Tại sao phải lập kế hoạch ngân sách (budgeting)

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Ngân sách (Budget) là gì? Tại sao phải lập Ngân sách (Budget)?

Ngân sách (Budget) được lập ra để theo dõi sát sao tình hình doanh thu và chi phí tương ứng trong một quãng thời gian, kiểm soát các chi phí không vượt ra khỏi mức khống chế đã được xác định. Trong thực tế, nhiều Ngân sách (Budget) chỉ được lập ra cho đủ hình thức và sau đó sớm bị bỏ quên do không phù hợp với thực tế kinh doanh, do các phán đoán, dự tính thiếu cơ sở...và do đó không đóng được vai trò là Cuốn cẩm nang quản lý hàng ngày trong doanh nghiệp.

ngan sach 1.jpg

1. Ngân sách (Budget) là gì?

Định nghĩa : Một cách ngắn gọn, Ngân sách (Budget) là một tài liệu chính thức được phát hành trong một doanh nghiệp (tổ chức) hướng dẫn cách thức ứng xử của các bộ phận, cá nhân, liên quan đến doanh thu và chi phí của công ty (tổ chức) trong từng điều kiện cụ thể nhất định và trong một phạm vi thời gian cụ thể.

2. Các loại Ngân sách (Budget) :

Từ định nghĩa trên, có thể thấy trong một công ty (tổ chức) tại một thời điểm có thể có nhiều Ngân sách (Budget) được lập. Ví dụ : Ngân sách (Budget) cho sản xuất, Ngân sách (Budget) cho quản lý, Ngân sách (Budget) cho đầu tư mới…

3. Thời điểm lập Ngân sách (Budget) và cập nhật:

Ngân sách (Budget) là một tài liệu chính thức hướng dẫn cách thức ứng xử của các bộ phận, cá nhân liên quan đến doanh thu và chi phí của công ty trong từng điều kiện cụ thể do đó nó phải được lập ra trước khi phát sinh các doanh thu và chi phí cụ thể như là một cách tiên lượng các kịch bản sẽ xảy ra trong tương lai.

Tuy vậy nhiều doanh nghiệp lại quan niệm về Ngân sách (Budget) một cách cứng nhắc, lập ra Ngân sách (Budget) dựa trên các thông tin quá khứ để theo dõi, kiểm tra hoạt động trong doanh nghiệp nhưng không kịp thời cập nhật, điều chỉnh một cách linh hoạt khi các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có sự thay đổi khác với dự tính ban đầu. Điều này làm cho Ngân sách (Budget) mất tính hữu dụng của nó và không đem lại bất kỳ tác dụng tích cực nào nếu không nói là còn gây ra sự phản tác dụng, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

4. Đối tượng của Ngân sách (Budget):

Ngân sách (Budget) được lập ra cho các đối tượng sử dụng nó và mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách nhìn và đánh giá khác nhau về tính hữu dụng của Ngân sách (Budget). Lẽ đương nhiên, khi biết được ai sẽ đọc Ngân sách (Budget), chúng ta sẽ dễ dàng thiết kế Ngân sách (Budget) phù hợp với nhu cầu thông tin của đối tượng đó và dĩ nhiên Ngân sách (Budget) được lập ra sẽ được đánh giá tích cực hơn so với một Ngân sách (Budget) mang tính chung chung.

+ Trước tiên Ngân sách (Budget) có
ý nghĩa đối với chính bộ phận lập ra Ngân sách (Budget). Khi thu thập các thông tin cần thiết cho việc thiết lập Ngân sách (Budget), bạn sẽ cảm nhận được (make sense) tính khả thi và hữu dụng của Ngân sách (Budget), đặc biệt khi bạn có sự so sánh, đối chiếu, chiêm nghiệm sự tương thích giữa các Ngân sách (Budget) đã lập với việc thực hiện kế hoạch Ngân sách (Budget) trong quá khứ. Sự chiêm nghiệm này nhiều khi sẽ giúp bạn và bộ phận lập Ngân sách (Budget) tìm ra các sai sót trong việc lập Ngân sách (Budget) và tránh việc lặp lại các sai sót này trong tương lai.

