4212 bình thường

= > Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN xxxx phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4= xxxx của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%(22%)

- Không là chi phí hơp lý nhưng vẫn là chi phí kế toán, nên hoạch toán vào TK 635 bình thường không nên đưa vào TK 811 (vì nhiều người cứ thấy không hợp lý là cho vào TK 811)


t
@chudinhxinh , cho mình hỏi vấn đề 2 mà mình trích dẫn lại đó được quy định như thế nào?ở đâu?
Nếu có quy định thì mức nào đc coi là nhiều để biết mà thực hiện nhỉ? Ví dụ như này thì phải giải quyết ra sao
1. Tiền tồn quỹ khoảng 3-4 tỷ, tôi cần nhiều vốn để (khoản tgrên 10 tỷ)hoạt động kinh doanh vì vòng quay vốn của tôi không không đạt như mong đợi, cuối năm tôi vẫn còn tồn quỹ. Vậy chi phí lãi vay này tôi đwocj tính là hợp lý không?
2. đầu năm tồn quỹ tôi không có, nhưng tôi có kế hoạch+dự án kinh doanh, tôi đi vay, giữa năm-gần cuối năm tôi thu được công nợ nên tồn quỹ khoảng chục tỷ. Vậy lãi vay trong kỳ tôi có hợp lý hay không? ( cái này thì hơi khác vấn đề trích dẫn ở trên, nhưng tôi không thể chờ thu được công nợ rồi mới triển khai kinh doanh.)
Thực sự đang thắc mắc chỗ này, mong được chỉ giáo.
 
Các quy định về tiền mặt bị xuất toán chi phí hợp lý lần lượt như sau:

Căn cứ 01:

THÔNG TƯ 130 /2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP

ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

2.14. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.



Căn cứ 02:

THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP

ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp


Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.15. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.


Căn cứ 03:

NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;


Căn cứ 04:

THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.17.hần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18.Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.



Căn cứ 05:

THÔNG TƯSố: 96/2015/TT-BTCHà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015


Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)
 
Vấn đề 01: Bạn đang tồn quỹ 3-4 tỷ và cần vốn để vay ngân hàng khoảng trên 10 tỷ để thực hiện kinh doanh vậy bạn phải chứng minh được:

- Phương án kinh doanh của bạn là gì?

- Tổng tiền cần cho dự án là bao nhiêu?

- Dự án sxkd của bạn là gì? Mua sắm tài sản, mở rộng sản xuất, mua bán hàng hóa chuẩn bị cho chu kỳ bán hàng tại thời điểm cao điểm gọi là tích trữ chờ thời, hay bạn đầu tư bất động sản?......


= > Nếu bạn chứng minh được bằng các hồ sơ thuyết phục thì ok toàn bộ chi phí lãi vay này là chi phí hợp lý, còn nếu không chứng minh được thì khoản vay của bạn vô căn cứ không chứng mình được điều gì dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
 
Vấn đề 02: Đầu năm bạn có số tư TK 112,1111=0 hoặc rất thấp không đủ trang trải các chi phí như:

- Trả lương nhân viên

- Chi hoạt động duy trì doanh nghiệp : tiền điện, nước, intenet, các khoản công nợ phải trả khác…..

- Bạn có dự án kinh doanh => sau khi ngân hàng thẩm định tính hợp lý = > cho bạn vay khoản tiền lớn

- Khoảng cuối năm bạn mới thu được công nợ => tiền mặt tồn nhiều


= > Vậy căn cứ các tiền đề nêu trên:

- Số dư TK 111,112=0 hoặc rất thấp

- Dự án kinh doanh và có tính hiệu quả được ngân hàng tán thành và giải ngân cho vay

= > Vậy trong trường hợp này chi phí lãi vay của bạn sẽ là chi phí hợp lý, hợp lệ cơ quan chức năng không thể loại chi phí trong trường hợp này
 
bác chudinhxinh ơi cho mình hỏi chút. Làm hợp đồng vay mượ cá nhân với lãi suất 0% thì trong hợp đồng phần quyền và nghĩa vụ các bên sẽ như nào vậy? mình đang làm mà ko kiếm được mẫu. thank bác
 
Vấn đề 02: Đầu năm bạn có số tư TK 112,1111=0 hoặc rất thấp không đủ trang trải các chi phí như:

- Trả lương nhân viên

- Chi hoạt động duy trì doanh nghiệp : tiền điện, nước, intenet, các khoản công nợ phải trả khác…..

