Tối ưu lợi ích Business Intelligence cho ngành khách sạn (P.1)

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Không khó để giải thích cho xu hướng ứng dụng business intelligence trong ngành khách sạn. Một nghiên cứu vào năm 2014 của hãng tư vấn Nucleus Research chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể thu về đến $13.01 cho mỗi $1 bỏ ra khi đầu tư vào các giải pháp intelligence và analytics.

Theo báo cáo Global Hospitality Insights năm 2015 của EY thì: ‘’Các khách sạn hàng đầu đang tận dụng các thành tựu công nghệ analytics và trí tuệ nhân tạo (AI) để gia tăng lượng book phòng online, cải thiện lợi nhuận thu về từ hoạt động quảng cáo (ROAS), thấu hiểu nhu cầu của khách song song với vun đắp quan hệ khách hàng.’’

Mặc dù vậy, có thể nói con đường phía trước còn rất dài. ‘’Đa số các doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ đều chưa tận dụng tối đa được tiềm năng của các công cụ này,’’ ông Bernard Ellis, phó chủ tịch Bộ phận Chiến lược tại Infor Hospitality cho hay.

Sau đây là 5 chiến lược giúp các khách sạn tối ưu hiệu quả đầu tư vào các giải pháp BI.

1. Kết hợp dữ liệu dự báo cuốn chiếu vào nền tảng BI/analytics

Một trong số các tính năng hấp dẫn người dùng của BI là cho phép doanh nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động trong các giai đoạn kinh doanh trước, nhưng thường thì chức năng này lại không đóng góp được gì nhiều; bởi lẽ khi người dùng có thể xem xét và đánh giá hiệu quả thì đã quá trễ để họ có thể làm bất cứ điều gì khác ngoài cố gắng xử lý các vấn đề nếu có.

Do đó, nắm bắt và tận dụng các dự báo kinh doanh bằng công cụ BI được cho là phương hướng tối ưu giúp nhà quản trị cải thiện độ chính xác của khả năng phân tích dự báo và độ tin cậy của khả năng ra quyết định.

Mặc dù vậy, quy trình dự báo truyền thống thường đòi hỏi sự nhất trí và chấp thuận của cả một đội ngũ, điều này chắc chắn sẽ làm tiến độ bị đình trệ. Không sớm thì muộn, người trong cuộc sẽ dần chán nản và mất hứng thú với dự án. Dữ liệu dự báo cần phải kịp thời và chính xác thì mới có thể mang lại giá trị thiết thực.

Đối với mọi doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn mà nói, hệ thống quản lý nguồn doanh thu có chức năng liên tục dự báo và tái dự báo tình hình kinh doanh ít nhất một lần mỗi ngày, hoạt động này còn được đảm bảo bởi sự can thiệp kịp thời của bộ phận điều hành. Doanh nghiệp có thể tận dụng các dự báo gối đầu này để đảm bảo hướng đi đúng đắn nhằm sớm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Muốn tích hợp thành công luồng dữ liệu này vào công cụ BI đòi hỏi một bộ giải pháp analytics với các công cụ tích hợp mạnh mẽ để có thể xử lý nguồn thông tin khổng lồ này đồng thời duy trì quá trình sao lưu dữ liệu tạm thời, góp phần xây dựng một phiên bản đồng nhất với nhịp độ ổn định. Điều này cho phép người dùng trong phạm vi toàn tổ chức truy cập nguồn dữ kiện quan trọng hỗ trợ quá trình ra quyết định trong hoạt động hằng ngày.

Trong quá trình triển khai giải pháp Quản lý hiệu suất doanh nghiệp (d/EPM) trên 73 khách sạn 5 sao của mình tại 31 quốc gia khác nhau, Kempinski – tập đoàn khách sạn cao cấp lâu đời nhất Châu Âu, đã sử dụng Infor ION. Đây là một phần mềm middleware với dung lượng nhẹ được phát triển bởi Infor, được Kempinski ứng dụng nhằm tích hợp với các hệ thống tài chính của khách sạn cùng với Infor EzRMS và một hệ thống khác bên thứ ba.

