cách điều chỉnh sau quyết toán

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

* Thử cái này nhé ku EVA!!!
trong trường hợp thuế TNDN thì tớ cũng nghĩ như vậy, nhưng VD trong năm 2006 thuế VAT còn được khấu trừ chuyển qua năm 2007 là 100tr, sau khi quyết toán thì một số hóa đơn đầu vào bị loại ra => số thuế VAT đầu vào chuyển qua 2007 chỉ còn 40tr !!! vậy trong trường hợp này pác [you] điều chỉnh thế nào ?/? ( ko chơi 01/KHBS nhá vì 01/KHBS chỉ dùng điều chỉnh sai sót thuế của các kỳ trước - trước khi quyết toán thuế)

* Trong trường hợp bạn cyt3882 đưa ra thì theo pác [you] có thể hạch toán
N821/C3334 được ko ?

Mong các pác cho ý kiến :confuse1:

- Bị xuất toán Thuế GTGT thì điều chỉnh lại thuế GTGT
mà bị xuất toán thuế GTGT thì phải coi lại trong BB xem tờ HĐ đó do bất hợp pháp hay là kê khai sai để điều chỉnh cho đúng
Như vậy chi phí kế toán trên BCTC sẽ tăng lên.
(khác với câu hỏi #1)

- Phần chi phí bị xuất toán 40 tr ở #1 thì trong BCTC năm trước đã Htoán rồi giờ ko phải tính thêm nửa, năm nay chỉ Đ/C tiền thuế TNDN tăng thêm cho phần chi phí bị xuất toán này mà thui
Nợ 821/Có 3334 - OK
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Các pác cứ lấy số liệu Quyết toán thuế áp dụng cho năm sau. không phải điều chỉnh gì cho thêm rắc rối.
Bảng BCTC đã làm rồi làm sao điều chỉnh bút toán chứ?
Mình BC lỗ 86tr, CQ thuế xuất toán ra, nên chỉ còn lỗ 46tr. Thì ta lấy SL là 46tr chuyển sang năm sau.
Các pác cứ nghỉ thời điểm quyết toán là 5 năm sau thì làm sao ta biết được???/:chemdau:
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

này nhé, theo mình nghĩ VAT 2006 bị loại ra thì mình được quyền đưa vào CP sao lại không nhỉ? nhưng mình nghĩ đưa vào 811 thì hơi bị phí cho DN, vì hễ VAT ko được Khấu trừ thì nhập vào giá vốn HHoá hay đưa vào CP thì ta hãy đưa vào CP642 và chia làm nhiều kỳ (tháng) để trích khấu hao (vì đã qua kỳ phát sinh), chứ nếu đưa vào 811 thì cp đó bị bỏ ra khi xđkqkd thì uổng lắm, ở đây cơ quan thuế chỉ ko cho kh/trừ chứ có nói bỏ ra luôn? mình có thể chuyển sang TK khác mà

* Vậy cái hóa đơn này của bạn có phải là hóa đơn hợp pháp để được đưa vào CP tính thuế ko? nếu có thì cơ quan thuế đâu có loại nó ra phải ko bạn ? nếu ko phải hóa đơn hợp pháp thì làm sao đưa vào CP phần thuế GTGT này được trong khi ngay phần giá trị chưa thuế trên hóa đơn củng bị loại ra ?//? :confuse1:
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Các pác cứ lấy số liệu Quyết toán thuế áp dụng cho năm sau. không phải điều chỉnh gì cho thêm rắc rối.
Bảng BCTC đã làm rồi làm sao điều chỉnh bút toán chứ?
Mình BC lỗ 86tr, CQ thuế xuất toán ra, nên chỉ còn lỗ 46tr. Thì ta lấy SL là 46tr chuyển sang năm sau.
Các pác cứ nghỉ thời điểm quyết toán là 5 năm sau thì làm sao ta biết được???/:chemdau:
nếu theo cậu chỉ điều chỉnh số dư đầu kỳ 421 46tr, thì cũng phải đ/chỉnh TK nào nữa để Nợ và Có cân nhau chứ?
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Chẳng điều chỉnh gì cả !!!
Đây là chênh lệch giữa kế toán và thuế do bị loại ra một số loại CP *************** phát sinh nhưng hóa đơn, chứng từ ko hợp lý... :confuse1:

Em xin có ý kiến :

Giả sử trong 40 tr bị g5t thì :

1. 10 tr do bản thân công ty hạch toán không đúng chuẩn mực .
2. 30 tr là so sai biệt kế toán và thuế , phát sinh chênh lệch tạm thời .

