Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

thanbinh

New Member
Hội viên mới
Bạn nao biết chỉ giùm mình với. Mình xin cảm ơn nhiều
Tại sao lại ghi âm TK 214 trong bảng cân đối kế toán
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Theo nguyên lý kế toán thì TK 214 là TK vốn nhưng lại có kết cấu ngược với TK vốn vì vậy mà lên bảng CĐKT TK này phải ghi âm.không biết có chính xác không mong các bác chỉ giáo?????????????
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Vì khi bạn mua TSCD nguyên giá là 211 sau đó bạn khấu hao 1 khoản (214) và đưa vào chi phí rồi thì trên bảng CĐKT phải thể hiện(...) thì mới biết giá trị còn lại là bao nhiêu chứ bạn.mình cũng mới vào nghề nên giải thích như vậy các anh chị xem có đúng ko nhé.hi:xinchao:
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Bạn nao biết chỉ giùm mình với. Mình xin cảm ơn nhiều
Tại sao lại ghi âm TK 214 trong bảng cân đối kế toán

Vì nó thuộc Tài Sản nhưng có số dư bên CÓ
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

TK 214 là giá trị hao mòn lũy kế.Nó là khoản bị khấu hao trong thời gian sử dụng thì sẽ phải trừ dần vào nguyên giá nên ghi số âm là đúng rùi
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Nó không phải là TK Tài sản. Nó là TK điều chỉnh.
Có các TK thuộc nhóm điều chỉnh: 214, 413, 142, 335 và các TK dự phòng giảm giá.
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Nó không phải là TK Tài sản. Nó là TK điều chỉnh.
Có các TK thuộc nhóm điều chỉnh: 214, 413, 142, 335 và các TK dự phòng giảm giá.

TK 214 thì thuộc tài khoản điều chỉnh giảm, em đồng ý. Nhưng Em thắc mắc TK 142 và 335 sao lại là tài khoản thuộc nhóm điều chỉnh gì? Điều chỉnh tăng hay điều chỉnh giảm? Các TK như 521,531,532 có thuộc nhóm này ko?
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Ví như TK 335 thì có những khoản chi phí mà chưa có chứng từ, lẽ ra kế toán không thể ghi nhận, nhưng như thế sẽ làm cho BCĐKT, vì những nguyên tắc của kế toán, nên có thể nó không thể hiện đúng tình hình.
Chẳng hạn TSCĐ quy ước là thể hiện trên BCĐKT theo nguyên giá, và các nguyên tắc khác của kế toán, đặc biệt nguyên tắc giá phí (giá gốc).
Giải pháp là các TK điều chỉnh.
Do đó 521,531,532 không gọi là TK điều chỉnh vì nó không xuất hiện trên BCĐKT.
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Ví như TK 335 thì có những khoản chi phí mà chưa có chứng từ, lẽ ra kế toán không thể ghi nhận, nhưng như thế sẽ làm cho BCĐKT, vì những nguyên tắc của kế toán, nên có thể nó không thể hiện đúng tình hình.
Chẳng hạn TSCĐ quy ước là thể hiện trên BCĐKT theo nguyên giá, và các nguyên tắc khác của kế toán, đặc biệt nguyên tắc giá phí (giá gốc).
Giải pháp là các TK điều chỉnh.
Do đó 521,531,532 không gọi là TK điều chỉnh vì nó không xuất hiện trên BCĐKT.

Nói thực là cách giải thích này em thấy chưa thoả đáng lắm. Em sẽ tìm hiểu thêm và trao đổi tiếp.
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

TK 214 là TK điều chỉnh của TK 211 ( diều chỉnh giảm), do đó có kết cấu ngược với TK tài sản, do vậy nó có số âm.
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Bạn nao biết chỉ giùm mình với. Mình xin cảm ơn nhiều
Tại sao lại ghi âm TK 214 trong bảng cân đối kế toán

Với câu hỏi cụ thể này thì mình có câu trả lời cụ thể và đơn giản nhất. Nó phải ghi âm vì nó có số dư bên có nhưng lại được xếp ở mục tài sản dài hạn nên phải ghi âm thì bảng cân đối mới cân được.
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Với câu hỏi cụ thể này thì mình có câu trả lời cụ thể và đơn giản nhất. Nó phải ghi âm vì nó có số dư bên có nhưng lại được xếp ở mục tài sản dài hạn nên phải ghi âm thì bảng cân đối mới cân được.

Nếu vậy thì đâu phải là câu trả lời thỏa đáng của chủ Topic.