+ Đối với sếp của bạn
. Sếp của bạn đương nhiên sẽ là đối tượng sử dụng Ngân sách (Budget) tiếp theo. Tất nhiên là bạn muốn Ngân sách (Budget) được lập ra phải chính xác, rõ ràng và đầy đủ theo yêu cầu của sếp. Sếp của bạn sẽ tính toán để cân đối các nguồn vốn có thể huy động một cách hợp lý nhằm thỏa mãn toàn bộ chi phí mà bạn đã tính toán trong Ngân sách (Budget). Trong một vài trường hợp, khi doanh nghiệp của bạn hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù nào đó ví dụ như các tổ chức tín dụng, khai thác khoáng sản, lâm thủy hải sản, dầu mỏ…thì Ngân sách (Budget) do bạn lập ra sẽ phải được tính toán, cân nhắc toàn bộ các điều kiện đặc thù đó. Lẽ đương nhiên bạn không hề muốn chính sếp sẽ phải chỉ cho bạn những sai sót trong Ngân sách (Budget) do bộ phận của bạn lập ra!

+ Bộ phận tài chính của doanh nghiệp.
Do nhiệm vụ chính của bộ phận này là huy động và lên kế hoạch phân phối hợp lý các nguồn vốn cho nhu cầu của doanh nghiệp nên chắc chắn Ngân sách (Budget) do bạn lập phải nằm trong tổng thể Ngân sách (Budget) của toàn doanh nghiệp. Những sai sót nếu có của Ngân sách (Budget) trong từng bộ phận sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Ngân sách (Budget) của doanh nghiệp. Giả sử bạn tính toán chưa đủ chi phí trong Ngân sách (Budget), doanh nghiệp sẽ bị động vì không kịp huy động đủ các nguồn vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh cũng như trang trải các chi phí mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán. Hoặc giả sử bạn quá thận trọng tính toán thừa nguồn lực phải huy động, doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí lãi vay cho phần vốn không cần thiết sử dụng đó. Trong cả hai trường hợp chắc hẳn sếp của bạn sẽ dành cho bạn chứ không phải cho bộ phận tài chính những cuộc nói chuyện không lấy gì làm vui vẻ.

+ Bộ phận kế toán
có lẽ đối tượng kế tiếp sử dụng thông tin của Ngân sách (Budget) do bạn lập ra. Với nhiệm vụ ghi nhận và kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ tài chính, kế toán phát sinh trong doanh nghiệp, bộ phận này có dữ liệu chính xác để đối chiếu và đánh giá tính hữu dụng của Ngân sách (Budget) do bạn lập ra. Hơn ai hết, bộ phận kế toán hiểu rõ nhất những thiếu sót và có thể dành cho bạn những đóng góp, phản hồi tích cực nhằm điều chỉnh lại Ngân sách (Budget) cho phù hợp.

+ Bộ phận sản xuất:
nếu không lập Ngân sách (Budget) bộ phận này rất dễ xảy ra tình trạng sản xuất thừa hàng, hoặc thiếu hàng trong một số thời điểm, hoặc không đủ nguyên vật liệu để sản xuất, dây chuyền bị đình trệ vài ngày.

+ Bộ phận nhân sự và hành chính
cũng quan tâm đến các thông tin trong Ngân sách (Budget) của bạn. Các nhà quản lý (kể cả bạn) đều phải được nhận lương, công nhân, nhân viên trong doanh nghiệp cũng vậy. Việc tính toán thiếu/thừa chi phí tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, các chi phí tiện ích… sẽ đặt bạn và doanh nghiệp trước những khó khăn khó lường trước được.

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top