Tìm việc không khó

hangnghiem

Khỉ vàng đáng iu ^_*
Hội viên mới
Bạn có tự tin vào kỹ năng trả lời phỏng vấn của mình không?

- Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì? và nên trả lời thế nào?

-Dưới đây sẽ là những gợi ý cho bạn, tôi chắc rằng chưa ai nói cho bạn những điều này.


NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ PHỎNG VẤN

Trong một quy trình tuyển dụng có 2 khâu quan trọng nhất đó là vòng LOẠI HỒ SƠ và vòng PHỎNG VẤN.

Nếu như bạn đã qua được vòng loại hồ sơ thì thử thách cuối cùng đó là vòng PHỎNG VẤN. Thực tế cho thấy, các bạn không qua nổi vòng phỏng vấn không phải vì các bạn không có khả năng mà do các bạn không biết cách trả lời phỏng vấn, không thể hiện được phong thái cũng như sự tin tự cần có.

Có rất nhiều bí kíp hay bí quyết về phỏng vấn được chia sẻ trên mạng nhưng những điều tôi viết sau đây được đúc kết từ chính kinh nghiệm của bản thân, từ các sự việc tôi thấy và từ các chia sẻ thực tế của các nhà tuyển dụng, đương nhiên những điều này cũng chưa hề được đề cập tại bất cứ trang web nào.

Cần phải nói thêm, các bạn sẽ mất tương đối nhiều thời gian cũng như thất bại để có thể hình thành được kỹ năng phỏng vấn và sự thành bại của vòng phỏng vấn cũng phụ thuộc ít nhiều vào tư duy chủ quan của Người tuyển dụng là sếp bạn, có thể bạn ngon lành hết nhưng vẫn bị trượt vì đơn giản họ không thích…vẻ mặt của bạn, nhưng nếu bạn đã trượt nhiều lần thì đây có lẽ là cứu cánh cho bạn.

1. VẪN LÀ CÁI CV:

Bạn hình dung thế này, CV của bạn là bản quảng cáo về bản thân bạn và Nhà tuyển dụng gọi bạn đến để phỏng vấn, kiểm tra lại xem bản quảng cáo đó có xứng đáng để họ bỏ tiền ra thuê bạn không.

Như vậy, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy cầm bản CV lên và đọc thật kỹ các thông tin mà bạn đã cung cấp cho Nhà tuyển dụng. Hãy tự đặt mình vào vị trí của Nhà tuyển dụng xem nếu là bạn bạn sẽ hỏi những gì trên bản CV ấy? hãy hỏi càng lắt léo càng tốt và ghi ra các câu trả lời tốt nhất của bạn.

Bản CV là bản tóm tắt lại câu chuyện và sự tích của bạn, cho nên bạn hãy thử kể lại 1 cách rành rọt, từ tốn các câu chuyện của bạn liên quan đến các thông tin trong CV.

>>>> Tóm lại, hãy đảm bảo những thông tin bạn ghi trong CV sẽ được kể lại 1 cách hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích và rành mạnh khi bị Nhà tuyển dụng hỏi.

2. NHÀ TUYỂN DỤNG HỎI NHỮNG GÌ?:

Nhà tuyển dụng gần như không biết gì về bạn ngoại trừ bản CV, do đó chắc chắn rằng họ sẽ hỏi về những thông tin bạn đã cung cấp trong CV. Giống như Phần 1 bên trên, bạn hãy tập tự hỏi cho các thông tin mà mình đã cung cấp và đặc biệt chú ý đến mục kinh nghiệm, điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Thông thường, theo kinh nghiệm của tôi thì Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những vấn đề sau:

- Nếu bạn đã từng đi làm: Nhà tuyển dụng sẽ hỏi về việc làm cũ của bạn, bạn đã làm những gì? Đã làm được gì? Đã làm hỏng những gì?.v.v.v. tất tần tật những thứ liên quan đến công việc của bạn.
Hãy nhớ rằng Nhà tuyển dụng chỉ hỏi những gì họ biết về bạn (phần lớn là qua CV) trừ khi bạn tự khai ra những thông tin khác.

- Nếu bạn chưa đi làm: Nhà tuyển dụng phần lớn sẽ hỏi bạn về cảm nghĩ. Bạn nghĩ sao về công việc này? Tại sao bạn lại chọn nó? Bạn đánh giá thế nào???.

Thông thường các bạn chưa từng đi làm ở đâu sẽ bị hỏi về tư duy, phản xạ là chính và đương nhiên Nhà tuyển dụng sẽ hỏi tương đối kỹ về “Bạn am hiểu công việc này đến đâu?”.
Do chưa đi làm ở đâu, nên Nhà tuyển dụng sẽ hỏi vòng vòng 1 lúc để xem các bạn cung cấp thêm thông tin nào khác không và họ sẽ hỏi vào đó.

>>>> Hãy đảm bảo, bạn trả lời rành mạnh được toàn bộ các câu hỏi liên quan đến những thông tin đã được cung cấp CV của bạn.

Có một sự thật rằng, nếu các bạn trả lời không khéo thì sẽ luôn bị bất lợi, cho dù các bạn trả lời là Có hay là Không.

Ví dụ:
“Lương thấp em có làm không?”

--> Nếu trả lời “Có” thì coi như bạn đã chấp nhận bị thiệt thòi, nếu trả lời là “Không” thì sẽ bạn bị đánh giá thấp.