Kết quả mà họ nhận được là các dự báo quản trị nguồn doanh thu và các dữ liệu từ các bộ phận khác như bộ phận tài chính, điều hành, đặt phòng, quản lý nhu cầu khách hàng và quản lý uy tín, đều được tự động gửi đến d/EPM, giúp họ loại bỏ quy trình hợp nhất dữ liệu truyền thống và thủ công chỉ được tiến hành một lần mỗi tháng. Tầm nhìn chiến lược của Kempinski đã được cải thiện với nguồn dữ liệu được cập nhật liên tục, nâng cao khả năng ra quyết định của các thành viên trong tổ chức.

2. Bài trừ những ‘’góc tối’’ của dữ liệu

Không khó để nhận ra rằng những bộ giải pháp công nghệ hỗ trợ hoạt động điều hành Nhà hàng – Khách sạn thường phức tạp và không ổn định. Dẫn đến tình trạng không ít lần bảng dashboard bỏ sót dữ liệu quản lý spa hay hệ thống bán vé trực tuyến, nhất là khi những hoạt động này được bổ sung khi bộ giải pháp chỉ mới được thiết lập. Các sự cố trong quá trình tích hợp cũng có thể gây cản trở tiến độ, một ví dụ điển hình là khi cấu trúc dữ liệu nội bộ không tương thích với bên thứ ba nhưng bộ phận IT không thể giải quyết do thiếu thời gian.

Một vấn đề thường gặp khác liên quan đến các hệ thống được tích hợp sẵn vào bộ giải pháp BI là tần suất cập nhật dữ liệu không đồng nhất với nhu cầu người dùng. Ví dụ trong trường hợp khách đến theo tour/đoàn nhưng thông tin bên bộ phận đặt phòng được cập nhật quá trễ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ phận có trách nhiệm thu mua và tạo đơn hàng hay bộ phận giám sát có chức năng điều động nhân viên.

Tất cả những vấn đề kể trên đều ngăn cản các nhà điều hành đến với mục tiêu hoàn thiện bức tranh doanh nghiệp.

Nhóm nghiên cứu Info-Tech cho biết các nguồn dữ liệu trực thuộc ngành Nhà hàng - Khách sạn vẫn còn rất phân tán, họ cũng khuyến nghị ‘’các doanh nghiệp nên xem xét đánh giá danh mục đầu tư ứng dụng trước khi tích hợp các nguồn dữ liệu và thông tin để có thể nâng cao chất lượng các quyết định cấp doanh nghiệp, từ đó cải thiện khả năng vận hành và sử dụng BI’’, theo Cảnh quan doanh nhân: Business Intelligence cho Công nghệ Gaming, Nhà hàng – Khách sạn và Dịch vụ Giải trí năm 2015.

Do thiếu một góc nhìn doanh nghiệp toàn diện, các nhà quản trị và nhân viên cấp dưới không có một cơ sở vững chắc để ra quyết định. Một công cụ BI linh hoạt với khả năng tích hợp mạnh mẽ mang đến cho các nhà điều hành một bức tranh đa chiều và chính xác về các hoạt động kinh doanh, từ đó hỗ trợ ra quyết định quản trị.

Còn tiếp … những nội dung mục 03 04 05 mời quý bạn đọc đón đọc trong những bài viết tiếp theo tại post chủ đề này.
 
Tối ưu lợi ích Business Intelligence cho ngành khách sạn (P.2)

3. Chú trọng phân tích các kênh OTA và các trang đặt bàn bên thứ ba


Theo cổng thông tin Statista, chỉ trong năm 2015 đến 52% số phòng được đặt đều thông qua các kênh đại lí du lịch online, số lượng đặt bàn tại các nhà hàng cũng không hề nhỏ. Datanyzed cho biết chỉ riêng trang đặt bàn OpenTable đã kết nối 32,000 nhà hàng và 16 triệu người dùng mỗi tháng. Các dịch vụ này mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nhà hàng và khách sạn.

Nhưng trong quá trình phát triển, các mô hình quản lý nguồn doanh thu thuộc các hệ thống phân phối của các kênh online này có xu hướng trở nên phức tạp và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái bất ổn định.

Điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi thẩm định chi phí thực tế của các dịch vụ này. Hậu quả là các doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn bị đặt vào thế khó trong trường hợp phải dàn xếp các điều khoản hợp đồng với các công ty phân phối hay các kênh đặt bàn/đặt phòng, đây còn là dấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp khách sạn đang chi tiêu thiếu hiệu quả.

Các chuỗi nhà hàng đang hứng chịu một làn sóng thách thức đến từ OpenTable. Trang đặt bàn này hiện đang cho ra mắt các mô hình chiêu thị kết hợp bao gồm cả chính sách giảm giá và chính sách điều chỉnh giá dựa trên cung cầu (surge pricing).

Dòng doanh thu hiện tại đang thay đổi lên xuống cực kì bất ổn, doanh nghiệp buộc phải chủ động nắm bắt và xem xét kỹ lưỡng nhằm đảm bảo các vấn để tuân thủ. Hơn nữa còn bởi các nhà hàng thường có phần trăm lợi nhuận kém hơn các khách sạn khiến đôi khi họ quyết định chấm dứt hợp đồng với các kênh phân phối.

Không như người dùng Uber do nhu cầu cao mà buộc phải chấp nhận chính sách surge pricing, khi mà mạng xã hội đang phổ khắp như hiện nay, thực khách thường sẽ để lại những đánh giá tiêu cực nếu họ cảm thấy giá dịch vụ/sản phẩm của bạn không hợp lý. Nếu tận dụng công cụ BI, các chủ nhà hàng có thể kịp thời xác định các điểm tương đồng trong mối quan hệ cung và cầu, nhanh chóng đánh giá và chọn các mô hình phân phối phù hợp.

Giải pháp để ứng phó với các thách thức này nằm ở việc lựa chọn một giải pháp BI/analytics với cấu hình được thiết lập sẵn, ngoài ra còn phải tương thích với các kênh phân phối phổ biến hiện nay; cùng với khả năng tiếp cận và xử lý nguồn dữ liệu bằng các công cụ analytics phù hợp.

Mô hình quản lý doanh thu càng thiếu ổn định thì càng đòi hỏi một giải pháp linh hoạt và tùy biến. Theo một báo cáo của Cảnh quan Doanh nhân, Infor-Tech xem khả năng tích hợp với hệ thống OTA là một tính năng nâng cao của BI. Khả năng tích hợp với dữ liệu OTA tạo điều kiện cho các nhà điều hành hiểu rõ tầm quan trọng và tác động to lớn của BI/analytics đối với lợi nhuận, khả năng dự báo và ra quyết định.

4. Tận dụng tối đa dữ liệu BI, hướng đến Tối ưu hóa Doanh nghiệp (Enterprise Optimization – EO)

Các nhà điều hành cấp cao có thể tận dụng khả năng phân tích tổng quan và phân tích KPI được hiển thị trên dashboard cho các hoạt động kinh doanh. Những insight chi tiết khác nhận được từ các công cụ BI cũng không kém phần quan trọng khi giúp các nhà quản trị nhận ra các dấu hiệu bất thường và lập tức thực hiện hiệu chỉnh phù hợp.

Quá trình EO cơ bản có thể hiểu là sự ứng dụng các khái niệm quản lý doanh thu cho mọi khía cạnh khác nhau trong hoạt động nhà hàng và khách sạn – không chỉ tối ưu hóa các dòng doanh thu phụ trợ từ dịch vụ spa hay sân golf, mà còn tập trung đầu tư nguồn lực vào bất cứ đầu ra, đầu vào hay các thực tiễn kinh doanh khác để mang lại kết quả tốt nhất bằng ứng dụng analytics, điển hình như hoạch định nhân lực và thu mua thực phẩm.

Trong một môi trường mà các thực tiễn kinh doanh không có nhiều tác động to lớn lên doanh thu, doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng quy trình EO vào các hoạt động nghiệp vụ thông thường để đẩy mạnh tỷ suất lợi nhuận, ví dụ như lên lịch làm việc cho nhân viên hay đặt hàng cung ứng.

