Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Khi trả lại hàng phải ghi rõ hàng trả lại theo lô hàng ....., HĐ đã xuất số....., ngày...... ; Do đó ở đây chỉ tính cho một lô hàng giao - trả.

HIhi nếu hàng giao làm 2 đợt theo hợp đồng, đợt 1 giao 4 triệu, đợt 2 giao 3 triệu nhưng chỉ xuất 1 HĐ GTGT thôi, thì trường hợp này có đúng không bác Trung:cheers1:
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

HIhi nếu hàng giao làm 2 đợt theo hợp đồng, đợt 1 giao 4 triệu, đợt 2 giao 3 triệu nhưng chỉ xuất 1 HĐ GTGT thôi, thì trường hợp này có đúng không bác Trung:cheers1:

Đúng là chỉ được cái thêm mắm thêm muối, vặn vẹo, tung hỏa mù làm lạc hướng rùi
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Đúng là chỉ được cái thêm mắm thêm muối, vặn vẹo, tung hỏa mù làm lạc hướng rùi

Hihi bác lại nói em tung hỏa mù oan quá, oan quá, thế này nhé:
+ Tháng 1 xuất HĐ 7 triệu giá vốn cho khách hàng: đã xuất 1 HĐ GTGT
Do xe không chuyên chở được hết chia làm 2 đợt lấy hàng:
- Đợt 1 lấy 4 triệu tiền hàng ngày 15 tháng 1 năm 200..
- Đợt 2 lấy 3 triệu tiền hàng ngày 25 tháng 1 năm 200..
+ Do hàng đợt 1 lấy 4 triệu kia ko đảm bảo chất lượng nên ngày 25 tháng 1 khi nhận phần còn lại 3 triệu thì KH trả lại lô hàng 4 triệu ngày 15 tháng 1 kia và ko chịu mua hoặc đổi hàng mà chỉ mua có 3 triệu của ngày 25 tháng 1 thôi!

Vậy Pác Trung giúp em hạch toán với!:confuse1:

THân bác!
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Nếu bác Rồng đưa ra trường hợp này thì đây là trường hợp hàng bán bị trả lại.
Chắc chắn khi bạn hạch toán doanh thu thì bạn đã hạch toán giá vốn của lô 4 triệu đó, lô 4 triệu đó không liên quan gì tới 3 triệu cả. Bác hạch toán bình thường như một nghiệp vụ trả lại hàng bán (nghiệp vụ này chắc đơn giản em xin không viết đầy đủ).
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Nếu bác Rồng đưa ra trường hợp này thì đây là trường hợp hàng bán bị trả lại.
Chắc chắn khi bạn hạch toán doanh thu thì bạn đã hạch toán giá vốn của lô 4 triệu đó, lô 4 triệu đó không liên quan gì tới 3 triệu cả. Bác hạch toán bình thường như một nghiệp vụ trả lại hàng bán (nghiệp vụ này chắc đơn giản em xin không viết đầy đủ).

Vậy trường hợp này chúng ta phải ghi giảm TK 632 đúng không bác Sẹo?:confuse1:
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Vậy trường hợp này chúng ta phải ghi giảm TK 632 đúng không bác Sẹo?:confuse1:

Đúng.
Phải ghi giảm 632
Bán
Có 155/156 7 triệu
Nợ 632
Nhận hàng bị trả lại
Nợ 155/156 4 triệu
Có 632
==> 632 vẫn có số dư bên Nợ 3triệu
Vậy hình như trường hợp này không giống với trường hợp đã đưa ra của kt-2002 là 632 có số dư bên Có 1 triệu

Phải không ta. :banginvg1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Đúng.
Phải ghi giảm 632
Bán
Có 155/156 7 triệu
Nợ 632
Nhận hàng bị trả lại
Nợ 155/156 4 triệu
Có 632
==> 632 vẫn có số dư bên Nợ 3triệu
Vậy hình như trường hợp này không giống với trường hợp đã đưa ra của kt-2002 là 632 có số dư bên Có 1 triệu

Phải không ta. :banginvg1:

Hihi vậy em lại lấy ví dụ này nữa luôn cho Bao huynh giải quyết nhé:
+ Trong tháng xuất mặt hàng A :Giá vốn 4 triệu ngày 01 tháng 1 năm 2008
+ Trong tháng cũng xuất bán mặt hàng A : Giá vốn 3 triệu ngày 05 tháng 1 năm 2008
+ Trong tháng ngày 10 tháng 1 năm 2008 KH trả lại hàng 4 triệu đã mua ngày 1 tháng 1 năm 2008 và cũng mặt hàng A tháng 12 năm 2007 KH X xuất trả lại thêm 6 triệu tiền hàng.