Em thì nghiêng về điều chỉnh trong năm 2007 hơn là mở sổ sửa .
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

hóa đơn chứng từ không hợp lệ -> pS chênh lệch vĩnh viễn, mả đã PS chênh lệch vĩnh viễn rồi thì chĩ điều chỉnh trên 421 và 3334 thôi.
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Trích:
Đơn vị chúng Tôi là Công ty TNHH năm 2006 khi thanh tra bị loại 1 hoá đơn GTGT đầu vào do tẩy xoá, quyết định của thanh tra là loại ra khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, nguồn gốc của khoản tiền bị loại này là tiền mặt. Vậy khoản bị loại này hạch toán như thế nào?

Trả lời: (P Giám đốc 1 Sở TC)
Giá trị khoản chi phí loại khỏi chi phí hợp lý tính thuế TNDN (cụ thể là hoá đơn GTGT đầu vào tẩy xoá) sau khi trừ các khoản bồi thường (nếu có) có thể được hạch toán (trừ) vào lợi nhuận sau thuế TNDN của đơn vị (tài khoản 421-Lợi nhuận chưa phân phối).

Để hiểu và hạch toán chính xác về thuế thu nhập doanh nghiệp, Ông có thể nghiên cứu thêm Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế Thu nhập doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Tớ thấy trong trường hợp này mấy cái trích choach kia cứ để nguyên như thế không có vấn đề gì hết, cái bị gạt kia ra chỉ đơn thuần là chi phí không hợp lý mà thôi, các chi phí phát sinh thì vẫn hạch toán như vậy, cái lỗ 46 triệu là do cơ quan thuế xác định và mình chuyển số lỗ này qua quý khác hoặc qua năm khác. điều chỉnh lại cái Nợ TK 421 là 46 triệu thôi! pác [you] có ý kiến gì không?

Chỉ điều chỉnh lại TK 421 thì liệu BCĐKT của mình có cân không nhỉ? hay là không cần quan tâm đến vấn đề này, chỉ cần điều chỉnh số liệu? khó hiểu quá à
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

theo mình thì hóa đơn bị loại ra thì ko được khấu trừ nữa. Và hạch toán bình thường, khi quyết toán thì ta định khoản Nợ 3334/có tk 1331: 100tr sau khi quyết toán thì làm thêm bút toán điều chỉnh là Nợtk 133/có tk331 là 6ot. không biết em làm thế có đúng ko vậy. Xin các bác cho em ý kiến.
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

theo mình thì hóa đơn bị loại ra thì ko được khấu trừ nữa. Và hạch toán bình thường, khi quyết toán thì ta định khoản Nợ 3334/có tk 1331: 100tr sau khi quyết toán thì làm thêm bút toán điều chỉnh là Nợtk 133/có tk331 là 6ot. không biết em làm thế có đúng ko vậy. Xin các bác cho em ý kiến.

Sao vậy? Mình nghĩ Hóa đơn bị loại ra mà do "Hóa đơn chứng từ không hợp pháp" thì loại luôn thuế VAT, còn nếu bị loại vì " chi phí không hợp lý" thì mình vẫn được khấu trừ phần VAT này chứ? Vì mình đã chi trả khoản thuế này cho NCC dịch vụ để họ nộp thuế thay vì mình nộp cho CQ thuế!
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Đúng rồi.
Nhưng còn trường hợp thứ 3: mua hóa đơn lụi để: trốn thuế TNDN + hoàn thuế GTGT.

Trừong hợp này bị loại ra thì tính riêng từng loại GTGT và TNDN.

Căn cứ quyêt định ktra, thanh tra thuế ta chi tiền đi nộp và tính thẳng vào lợi nhuận sau thuế. Tức là không được tính ngược lại vào chi phí.
Nói thêm để anh em rõ hơn:
Nếu hóa đơn đó là mua NVL nhập kho bất kể sổ kế toán đã ghi xuất sd hay còn tồn kho thì CB thuế cũng không tính lại giá thành cho ta mà chỉ đơn giản lấy giá trị hóa đơn * 28% = số phải nộp thêm.
Phần thuế GTGT thì nộp ngay cho đủ.

Trong quyết định có ghi rõ 2 phần phải nộp đó.
Không điều chỉnh gì ráo trên tờ khai hay sổ cả.
Số phải nộp này xem như 1 phần riêng.
định khoản vào lợi nhuận sau thuế: N421-C3339 phải nộp khác.
Khi chi tiền đi nộp thì N333-C111

Bạn thắc mắc nếu NVL chưa xuất kho thì sao à?

