Phân tích báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco ( DNM ) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh quý 2/2020 với doanh thu thuần đạt 239 tỷ đồng, cao gấp 4,8 lần so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán cũng tăng cao nhưng lãi gộp vẫn đạt 43,2 tỷ đồng tăng gấp 3,7 lần so với quý 2/2019.

1.jpg

Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh hầu hết do dịch Covid-19 bùng phát nên DNM đã tập trung sản xuất các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, trang phục chống dịch… Doanh nghiệp còn đầu tư máy móc, tăng cường sản xuất và đẩy mạnh mở rộng thị trường.

Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính của DNM chỉ hơn 64 triệu đồng ( giảm 28% so với kỳ trước nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ lợi nhuận ), tuy nhiên chi phí lãi vay lại tăng cao gấp đôi cùng kỳ gần 3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng lần lượt tăng thêm 4,4 lần và 2,2 lần so với cùng kỳ. Tỷ trọng chi phí trong doanh thu cũng thay đổi nhiều. Cụ thể, giá vốn giảm mạnh từ 82% xuống 72%, CPBH tăng từ 5% lên 13%.

2.png

Kết quả DNM thu về 18 tỷ lợi nhuận sau thuế, với biên độ lợi nhuận ròng là 7,6%. kết quả 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần đạt 366 tỷ đồng cao 4 lần cùng kỳ, LNST đạt 26,2 tỷ đồng, DNM đã hoàn thành được 65% mục tiêu về doanh thu và vượt 4,5% mục tiêu về lợi nhuận.

Kết thúc 30/06, tổng tài sản của DNM hơn 511 tỷ đồng gấp 2,4 lần so với đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 67%, khoản phải thu tăng mạnh từ 87 tỷ lên 200 tỷ đồng và hàng tồn kho tăng gấp hơn 2 lần lên 83,6 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm hơn 70% tổng tài sản khoảng 400 tỷ ( cũng tăng 3,2 lần so với đầu năm ) trong đó nợ ngắn hạn chiếm 97%.

3.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của DNM giảm mạnh từ 1,36 đầu năm 2020 xuống còn 0,88 cuối quý 2 do nợ phải trả ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy sức khỏe tài chính DNM đang kém sắc trong khi khả năng tăng trưởng rất nhanh.

Trên thị trường, cổ phiếu DNM cũng tăng một mạch từ mức 8.900 đồng/cp (hồi đầu năm 2020), lập đỉnh hồi giữa tháng 8 vừa qua ở mức 73.000 đồng/cp (giá đóng cửa ngày 3/8/2020 ) tương ứng mức tăng khoảng 7 lần và hiện đang giao dịch quanh mức 55.600 đồng/cp.

5.PNG

Ngược lại với biến động của thị trường cổ phiếu hầu hết khi các DN đều có giá cổ phiếu lao dốc từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 3, do DNM là đơn vị chuyên sản xuất khẩu trang y tế, trang phục chống dịch, hoạt động kinh doanh cũng như cổ phiếu Danameco hầu như không được chú ý cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu khẩu trang y tế tăng vọt khiến DNM thì tạo ra các phiên tăng giá liên tục và lập kỷ lục với mức giá cao nhất từ khi lên sàn đến nay.

Trước dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp và nhu cầu phòng tránh dịch bệnh vẫn đang đặt lên hàng đầu, ước tính 6 tháng cuối năm tình hình kinh doanh của DNM vẫn tăng trưởng tốt.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • DNM.rar
    63.5 KB · Lượt xem: 17

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top