Trong tháng tổng phát sinh nợ TK 632 là 7 triệu, tổng phát sinh có là 10 triệu hihi Bao huynh hạch toán giúp em với!
:confuse1:
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Để thống nhất việc hạch toán hàng bán bị trả lại em xin đưa ra quan điểm như này để mọi người thống nhất nhé.

Trường hợp 1 : Hàng bán bị trả lại ngay trong kỳ kế toán

Ví dụ : Bán hàng 10 triệu khi bán ta hạch toán (thuế 10%)
Nợ 131 :11 triệu
Có 511 : 10 triệu
Có 3331 : 1 triệu

Đồng thời hạch toán giá vốn
Nợ 632 : 8 triệu
Có 156 : 8 triệu

Tuy nhiên khách hàng trả lại hàng: 6,6 triệu (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
Sau khi kiểm tra về số lượng chủng loại hàng hóa bị trả lại thấy với số lượng trên mình đã hạch toán tương ứng với giá vốn là (6 triệu x 8triệu)/10 triệu = 4,8 triệu
Như vậy ta hạch toán.
Nợ 531 :6 triệu
Nợ 3331: 6 trăm
Có 131: 6,6 triệu
Phần giá vốn ta hạch toán như sau:
Nợ 156 :4,8 triệu
Có 632 :4,8 triệu.

Và đến cuối năm thì số dư của 632 là bên Nợ, ta kết chuyển sang 911 là ok. Không thể có trường hợp dư bên Có 632 như trường hợp của người mở topic.

Trường hợp 2: Hàng bán bị trả lại khác kỳ kế toán :-(tức là chúng ta đã kết chuyển doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh vào năm trước rồi, năm sau mới có nghiệp vụ trả lại hàng bán).

Tôi nghĩ trường hợp này có rất nhiều cách định khoản:

Ví dụ 1 : Coi là chúng ta nhập lại hàng hóa của chúng ta

Nợ 156 6 triệu
Nợ 3331 6 trăm
Có 131 6,6 triệu

Lúc này làm giá trị hàng nhập kho sẽ tăng lên bởi coi là ta nhập hàng vào với giá cao.

Ví dụ 2: Mời các bác thêm cách hạch toán
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Để thống nhất việc hạch toán hàng bán bị trả lại em xin đưa ra quan điểm như này để mọi người thống nhất nhé.

Trường hợp 1 : Hàng bán bị trả lại ngay trong kỳ kế toán

Ví dụ : Bán hàng 10 triệu khi bán ta hạch toán (thuế 10%)
Nợ 131 :11 triệu
Có 511 : 10 triệu
Có 3331 : 1 triệu

Đồng thời hạch toán giá vốn
Nợ 632 : 8 triệu
Có 156 : 8 triệu

Tuy nhiên khách hàng trả lại hàng: 6,6 triệu (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
Sau khi kiểm tra về số lượng chủng loại hàng hóa bị trả lại thấy với số lượng trên mình đã hạch toán tương ứng với giá vốn là (6 triệu x 8triệu)/10 triệu = 4,8 triệu
Như vậy ta hạch toán.
Nợ 531 :6 triệu
Nợ 3331: 6 trăm
Có 131: 6,6 triệu
Phần giá vốn ta hạch toán như sau:
Nợ 156 :4,8 triệu
Có 632 :4,8 triệu.

Và đến cuối năm thì số dư của 632 là bên Nợ, ta kết chuyển sang 911 là ok. Không thể có trường hợp dư bên Có 632 như trường hợp của người mở topic.

Trường hợp 2: Hàng bán bị trả lại khác kỳ kế toán :-(tức là chúng ta đã kết chuyển doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh vào năm trước rồi, năm sau mới có nghiệp vụ trả lại hàng bán).

