Xử lý phần chi phí cần trích phân bổ/khấu hao còn lại của CCDC/TSCĐ khi bị hỏng

Steppenwolf

New Member
Hội viên mới
Cho em hỏi CCDC, TSCĐ đang phân bổ/ khấu hao chi phí giữa chừng thì bị hỏng thì phần còn lại chưa phân bổ/khấu hao thì cũng hạch toán vào chi phí doanh nghiệp (62...;64...). hay sao ? Em đọc nhiều trang thấy bảo phần còn lại vẫn hạch toán vào chi phí doanh nghiệp nhưng em thắc mắc là vì khi mình hạch toán phần còn lại chưa phân bổ/khấu hao vào chi phí cho kỳ đó thì sẽ khiến cho chi phí kỳ đó cao lên bất thường dẫn đến việc tính giá thành/sản phẩm sẽ tăng lên trong kỳ đó và chi phí đó có được trừ khi tính thuế cho kỳ đó không ? Theo em là phần còn lại chưa phân bổ/khấu hao hết thì ghi nhận vào 811 (Nợ 811/Có 242;214) vì nếu ghi nhận vào đầu 6 thì sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm của kỳ đó. Em cảm ơn
 
Theo khoản 3 điều 35 thông tư 200/2014:

3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Theo điều 38 thông tư 200/2014:

đ) Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.

Tham khảo hạch toán tại điều 93 thông tư 200/2014:

a) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).

- Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).
 
Theo khoản 3 điều 35 thông tư 200/2014:

3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Theo điều 38 thông tư 200/2014:

đ) Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.

Tham khảo hạch toán tại điều 93 thông tư 200/2014:

a) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).

- Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).
Đây là quy định cho TSCĐ, còn CCDC không thấy quy định. CCDC chưa phân bổ hết thì làm thế nào nhỉ ? Đưa vào chi phí đầu 6 luôn hay sao ? Vì trên misa khi mình hạch toán nghiệp vụ ghi giảm CCDC, lúc tính phân bổ nó phân bổ hết phần còn lại vào TK đầu 6 luôn
 
Đây là quy định cho TSCĐ, còn CCDC không thấy quy định. CCDC chưa phân bổ hết thì làm thế nào nhỉ ? Đưa vào chi phí đầu 6 luôn hay sao ? Vì trên misa khi mình hạch toán nghiệp vụ ghi giảm CCDC, lúc tính phân bổ nó phân bổ hết phần còn lại vào TK đầu 6 luôn
Ghi nhận phần giá trị chứ phân bổ mà CCDC hư hỏng không sử dụng được vào chi phí loại 6
 
Vào chi phí loại 6 (627-641-642-632) theo bộ phận sử dụng CCDC á bạn
Cảm ơn bạn, mình hỏi thầy mình rồi. Phân bổ vào đâu tùy vào mỗi doanh nghiệp vì đây là công cụ dụng cụ hỏng, phần chưa phân bổ có thể phân bổ vào 811 hoặc đưa vào 138 để chờ xử lý sau này có thể trừ vào lương người lao động làm hỏng. Ngoài ra nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tuyệt đối không phân bổ vào 627 hay 632 vì làm tăng giá thành sản phẩm vô lý
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top