Bạn vẫn được xuất kho tính vào giá thành năm sau.
VÌ thực chất là do bạn chưa xuất kho nên chi phí tính giá thành năm nay bạn chưa ăn gian nhà nước gì cả. Thế nhưng năm nay bạn bị bắt nộp thêm 28% của nó rồi. Như vậy năm sau khi bạn xuất kho món NVL này thì thực ra nó đã chịu thuế TNDN rồi.

Còn nếu đã xuất kho trong năm ktra thì nay bị xuất toán, thu hồi thúê, cắt đứt rồi. Năm sau đâu còn liên quan chi phí giá thành.

Vậy thì không điều chỉnh gì cả.

Thuế GTGT cũng rứa. Trong năm đã khấu trừ, cuối năm nhà nước phát hiện đòi lại = Huề.

Vậy có bị oan không? Trường hợp hóa đơn hợp pháp nhưng khoản chi phí không hợp lý thì sao?

Bạn yên tâm. Cán bộ thuế không tính ăn gian bạn đâu. Sẽ không bắt bạn nộp phần VAT này đâu.
Cán bộ thuế lập 2 bảng kê ktra GTGT và TNDN riêng.
Thường thường khi ktra cán bộ thuế sẽ ktra thuế GTGT trước, hóa đơn nào có ghi tên cty bạn hợp lệ thì cho khấu trừ. Nội dung chi không hợp lý thì kê vào 1 bảng kê riêng. Hóa đơn không hợp pháp (ví dụ không ghi MST người mua) thì kê vào cả 2 bảng (vì thuế TNDN đâu cho tính vào chi phí hợp lý). Hóa đơn lụi cũng kê vào 2 bảng như vậy. Tất nhiên nếu nghiêm trọng có thể bị truy tố hình sự.
Hóa đơn hợp pháp, hợp lý nhưng vi phạm chẳng hạn như kê khai trễ quá 3 tháng thì sẽ được kê vào không cho khấu trừ đồng thời cũng tính giảm thuế TNDN cho bạn (VAT đựoc tính vào chi phí nên giảm TNDN 28%).
Yên tâm. Cán bộ thuế sẽ tính đủ cho bạn.
Không hợp pháp, hóa đơn lụi, hay chi phí không hợp lý cuối cùng được tổng hợp lại để quyết định cty bạn phải móc xỉa ngay là bao nhiêu thôi. (Cộng tiền phạt nữa).



Mấy chuyện này năm nào hông làm mà sao mấy bác tranh luận dữ vậy.
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

chao TS, hom nay cau khoe ko?
cho minh hoi chut nhe!
van de cua minh la:
nam 2006 lo 86tr, sau QT lỗ 46tr, vậy chuyển ra sao?
N?/C421 có được ko bạn?
giúp mình với nhé!
à, lúc hỗm mình có gửi e-mail cho cậu, có nhận được ko?sao ko hồi âm cho mình với, cậu còn giận à?

Chả phải làm gì cả ( vì có phát thuế phải nộp đâu ).
Ghi lại lưu vào hồ sơ chứng nào phát sinh lãi thì tính tiếp .
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Hôm nay Gã sẹo mới đọc đề tài này, thực ra quyết toán để thuế bắt nộp ít nhất đã là một thành công của kế toán rồi. Tuy nhiên, khi cầm biên bản quyết toán lên, nhiều kế toán (kể cả kế toán cao cấp, tổng hợp cũng nhiều khi lẫn lộn không biết phải định khoản như thế nào). Hôm nay Gã sẹo xin viết một vài kinh nghiệm khi định khoản các bút toán điều chỉnh sau thuế:

Các bạn hình dung ra một chút nhé. Quyết toán thuế bao giờ cũng là quyết toán thời điểm trước, ví dụ năm 2007 thì quyết toán năm 2006, 2005,2004....

Hệ thống tài khoản thì chia ra làm các đầu :
Đầu 1, đầu 2: Trả lời cho câu hỏi Tài sản của công ty gồm những cái gì?
Đầu 3, đầu 4: Trả lời cho câu hỏi: Những tài sản kia được hình thành từ đâu?
Đầu 5,6,7,8 : Trả lời cho câu hỏi : Quá trình hoạnt động kinh doanh của công ty này trong kỳ như thế nào?
Đầu 9: Xác định kết quả trong kỳ.