Tôi nghĩ trường hợp này có rất nhiều cách định khoản:

Ví dụ 1 : Coi là chúng ta nhập lại hàng hóa của chúng ta

Nợ 156 6 triệu
Nợ 3331 6 trăm
Có 131 6,6 triệu


Lúc này làm giá trị hàng nhập kho sẽ tăng lên bởi coi là ta nhập hàng vào với giá cao.

Ví dụ 2: Mời các bác thêm cách hạch toán

Em thấy ví dụ 2 của anh Sẹo nó hơi kỳ, theo TT 32/2007/TT-BTC thì khi phat sinh hàng trả lại phải lập biên bản, đồng thời xuất HĐ GTGT trả lại với đối tượng có thế xuất HĐ GTGT được, hoặc biên bản trả lại hàng có 2 bên ky nhận đối với cá nhân không có HĐ GTGT để trả lại hàng, là căn cứ để điều chỉnh giảm DT cho bên bán. Như vậy nếu hạch toán
Nợ TK 156
Nợ TK 3331
Có TK 131 của bác Sẹo xem ra không khả thi, vì DT của em đâu có giảm?:confuse1:
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Hihi vậy em lại lấy ví dụ này nữa luôn cho Bao huynh giải quyết nhé:
+ Trong tháng xuất mặt hàng A :Giá vốn 4 triệu ngày 01 tháng 1 năm 2008
+ Trong tháng cũng xuất bán mặt hàng A : Giá vốn 3 triệu ngày 05 tháng 1 năm 2008
+ Trong tháng ngày 10 tháng 1 năm 2008 KH trả lại hàng 4 triệu đã mua ngày 1 tháng 1 năm 2008 và cũng mặt hàng A tháng 12 năm 2007 KH X xuất trả lại thêm 6 triệu tiền hàng.

Trong tháng tổng phát sinh nợ TK 632 là 7 triệu, tổng phát sinh có là 10 triệu hihi Bao huynh hạch toán giúp em với!
:confuse1:

Ai da chơi khó nhau ta.
Tớ biết gì mà hỏi tớ.
Thôi trả lời liều xem nào.
+ Nợ 632 4triệu
+ Nợ 632 3 triệu
+ Có 632 4 triệu
Hạch toán ngoài niên độ Có 632 6triệu
Không biết có đúng không nữa (nghi ngờ cái bút toán 632 ngoài niên độ này lắm à nha)
Các bác cho ý kiến nào
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Kêu thằng cha kt-2002 ra đây hỏi xem là giao - trả cùng 1 lô hay 2 lô hàng khác nhau & cả SL bị trả lại nữa. Chứ cái kiểu suy thế này mệt quá, mệt quá.....
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Kêu thằng cha kt-2002 ra đây hỏi xem là giao - trả cùng 1 lô hay 2 lô hàng khác nhau & cả SL bị trả lại nữa. Chứ cái kiểu suy thế này mệt quá, mệt quá.....

Hihi tranh thủ lúc thằng cha kia mất tích anh em ta bàn ra bàn vào cho nó khi thế mà bác, làm vài cái rùi anh em mình bàn tiếp :cheers1:, bây giờ trở lại đề tài bác Bao nhà em đang tranh luận:

+Ai da chơi khó nhau ta.
Tớ biết gì mà hỏi tớ.
Thôi trả lời liều xem nào.
+ Nợ 632 4triệu
+ Nợ 632 3 triệu
+ Có 632 4 triệu
Hạch toán ngoài niên độ Có 632 6triệu
Không biết có đúng không nữa (nghi ngờ cái bút toán 632 ngoài niên độ này lắm à nha)
Các bác cho ý kiến nào

Cái này không phải mình hạch toán trong niên độ hay ngoài niên độ nữa, mà nó phát sinh trong tháng nào thì mình hạch toán vào tháng đó cái khoản hàng bị trả lại đó chứ Bao Huynh.

Trường hợp em lấy ví dụ đó trong tháng 1 hạch toán
+ Tổng phát sinh nợ TK 632 : 7 triệu
(Nợ TK 632: 7 triệu/Có TK 155,156: 7 triệu)
+ Tổng phát sinh có TK 632 : 10 triệu
(Nợ TK 155,156: 10 triệu/Có TK 632: 10 triệu)

Như vậy tới cuối tháng thì tổng có TK 632: 10 triệu, tổng nợ TK 632 : 10 triệu số dư có TK 632 : 3 triệu

Bây giờ các pác hạch toán giúp em cái Có TK 632 kia nó chạy như thế nào?

