Tự luận tổng hợp 1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 1 Trong quá trình kiểm toán công ty INDOWAY, kiểm toán viên đã phát hiện một số sai lệch như sau:
- Đơn vị chưa lập dự phòng giảm giá cho lô hàng tồn kho lỗi thời, không còn khả năng tiêu thụ, trị giá trên sổ sách là 400 triệu đồng. Nếu lập dự phòng theo đúng yêu cầu của kiểm toán viên, tài sản đơn vị sẽ giảm đi 400 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ giảm đi 288 triệu đồng.
- Đơn vị đã ghi nhận trước một khoản doanh thu 200 triệu; đây là khoản tiền bán hàng nhưng chưa giao hàng mặc dù đơn vị đã nhận tiền trước. Sai lệch này nếu điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên sẽ không làm ảnh hưởng tài sản nhưng làm lợi nhuận sau thuế của đơn vị giảm đi 144 triệu đồng.
- Các sai lệch này đơn vị không đồng ý điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên. Ngoài ra, các sai lệch dự kiến (còn gọi là sai sót dự kiến) được ước tính từ kết quả kiểm tra mẫu cũng làm cho tài sản đơn vị tăng lên là 400 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế tăng lên 170 triệu đồng.
Yêu cầu
Tính tổng sai lệch chưa điều chỉnh và đề nghị cách ứng xử của kiểm toán viên nếu mức trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính được xác định là 1.800 triệu đồng đối với tổng tài sản và 1.200 triệu đồng (đối với lợi nhuận sau thuế).

BÀI GIẢI

- Mức trọng yếu tổng thể (M1): 1.200
- Mức trọng yếu thực hiện (PM) = 80% x 1.200 = 960
- Ngưỡng sai lệch không đáng kể = 5% x 960 = 48
- Mức trọng yếu tổng thể (M1) = 1.800
- Mức trọng yếu thực hiện (PM) = 80% x 1.800 = 1.440
- Ngưỡng sai lệch không đáng kể = 5% x 1.440 = 72
- Đơn vị chưa lập dự phòng giảm giá HTK lỗi thời, khi phát hiện ra sai sót, đơn vị điều chỉnh sai sót 1 tài sản giảm 400 triệu đồng và LNST giảm 288 triệu đồng
- Sai lệch dự kiến của tổng thể là: Tài sản tăng 400 triệu đồng, LNST tăng 170 triệu đồng
- Tổng hợp sai sót hàng tồn kho
+ Sai sót thực tế: 400
+ Sai sót xét đoán: 0
+ Sai sót dự tính: 400

Sai lệchTổng tài sảnLợi nhuận sau thuế
Hàng tồn kho400288
LNSTCPP144
Thực tế400288
Dự kiến400170
Tổng hợp800458


Bài 2: Khi lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải hiểu rủi ro kiểm toán và các loại rủi ro.
Yêu cầu : Trong mỗi tình huống dưới đây, cho biết loại rủi ro tương ứng.
Các loại rủi ro :
A. Rủi ro kiểm soát
B. Rủi ro phát hiện
C. Rủi ro tiềm tàng


1. Khách hàng không phát hiện được gian lận của nhân viên kịp thời vì tài khoản tiền gửi ngân hàng không được chỉnh hợp hàng tháng.
→ Rủi ro kiểm soát
2. Tiền dễ bị đánh cắp hơn than tồn kho.
→ Rủi ro tiềm tàng
3. Thư xác nhận các khoản phải thu của kiểm toán viên không phát hiện được các sai sót trọng yếu.
→ Rủi ro phát hiện
4. Các khoản chi quỹ không được xét duyệt đúng.
→ Rủi ro kiểm soát
5. Không thực hiện sự phân công phân nhiệm đầy đủ.
→ Rủi ro kiểm soát
6. Thiếu các thử nghiệm cơ bản cần thiết.
→ Rủi ro phát hiện
7. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho sản phẩm chính của doanh nghiệp có khả năng bị lỗi thời.
→ Rủi ro tiềm tàng
8. Kiểm toán viên chọn mẫu không đại diện cho tổng thể nên đưa ra kết luận rằng khoản mục không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế có sai sót trọng yếu.
→ Rủi ro phát hiện
9. Giám đốc và kế toán trưởng công ty được hưởng một khoản thưởng hàng năm trên tổng số lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được.
→ Rủi ro tiềm tàng
10.Khoản mục được xác định căn cứ trên các ước tính hợp lý thay vì các chứng từ chính xác.
→ Rủi ro tiềm tàng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top