Nó ghi âm vì nó là tài khoản điều chỉnh.

Điều chỉnh cái gì? Tại sao gọi nó là tài khoản điều chỉnh? Xin dành câu hỏi này cho bác muontennguoi :k5516978:
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

tk 214 sử dụng để ghi giảm tscd phản ánh giá trị của tscd trong thực tế,điều chỉnh lại giá trị của tscd phù hợp so với giá trị ban đầu,chính vì nó điều chỉnh giảm (giảm giá trị của tscd) nên nó được thể hiện là 1 số âm cũng như 1 số quy ước tang thì ghi "+" và giảm thì ghi "-"(biểu thị sự giảm xuống của giá trị)kết cấu của nó ngược với tk 211 tăng ghi có và giảm ghi nợ
các pacs góp ý kiến thêm nha
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Nó không phải là TK Tài sản. Nó là TK điều chỉnh.
Có các TK thuộc nhóm điều chỉnh: 214, 413, 142, 335 và các TK dự phòng giảm giá.


@Anh Muontennguoi:
Hy vọng anh còn theo dõi đề này, em có xem lại và có ý kiến với anh thế này:
Theo em thì các tài khoản như 214 hay các tài khoản dự phòng thì mới được gọi là TK điều chỉnh vì nó điều chỉnh cho những tài khoản như 211 hay các tài khoản đầu tư, phải thu...vì các tài khoản đó ghi nhận theo Nguyên giá nên khi lập báo cáo nó sẽ không phản ánh đúng giá trị tại thời điểm lập báo cáo vì vậy phải có tài khoản điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị tài sản tại thời điểm lập BCĐKT. (Tất nhiên việc lập dự phòng còn liên quan tới nguyên tắc Thận trọng).

Còn với TK 142, 242 thì theo em nó đã phản ánh theo giá trị còn lại nghĩa là nó phản ánh đúng giá trị tài sản tại thời điểm lập báo cáo nên không thể coi đó là TK điều chỉnh được.

Còn TK 335 nó phản ánh 1 khoản lẽ ra mình phải trả nhưng chưa trả tại thời điểm lập BCĐKT, vì vậy nó không điều chỉnh cho cái gì cả.
Đó là ý kiến của em, mong anh và mọi người cho ý kiến.
 
Ðề: Tại sao lại ghi âm TK 214 trong BCĐ

Nếu như các khoản dự phòng và khấu hao TSCĐ được ghi âm để thể hiện giảm 1 loại tài sản nào đó, và nếu ta cho rằng "ghi âm là đặc điểm duy nhất" để phân biệt 1 TK loại điều chỉnh thì hãy xem lại TK413.

Đối với CCDC thì ta không tính khấu hao mà ta chỉ cần phân bổ là được.
Mà CCDC và TSCĐ khác nhau thế nào, phân biệt như thế nào?
Giả sử có 1 tài sản trị giá 30tr và được ước tính thời gian sử dụng là 364 ngày thì gọi là CCDC.
Nếu ta ước tính nó có thời gian sử dụng là 366 ngày thì lập tức khác hẳn.
Mà nào có phải nguyên nhân là do chính tài sản ấy đâu?

Vậy thì cớ gì TK214 là nhằm mục đích điều chỉnh còn TK142 và 242 lại không phải?
Rõ ràng khi xuất sử dụng ta đã ghi C153 nhưng CCDC đó vẫn còn nằm trong cty với nguyên đủ hình hài ban đầu của nó.

Tương tự TK335 không phải là 1 khoản phải trả. Có chứng từ nào xác nhận khoản trách nhiệm đó đâu?
Nhưng nếu ta phản ánh nó trên BCDKT thì nó có tương đương khoản dự phòng hay không?
Ví dụ: chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ: nếu năm sau ta không thèm sửa chữa mà bán quách luôn thì sao?
Rõ ràng đó không hẳn là 1 khoản phải trả.

Vậy ta lui lại cái lý do mà các TK điều chỉnh được đưa vào Hệ thống tài khoản: là để số tổng cộng của BCDKT có ý nghĩa nhất định.
 
Tài khoản 214 hao mòn TSCĐ. Là loại TK tài sản nhưng là TK lưỡng tính. Có số dư Có vào cuối kỳ kế toán xác định số đã trích khấu hao lũy kế. Được chuyển vào.... 622, 641, 642. Đây là số làm giảm giá trị TSCĐ. Nên thể hiện âm trên bảng CĐKT
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top