Pác [you] cho em biết ý kiến nhé!

Thân!!
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Em thấy ví dụ 2 của anh Sẹo nó hơi kỳ, theo TT 32/2007/TT-BTC thì khi phat sinh hàng trả lại phải lập biên bản, đồng thời xuất HĐ GTGT trả lại với đối tượng có thế xuất HĐ GTGT được, hoặc biên bản trả lại hàng có 2 bên ky nhận đối với cá nhân không có HĐ GTGT để trả lại hàng, là căn cứ để điều chỉnh giảm DT cho bên bán. Như vậy nếu hạch toán
Nợ TK 156
Nợ TK 3331
Có TK 131 của bác Sẹo xem ra không khả thi, vì DT của em đâu có giảm?:confuse1:

Thế thì rồng thử xem các phương pháp hạch toán khác đi xem nào, chỉ giải quyết cho trường hợp 2 như bài của Gã sẹo nhé. Trường hợp 1 thì ok rồi.

Cái ví dụ 2 là dành cho mọi người mà. Nếu mọi người không đưa ra phương pháp hạch toán thì ngày mai Gã sẹo lại bồi thêm một cách nữa đó.

Mời bác Tiger, Hồng trường, muontennguoi, kuki.... mời mời mời mọi người. Xin mọi người chú ý diễn giải phương pháp của mình cho phù hợp nhé. à quên xin mời cả hiennt
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Thế thì rồng thử xem các phương pháp hạch toán khác đi xem nào, chỉ giải quyết cho trường hợp 2 như bài của Gã sẹo nhé. Trường hợp 1 thì ok rồi.

Cái ví dụ 2 là dành cho mọi người mà. Nếu mọi người không đưa ra phương pháp hạch toán thì ngày mai Gã sẹo lại bồi thêm một cách nữa đó.

Mời bác Tiger, Hồng trường, muontennguoi, kuki.... mời mời mời mọi người. Xin mọi người chú ý diễn giải phương pháp của mình cho phù hợp nhé. à quên xin mời cả hiennt
Kuki đã trình bày quan điểm 811 từ trang trước rùi, hổng đọc gì hết trơn đóa .
Kế nữa, các bác hạch toán xong nhớ kiểm lại đối ứng 632-911 xem nó có hợp lý với BC KQKD không nha .
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Trường hợp 2: Hàng bán bị trả lại khác kỳ kế toán :-(tức là chúng ta đã kết chuyển doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh vào năm trước rồi, năm sau mới có nghiệp vụ trả lại hàng bán).
Tôi nghĩ trường hợp này có rất nhiều cách định khoản:

Ví dụ 1 : Coi là chúng ta nhập lại hàng hóa của chúng ta

Nợ 156 6 triệu
Nợ 3331 6 trăm
Có 131 6,6 triệu

Lúc này làm giá trị hàng nhập kho sẽ tăng lên bởi coi là ta nhập hàng vào với giá cao.
Định khoản như trên là không thể được rồi. Hàng bán bị trả lại phải ghi N531 thôi. Không thể khác được.
Vấn đề kt-2002 nêu ra là:
- Ghi N632/C911: 1tr
- Hay là ghi bút toán đỏ C632/N911: 1tr

Theo tôi, để tất toán 632 ta ghi bút toán xanh mà không ghi bút toán đỏ vì:

- Bút toán đỏ dùng cho việc ghi điều chỉnh sổ kế toán đã ghi sai.
Ở đây ta không có nghiệp vụ nào đã ghi sai với thực tế cả. Năm ngoái khi xuất bán 2 bên đều vui vẻ ký vào hóa đơn và ta ghi nhận doanh thu vào năm ngoái. BCTC năm ngoái là trung thực. Việc hàng bị trả lại vào sau ngày kết thúc kỳ kế toán cũng không làm cho ta phải điều chỉnh lại BCTC năm ngoái vì lý do DN hoạt động liên tục. Nhận hàng trả lại ngày nào thì ghi N531 ngày đó.

