Vài điểm lưu ý về hóa đơn điện tử _ DN có phải lập hóa đơn khi bán hàng dưới 200.000đ

Kind.tax

Member
Hội viên mới
1. Các quy định hiện tại về việc áp dụng hóa đơn điện tử:
Thông tư 88/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử, các văn bản sau quy định về hóa đơn điện tử vẫn còn hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022
- Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);
- Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

2. Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử:

Thời gian vừa qua chúng ta có nhiều vướng mắc về thời điểm quy định bắt đầu áp dụng hóa đơn điện tử khi có nhiều văn bản chéo nhau, cụ thể, trước đây theo Nghị định 119 và Thông tư 68 thì thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử là từ 01/11/2020. Tuy nhiên mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP, qua đó lùi thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đến 1/7/2022.

3. Hóa đơn điện tử có bao nhiêu loại:
Theo TT 68/2019/TT-BTC, Hóa đơn điện tử có 2 loại:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong 12 tháng hoạt động liên tục
"...
Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:
b.1) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
b.2) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
b.3) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
b.4) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết...
b.5) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định...
b.6) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
b.7) Doanh nghiệp đang mua hóa đơn của cơ quan thuế (thực hiện Quyết định “về việc doanh nghiệp có rủi ro cao chuyển sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế”) được cơ quan thuế Thông báo chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
..."

Sau thời gian 12 tháng, “doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế” sẽ được rà soát và xác định lại điều kiện để được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
Các ngành nghề được được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của CQT được xác định theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Nghị định 119/2018/ND-CP còn quy định trường hợp nếu DN đáp ứng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

4. Có phải lập hóa đơn khi bán hàng dưới 200.000đ
- Đối với hóa đơn giấy

Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần bán thì bên bán không phải lập hóa đơn mà chỉ cần lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu người mua có yêu cầu thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và giao cho người mua.

- Đối với hóa đơn điện tử:
+ Tại khoản 1, Điều 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:
"
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."

+ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:
"1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."

Như vậy, khi áp dụng hóa đơn điện tử thì Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác phải xuất hóa đơn bất kể giá trị hóa đơn là bao nhiêu.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top