11. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam có quy định: “Kiểm toán nội bộ phải được thực hiện với năng lực chuyên môn ở mức độ thành thạo". Bạn hãy giải thích rõ hơn quy định nói trên.
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ của Việt Nam quy định: “Kiểm toán nội bộ phải được thực hiện với năng lực chuyên môn ở mức độ thành thạo”.
Quy định này được hiểu như sau: Năng lực chuyên môn là khái niệm để chi kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn khác cần thiết cho người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thực hiện các trách nhiệm của mình một cách hữu hiệu. Năng lực chuyên môn cũng bao gồm cả việc cân nhắc các hoạt động hiện tại, xu hướng và các vấn đề mang tính thời sự để có thể đưa ra tư vấn và khuyến nghị liên quan.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải tìm kiếm sự tư vấn và trở giúp phù hợp về chuyên môn nếu đội ngũ người làm công tác kiểm toán nội bộ không có đủ kiến thức, kỹ năng và các năng lực chuyên môn khác cần thiết trong việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc kiểm toán nội bộ.
12. Nếu vẫn tất một số nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ khi tiến hành kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, và kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quản trị?
Một số nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ khi tiến hành kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị là:
a) Kiểm toán hoạt động
- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị.
- Kiểm tra và đánh giá sự hữu hiệu của các bộ phận chức năng và của cả đơn vị trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao sự hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của đơn vị
b) Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm tra sự tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ quản lý của Nhà nước.
- Kiểm tra việc chấp hành các quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, chính sách và chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, xử lý nghiệp vụ, ghi chép đến việc trình bày báo cáo và lưu trữ dữ liệu kế toán.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ của từng bộ phận và của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
c) Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
- Kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, trước khi trình Ban giám đốc ký duyệt.
- Kiểm tra và xác nhận tính đầy đủ và tin cậy của báo cáo quản trị trước khi trình Ban lãnh đạo đơn vị
- Đưa ra các kiến nghị cần thiết để đảm bảo tính thích hợp và kịp thời của báo cáo quản trị cho Ban lãnh đạo ra quyết định.
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ của Việt Nam quy định: “Kiểm toán nội bộ phải được thực hiện với năng lực chuyên môn ở mức độ thành thạo”.
Quy định này được hiểu như sau: Năng lực chuyên môn là khái niệm để chi kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn khác cần thiết cho người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thực hiện các trách nhiệm của mình một cách hữu hiệu. Năng lực chuyên môn cũng bao gồm cả việc cân nhắc các hoạt động hiện tại, xu hướng và các vấn đề mang tính thời sự để có thể đưa ra tư vấn và khuyến nghị liên quan.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải tìm kiếm sự tư vấn và trở giúp phù hợp về chuyên môn nếu đội ngũ người làm công tác kiểm toán nội bộ không có đủ kiến thức, kỹ năng và các năng lực chuyên môn khác cần thiết trong việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc kiểm toán nội bộ.
12. Nếu vẫn tất một số nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ khi tiến hành kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, và kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quản trị?
Một số nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ khi tiến hành kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị là:
a) Kiểm toán hoạt động
- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị.
- Kiểm tra và đánh giá sự hữu hiệu của các bộ phận chức năng và của cả đơn vị trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao sự hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của đơn vị
b) Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm tra sự tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ quản lý của Nhà nước.
- Kiểm tra việc chấp hành các quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, chính sách và chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, xử lý nghiệp vụ, ghi chép đến việc trình bày báo cáo và lưu trữ dữ liệu kế toán.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ của từng bộ phận và của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
c) Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
- Kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, trước khi trình Ban giám đốc ký duyệt.
- Kiểm tra và xác nhận tính đầy đủ và tin cậy của báo cáo quản trị trước khi trình Ban lãnh đạo đơn vị
- Đưa ra các kiến nghị cần thiết để đảm bảo tính thích hợp và kịp thời của báo cáo quản trị cho Ban lãnh đạo ra quyết định.