Tính giá thành trong lĩnh vực phần mềm là công việc chi tiết và không hề đơn giản tí nào.
Hiện nay vẫn chưa có cách tính mang tính chất chuẩn mực cho kế toán dựa vào đấy mà thực hiện. Tùy thuộc vào sự linh động của kế toán trong công việc mà thôi.
Sau khi tham khảo một số bài viết của các bậc "cao nhân" trong lĩnh vực này như bác NÀI. KING TIGER, HIEN, Gã Sẹo, Dragon489 ..... BAO tớ xin tổng hợp ý kiến như sau:
Thường thì khi tập hợp chi phí cho sản phẩm chúng ta gặp khó khăn trong việc xác định chi phí lương. Có thể một ông kỹ sư trong một tháng tham gia viết vài phần mềm, cũng có thể một phần mềm có thời gian thực hiện tương đối lâu (6 tháng hoặc 1 năm). Vì vậy việc xác định chi phí lương để tập hợp giá vốn cho một sản phẩm là tương đối phức tạp.
Để có thể tính.. gần đúng giá thành phần mềm thì cần phân biệt
- Phần mềm đóng gói:
Với phần mềm đóng gói doanh thu phát sinh nhiều lần, cần có kế hoạch chi tiết cho dự án: ước tính số lượng bán ?, duy trì trong bao nhiêu năm ?, bảo hành, tư vấn ....
==> Doanh thu dự kiến nhằm có phương án phân bổ chi phí
Chi phí phát sinh tập hợp cho từng dự án.
Tiền lương: Hạch toán 622 (QĐ15) hoặc 154 (QĐ48). Phân bổ lương vào sản phẩm theo tiêu thức tỷ lệ % trên doanh thu
- Phần mềm viết theo đơn đặt hàng
Với loại phần mềm viết theo đơn đặt hàng thì doanh thu phát sinh một lần
==> Tập hợp chi phí cho phần mềm này tương đối đơn giản.
- Ngoài ra có một cách nhẹ nhàng khác, Đó là không tính giá thành cho sản phẩm phần mềm mà tập hợp chi chí vào 641, 642. Xuất bán ghi nhận doanh thu. Cuối tháng kết chuyển tính lãi lỗ
==> Cách này được các công ty nhỏ áp dụng nhiều
Bác nào có ý kiến khác xin nêu quan điểm để BAO lại tập hợp tiếp.
Mời các bác