TN tổng hợp 16

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
1. Rút TGKB thuộc nguồn phí được khấu trừ, để lại về nhập quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
a. Nợ TK 111/ Có 337 # Có 014
b. Nợ TK 111/ Có 112 # Có 014
c. Nợ TK 111/ Có 337
d. Nợ TK 111/ Có 112

Giải thích
→ loại câu A và B vì chưa chi sử dụng nên không ghi có TK 014
→ loại câu C vì rút TGKB làm giảm TK 112 # TK 337
→ chọn câu D. Nợ 111/Có 112

2. Khi NSNN được cấp bằng lệnh chi tiền thực chi vào TK tiền gửi kho bạc của đơn vị, kế toán hạch toán:
a. Nợ TK 112/ Có TK 337; và Nợ TK 013
b. Nợ TK 112/ Có TK 511; và Nợ TK 012
c. Nợ TK 112/ Có TK 511; và Nợ TK 013
d. Nợ TK 112/ Có TK 337; và Nợ TK 012

Giải thích:
→ chọn câu D. Nợ 112/Có 337 và Nợ TK 012
→ loại câu A và C sai do TK 013: là lệnh chi tiền tạm ứng
→ loại câu B do chưa chi sử dụng nên ghi vào bên Có TK 511 là sai

3. Phát biểu nào không đúng khi đề cập đến tài khoản "Tạm ứng" trong đơn vị HCSN?
a. kế toán tập trung thanh toán tạm ứng khi người nhận tạm ứng hoàn thành công việc
b. thủ trưởng phải chỉ định tên cụ thể của cán bộ chuyên trách cung ứng vật tư thường xuyên nhận tạm ứng
c. người nhận tạm ứng phải là cán bộ, viên chức trong đơn vị
d. phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau.

Giải thích:
→ loại câu B. theo thông tư 107, tạm ứng là 1 khoản tiền do Thủ trưởng đơn vị giao cho người nhận tạm ứng để giải quyết công việc cụ thể nào đó như đi công tác, mua vật tư, chi hành chính. Đối với những cán bộ chuyên trách làm công tác cung ứng vật tư, cán bộ hành chính quản trị thường xuyên nhận tạm ứng phải được Thủ trưởng của đơn vị chỉ định tên cụ thể → B đúng khi đề cập đến tạm ứng trong đơn vị HCSN ✓
→ loại câu C. theo thông tư 107, người nhận tạm ứng là cán bộ, viên chức và NLĐ của đơn vị → C đúng khi đề cập đến tạm ứng trong đơn vị HCSN ✓
→ loại câu D. Vì theo thông tư 107, phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau. → D đúng khi đề cập đến tạm ứng trong đơn vị HCSN ✓
→A là câu không đúng → Chọn A

4. nguyên vật liệu mua bằng nguồn nào thì:
a. ghi hết vào nguồn ngân sách rồi phân bổ sau
b. ghi vào từng nguồn theo chỉ đạo của thủ tướng đơn vị
c. ghi vào nguồn đó mặc dù có thể dùng cho các mục đích khác nhau
d. ghi hết vào nguồn thu hoạt động khác rồi phân bổ sau

Giải thích:
Theo thông tư 107/2017 → câu C đúng

Chỉ hạch toán tài khoản 152 ‘’nguyên liệu, vật liệu’’ giá trị của nguyên liệu, vật liệu thực tế nhập xuất kho. Các loại nguyên liệu vật liệu mua về đưa qua sử dụng ngay (không qua kho) thì không hạch toán vào tài khoản này. Nguyên liệu, vật liệu được mua bằng nguồn nào thì phản ánh vào nguồn đó mặc dù có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau (tính vào các tài khoản chi phí khác nhau)
=> Loại A vì mua sẽ tăng tài khoản 152 l
=> Loại B vì quy định ghi tăng tài khoản 152 l
=> Loại D bút toán kết chuyển sang thu hoạt động vào cuối kỳ chứ không phải vào lúc mua

5. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho người lao động trong đơn vị, tài khoản được ghi nhận bên Có là
a. Một đáp án khác
b. TK 334
c. TK 111
d. TK 141

Giải thích:
→C là đáp án đúng. Nợ 141/ Có 111 - khi xuất quỹ tiền mặt tạm ứng thì ghi giảm tiền mặt và tăng tạm ứng.
→ Câu D sai. Vì ghi vào bên Có TK 141 khi khoản tạm ứng đã được thanh toán hoặc số tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lương.
Khi NLĐ thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 611 / Có TK 141.
→ Câu B sai. Vì TK 334 là TK phải trả người lao động, phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác.

6. Khi chi tiền mặt thuộc nguồn NSNN cấp phục vụ cho hoạt động HCSN kế toán sẽ ghi nhận vào
a. bên Nợ TK thu hoạt động
b. bên Có TK tạm thu
c. bên Nợ TK tiền mặt
d. bên Nợ TK chi hoạt động

Giải thích:
→ loại câu C. Giảm TK tiền / Có TK tiền
→ loại câu A và B. Nợ TK tạm thu/Có TK thu hoạt động
→ câu D đúng. Nợ TK chi hoạt động/ Có TK tiền

7. báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động không cần gửi cho cơ quan nào
a. cơ quan tài chính
b. cơ quan thuế
c. cơ quan cấp trên
d. a, b, c đều sai

Giải thích:
→ chọn đáp án D vì. Theo thông tư 107/2017, Chương I Quy định chung, Điều 6.2 - Mục đích của báo cáo quyết toán. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

8. Dịch vụ công đã cung cấp nhưng chưa thu được tiền phí, lệ phí, tài khoản được ghi bên Nợ là:
a. Cả hai TK đều đúng
b. Một đáp án khác
c. TK 131
d. TK 138

Giải thích:
→ loại câu C Vì 131 là khoản phải thu khách hàng nên không hợp lý. Vì câu C không đúng nên loại trừ được đáp án A
→ chọn câu A. Vì TK 138: phải thu phí lệ phí (chưa thu nên treo tạm), bên Nợ TK 138 phản ánh Các khoản phí và lệ phí đã phát sinh và đơn vị có quyền thu nhưng chưa thu được tiền

9. Rút dự toán chi hoạt động về quỹ tiền mặt sẽ tác động đến khoản mục nào của đơn vị?
a. phải thu khác
b. phải trả khác
c. tạm chi
d. tạm thu

Giải thích:
C chưa thực chi nên chưa phát sinh chi phí
D Nợ 111/Có 337 Có 008

10. Khi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử, kế toán tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử trên tài khoản nào?
a. TK 211
b. TK 242
c. TK 002
d. TK 241

11. Khi phát sinh các khoản chi trực tiếp từ quỹ tiền mặt thuộc nguồn NSNN để mua dịch vụ, tài khoản được ghi bên Có là:
a. Cả hai TK đều đúng
b. Một đáp án khác
c. TK 111
d. TK 511

→ Câu A. Nợ 611/ Có 111 và Nợ 3371/ Có 511
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top