KTTC1 - C5 - Trắc nghiệm Tiền và nợ phải thu 1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
1. Trong hoạt động bán hàng, điểm giống nhau giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại là:

a. Đều làm giảm khoản phải trả người bán
b. Đều làm giảm lợi nhuận trước thuế
c. Đều làm giảm lợi nhuận gộp
d. Không có điểm khác biệt

2. Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là tuân thủ nguyên tắc kế toán:

a. Thận trọng và Phù hợp
b. Trọng yếu
c. Phù hợp và Trọng yếu
d. Thận trọng và Nhất quán

3. Doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ kế toán là VNĐ để thực hiện việc ghi sổ và lập báo cáo tài chính

a. Đúng
b. Sai

4. Theo thông tư 200, chỉ tiêu “Tiền” trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) được hiểu là:

a. Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn) và tiền đang chuyển của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
b. Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
c. Chỉ bao gồm tiền mặt có ở quỹ tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo

5. Trong những đối tượng sau đây, đối tượng nào không thuộc mục “các khoản phải thu” trên Báo cáo tình hình tài chính

a. Khoản phải thu khác
b. Khoản trả trước cho người bán
c. Khoản phải thu khách hàng
d. Khoản khách hàng ứng trước

6. Theo kế toán Việt Nam, chi phí dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi được tính vào:

a. Chi phí khác
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
c. Chi phí bán hàng
d. Tùy thuộc lựa chọn của doanh nghiệp

7. Thấu chi là DN chi vượt quá số dư của TK tiền gửi, do đó TK tiền gửi bị âm và có số dư bên Có:

a. Đúng
b. Sai

8. Công ty B có số dư phải thu khó đòi vào 1/1/X là 12.000. Trong năm X, công ty đã xóa nợ cho khác hàng là 8.640 và thu được 2.520 nợ phải thu đã được xóa sổ trước đó. Số dư phải thu khách hàng vào ngày 1/1 và 31/12 lần lượt là 240.000 và 288.000. Vào 31/12/X, công ty B ước tính 5% trên số dư phải thu khách hàng khó có khả năng thu hồi. Hỏi số dự phòng phải thu khó đòi được trình bày trên báo cáo vào 31/12/X là bao nhiêu?

a. 5.880
b. 8.280
c. 5.760
d. 14.400

9. Tại ngày kết thúc niên độ, công ty ABC có số dư tài khoản Phải thu của khách hàng là 500 triệu đồng. Qua phân tích tuổi nợ, ABC ước tính khoảng 93 triệu nợ phải thu sẽ khó thể thu hồi được. Biết tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi có số dư đầu kỳ là 25 triệu đồng, trong năm cty đã dùng 10 trđ để xóa sổ một khoản nợ khó đòi. Vậy cách ghi nào sau đây là đúng ở thời điểm cuối niên độ

a. Ghi Có tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi: 58 triệu đồng
b. Ghi Nợ tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi: 422 triệu đồng
c. Ghi Có tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi: 68 triệu đồng
d. Ghi Có tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi: 78 triệu đồng

10. Công ty S có số dư nợ phải thu khó đòi vào 1/1/X là 10.000. Trong năm X, cy xóa nợ phải thu là 7.200, và thu được 2.100 nợ phải thu đã xóa sổ. Số dư phải thu khách hàng là 200.000 vào 1/1 và 240.000 vào 31/12. Vào 31/12/X, công ty S ước tính 5% số dư nợ phải thu khó có khả năng thu hồi. Hỏi chi phí liên quan đến lập dự phòng nợ khó đòi phát sinh trong kỳ liên quan đến các nghiệp vụ kể trên trong kỳ là:

a. 9.200
b. 7.100
c. 2.000
d. 12.000
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top