Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Dragon489

Member
Hội viên mới
Em chào các pác! Đơn vị em là đơn vị hành chính sự nghiệp có xuất bán thanh lý 1 máy tiện CNC hàng viện trợ của nước Nhật láng giềng tốt bụng.

Các pác cho em hỏi thủ tục để thanh lý TSCĐ trên và cách hạch toán như thế nào ạ:confuse1:
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Em chào các pác! Đơn vị em là đơn vị hành chính sự nghiệp có xuất bán thanh lý 1 máy tiện CNC hàng viện trợ của nước Nhật láng giềng tốt bụng.

Các pác cho em hỏi thủ tục để thanh lý TSCĐ trên và cách hạch toán như thế nào ạ:confuse1:

Cách hạch toán thì theo thông tư 121/2002/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 - HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
6- Hạch toán khấu hao và thanh lý tài sản cố định
a- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 631- Chi hoạt động SXKD
Có TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
b- Số chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
Có TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
c- Khi thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của đơn vị (Tiến hành chuyển sang nguồn kinh phí đầu tư XDCB để thực hiện chi mua sắm xây dựng), ghi:
Nợ TK 4314- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB.

Tớ ko làm bên nhà nước nên ko rõ nhưng thủ tục mua bán TSCĐ thuộc sở hữu nhà nước có quy định tại TT35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 như sau:

9.2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước:

a. Đơn vị sử dụng có nhu cầu bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước lập hồ sơ đề nghị bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 137/2006/NĐ-CP của Chính phủ và ý kiến của các cơ quan khác mà pháp luật quy định khi bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước cần phải có ý kiến của các cơ quan này;

- Bảng kê số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại kèm theo các hồ sơ có liên quan đến tài sản đề nghị bán, chuyển nhượng.

b. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 12 Nghị định số 137/2006/NĐ-CP xem xét, quyết định việc bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước. Trong quyết định phải ghi rõ hình thức, thời hạn tổ chức thực hiện việc bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước.

c. Sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước thực hiện như sau:

- Đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thực hiện xác định giá bán, hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá bán đảm bảo phù hợp với giá trị còn lại thực tế của tài sản được bán, gửi cơ quan tài chính (Bộ Tài chính hoặc cơ quan tài chính của Bộ, cơ quan trung ương hoặc Sở Tài chính) thẩm định trình cơ quan quyết định bán, chuyển nhượng tài sản phê duyệt. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc xác định giá do Sở Tài chính (nơi có đất chuyển nhượng) xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thực hiện thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để bán đấu giá. nếu tại địa bàn quận, huyện không có tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc có nhưng các tổ chức này từ chối thực hiện bán, thì đơn vị thành lập Hội đồng theo quy định để bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quyết định bán, chuyển nhượng tài sản theo phương thức chỉ định, thì giá bán, chuyển nhượng tài sản phải được tổ chức có chức năng định giá tài sản được phép hoạt động theo quy định của pháp luật xác định và được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp tài sản thuộc trung ương quản lý thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính đối với tài sản gắn liền với đất.

- Việc bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước phải thực hiện theo đúng thời hạn đã ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá thời hạn, đơn vị phải báo cáo với cơ quan quyết định bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước xem xét cho gia hạn hoặc thay đổi quyết định.

d. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc bán, chuyển nhượng tài sản, đơn vị có tài sản đã bán, chuyển nhượng phải báo cáo cơ quan tổ chức đăng ký điều chỉnh số liệu tài sản theo quy định tại điểm 5 Phần II Thông tư này (đối với những tài sản phải đăng ký) của đơn vị; thực hiện hạch toán giảm tài sản đã bán theo chế độ kế toán hiện hành.
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Cách hạch toán thì theo thông tư 121/2002/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 - HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU


Tớ ko làm bên nhà nước nên ko rõ nhưng thủ tục mua bán TSCĐ thuộc sở hữu nhà nước có quy định tại TT35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 như sau:

+ thủ tục theo KID như thế là ok roài vẫn biết phải nghía qua mấy con thông tư kia.
+ Còn về cách hạch toán thì theo tớ phải áp dụng QĐ 19/2006/QĐ-BTC khi thanh lý TSCĐ thì phải hạch toán:

- Ghi giảm TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 511(5118): Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211, 213: Nguyên giá

- Số chi về thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 511 (5118)
Nợ TK 311(3113)
Có TK 111, 112, …

- Số thu về thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152
Có TK 511(5118)
Có TK 333(3331)


Không biết các pác có ý kiến khác không?
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Kid Post Quyết Định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 Về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp lên đây cho các pác dễ theo dõi nếu quan tâm đến kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp!!! :cheers1:
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Hàng viện trợ không hoàn lại coi như có nguồn gốc ngân sách: Khi hạch toán giảm tài sản thì giá trị còn lại ghi Nợ TK 466.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá
Bút toán hạch toán thu và chi hạch toán vào TK 5118.
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Hàng viện trợ không hoàn lại coi như có nguồn gốc ngân sách: Khi hạch toán giảm tài sản thì giá trị còn lại ghi Nợ TK 466.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 466: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá
Bút toán hạch toán thu và chi hạch toán vào TK 5118.

Em không nghĩ trường hợp này lại là nguồn gốc ngân sách, vì đoàn nhật bản sang thăm DN em và viện trợ cho DN em thì làm sao có nguồn gốc ngân sách nhà nước được chứ bác Hientn?:confuse1: và đã không có nguồn gốc ngân sách nhà nước thì không thể hạch toán vào TK 466 như bác được:cheers1:
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Nếu bạn làm đúng theo chế độ tài chính và kế toán thì nhận hàng viện trợ không hoàn lại phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi với tài chính, coi như nguồn ngân sách.
Hoặc giả là bạn không hạch toán nguồn ngân sách thì bạn đã hạch toán như thế nào khi nhận TS? Có ghi có TK 466 hay không?
Các TS không để kinh doanh khi tăng phải đồng thời ghi có 466. Do vậy khi giảm nếu còn giá trị còn lại phải ghi Nợ TK 466.
 
Ðề: Thanh lý TSCĐ đơn vị HCSN!

Nếu bạn làm đúng theo chế độ tài chính và kế toán thì nhận hàng viện trợ không hoàn lại phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi với tài chính, coi như nguồn ngân sách.
Hoặc giả là bạn không hạch toán nguồn ngân sách thì bạn đã hạch toán như thế nào khi nhận TS? Có ghi có TK 466 hay không?
Các TS không để kinh doanh khi tăng phải đồng thời ghi có 466. Do vậy khi giảm nếu còn giá trị còn lại phải ghi Nợ TK 466.

Về nguyên tắc như vậy là đúng.
Tất cả các khoản nhận viện trợ đều phải được pá như nguồn được cấp từ NS, cuối năm Qtoán thu- chi với NSNN để xác định nguồn & ghi tăng vốn hoặc TS.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top