Đây là những kiến thức hết sức cơ bản, tuy nhiên nó lại là cơ sở để các bạn thực hiện các bút toán.

Vì sao Gã sẹo lại đưa cái này lên, tiếp nhé, heheheh. Đứng ở năm 2007 để hạch toán điều chỉnh theo quyết toán thuế của các năm trước, hehehe, như vậy các bạn không thể sử dụng các tài khoản đầu 5;6;7;8,9, để điều chỉnh.

Như vậy nó chỉ liên quan tới các tài khoản đầu : 1;2;3;4.
Mà tài khoản đầu 1;2;3;4 thì các bạn dựa vào các câu văn trong biên bản quyết toán để phân tích nó để xem cái nào tăng, cái nào giảm cho rồi lắp tài khoản cho thích hợp.
Thực ra có rất nhiều trường hợp khi quyết toán thuế, vấn đề ở đây là bạn phải phân tích rồi xem nó là cái gì, tăng cái gì và giảm cái gì. Ví dụ : tăng thuế TNDN thì phải xem mình lấy nguồn nào để bù đắp, lý do tại sao tăng, có thu được của ai không, hay dùng lợi nhuận sau thuế bù đắp.....

Đó là kinh nghiệm của mình khi gặp bất kỳ một báo cáo quyết toán thuế hoặc báo cáo kiểm toán nào.

Có gì không hiểu các bạn cứ hỏi
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Mình la dân IT nên không hiểu nhiều về luật kế toán, mình cũng xin tham gia ý kiến, vì đây là diễn đàn để học hỏi mà:

Theo mình thì khi Tài sản hình thành từ xây dựng cơ bản thì không được khấu hao trước khi hình thành. Cho nên các khoản chi phí đó bị gạt ra là điều tất nhiên.

Khoản chi phí đó được trích từ KH,...và các khoản liên quan đến tài sản đó. Tại sao ta không treo khoản phí bị gạt đó vào một tài sản nào đó. Như trích trước sữa chữa lớn tài sản cố định chẳng hạn.

Hay khoản thu nhập bất thường cũng được, vì khoản gạt ra đó giống như lãi của Dn (Khoản lãi không mong muốn) tất nhiên là tăng một khoản thuế rùi.

Còn điều chỉnh hình như là vẫn được vì phần mền của mình cho phép điều chỉnh nhưng phải cấn trừ hết khoản phí đó, gióng như làm lại sổ sách vây.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Tớ thấy trong trường hợp này mấy cái trích choach kia cứ để nguyên như thế không có vấn đề gì hết, cái bị gạt kia ra chỉ đơn thuần là chi phí không hợp lý mà thôi, các chi phí phát sinh thì vẫn hạch toán như vậy, cái lỗ 46 triệu là do cơ quan thuế xác định và mình chuyển số lỗ này qua quý khác hoặc qua năm khác. điều chỉnh lại cái Nợ TK 421 là 46 triệu thôi! pác [you] có ý kiến gì không?

nếu theo 489 trả lời vậy thì cho mình hỏi nhé!
chỉ điều chỉnh TK Nợ 421 là 46tr thôi, thì Nợ và Có trên Bảng Cân đối của BCTC làm sao cân hả bạn?
phải còn 1 TK khác liên quan chứ, đúng ko?
theo bạn thì đó là TK nào?

Hôm nay Gã sẹo mới đọc đề tài này, thực ra quyết toán để thuế bắt nộp ít nhất đã là một thành công của kế toán rồi. Tuy nhiên, khi cầm biên bản quyết toán lên, nhiều kế toán (kể cả kế toán cao cấp, tổng hợp cũng nhiều khi lẫn lộn không biết phải định khoản như thế nào). Hôm nay Gã sẹo xin viết một vài kinh nghiệm khi định khoản các bút toán điều chỉnh sau thuế:

Các bạn hình dung ra một chút nhé. Quyết toán thuế bao giờ cũng là quyết toán thời điểm trước, ví dụ năm 2007 thì quyết toán năm 2006, 2005,2004....

Hệ thống tài khoản thì chia ra làm các đầu :
Đầu 1, đầu 2: Trả lời cho câu hỏi Tài sản của công ty gồm những cái gì?
Đầu 3, đầu 4: Trả lời cho câu hỏi: Những tài sản kia được hình thành từ đâu?
Đầu 5,6,7,8 : Trả lời cho câu hỏi : Quá trình hoạnt động kinh doanh của công ty này trong kỳ như thế nào?
Đầu 9: Xác định kết quả trong kỳ.

