Phân tích báo cáo tài chính CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) Quý 1/2023

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
1. Dòng tiền của doanh nghiệp
Dòng tiền kinh doanh của DBC Dòng tiền của VNM trong 3 năm vừa qua vẫn đang duy trì ở mức dương, dù nguồn tiền này đang có xu hướng giảm qua từng năm, đặc biệt từ năm 2020 tới năm 2021, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp giảm gần 4 lần, và dòng tiền tiếp tục giảm vào năm 2022.
1688225162656.png


Trong năm vừa qua, dòng tiền kinh doanh của DBC tạo ra không thể đủ để chi trả cho các hoạt động đầu tư và tài chính trong khoảng thời gian này. Việc doanh nghiệp phải vay thêm từ bên ngoài đã là tăng dòng tiền tài chính, và họ đã sử dụng khoản tiền này để cho các hoạt động đầu tư cùng với hoạt động kinh doanh. Điều này có thể phản ánh được hiện DBC đang có 1 dòng tiền chưa qua ổn định qua các kỳ.
1688225321960.png


Chúng ta có thể thấy được, trong năm vừa qua, dù doanh nghiệp đạt được lợi nhuận khá thấp, nhưng dòng tiền lại đang nằm ở mức cao (dòng tiền gấp 3.95 so với lợi nhuận), tăng 1 cách đột biến so với năm trước. Đây không phải là một điều quá tích cực, doanh nghiệp cần phải tiếp tục xử lý lợi nhuận của mình để khiến nó tăng trưởng cao hơn trong tương lai.
1688225479936.png


Việc dòng tiền có xu hướng giảm so với kỳ trước đến từ việc lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh, và đây cũng chính là nguyên nhân chính của DN, đồng thời doanh nghiệp tồn trữ nhiều hàng tồn kho hơn trong khoảng thời điểm này. Trong khoảng thời gian đó, lí do khiến DN tăng dòng tiền đến từ việc họ đã tăng được khoản tín dụng, phải đến từ nhà cung cấp và 1 phần đã xiết chặt tín dụng hơn đối với các khách hàng của mình.
1688225491794.png


2. Quản lý vốn
Tính thanh khoản của doanh nghiệp ở kỳ vừa qua hiện đang thấp hơn 1. Với chỉ số như hiện tại, DN có tính thanh khoản nằm ở mức cực thấp so với trung bình ngành. DBC không thể trả được các khoản nợ ngắn của mình, và doanh nghiệp đang có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để nuôi dài, đây là 1 rủi ro rất nghiêm trọng và cần giải quyết ngay lập tức.
1688225654500.png


Nợ/TTS của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong kỳ vừa qua. Với chỉ số như hiện tại, DN có Nợ/TTS nằm ở mức trung bình so với ngành. Doanh nghiệp có thể chi trả được các khoản nợ dài hạn của mình, tuy nhiên sẽ không quá an toàn khi liên tục khoảng nợ có tỷ lệ cao như vậy qua các năm.
1688225851525.png


3. Kiểm soát hiệu quả hoạt động

Biên lãi gộp của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua. Với chỉ số như hiện tại, DN có TSLN gộp nằm ở mức thấp so với mặt bằng chung của ngành. Doanh nghiệp không thể chủ động được các kênh phân phối của riêng mình mà phải phụ thuộc phần lớn vào các đại lý bán hàng.
1688226131580.png


Doanh nghiệp không thể kiếm được lợi nhuận trong kỳ vừa qua, và phần doanh nghiệp bị lỗ đến từ chính hoạt động cốt lõi của mình. Điều này đang đặt ra một vấn đề rất nghiêm trọng về sự hiệu quả về hoạt động của DN tại thời điểm này, nếu không thể cải thiện sớm, khả năng DN sẽ rơi vào tình trạng khó khăn cao khi không thể kiếm được LN để có thể trả cho các khoản nợ đã đi vay, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
1688226163356.png


4. Kiểm soát hiệu suất sử dụng tài sản
ROE của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua có xu hướng đáng kể so với kỳ trước đó. Khi đầu tư vào doanh nghiệp tại thời điểm này, nhà đầu tư có thể lỗ hơn tới 4%, vì vậy DN không có sức hút bất kỳ ai đầu tư tại thời điểm này.
Việc ROE giảm đến từ việc hiệu suất sử dụng tài sản ROA giảm mạnh, doanh nghiệp không thể kiếm được LN từ tài sản của mình.
1688226297631.png


5. Cơ cấu tài sản

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản của doanh nghiệp ở kỳ vừa qua là Tổng hàng tồn kho và Tài sản cố định. Với Tài sản cố định, khoản mục này có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua, còn Tổng hàng tồn kho thể hiện xu hướng ngược lại trong khoảng thời điểm này.
1688226512415.png


Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp có chi đầu tư cho các khoản TSCĐ. Khi so sánh với mức khấu hao trong cùng khoảng thời điểm, mức chi đầu tư nằm ở con số khá cao, vượt qua được chi phí khấu hao hằng năm. Doanh nghiệp vẫn có xu hướng đầu tư vào các tài sản cố định nhằm đạt được hiệu suất kinh doanh tốt hơn trong tương lai, đây là 1 điều tốt. Tuy nhiên, họ cũng nên tập trung ở hiện tại, bởi tại thời điểm này nếu DN không thể cải thiện được tình hình kinh doanh, hậu quả sẽ rất khó lường.

1688226590287.png


6. Tăng trưởng bền vững
Doanh thu thuần của doanh nghiệp có xu hướng tăng không quá đáng kể trong kỳ vừa qua. Chúng ta có thể thấy được, mức tăng này chưa thể thu hút được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc DN tăng doanh thu nhưng lại giảm LNG làm cho ta thấy được sự rủi ro trong vấn đề kiểm soát GVHB của doanh nghiệp, có thể là nguyên vật liệu của DN đã tăng rất cao trong khoảng thời điểm này.
1688226678060.png


LNST của doanh nghiệp giảm 138% so với kỳ trước đó. Xu hướng tăng trưởng LNST của doanh nghiệp cũng là xu hướng giảm.
1688226884016.png



(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)

Để hiểu rõ hơn với các chỉ số PTBTC cũng như phân tích hiệu quả hơn, anh chị có thể tham khảo khóa học dưới đây

http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top