Một số câu hỏi thường gặp về phat thuế và hóa đơn

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

hungsea

Member
Hội viên mới
1) Trong năm 2006, cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế năm 2003 của doanh nghiệp. Trong năm 2003, công ty quên không đăng ký tổng quỹ lương với cơ quan thuế nên cơ quan thuế chỉ chấp nhận mức tiền lương theo quy định của UBNDTP. HCM (áp dụng thông tư 18)và xuất toán phần chênh lệch. Hỏi công ty có thể đề nghị cơ quan thuế chấp nhận toàn bộ tiền lương đã trả cho người lao động không?.

TL:

Nguyên tắc chung của việc xác định số thuế phải nộp theo luật là sự kiện phát sinh thời điểm nào thì căn cứ vào các văn bản có hiệu lực pháp luật tại thời điểm đó. Khoản 4 điều 80 Luật ban hành văn bản quy pháp pháp luật không áp dụng đối với việc xử lý tiền lương trong chi phí hợp lý theo luật thuế TNDN mà chỉ có thể vận dụng trong một số trường hợp xử lý vi phạm hành chính mà liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Thông tư số 128/2003 có hiệu lực từ 01/01/2004 trở đi, do đó không thể áp dụng cho việc quyết toán thuế năm 2003 trở về trước. Nếu lý sự như Bạn nêu thì chúng ta có thể áp thuế suất thuế TNDN là 28% khi biên bản quyết toán thuế năm 2003 được thực hiện tại thời điểm 2006 được không?
 
2/ Sau khi kiểm tra quyết toán thuế năm 2003, cơ quan thuế xuất toán một số hóa đơn đầu vào của công ty với một số lý do: - Hoá đơn thiếu 1 trong 3 chỉ tiêu: tên, địa chỉ, mã số thuế. - Hóa đơn ghi sau ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế (đây là trường hợp công ty trả tiền thì bên bán mới xuất hóa đơn). Sau đó cơ quan thuế căn cứ vào thông tư 30/2001 ngày 16/5/2001 của Bộ Tài Chính và ra quyết định truy thu và phạt do công ty có hành vi trốn thuế (mặc dù trên sổ sách kế toán có phản ánh đầy đủ). Hỏi cơ quan thuế phạt như vậy có đúng không?.

TL

Các chỉ tiêu tên người bán, địa chỉ, mã số thuế là không thể thiếu trên hoá đơn GTGT (đầu vào) khi xác định thuế đầu vào được khấu trừ và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, việc loại trừ khỏi chi phí hợp lý có thể được cân nhắc chiếu cố nếu hàng hoá mua vào của hoá đơn đó thực tế có nhập kho, thực tế có sử dụng cho SXKD và giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của hoá đơn đó. Đối với hoá đơn mà người bán yêu cầu thanh toán đủ tiền hàng mới xuất hoá đơn nên ngày trên hoá đơn ghi sau ngày phát sinh nghiệp vụ hoặc trả tiền thì vẫn được chấp nhận tính vào chi phí hợp lý, khâú trừ thuế đầu vào (nếu có).

Các trường hợp không chấp nhận khấu trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tăng thuế TNDN phải nộp so với số DN đã quyết toán đều được ghi nhận là hành vi trốn thuế và bị xử phạt từ 1 đến 5 lần.
 
3/ Theo quy định tại khoản 1.10, mục VI, thông tư 120 ngày 30/12/2002 của Bộ Tài Chính thì “ Những trường hợp hóa đơn đã được xé rời khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải hủy bỏ thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản …… về số hóa đơn hủy bỏ “. Vậy trường hợp nào phải lập biên bản xác nhận để huỷ bỏ hóa đơn và trường hợp nào được lập biên bản điều chỉnh hóa đơn ( không phải hủy bỏ hóa đơn)?.

TL

Việc huỷ bỏ hoá đơn được thực hiện sau khi phát hiện ra hoá đơn đã xuất ghi không đúng nghiệp vụ thực tế phát sinh hoặc nhầm lẫn tên, mã số thuế người bán, người mua, sai sót về số lượng, đơn giá. Việc điều chỉnh hoá đơn lại tuân thủ vào văn bản gốc là hợp đồng kinh tế và biên bản được lập giữa 2 Bên ghi nhận đủ điều kiện quy định trong hợp đồng. Thí dụ Hợp đồng quy định nếu mua hàng từ 100 tấn trở lên trong khoản thời gian 1 tháng sẽ được giảm giá 5%, các lần trước DN đã mua được 90 tấn với giá 100, lần này mua 15 tấn nâng tổng số lên 105 tấn, vậy hoá đơn lần này sẽ được sử dụng để điều chỉnh cho nội dung của các hoá đơn trước đó. Biên bản cần ghi nhận phải điều chỉnh cho các số hoá đơn nào, ngày nào,... để làm căn cứ ghi vào hoá đơn điều chỉnh và điều chỉnh số liệu thuế GTGT trên tờ khai.
 