Đây là những kiến thức hết sức cơ bản, tuy nhiên nó lại là cơ sở để các bạn thực hiện các bút toán.

Vì sao Gã sẹo lại đưa cái này lên, tiếp nhé, heheheh. Đứng ở năm 2007 để hạch toán điều chỉnh theo quyết toán thuế của các năm trước, hehehe, như vậy các bạn không thể sử dụng các tài khoản đầu 5;6;7;8,9, để điều chỉnh.

Như vậy nó chỉ liên quan tới các tài khoản đầu : 1;2;3;4.
Mà tài khoản đầu 1;2;3;4 thì các bạn dựa vào các câu văn trong biên bản quyết toán để phân tích nó để xem cái nào tăng, cái nào giảm cho rồi lắp tài khoản cho thích hợp.
Thực ra có rất nhiều trường hợp khi quyết toán thuế, vấn đề ở đây là bạn phải phân tích rồi xem nó là cái gì, tăng cái gì và giảm cái gì. Ví dụ : tăng thuế TNDN thì phải xem mình lấy nguồn nào để bù đắp, lý do tại sao tăng, có thu được của ai không, hay dùng lợi nhuận sau thuế bù đắp.....

Đó là kinh nghiệm của mình khi gặp bất kỳ một báo cáo quyết toán thuế hoặc báo cáo kiểm toán nào.

Có gì không hiểu các bạn cứ hỏi

vậy cho mình hỏi chút nhé GS:
vậy sau khi QT DNTN của mình bạ gạt ra 1 số CP làm tăng LN từ lỗ nhiều sang lỗ ít, vậy theo bạn khiến TK nào giảm vậy? có phải tăng LN thì phải Có 421 ko, vậy Nợ TK nào, xin bạn chỉ giúp!
à mà cho mình xin lỗi nhé, nhưng mình nói thật lòng ấy, sao cậu lại đặt tên GSẹo nghe ghê quá, cậu đặt tên khác nghe dễ thương hơn đi nhé!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

nếu theo 489 trả lời vậy thì cho mình hỏi nhé!
chỉ điều chỉnh TK Nợ 421 là 46tr thôi, thì Nợ và Có trên Bảng Cân đối của BCTC làm sao cân hả bạn?
phải còn 1 TK khác liên quan chứ, đúng ko?
theo bạn thì đó là TK nào?



vậy cho mình hỏi chút nhé GS:
vậy sau khi QT DNTN của mình bạ gạt ra 1 số CP làm tăng LN từ lỗ nhiều sang lỗ ít, vậy theo bạn khiến TK nào giảm vậy? có phải tăng LN thì phải Có 421 ko, vậy Nợ TK nào, xin bạn chỉ giúp!
à mà cho mình xin lỗi nhé, nhưng mình nói thật lòng ấy, sao cậu lại đặt tên GSẹo nghe ghê quá, cậu đặt tên khác nghe dễ thương hơn đi nhé!

Hehehe, xin trả lời bạn nhé, mình sẽ đi phân tích:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.

Đầu tiên bạn xác định chi phí bị gạt đó do lý do gì, khi xác định được lý do thì xem ai là người bồi thường, công ty hay một cá nhân nào đó.

Trường hợp 1: là cá nhân, công ty không chịu, và bạn đã có buổi làm việc với hắn ta và hắn ta chấp nhận hoàn trả cho bạn, như vậy bạn phải tăng khoản phải thu của hắn, đồng thời cũng tăng lãi lên (hoặc giảm lỗ đi).

Bạn đinh khoản : Nợ 1388/Có 421, như vậy 421 của bạn ở đây sau khi có bút toán này sẽ tăng lên, tuy nhiên nếu lỗ nhiều hơn thì số dư vẫn nằm bên Nợ.

Trường hợp thứ 2: Công ty bạn chấp nhận khoản lỗ đó không phải thu ai cả mà trừ vào công ty. Như vậy đây lại là khoản chi phí công ty chấp nhận nhưng thuế ko chấp nhận (chênh lệch vĩnh viễn).

Lại xét tiếp: Nếu công ty bạn đang lỗ lớn hơn khoản này => công ty vẫn lỗ => thuế TNDN phải nộp năm này =0; tuy nhiên bạn phải chú ý trong việc chuyển lỗ của năm đó bởi chuyển lỗ chỉ chuyển số lỗ được thuế chấp nhận.

