Tiền phúc lợi và các khoản thuế liên quan (thuế TNDN, GTGT, TNCN)

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Một trong những chính sách quan trọng để công ty giữ chân được nhân tài và tăng năng suất làm việc cho người lao động đó là chính sách phúc lợi. Vậy các khoản phúc lợi bao gồm những gì, có được đưa những khoản này vào cho phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN không? Hay có được khấu trừ thuế GTGT không? … Bài viết sau đây sẽ giải đáp các vấn đề nêu trên.

1. Khoản chi phúc lợi bao gồm những gì?

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư
25/2018/TT-BTC thì khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động (NLĐ) bao gồm:

phúc lợi.png

Mức khống chế chi phí phúc lợi cho NLĐ: Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.


Trong đó:

- 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp = quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia :)) 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì:

01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế = quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia :)) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

2. Trách nhiệm về thuế đối với các khoản chi phúc lợi cho NLĐ

* Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp:

Để các khoản chi có tính chất phúc lợi cho NLĐ được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN thì các khoản chi này không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Đồng thời, các khoản chi này cần phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật như:

- Nếu đi du lịch thì có: Hợp đồng với Công ty du lịch, bảng danh sách người lao động tham gia, hóa đơn tiền phòng, ăn uống, đi lại ...; nếu cử nhân viên đi học, đào tạo phải có: hóa đơn tiền học phí; Khám chữa bệnh thì phải có: hóa đơn tiền viện phí, hồ sơ bệnh án ...

- Đối với các khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Ngoài ra, cần bổ sung thêm các giấy tờ khác như: Quyết định của Giám đốc; trong Quy chế thưởng cần quy định rõ điều kiện hưởng và mức hưởng của các khoản chi phúc lợi này …

Lưu ý: Trong trường hợp, doanh nghiệp chi cho các khoản có tính chất phúc lợi vượt quá 01 tháng lương bình quân thì phần vượt thêm đó sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN.

* Đối với thuế Giá trị gia tăng:

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 4005/TCT-CS về chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi phúc lợi cho người lao động thì:

Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với các khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.

* Đối với thuế Thu nhập cá nhân:

Khi công ty tiến hành chi các khoản phúc lợi (như: tiền nghỉ mát, du lịch …) cho NLĐ thì tùy từng trường hợp, NLĐ có thể phải đóng thuế TNCN hoặc không đóng. Cụ thể như sau:

- Nếu khoản chi phúc lợi ghi rõ tên của NLĐ được hưởng hoặc khoản chi này được trả bẳng tiền mặt cho từng NLĐ thì nó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ.

- Ngược lại, nếu khoản chi phúc lợi không ghi tên NLĐ được hưởng mà chi chung cho toàn công ty thì nó sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ.

(Tham khảo Tiết đ.3.2 Điểm đ Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Theo Kiều Nga
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top