Nếu không đồng nhất và phù hợp với cấp độ kinh doanh của doanh nghiệp, rất có thể các chi phí cho những hoạt động kể trên ít nhiều sẽ cắt giảm lợi nhuận biên. “Các nhân viên thường đưa ra quyết định độc lập và thiếu nhất quán với hoạt động của các phòng ban khác, đơn giản là vì họ không có và không thể tiếp cận một được nguồn thông tin đồng bộ”, ông Bernard Ellis, phó chủ tịch Bộ phận Chiến lược tại Infor Hospitality cho hay.

Ví dụ như một quản lý bãi đỗ vì e ngại những phản hồi tiêu cực của khách về vấn đề chậm trễ mà huy động quá nhiều nhân viên, không hề quan tâm đến khoản chi phí đáng kể phải chi trả cho nguồn nhân lực này.

Hay một quản lý quán bar vì muốn kiếm thêm từ phần trăm tip của nhân viên mà cắt giảm nhân sự. Đây đều là ví dụ điển hình của những quyết định thiếu sót sự xem xét ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Cho là nhóm khách sắp nhận phòng là một đội tuyển trẻ 4 người 1 phòng, điều này buộc các quản lý phải tái cấu trúc lại toàn bộ các hoạt động như chuẩn bị các bữa tiệc, dọn phòng, dịch vụ ăn uống và phải quy động thêm nhân viên. Những hoạt động này chỉ được xử lý khi quản lý kịp thời tiếp cận được thông tin.

Theo nghiên cứu ‘’Phát triển Kinh doanh và Cạnh tranh bằng cách khởi tạo BI vượt trội’’ của Forrester Research vào năm 2016, trung bình một tổ chức chỉ mới tận dụng được chưa đến một nửa nguồn dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định, và hơn 50% giải pháp BI bị lãng phí trong các si-lô hay các ứng dụng nội địa trên nền tảng desktop và ứng dụng shadow IT. Hậu quả là họ chỉ có thể tận dụng được 40% dữ liệu có cấu trúc, 31% phi cấu trúc và 27% dữ liệu nửa cấu trúc cho các insight và khả năng ra quyết định

Đây là một vấn đề phổ khắp trong các doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn.

Quy trình OE bao gồm cả cố định và thiết lập một loạt các hạ tầng IT như các ứng dụng di động BI thân thiện người dùng và các giải pháp BI chuyên biệt nhằm tự động mang những insight đến những đơn vị phù hợp có khả năng tận dụng tối đa chúng để hỗ trợ ra quyết định.

Điều này hứa hẹn sẽ mở đường cho những tiềm năng mới cho các doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn. Dân chủ hóa dữ liệu cho phép người dùng có những quyết định không chỉ tác động tích cực đến các bộ phận và các quy trình hiện tại mà còn ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích của doanh nghiệp.

Các công cụ BI nền tảng di động có thể mang các tiện ích này lên một tầm cao mới bằng cách cung cấp các insight ngay tại thời điểm người dùng ra quyết định. Ví dụ, khi các nhà quản trị tài nguyên doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích như lịch sử giao dịch khách hàng trong quá trình tương tác với khách, nhờ vậy họ có thể nhanh chóng đưa ra các lựa chọn tối ưu phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đội ngũ nhân viên cũng trở nên chủ động hơn và làm việc hiệu quả với năng suất cao hơn.

Một lĩnh vực khác mà các doanh nghiệp được hưởng lợi to lớn từ việc ứng dụng rộng rãi BI và analytics là trong đánh giá năng lực ứng viên – một hoạt động có tiềm năng doanh thu cao nhưng cũng cực kì tốn kém.
 

Tối ưu lợi ích Business Intelligence cho ngành khách sạn (P.3)

Một vấn đề mà ngành dịch vụ Nhà hàng – Khách sạn đang gặp phải đó là thiếu sự gắn kết. Thông thường một nhà hàng hay khách sạn có mạng lưới quan hệ rộng lớn và phức tạp với các chủ sỡ hữu, các thương hiệu, tổ chức quản lý và các bên liên quan khác.