Nếu công ty bạn có khoản lỗ nhỏ hơn khoản này=> bạn phải nộp tăng thuế TNDN, căn cứ biên bản: bạn hạch toán:
Nợ 421/Có 3334 (phần thuế TNDN phải nộp) => công ty bạn lỗ thêm nữa, nhưng phần này cũng không được chuyển lỗ.
 
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Hehehe, xin trả lời bạn nhé, mình sẽ đi phân tích:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.

Trường hợp thứ 2: Công ty bạn chấp nhận khoản lỗ đó không phải thu ai cả mà trừ vào công ty. Như vậy đây lại là khoản chi phí công ty chấp nhận nhưng thuế ko chấp nhận (chênh lệch vĩnh viễn).

cảm ơn bạn rất nhiều, mình học được rất nhiều kinh nghiệm qua bạn, nhưng cho mình hỏi tí nhé!

nếu là chênh lệch vĩnh viễn vậy thì ko cần điều chỉnh lại số sách và BCTC đầu kỳ để cho khớp sao bạn? nếu có điều chỉnh Nợ TK nào vậy bạn?
chân thành cảm ơn bạn tốt!
:thumbup:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Hehehe, xin trả lời bạn nhé, mình sẽ đi phân tích:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.

Trường hợp thứ 2: Công ty bạn chấp nhận khoản lỗ đó không phải thu ai cả mà trừ vào công ty. Như vậy đây lại là khoản chi phí công ty chấp nhận nhưng thuế ko chấp nhận (chênh lệch vĩnh viễn).

cảm ơn bạn rất nhiều, mình học được rất nhiều kinh nghiệm qua bạn, nhưng cho mình hỏi tí nhé!

nếu là chênh lệch vĩnh viễn vậy thì ko cần điều chỉnh lại số sách và BCTC đầu kỳ để cho khớp sao bạn? nếu có điều chỉnh Nợ TK nào vậy bạn?
chân thành cảm ơn bạn tốt!
:thumbup:

Nếu là chênh lệch vĩnh viễn như trường hợp 2 đó thì xét tiếp các trường hợp như mình nói ở phần trên đó, bạn đọc kỹ lại các phần mình xét thêm,nếu có thể bạn đưa các dữ liệu để mình có thể ví dụ cho bạn kỹ lưỡng hơn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

Nếu là chênh lệch vĩnh viễn như trường hợp 2 đó thì xét tiếp các trường hợp như mình nói ở phần trên đó, bạn đọc kỹ lại các phần mình xét thêm,nếu có thể bạn đưa các dữ liệu để mình có thể ví dụ cho bạn kỹ lưỡng hơn

này GS ơi, mình hỏi bạn ko hiểu ý mình rồi, cái chênh lệch đó là do DN chịu hoàn toàn vì đây là DNTN GS ạ. mình đã đọc rất kỹ trả lời của bạn rồi, mình chọn Trường hợp 2 trong trả lời của bạn, nếu do DN chịu vậy thì phải định khoản Nợ TK nào hả bạn tốt, mình chỉ cần điều chỉnh ngay sao cho khớp với QT thuế chứ đằng nào thì DN cũng chịu phần tổn thất đó mà, bạn giúp mình với GS ơi, mình rất tội nghiệp
tái bút:
mình cũng ko đến nỗi tệ, khá xinh, vậy anh có tính phí ko đấy, mà nếu có tính thì bao nhiêu vậy anh GS, nhớ tính rẽ ấy nhé!!!:cray:

Đúng rồi.
Nhưng còn trường hợp thứ 3: mua hóa đơn lụi để: trốn thuế TNDN + hoàn thuế GTGT.

Trừong hợp này bị loại ra thì tính riêng từng loại GTGT và TNDN.

Căn cứ quyêt định ktra, thanh tra thuế ta chi tiền đi nộp và tính thẳng vào lợi nhuận sau thuế. Tức là không được tính ngược lại vào chi phí.
Nói thêm để anh em rõ hơn:
Nếu hóa đơn đó là mua NVL nhập kho bất kể sổ kế toán đã ghi xuất sd hay còn tồn kho thì CB thuế cũng không tính lại giá thành cho ta mà chỉ đơn giản lấy giá trị hóa đơn * 28% = số phải nộp thêm.
Phần thuế GTGT thì nộp ngay cho đủ.

Trong quyết định có ghi rõ 2 phần phải nộp đó.
Không điều chỉnh gì ráo trên tờ khai hay sổ cả.
Số phải nộp này xem như 1 phần riêng.
định khoản vào lợi nhuận sau thuế: N421-C3339 phải nộp khác.
Khi chi tiền đi nộp thì N333-C111

Bạn thắc mắc nếu NVL chưa xuất kho thì sao à?

