Thủ tục kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
I. Thủ tục chung

1. Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.
2. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, Số cái, Sổ chi tiết,... và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

II. Kiểm tra phân tích

1. So sánh số dư phải thu KH năm nay với năm trước kết hợp với 1 phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.
2. So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trước, với chính sách tín dụng bán hàng trong kỳ của đơn vị để đánh giá tính hợp lý của số dư nợ cuối năm cũng như khả năng lập dự phòng (nếu có).

III. Kiểm tra chi tiết

1. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu khách hàng và khách hàng trả tiền trước theo từng đối tượng khách hàng:

- Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ cái, Sổ chi tiết theo đối tượng, BCĐSPS, BCTC).
- Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là khách hàng....). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần)

2. Đọc lướt Sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng..). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

3. Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1): Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dư có giá trị lớn và các khách hàng | lớn, có nhiều giao dịch trong năm, mặc dù số dư nhỏ.

- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để chứng minh cho số dư đầu kỳ.
- Gửi TXN (nếu cần).
- Xem xét tỉnh đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ (nếu có). Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi tại ngày đầu kỳ.

4. Lập và gửi TXN số dư nợ phải thu KH và KH trả tiền trước, Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên Số chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).

5. Trường hợp TXN không có hồi âm (I): Gửi TXN lần 2 (nếu cần).

Thực hiện thủ tục thay thể: Thu thập và đối chiếu số liệu Sổ chi tiết với các biên bản đối chiếu nợ của đơn vị (nếu có). Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (Hợp đồng, Hóa đơn, phiếu giao hàng....) trong năm.

6. Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi TXN (1): Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ, BQT về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác.

7. Trao đổi với khách hàng về các số dư quá lớn hoặc tồn tại quá lâu (rủi ro là một khoản doanh thu hoặc chi phí chưa được ghi nhận)

8. Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng:

8.1 Tìm hiểu chính sách tín dụng của đơn vị, cập nhật các thay đổi so với năm trước (nếu có).

8.2 Tìm hiểu và đánh giá phương pháp, các phân tích hoặc giả định mà đơn vị sử dụng để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, những thay đổi. i trong phương pháp hoặc giả định được sử dụng ở kỳ này so với kỳ trước. Thảo luận với BGĐ đơn vị về các giả định quan trọng đã được sử dụng và kinh nghiệm của đơn vị trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu.

8.3 Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận.

8.4 Thu thập bảng phân tích tuổi nợ

- Đối chiếu tổng của bảng phân tích tuổi nợ với bảng CĐKT
- Chọn mẫu 1 số đối tượng để kiểm tra lại việc phân tích tuổi nợ (đối chiếu về giá trị, ngày hết hạn, ngày Hóa đơn được ghi trên bảng phân tích...).
- Thảo luận với đơn vị về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ ba (KH, luật sư,..)

8.5 Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu KH.

9. Kiểm tra tính đúng kỳ: Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc kỳ kế toán (kết hợp với việc kiểm tra tính đúng kỳ tại phần doanh thu).

10. Các khoản KH trả tiền trước: Kiểm tra đến chứng từ gốc (Hợp đồng, chứng từ chuyển tiền...), đánh giá tính hợp lý của các số dư qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

11. Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (1): Xem xét Hợp đồng, biên 11. bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu và chuyển nợ giữa các bên (kiểm tra 100%).

12. Đối với các KH là bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giả cả, khối lượng giao dịch...

13. Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ (1): Kiểm việc áp dụng tỷ giá quy đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh trong 13. kỳ và với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo quỹ định. Xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với các nghiệp Vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

14. Phỏng vấn đơn vị để xác định các khoản phải thu khách hàng 14. được dùng làm tài sản thế chấp, cầm cố (kết hợp với các phần hành liên quan vay, nợ,...)

15. Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải thu khách hàng trên BCTC. Kiểm tra các Hợp đồng về thời hạn thanh toán để phân loại cho phù hợp.

Kiểm tra trình bảy thuyết minh về nợ xấu, khả năng thu hồi theo quy định của TT200/2014/TT-BTC.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top