Hộ kinh doanh đang là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này cũng có những ưu, nhược điểm riêng.
Hộ kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh, trong đó:
- Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ;
- Đăng ký kinh doanh tại một địa điểm;
- Sử dụng dưới 10 lao động;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Từ định nghĩa trên có thể thấy rõ những ưu nhược điểm của hộ kinh doanh.
Ưu điểm của hộ kinh doanh
- Thủ tục thành lập khá đơn giản, chỉ cần nộp đủ các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
- Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán (khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006, sửa đổi bổ sung 2016).
Nhược điểm của hộ kinh doanh
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
- Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng (Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP);
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
- Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT (khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013);
- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
Nguồn: LuatVietnam.vn
Hộ kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh, trong đó:
- Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ;
- Đăng ký kinh doanh tại một địa điểm;
- Sử dụng dưới 10 lao động;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Từ định nghĩa trên có thể thấy rõ những ưu nhược điểm của hộ kinh doanh.
Ưu điểm của hộ kinh doanh
- Thủ tục thành lập khá đơn giản, chỉ cần nộp đủ các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
- Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán (khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006, sửa đổi bổ sung 2016).
Nhược điểm của hộ kinh doanh
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
- Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng (Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP);
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
- Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT (khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013);
- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
Nguồn: LuatVietnam.vn