Bạn vẫn được xuất kho tính vào giá thành năm sau.
VÌ thực chất là do bạn chưa xuất kho nên chi phí tính giá thành năm nay bạn chưa ăn gian nhà nước gì cả. Thế nhưng năm nay bạn bị bắt nộp thêm 28% của nó rồi. Như vậy năm sau khi bạn xuất kho món NVL này thì thực ra nó đã chịu thuế TNDN rồi.

Còn nếu đã xuất kho trong năm ktra thì nay bị xuất toán, thu hồi thúê, cắt đứt rồi. Năm sau đâu còn liên quan chi phí giá thành.

Vậy thì không điều chỉnh gì cả.

Thuế GTGT cũng rứa. Trong năm đã khấu trừ, cuối năm nhà nước phát hiện đòi lại = Huề.

Mấy chuyện này năm nào hông làm mà sao mấy bác tranh luận dữ vậy.
cậu nói nhiều thế, cậu là cán bộ thuế sao?
cậu nói thế chứ chỗ của mình cũng có vài cán bộ ko rành, mới vào nghề, bắt lỗi mình toàn là sai ko thôi, mình rất bực nhưng ko dám cãi thẳng chỉ nói mé thôi vì sợ mếch lòng họ , mình chỉ nói thế rồi có bác khác nhắc nhở bác này đấy bạn ạ. ở đâu cũng có tiêu cực đấy bạn ạ, phải ai cũng như bạn nói thì thế giới đã thanh bình rồi, mình chỉ tâm sự thế thôi, ko phải đả kích đâu nhé, đừng hiểu lầm, cảm ơn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán

này GS ơi, mình hỏi bạn ko hiểu ý mình rồi, cái chênh lệch đó là do DN chịu hoàn toàn vì đây là DNTN GS ạ. mình đã đọc rất kỹ trả lời của bạn rồi, mình chọn Trường hợp 2 trong trả lời của bạn, nếu do DN chịu vậy thì phải định khoản Nợ TK nào hả bạn tốt, mình chỉ cần điều chỉnh ngay sao cho khớp với QT thuế chứ đằng nào thì DN cũng chịu phần tổn thất đó mà, bạn giúp mình với GS ơi, mình rất tội nghiệp
tái bút:
mình cũng ko đến nỗi tệ, khá xinh, vậy anh có tính phí ko đấy, mà nếu có tính thì bao nhiêu vậy anh GS, nhớ tính rẽ ấy nhé!!!:cray:
--------------------

cậu nói nhiều thế, cậu là cán bộ thuế sao?
cậu nói thế chứ chỗ của mình cũng có vài cán bộ ko rành, mới vào nghề, bắt lỗi mình toàn là sai ko thôi, mình rất bực nhưng ko dám cãi thẳng chỉ nói mé thôi vì sợ mếch lòng họ , mình chỉ nói thế rồi có bác khác nhắc nhở bác này đấy bạn ạ. ở đâu cũng có tiêu cực đấy bạn ạ, phải ai cũng như bạn nói thì thế giới đã thanh bình rồi, mình chỉ tâm sự thế thôi, ko phải đả kích đâu nhé, đừng hiểu lầm, cảm ơn

1/ Tôi nói là cán bộ thuế lập bảng tính cho 2 loại thuế GTGT và TNDN là việc làm hàng ngày của họ nên không sợ họ tính nhầm cho mình. Tôi đâu có nói là họ gạt chi phí vì nội dung, thủ tục hợp lý hay không hợp lý.

2/ Cả tháng trời cũng chưa thông nữa sao?
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.
Cán bộ thuế tài ba như vậy chắc cho Giám đốc về vườn quá. Mướn cán bộ hàng năm phết vài cái là DN có lãi ngay. Khỏi quản lý, khỏi làm ăn chi cho cực

Việc thuế tính chỉ là tính số thuế TNDN của Cty phải nộp thêm là bao nhiêu thôi. Đâu có làm thay đổi Tài sản, Nguồn vốn -> không phải là nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh -> không ghi sổ kế toán.

Trừong hợp của bạn là trường hợp đặc biệt nên mới không phải ghi sổ kế toán.

Nếu: Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ sang lời.
Hoặc:Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ Lời ít sang nhiều.