Do vậy, với các câu hỏi theo kiểu “con dao 2 lưỡi” như vậy, các bạn hãy trả lời dạng nước đôi nhưng luôn nhấn mạnh vào kết quả tích cực.

Ví dụ:
"Lương thấp em có làm không?”

--> Trả lời: "Em chấp nhận làm và cố gắng phấn đấu để có mức lương cao hơn".

>>>> Trong thực tế công việc, các tổ chức luôn hài hòa giữa vấn đề của cá nhân lao động và lợi ích của tổ chức, nên yên tâm rằng các câu hỏi chỉ mang tính thử phản xạ của các bạn. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi hãy nhớ luôn để sẵn bước lùi cho mình.

3. SỰ TRÌNH DIỄN CỦA BẠN:

Sự thể hiện của bạn trong buổi phòng vấn phải thể hiện được 3 điều sau:

- SỰ TỰ TIN: Sự tự tin của bạn được toát ra từ PHONG THÁI, từ ÁNH MẮT và CÁCH BẠN NÓI. Hãy đảm bảo rằng, PHONG THÁI của bạn luôn thoải mái, đi đứng thẳng người, ăn mặc lịch sự, hành động khiêm tốn mà không khép nép, khúm núm hay kiêu ngạo. ÁNH MẮT luôn nhìn thẳng và kiên định, riêng việc bạn nhìn thẳng đã cho thấy bạn là người tự tin. CÁCH BẠN NÓI từ tốn, chậm rãi nhưng chắc chắn, không nhanh quá, không chậm quá và cố gắng hạn chế ậm ừ, à thì là mà…

>>>> Lưu ý cách ngồi của bạn và các hành động của bạn trong khi phỏng vấn. Tránh tuyệt đối các hành động gãi tay, gãi đầu gãi tai hay vung tay chém gió tốt nhất 2 tay đặt lên bàn và đan vào nhau.

- PHẢN XẠ: Phản xạ của các bạn sẽ thể hiện ở TỐC ĐỘ TRẢ LỜI và SỰ THUYẾT PHỤC của câu trả lời. Không nên trả lời ngay lập tức các câu hỏi của Nhà tuyển dụng mà hãy chờ sau khoảng 3 giây. Nếu nhanh quá các bạn sẽ không điều chỉnh được nhịp tim gây hồi hộp, hưng phấn quá mức mà gây ra lắp bắp, nói không gãy gọn các ý.

Các câu trả lời như tôi đã nói phần trên, đó là hãy trả lời theo kiểu “nước đôi” nhưng có nhấn mạnh đến kết quả tích cực. Câu trả lời được coi là thuyết phục khi Nhà tuyển dụng không “xoáy” sâu thêm vào vấn đề mà bạn đã trả lời.

- SỰ THÔNG MINH: Trường hợp sau được coi là trả lời thông minh:

+ Nhà tuyển dụng hỏi: “Trước nhà em có 1 cái cây và luôn bị tè bậy vào đó, em làm thế nào để chấm dứt tình trạng này”

Người thì trả lời là viết cảnh cáo, người thì đe dọa ….nhưng rõ ràng không hiệu quả. Cho đến khi có 1 chàng trai trả lời rằng: “Em chôn dưới gốc cây đó 1 bát hương”. Tôi dám cá là không ai dám đi bậy vào gốc cây có bát hương.

>>>> Các bạn sẽ ghi được điểm nếu các câu trả lời là ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ đối với các tình huống mà Nhà tuyển dụng đưa ra.

4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ LƯƠNG:

Các bạn hãy chắc chắn là đã khảo sát và tìm hiểu vị trí của các bạn lương trung bình là bao nhiêu. Do đó, trong trường hợp các bạn mới ra trường mà bị hỏi thì cứ tự tin trả lời ở mức mà các bạn đã khảo sát.

Nếu thấy cao hơn khả năng của mình thì hãy giảm xuống 1 chút, các bạn không thiếu thời gian để tăng thu nhập của mình, nên nhớ là chỉ cần đầu xuôi thì đuôi sẽ lọt.

Nếu Nhà tuyển dụng hỏi bạn: “Em có nghĩ đó là mức lương cao không”. Bạn hãy trả lời: “Em đã tìm hiểu mức lương cho vị trí này và em nghĩ mức đó đủ cao để tạo động lực để cho em phấn đấu”.

Tóm lại, phỏng vấn là quá trình đấu trí của các bạn với Nhà tuyển dụng. Có thể các bạn sẽ bị chút áp lực khi đọc xong bài viết này, nhưng đó là sự thật. Để có thể đạt đến khả năng phỏng vấn đâu trúng đó thì các bạn cũng đã phải sứt đầu mẻ trán từ trước rồi.

Tôi đã chứng kiến 1 số người rất có kinh nghiệm, họ có thể lái được các câu hỏi của Nhà tuyển dụng, nguyên tắc hỏi phỏng vấn đó là bạn trả lời thế nào Nhà tuyển dụng sẽ hỏi theo thế ấy. Cao thủ phỏng vấn sẽ trả lời theo hướng gợi mở cho Nhà tuyển dụng hỏi vào đúng thế mạnh của họ để ghi điểm.

Tuy nhiên, sẽ có những bạn trúng tuyển mà không cần những điều phức tạp ở trên, như tôi đã nói 1 cuộc phỏng vấn thành công phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố chủ quan của người phỏng vấn. Nhưng, nếu các bạn phỏng vấn mãi không được thì hãy xem lại các nguyên tắc trên, nó có thể gợi mở cho các bạn nhiều thứ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top