Tăng cường áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở Việt Nam

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Việc áp dụng Chuẩn mực cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán, đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong việc lập báo cáo tài chính.

40.jpg


Khái quát về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Trong những năm gần đây, việc áp dụng các IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.

IFRS đóng góp giá trị to lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho các nền kinh tế phát triển và mới nổi. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo.

Những khó khăn trong áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, quá trình áp dụng các IFRS còn gặp một số khó khăn như:

1. Tiếp cận IFRS còn hạn chế

Các đơn vị kinh doanh hiện nay chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với các IFRS, chưa hiểu rõ nội dung của các chuẩn mực mà chỉ quen với những cách thức hạch toán kế toán truyền thống từ trước đến nay. Các DN chưa nhận thấy những ưu việt trong các IFRS.

Nguồn nhân lực nước ta hiện nay nhìn chung chưa được đào tạo chuyên sâu về IFRS, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS, đại bộ phận kế toán viên đều chưa được đào tạo về IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng IFRS còn hạn chế, nhiều DN có tâm lý ngại thay đổi.

2. Thiếu các hướng dẫn cụ thể về IFRS

Hiện nay, các hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam chỉ tập trung vào phương pháp hạch toán; chưa có nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn cho các DN, các cá nhân làm công tác kế toán – kiểm toán nắm bắt được rõ tinh thần của IFRS.

IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan như việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, giá trị có thể thu hồi, tổn thất tài sản của đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai… nhưng trong bối cảnh nhiều DN Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ thì việc áp dụng IFRS sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách.

3. Nhiều trở ngại về ngôn ngữ, công nghệ

Việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế đối với Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại về mặt ngôn ngữ, công nghệ và trình độ nhân lực.

Các IFRS được sử dụng bằng tiếng Anh nên cũng khó khăn đối với các DN khi tiếp cận nội dung của IFRS. Để có thể phổ biến, quảng bá rộng rãi IFRS đến công chúng, IFRS cần phải được dịch nguyên mẫu từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tuy nhiên, việc chuyển tải chính xác các thuật ngữ chuyên môn không phải là điều dễ dàng vì người có đủ trình độ ngoại ngữ lại chưa chắc có đủ trình độ chuyên môn và ngược lại. Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp giữa DN và kiểm toán, thanh tra… rào cản ngôn ngữ sẽ là một trong những nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất.

Áp dụng IFRS đòi hỏi DN phải đầu tư nhiều vào công nghệ hiện đại để xử lý tự động nhiều nghiệp vụ phát sinh. Các DN cần thiết lập hệ thống và quy trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng, tăng cường công tác quản lý, công tác báo tài chính và kiểm toán nội bộ.

4. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và áp dụng IFRS

Để tăng cường áp dụng IFRS ở Việt Nam, các cơ quan chức năng của Nhà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ các DN, tổ chức nghiên cứu và áp dụng IFRS. Bộ Tài chính cần phối kết hợp với các đơn vị tổ chức nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn các DN để hiểu rõ hơn IFRS và tiến hành áp dụng IFRS vào quá trình lập BCTC; Tăng cường đối thoại với các DN để khuyến khích chuyển sang áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để giúp DN nhanh chóng chuyển đổi sang áp dụng IFRS; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến IFRS cho các đối tượng để xã hội hiểu về nội dung, nhận thức được lợi ích của việc áp dụng IFRS.

5. Xây dựng “cơ sở hạ tầng” để phục vụ cho việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Để tăng cường áp dụng IFRS, Bộ Tài chính cần làm tốt công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, ban hành lại, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành lại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo hướng giảm thiểu sự khác biệt giữa các văn bản, xác định và phân biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của DN, cũng như nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC để cung cấp ra công chúng.

6. Tăng cường vai trò của các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo kế toán – kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn ngành nghề. Các đơn vị này cần tích cực hơn trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệp từ các học viên ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức banh hành chuẩn mực quốc tế.

Các cơ sở đào tạo cần chủ động xây dựng chương trình đào tạo chuẩn về kế toán quốc tế để triển khai áp dụng trong thực tiễn; Thiết kế lại chương trình giảng dạy, tài liệu giảng dạy kế toán phù hợp và có cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kế toán ban hành...

Tài liệu tham khảo:
- Tạp chí tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top