- Bạn có dự án kinh doanh => sau khi ngân hàng thẩm định tính hợp lý = > cho bạn vay khoản tiền lớn

- Khoảng cuối năm bạn mới thu được công nợ => tiền mặt tồn nhiều


= > Vậy căn cứ các tiền đề nêu trên:

- Số dư TK 111,112=0 hoặc rất thấp

- Dự án kinh doanh và có tính hiệu quả được ngân hàng tán thành và giải ngân cho vay

= > Vậy trong trường hợp này chi phí lãi vay của bạn sẽ là chi phí hợp lý, hợp lệ cơ quan chức năng không thể loại chi phí trong trường hợp này
Vấn đề 02: Đầu năm bạn có số tư TK 112,1111=0 hoặc rất thấp không đủ trang trải các chi phí như:

- Trả lương nhân viên

- Chi hoạt động duy trì doanh nghiệp : tiền điện, nước, intenet, các khoản công nợ phải trả khác…..

- Bạn có dự án kinh doanh => sau khi ngân hàng thẩm định tính hợp lý = > cho bạn vay khoản tiền lớn
xin phép khi nào rảnh cho em hỏi Anh Xinh 1 số vấn đề được không ạ????????


- Khoảng cuối năm bạn mới thu được công nợ => tiền mặt tồn nhiều


= > Vậy căn cứ các tiền đề nêu trên:

- Số dư TK 111,112=0 hoặc rất thấp

- Dự án kinh doanh và có tính hiệu quả được ngân hàng tán thành và giải ngân cho vay

= > Vậy trong trường hợp này chi phí lãi vay của bạn sẽ là chi phí hợp lý, hợp lệ cơ quan chức năng không thể loại chi phí trong trường hợp này
Vấn đề 02: Đầu năm bạn có số tư TK 112,1111=0 hoặc rất thấp không đủ trang trải các chi phí như:

- Trả lương nhân viên

- Chi hoạt động duy trì doanh nghiệp : tiền điện, nước, intenet, các khoản công nợ phải trả khác…..

- Bạn có dự án kinh doanh => sau khi ngân hàng thẩm định tính hợp lý = > cho bạn vay khoản tiền lớn

- Khoảng cuối năm bạn mới thu được công nợ => tiền mặt tồn nhiều


= > Vậy căn cứ các tiền đề nêu trên:

- Số dư TK 111,112=0 hoặc rất thấp

- Dự án kinh doanh và có tính hiệu quả được ngân hàng tán thành và giải ngân cho vay

= > Vậy trong trường hợp này chi phí lãi vay của bạn sẽ là chi phí hợp lý, hợp lệ cơ quan chức năng không thể loại chi phí trong trường hợp này
 
Theo mình muốn xử lý như thế nào thì còn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của DN mình, Bác chudinhxinh trả lời rất chi tiết nhưng mỗi tội em lười đọc thông tư với công văn quá hix.
Nếu cho vay hay tạm ứng nhiều quá mà bạn thấy không hợp lý thì phải thu về dần đi là vừa, có thể thu bằng TM hay gửi NH ( tự gửi tiền rồi rút ra thôi).
 
+Ba là: làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 99% kế toán hay dùng

Nợ 111/ có 3388
Anh chị cho em xin mẫu hợp đồng rào luật này giúp ah ,
Thanks anh chị nhiều
 
Anh Chu Đình Xinh có thể cho em hỏi chút là, đối với cty CP góp vốn thiếu thì hạch toán phần còn thiếu đó như thế nào để cho đủ và hợp lý ạ, em cảm ơn ạ
 
Anh Chu Đình Xinh có thể cho em hỏi chút là, đối với cty CP góp vốn thiếu thì hạch toán phần còn thiếu đó như thế nào để cho đủ và hợp lý ạ, em cảm ơn ạ
Vấn đề 01: Hạch toán vốn góp bị phạt như sau:

Căn cứ: Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (có hiệu lực 01/01/2014)
Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

Vấn đề 02: Xử lý hạch toán vốn góp

-Một: xem là vốn ảo thu 1 lần cho đủ hết số vốn góp theo trên giấy phép

Nợ TK 111/ Có TK 411

Ưu: phản ánh sổ sách vốn góp đủ, nhưng ko phản ánh đúng thực tế cho công tác quản trị, không bị phạt do góp vốn thiếu

Nhược: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

Hai: theo dõi theo vốn góp thực tế

-Phản án vốn góp đủ theo giấy phép
Nợ TK 111/ Có TK 411
-Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
Nợ TK 1388/ Có TK 111
-Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388


Ưu : che dấu việc góp thiếu, che đậy bằng cho mượn, ko bị phạt theo luật


Thời hạn gốp vốn:

+Từ 2014 trở về trước áp dụng Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 36 tháng = 03 năm

+Từ 2015 trở đi áp dụng Luật doanh nghiệp mới nhất số 68/2014/QH13 bao gồm một số điểm sửa đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top