Phần mềm BRAVO ứng dụng tại các đơn vị sản xuất ống thép

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
I. TỔNG QUAN PHẦN MỀM
Phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) khi ứng dụng tại các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT, GIA CÔNG ỐNG THÉP được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành. Hệ thống được xây dựng với mục đích trợ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về quản trị và vận hành các quy trình đã xây dựng trên phần mềm theo cơ chế “cùng nhau phối hợp – cùng nhau chia sẻ – cùng nhau kiểm soát – cùng nhau hoàn thành” giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp nhằm cải thiện và tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh.

II. BÀI TOÁN ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG ỐNG THÉP
Các đơn vị chuyên về sản xuất, gia công ỐNG THÉP nói chung và các đơn vị sản xuất CÁN - ỐNG THÉP nói riêng sẽ xây dựng những quy trình khép kín, nâng cao khả năng phối hợp, kiểm soát và phân phối nguồn lực một cách tối ưu, nhanh gọn và hiệu quả. Theo đó, quy trình ứng dụng sẽ được vận hành như sau:

1. Hệ thống tổ chức dữ liệu



2.png

Mô tả những hoạt động chính:

a. (1): Quản lý Kinh doanh:

  • Là điểm khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Ngoài nghiệp vụ bán hàng, phòng kinh doanh căn cứ vào các số liệu về bán hàng để lập các “kế hoạch sản xuất” tương ứng với thực tế, sau đó chuyển xuống nhà máy để hoàn thiện.
  • Khi quá trình sản xuất được thực hiện, phòng kinh doanh cần theo dõi được tình hình sản xuất và nắm bắt được sản lượng, tồn kho khả dụng (tồn kho có khả năng bán hàng) để điều phối các đơn hàng/hợp đồng phát sinh.
Các công việc chính trong quy trình:

  • Quản lý bán hàng: Lập kế hoạch doanh thu, lập chính sách bán hàng (bảng giá, chiết khấu,…), lập báo giá, lập đơn hàng/hợp đồng bán/hợp đồng xuất khẩu, lập lệnh xuất hàng/lệnh giữ hàng, lập hóa đơn bán hàng/hóa đơn xuất khẩu, lập phiếu giao hàng và theo dõi vận chuyển, lập phiếu bán hàng trả lại.
  • Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ sản xuất: lập kế hoạch về “sản lượng sản xuất”, theo dõi kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất chi tiết, theo dõi tiến độ sản xuất và thống kê sản lượng, theo dõi tồn kho khả dụng.
b. (2), (5), (6): Quản lý Sản xuất:

  • Có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc)
  • Kế thừa “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất:
+ Nhà máy Cán thép, bao gồm các công đoạn: Công đoạn Cắt dải, Công đoạn Tẩy gỉ, Công đoạn Cán, Công đoạn Ủ.

+ Nhà máy Ống thép, bao gồm các công đoạn: Công đoạn Dây kẽm, Công đoạn Mạ dải, Công đoạn Cắt, Công đoạn Hàn dải, Công đoạn Uốn, Công đoạn Mạ nhúng, Công đoạn Ren ống.

  • Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.
  • Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy đề dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.
  • Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.
  • Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.
  • Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành
Các công việc chính trong quy trình:

Bộ phận Điều độ sản xuất:

+ Tiếp nhận và hoàn thiện Kế hoạch sản xuất.

+ Lập kế hoạch sản xuất chi tiết theo công đoạn.

+ Lập lệnh sản xuất chi tiết theo công đoạn.

+ Dự trù và lập đề nghị cung ứng vật tư.

+ Theo dõi thống kê sản xuất.

+ Theo dõi thời gian dừng máy

Bộ phận Thống kê sản xuất:

+ Tiếp nhận kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất.

+ Thống kê sản xuất theo từng công đoạn.

+ Quản lý vật tư tiêu hao.

+ Thống kê thời gian dừng máy

Bộ phận Quản lý Chất lượng:

+ Kiểm soát, đánh giá chất lượng vật tư mua về (theo các nhóm đề nghị mua vật tư)

+ Đo lường và kiểm soát chất lượng thành phẩm (cơ tính, lý tính, hóa tính).

+ Quản lý các trạm cân nguyên liệu và thành phẩm

+ Theo dõi tiến độ sản xuất

Bộ phận Kỹ thuật Cơ điện:

+ Quản lý và dự trù vật tư

+ Tổng hợp đề nghị cung ứng vật tư (vật tư sửa chữa, bảo dưỡng).

+ Tổng hợp đề nghị mua vật tư.

+ Kiểm soát đánh giá chất lượng vật tư mua về (theo các nhóm đề nghị mua vật tư).

+ Kiểm soát khuôn ống

+ Lập phiếu tính toán lệnh cắt.

+ Theo dõi thời gian dừng máy.

+ Theo dõi tiến độ sản xuất

Bộ phận Kho và kế toán nhà máy

+ Tiếp nhận các thông báo nhập hàng.

+ Tiếp nhận các lệnh xuất hàng/giữ hàng.

+ Quản lý nhập kho: nhập mua, nhập kho thu hồi, nhập thành phẩm.

+ Quản lý xuất kho: xuất bán hàng, xuất nguyên phụ liệu, xuất lắp ráp, xuất điều chuyển.