4/Theo quy định tại khoản 3, mục II, thông tư 120 ngày 30/12/2002 của Bộ Tài Chính thì “ Nội dung hóa đơn phải có đủ các chỉ tiêu sau đây thì mới có giá trị pháp lý:Họ, tên ; địa chỉ ; mã số thuế (nếu có) ; tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán ; tên hàng hóa dịch vụ ; đơn vị tính ; số lượng ; đơn giá ; tiền hàng ; thuế suất ; tiền thuế GTGT (nếu có) ; …… “. Vậy trong trường hợp hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp thiếu một trong các chỉ tiêu:ngày – tháng – năm, hình thức thanh toán, tài khoản thanh toán của người bán và người mua, chữ ký của thủ trưởng đơn vị thì những hóa đơn này có được khấu trừ thuế GTGT và có được tính vào chi phí hợp lý hay không ?.

TL

Nói chung, hoá đơn phải ghi đủ các chỉ tiêu. Tuy nhiên trên thực tế thì các chỉ tiêu: hình thức thanh toán, số hiệu tài khoản thanh toán của người bán và người mua, thủ trưởng đơn vị nhiều khi không quan trọng lám nếu như giao dịch đã được thực hiện, tiền đã thu xong, hàng đã giao, 2 Bên không khiếu nại. Chỉ tiêu ngày tháng năm, mã số thuế là chỉ tiêu bắt buộc, nhất thiết phải có thì mới được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí hợp lý.
 
5/Theo quy định tại khoản 1.11, mục VI, thông tư 120 ngày 30/12/2002 của Bộ Tài Chính thì “ Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như:Mua hàng qua điện thoại, … “ thì công ty thực hiện đúng theo hướng dẫn này. Khi đi giao hàng cho khách, công ty xé liên 2 ( liên 1 và liên 3 lưu tại cuốn ) mang đi để giao cho khách. Vậy trong trường hợp này, công ty có vi phạm về việc sử dụng hóa đơn hay không ? ( liên 1 và liên 3 không có chữ ký của người mua hàng ).

TL

Việc mua bán qua điện thoại : Được biết Tổng cục thuế đã có văn bản hướng dẫn, theo đó mua bán qua điện thoại thì không có chữ ký của người mua hàng, không bị phạt về vi phạm hoá đơn do không có chữ ký người mua.
 
Minh nghe noi lien 1 cua hd cung phai co chu ky, co dung khong cac ban. Vi hien tai ben minh chi cho khach hang ky lien 3 va phieu xuat kho thoi, lam sao ma mang cuon hd theo de ky lien 1 duoc, nhu vay thi thue co chiu khong.Con ghi ban hang qua dien thoai thi khong duoc vi nguoi ta co ky lien 3 ma.Minh phai lam sao de hop le. Giup minh voi
Bạn tham khảo ở TT120 ngày 30/12/2002 của Bộ Tài Chính về quản lý và sử dụng hóa đơn đó. Nếu bán hàng qua điện thoại thì như hướng dẫn ở trên, còn ko thì nguyên tắc 3 liên của hóa đơn phải giống nhau về tất cả các chỉ tiêu và có đầy đủ chữ ký trên hóa đơn.
 
Hàng nhập kho chưa có hoá đơn

Công ty tớ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp vật tư. Bọn tớ nhập hàng từng đợt với số lượng ít nên nhà cung cấp không viết hoá đơn GTGT từng đợt mà để khi giá trị hàng hoá lớn mới xuất hoá đơn một lần. Nên tớ nhập hàng từng đợt ma không có hoá đơn kèm theo từng lần theo giá tạm tính mà không có hoá đơn căn cứ theo số lượng thực nhập và đơn giá theo hợp đồng, nhưng không hạch toán thuế, chỉ hạch toán giá trị hàng mua. Đến khi có hoá đơn sẽ hạch toán thuế chung cho nhiều phiếu nhập kho. Các bạn cho tớ hỏi tớ làm như vậy có gì sai và tớ nên làm như thế nào.
 
Ðề: Một số câu hỏi thường gặp về phat thuế và hóa đơn

Mình không nghĩ là giá tạm tính,bạn phải nhập theo giá mua thực tế bên bán ghi trong hợp đồng chứ!Bạn làm phiếu tạm nhập, khi nào có HĐ thì kê khai thuế bình thường!Nhớ tập hợp các phiếu nhập kho đi kèm HĐ để giải trình cho rõ rang!
 
Ðề: Một số câu hỏi thường gặp về phat thuế và hóa đơn

Minh nghe noi lien 1 cua hd cung phai co chu ky, co dung khong cac ban. Vi hien tai ben minh chi cho khach hang ky lien 3 va phieu xuat kho thoi, lam sao ma mang cuon hd theo de ky lien 1 duoc, nhu vay thi thue co chiu khong.Con ghi ban hang qua dien thoai thi khong duoc vi nguoi ta co ky lien 3 ma.Minh phai lam sao de hop le. Giup minh voi

Thế này nhé!
Nếu bán hàng cho khách hàng ở xa thì cộp một phát vào mục chữ ký dành cho người mua hàng là BH qua ĐT, hoặc vẽ chữ bán hàng qua ĐT vào đó .ok?

Còn khách hàng bán trực tiếp thì đã ký liên 3 thì tất nhiên ký cả 2 liên còn lại rùi.Tại sao lại đưa cho ngta ký liên 3 thôi???Đã chót ký liên 3 rùi, thì giờ alô cho KH mà gặp trực tiếp họ bảo họ ký nốt liên 1 cho chứ sao nữa.Rút kinh nghiệm lần sau bảo họ ký đủ cả 3 liên nhá!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top