- Việc kết chuyển cuối năm bằng đối ứng N632/C911 và đồng thời N911/C511 là việc bình thường. Cũng như lãi thì ghi N911/C421 còn lỗ thì ghi ngược lại N421/C911. Vì đây là bút toán kết chuyển, không phải bút toán ghi nhận 1 nghiệp vụ phát sinh.

- Trên BCKQKD vẫn chia ra:
Doanh thu trong kỳ (Tổng số phát sinh Có 511)
Các khoản giảm trừ doanh thu. (ở đây là số phát sinh ghi C531/N511 lúc kết chuyển cuối năm)
....

- Cuối năm nay có KQKD là lỗ trong khi năm ngoái là lãi, mà số hàng bị trả lại là số hàng đã bán năm ngoái. Điều này là bình thường và vì DN hoạt động liên tục nên nếu năm ngoái không có lập dự phòng thì ghi nhận lỗ vào năm nay thôi.
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Định khoản như trên là không thể được rồi. Hàng bán bị trả lại phải ghi N531 thôi. Không thể khác được.
Vấn đề kt-2002 nêu ra là:
- Ghi N632/C911: 1tr
- Hay là ghi bút toán đỏ C632/N911: 1tr

Theo tôi, để tất toán 632 ta ghi bút toán xanh mà không ghi bút toán đỏ vì:

- Bút toán đỏ dùng cho việc ghi điều chỉnh sổ kế toán đã ghi sai.
Ở đây ta không có nghiệp vụ nào đã ghi sai với thực tế cả. Năm ngoái khi xuất bán 2 bên đều vui vẻ ký vào hóa đơn và ta ghi nhận doanh thu vào năm ngoái. BCTC năm ngoái là trung thực. Việc hàng bị trả lại vào sau ngày kết thúc kỳ kế toán cũng không làm cho ta phải điều chỉnh lại BCTC năm ngoái vì lý do DN hoạt động liên tục. Nhận hàng trả lại ngày nào thì ghi N531 ngày đó.
Em xin có ý kiến :
Hàng không bán trong kỳ bị trả lại thì việc ghi giảm trừ doanh thu phải phụ thuộc vào tính trọng yếu. Không phải căn cứ vào cơ sở hoạt động liên tục mà vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được .
Nên nếu nó đủ lớn ( gây hiểu sai doanh thu giá vốn trong kỳ ) thì phải xem nó là lỗ khác do năm trước chuyển sang . Nếu nó trọng yếu thì phải trình bày lại BCTC năm ngoái .
Em vẫn thiên về hạch toán 632/911 -1 tr vì nó làm cho tổng số kết chuyển 632/911 đúng với BC KQKD
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Ý kiến của mình:
+ khi xuất hàng đi đã ĐK
Nợ TK 632: 3 triệu (1)
Có TK 156

Nợ TK 131,111,112
Có TK 511
Có TK 3331
+ Khi nhận hàng KH trả lại
Nợ TK 156 : 4 triệu
có TK 711: 1triệu
Có TK 632: 3triệu (2)

Nợ TK 531
Nợ TK 3331
Có TK 131,111,112

cuối tháng kết chuyển xác định KQHDSXKD hạch toán:
nợ TK 911: 3 triệu
có TK 632 : 3 triệu
Lúc này TK 632 sẽ hết số dư và chuyển qua TK 911 xác định KQHDSXKD, còn 1 triệu còn lại thì thẩy qua thu thập khác (lý do chênh lệch giá,...) và cũng kết chuyển sang ông anh 911 luôn là xong.

Nợ TK 711: 1 triệu
Có TK 911:1 triệu
Vậy sau sự kiện trên cty phát sinh lời 1 triệu bất thường.

Mong sự góp ý của các anh, chị trong nhóm!:happy3::helpsmilie:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Tóm lại là cách định khoản nào cũng được hết, cái chính là mục tiêu của mình là gì, nếu các bạn nào thêm cách khác thì cứ mời post tiếp nhé, nhưng nhớ là chỉ giải quyết tình huống "Hàng bán bị trả lại tại kỳ kế toán kế tiếp.
 