5. Đổi mới doanh nghiệp nhà hàng khách sạn với Business Intelligence
Công nghệ điện toán đám mây tối ưu hóa các môi trường chung này bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp khả năng truy cập đến hệ thống BI qua hệ thống mạng cục bộ cũng như truy cập từ xa.

Một trong số những tính năng then chốt của điện toán đám mây là hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu khách hàng song song với cải thiện khả năng truy cập, phân tích và tận dụng tối ưu dữ liệu, theo khảo sát của Cơ quan Tình báo Kinh tế vào tháng 1 và tháng 3 năm 2015.

Nhưng một vấn đề khác cũng cần được xem xét đó là mỗi chủ doanh nghiệp khác nhau lại đánh giá thị trường với một tầm nhìn và tại một góc độ khác nhau, các nhân tố này lại bị ảnh hưởng bởi nguồn lực, thị trường và thời cơ.

Nhu cầu sử dụng BI không đồng đều có thể dẫn đến xung đột trong mạng lưới quan hệ này. Và cứ cho là thông qua công cụ BI, doanh nghiệp có thể tối ưu bảo mật và đạt được độ phủ nhất định thì khả năng cao là một trong số họ có nhu cầu rất khác biệt so với phần còn lại và chỉ thỏa mãn với các giải pháp BI hay analytics nội bộ do lợi thế nhận được từ các nguồn cấp dữ liệu.

Tuy vậy, cơ hội hợp tác với các chuyên gia BI/analytics nhiều kinh nghiệm và thông thạo sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà hàng – Khách sạn trong quá trình ra quyết định và đáp ứng nhu cầu của chính tổ chức và các đối tác.

6. Tiếp tục thu hẹp khoảng trống để nâng cao giá trị mà BI mang lại
Các công cụ dữ liệu analytics/BI đã trở thành nhân tố quyết định đối với mọi doanh nghiệp muốn tồn tại trong một thị trường mang tính cạnh tranh cao như hiện tại. Thực sự thì ứng dụng thành công các công cụ này đã là một bước tiến lớn, nhưng những người dùng analytics lâu năm cũng có thể bỏ sót tiềm năng đối đa hóa lợi nhuận và tối ưu hóa các ứng dụng trong tổ chức mà bộ giải pháp này có thể mang lại.

Các khoảng trống này nếu được lấp đầy sẽ cải thiện hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên cũng như giúp họ hiểu rõ khả năng và vai trò của mình, từ đó đóng góp gia tăng lợi nhuận cho tổ chức. Một bộ công cụ BI/analytics được tích hợp toàn bộ các kiến thức ngành nhưng vẫn linh hoạt và có thể dễ dàng tái cấu hình cho phép doanh nghiệp dễ dàng nhận dạng và bổ sung.

Các doanh nghiệp buộc phải đảm bảo mọi dữ liệu đều được tích hợp vào các công cụ BI, bao gồm cả các hệ thống ngoại vi và các dự báo gối đầu, ngoài ra còn phải áp dụng các kết quả analytics vào các lĩnh vực khác như dịch vụ đặt bàn/ đặt phòng từ các kênh online.

Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo các công cụ BI được điều chỉnh cho phù hợp các nhu cầu đặc thù của mỗi thành viên trong mạng lưới Nhà hàng – Khách sạn, cho dù điều này buộc họ phải lựa chọn giữa tiếp sử dụng các công cụ nội bộ hay chia sẻ chúng trong một môi trường IT chung cũng như dân chủ hóa thông tin toàn bộ doanh nghiệp.

Trong kỷ nguyên analytics, khả năng tận dụng và phát huy tối đa dữ liệu là vô tận. Ngược lại trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, khi quá trình phân tích dữ liệu từ lâu chỉ được áp dụng hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định và dưới sự điều hành của một vài nhân viên, thì nay chỉ những tổ chức nào nắm bắt và hiểu rõ được tiềm năng to lớn của BI và analytics mới đạt được lợi thế kinh doanh vượt trội thông qua tối ưu hóa hoạt động điều hành và mang lại những trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top