Lúc này sẽ phát sinh 1 nghiệp vụ kinh tế: Công ty phải nộp ngay vào NSNN xxx đồng.

Khi đó mới phải điều chỉnh số đầu kỳ của BCTC năm hiện tại.

---------
Nguyên nhân bj xuất toán là do Khấu hao quá mức:
Thuế vẫn chấp nhận quyết định khấu hao nhanh đó của DN. Chấp nhận sổ kế toán là phản ảnh đúng tình hình sử dụng TSCĐ. Chỉ có điều là số được tính vào chi phí hợp lý là bị bớt đi khi tính thuế TNDN.
Vì sổ kế toán đã phản ảnh đúng tình hình thực tế thì cớ gì phải điều chỉnh 214?

Giả sử TSCĐ NG:100, thời gian sd:5 năm, Cty KH nhanh hệ số 3.
KH hàng năm:60+24+9,6+3,84+2,56
Quy định TT134 là không đựoc quá 2 lần khấu hao thẳng = không quá 40.

Vậy DN năm đầu chỉ được tính vào chi phí hợp lý 40, các năm sau vẫn là 24+9,6+3,84+2,56. Tổng cộng 5 năm chỉ đựoc tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế là 80 -> thiệt hại 20*28%=5,6 -> số này ghi vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
Số 20 bị xuất toán năm đầu không được nhét vào các năm sau để tính bù. Vì không được pép chỉnh sửa số đầu kỳ nên trên sổ kế toán và BCTC năm sau chỉ thấy phép tính khấu hao ra kết quả là 24.

Phần mềm của Haydoiday mà cho tính vào thì khi mang lên Bộ duyệt coi chừng bị loại đó.

---------

Hehehe, xin trả lời bạn nhé, mình sẽ đi phân tích:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.

Đầu tiên bạn xác định chi phí bị gạt đó do lý do gì, khi xác định được lý do thì xem ai là người bồi thường, công ty hay một cá nhân nào đó.

Trường hợp 1: là cá nhân, công ty không chịu, và bạn đã có buổi làm việc với hắn ta và hắn ta chấp nhận hoàn trả cho bạn, như vậy bạn phải tăng khoản phải thu của hắn, đồng thời cũng tăng lãi lên (hoặc giảm lỗ đi).

Bạn đinh khoản : Nợ 1388/Có 421, như vậy 421 của bạn ở đây sau khi có bút toán này sẽ tăng lên, tuy nhiên nếu lỗ nhiều hơn thì số dư vẫn nằm bên Nợ.

Trường hợp thứ 2: Công ty bạn chấp nhận khoản lỗ đó không phải thu ai cả mà trừ vào công ty. Như vậy đây lại là khoản chi phí công ty chấp nhận nhưng thuế ko chấp nhận (chênh lệch vĩnh viễn).

Lại xét tiếp: Nếu công ty bạn đang lỗ lớn hơn khoản này => công ty vẫn lỗ => thuế TNDN phải nộp năm này =0; tuy nhiên bạn phải chú ý trong việc chuyển lỗ của năm đó bởi chuyển lỗ chỉ chuyển số lỗ được thuế chấp nhận.

Nếu công ty bạn có khoản lỗ nhỏ hơn khoản này=> bạn phải nộp tăng thuế TNDN, căn cứ biên bản: bạn hạch toán:
Nợ 421/Có 3334 (phần thuế TNDN phải nộp) => công ty bạn lỗ thêm nữa, nhưng phần này cũng không được chuyển lỗ.

Tôi thấy lập luận này không đúng.

Nếu "Đầu tiên bạn xác định chi phí bị gạt đó do lý do gì, khi xác định được lý do thì xem ai là người bồi thường, công ty hay một cá nhân nào đó" thì có nghĩa là sổ kế toán và BCTC đã ghi chép không đúng thực tế, phải chờ đến cán bộ Thuế phát hiện ra.

BCTC và sổ ghi sai thì: làm lại cái khác đi.
Làm sao có thể làm việc trên sơ sở số liệu sai được?

Cán bộ thuế sẽ yêu cầu bạn làm lại sổ và BCTC đồng thời đề nghị UBND phạt vì vi phạm Luật kế toán.

Khi cán bộ thuế làm việc trên sổ kế toán và BCTC đồng nghĩa là sổ và BCTC đó đúng Luật kế toán rồi. Thuế phải tôn trọng Luật về kế toán, kiểm toán. Sổ của bạn làm đúng Luật thì thuế phải ton trọng điều đó.
 
Sửa lần cuối:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top