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

Em xin có ý kiến :
1 - Hàng không bán trong kỳ bị trả lại thì việc ghi giảm trừ doanh thu phải phụ thuộc vào tính trọng yếu. Không phải căn cứ vào cơ sở hoạt động liên tục mà vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được .
2 - Nên nếu nó đủ lớn ( gây hiểu sai doanh thu giá vốn trong kỳ ) thì phải xem nó là lỗ khác do năm trước chuyển sang . Nếu nó trọng yếu thì phải trình bày lại BCTC năm ngoái .
3 - Em vẫn thiên về hạch toán 632/911 -1 tr vì nó làm cho tổng số kết chuyển 632/911 đúng với BC KQKD
1 - Đúng là có phụ thuộc trọng yếu.
Nhưng ở đây không vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được. Vì nguyên tắc so sánh được là đề cập đến tính nhất quán. Nếu ta luôn luôn ghi như thế qua các năm (nhất quán) thì vẫn đảm bảo so sánh được.

2 - Nếu nó đủ lớn thì nên điều chỉnh lại BCTC, nhưng phải đảm bảo nhất quán qua các kỳ: cùng dùng chung 1 công thức xác định mức trọng yếu.
Dù cho trọng yếu hay không thì cũng không làm hiểu sai doanh thu và chi phí trong kỳ được. Vì sẽ phải trình bày riêng biệt trên BCTC :
Doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần.

3 - Nguyên tắc là không thể có 1 phát sinh âm, cụ thể TT32 quy định bên mua phải xuất hóa đơn trả hàng chứ không thể là bên bán xuất thêm 1 hóa đơn ghi số âm để nhận lại hàng được.
Trong kế toán cũng vậy. Ghi số âm chỉ dùng để sửa sai. Trường hợp này ghi N911/C632: -1tr thì cũng phải ghi thêm N511/C911: (chênh lệch âm tương ứng) và cả 2 bút toán đỏ đó đều không thể hiện 1 sự điều chỉnh cho sai sót của năm ngoái.

Ví dụ cụ thể cho dễ thấy.

Năm ngoái có lô hàng Dthu 5tr, Gvốn 4tr bị trả lại, năm nay có lô hàng Dthu 4,2tr Gvốn 3tr.
Vậy theo Kuki năm nay điều chỉnh N911/C632: -1tr và N511/C911: -0,8tr
Và như vậy tất toán 511, 632. Nhưng 2 bút toán đỏ ở trên nói lên điều gì?

Vậy nếu ghi đỏ thì phải ghi N911/C632: -4tr và N511/C911: -5tr
Sau đó tiếp tục kết chuyển 511, 632 như bình thường cho DT, CP năm nay.
Và thực chất là năm ngoái ghi sai 1 con số đến 4tr và 5tr chứ không phải 1tr.

4 - Xem việc hàng bị trả lại như là hoạt động khác để ghi 811 là không thể phù hợp với các lý luận khác. Việc hàng bị trả lại là bình thường trong hoạt động của cty, do đó nó sẽ được ghi vào các TK đầu 5 và 6.
Và quy định cho phép bên bán căn cứ hóa đơn bên mua trả lại hàng để ghi giảm doanh thu của mình chứ không phải dùng hóa đơn đó để ghi như là 1 đầu vào mới đã cho thấy đó là hoạt động bình thường và được phép khoan nộp thuế phần doanh thu đó. Ghi như Gã Sẹo hôm trước: xem như mua lại hàng mới để nhập kho -> cty bị thiệt, phải nộp thuế trước.
(Để tránh gian lận là cty dùng hóa đơn đó ghi giảm doanh thu, và đồng thời ghi như hóa đơn đầu vào mới mà Luật quy định: phải ghi rõ trên đó là "hàng trả lại" để dễ kiểm tra.
Liên hệ với 515 và 635. Hoạt động của công ty phải gửi tiền ở Ngân hàng và vay tiền nên phát sinh các khoản lãi tiền gửi và lãi vay là điều hết sức bình thường. Do đó trên báo cáo TC nó phải được tách ra và ghi vào hoạt động chính, không được ghi chung với hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn.)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??

1 - Đúng là có phụ thuộc trọng yếu.
Nhưng ở đây không vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được. Vì nguyên tắc so sánh được là đề cập đến tính nhất quán. Nếu ta luôn luôn ghi như thế qua các năm (nhất quán) thì vẫn đảm bảo so sánh được.
2 - Nếu nó đủ lớn thì nên điều chỉnh lại BCTC, nhưng phải đảm bảo nhất quán qua các kỳ: cùng dùng chung 1 công thức xác định mức trọng yếu.
Dù cho trọng yếu hay không thì cũng không làm hiểu sai doanh thu và chi phí trong kỳ được. Vì sẽ phải trình bày riêng biệt trên BCTC :
Doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần.
1&2. Chính vì xử lý hàng trả lại 2 năm khác nhau nên không nhất quán -> vi phạm nguyên tắc so sánh đó . 632 và 511 gánh chịu trả hàng năm trước phát sinh lỗ nhưng lỗ này không phải là hoạt động của năm nay .
3 - Nguyên tắc là không thể có 1 phát sinh âm, cụ thể TT32 quy định bên mua phải xuất hóa đơn trả hàng chứ không thể là bên bán xuất thêm 1 hóa đơn ghi số âm để nhận lại hàng được.
Trong kế toán cũng vậy. Ghi số âm chỉ dùng để sửa sai. Trường hợp này ghi N911/C632: -1tr thì cũng phải ghi thêm N511/C911: (chênh lệch âm tương ứng) và cả 2 bút toán đỏ đó đều không thể hiện 1 sự điều chỉnh cho sai sót của năm ngoái.

Ví dụ cụ thể cho dễ thấy.

Năm ngoái có lô hàng Dthu 5tr, Gvốn 4tr bị trả lại, năm nay có lô hàng Dthu 4,2tr Gvốn 3tr.
Vậy theo Kuki năm nay điều chỉnh N911/C632: -1tr và N511/C911: -0,8tr
Và như vậy tất toán 511, 632. Nhưng 2 bút toán đỏ ở trên nói lên điều gì?
Vậy nếu ghi đỏ thì phải ghi N911/C632: -4tr và N511/C911: -5tr
Sau đó tiếp tục kết chuyển 511, 632 như bình thường cho DT, CP năm nay.
Và thực chất là năm ngoái ghi sai 1 con số đến 4tr và 5tr chứ không phải 1tr.
Bác xem lại bài viết của em, theo em khối lượng hàng trả mà làm âm 632 thì em đã hạch toán 811 và 711 rồi .
Nếu cùng năm kế toán thì bút toán đó đảm bảo giá vốn trong kỳ đúng .
Ghi đỏ thì làm sai lệch tình hình kinh doanh như em đề cập ở trên .
4 - Xem việc hàng bị trả lại như là hoạt động khác để ghi 811 là không thể phù hợp với các lý luận khác. Việc hàng bị trả lại là bình thường trong hoạt động của cty, do đó nó sẽ được ghi vào các TK đầu 5 và 6.
Và quy định cho phép bên bán căn cứ hóa đơn bên mua trả lại hàng để ghi giảm doanh thu của mình chứ không phải dùng hóa đơn đó để ghi như là 1 đầu vào mới đã cho thấy đó là hoạt động bình thường và được phép khoan nộp thuế phần doanh thu đó. Ghi như Gã Sẹo hôm trước: xem như mua lại hàng mới để nhập kho -> cty bị thiệt, phải nộp thuế trước.
(Để tránh gian lận là cty dùng hóa đơn đó ghi giảm doanh thu, và đồng thời ghi như hóa đơn đầu vào mới mà Luật quy định: phải ghi rõ trên đó là "hàng trả lại" để dễ kiểm tra.
Liên hệ với 515 và 635. Hoạt động của công ty phải gửi tiền ở Ngân hàng và vay tiền nên phát sinh các khoản lãi tiền gửi và lãi vay là điều hết sức bình thường. Do đó trên báo cáo TC nó phải được tách ra và ghi vào hoạt động chính, không được ghi chung với hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn.)
Em không nghĩ 711-811 chỉ dùng cho "hoạt động khác" mà còn dùng để hạch toán " nghiệp vụ khác " . ý nghĩa ở đây là bất thường khác ( như trước đây ) , cũng giống như bị phạt, bỏ sót ...
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top