+ Cập nhật dữ liệu kế toán phát sinh tại nhà máy

c. (3) (3A,B,C), (4), (7): Quản lý Mua hàng:

  • Đóng vai trò điều phối vật tư phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Căn cứ vào tồn kho thực tế và kế hoạch sản xuất để lập dự trù vật tư.
  • Dựa trên phát sinh thực tế, phòng vật tư kế thừa, kiểm soát và xử lý các nhóm “đề nghị vật tư” từ các bộ phận cập nhật.
  • Sau khi hoàn thiện các “đề nghị vật tư”, tiến hành hỏi hàng, thu thập báo giá và đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất
  • Sau khi lãnh đạo phê duyệt nhà cung cấp, tiến hành lập các đơn hàng, hợp đồng (theo báo giá) và theo dõi quá trình mua hàng.
  • Khi nhận được thông báo giao hàng từ nhà cung cấp, tiến hành lập các “thông báo/lệnh nhập hàng” xuống các bộ phận liên quan như: phòng Kỹ thuật, phòng Quản lý chất lượng, Kho… để sắp xếp nhân sự kiểm tra, đánh giá hàng hóa, nguyên liệu và tiến hành nhập mua.
  • Song song đó, tiến hành lập hồ sơ thanh toán cho nhà cung cấp và chuyển cho kế toán tiến hành thanh toán.
  • Sau khi quá trình mua và nhập hàng thành công, tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng từng nhà cung cấp làm căn cứ để lựa chọn, mua hàng trong các lần tiếp theo
Các công việc chính trong quy trình:

  • Dự trù vật tư.
  • Kiểm soát đề nghị mua.
  • Tập hợp báo giá và đánh giá nhà cung cấp.
  • Quản lý hợp đồng/đơn hàng mua.
  • Lập lệnh/thông báo nhập hàng.
  • Theo dõi tình trạng nhập mua.
  • Lập hồ sơ thanh toán mua hàng.
  • Khảo sát và đánh giá nhà cung cấp
d. (7), (7A), (8-): Quản lý Kế toán:

  • Là bộ phận kế thừa toàn bộ dữ liệu phát sinh trong hệ thống.
  • Đóng vai trò kiểm soát các hoạt động tài chính phát sinh tương ứng tới từng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh.
Các công việc chính trong quy trình:

  • Kế toán tiền mặt.
  • Kế toán tiền ngân hàng.
  • Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
  • Kế toán mua hàng và công nợ phải trả.
  • Kế toán hàng tồn kho.
  • Kế toán tài sản và CCDC.
  • Kế toán giá thành (tính giá thành theo từng công đoạn).
  • Kế toán thuế.
  • Kế toán quản trị (tổng hợp dữ liệu kế toán toàn hệ thống: văn phòng, nhà máy, chi nhánh)
e. (7A), (9): Tổ chức Hành chính:

  • Quản lý quá trình mua hàng (vật tư, thiết bị văn phòng) độc lập với phòng vật tư.
  • Quản lý hành chính (văn bản, cấp phát đồng phục lao động).
  • Quản lý nhân sự.
  • Chấm công và thống kê.
  • Tính lương.
  • Theo dõi bảo hiểm.
III. GIẢI PHÁP CỦA PHẦN MỀM BRAVO
1. Tổ chức cơ sở dữ liệu phần mềm:

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản xuất là địa bàn, phạm vị sản xuất kinh doanh phân tán tại nhiều địa điểm, khu vực khác nhau (văn phòng, nhà máy, kho bán hàng, chi nhánh…). Do vậy, ngoài nhu cầu của khách hàng thì khi xây dựng giải pháp BRAVO tiến hành tư vấn các giải pháp tổ chức, phân luồng dữ liệu để thuận tiện trong các công tác nghiệp vụ, chặt chẽ trong việc quản lý các vấn đề phát sinh và tổng hợp mọi hoạt động trong hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của khách hàng.

a. Mô hình tổ chức cập nhật và khai thác dữ liệu hệ thống:

Như đã đề cập, do các địa điểm sử dụng phần mềm dàn trải theo các vùng địa lý nên BRAVO cần xây dựng một hệ thống dữ liệu kết hợp giữa giải pháp dữ liệu đồng bộ và phân tán nhằm đảm bảo tính tức thời của dữ liệu (phục vụ các vấn đề kế thừa, theo dõi và quản lý dữ liệu phát sinh) và tính liên tục của dữ liệu (nhằm đảm bảo việc bán hàng và sản xuất phải liên tục khi có sự cố về kết nối, giảm độ trễ trong các giao dịch cần tính liên tục như bán hàng, nhập hàng…).

Mô hình dữ liệu:

So%20do%20moi-01.png

Mô tả:

Tại trụ sở chính:

+ Cài đặt 01 phần mềm BRAVO 7R2 bao gồm “chương trình chạy” và “cơ sở dữ liệu” trên máy chủ (Server).

+ Tại các phòng ban, các máy tính được phép truy cập vào phần mềm (máy Client) sẽ được khai báo (tên máy, ID người dùng) và được cài các "chương trình chạy” để người dùng cập nhật thông tin, dữ liệu vào phần mềm.

+ Các User sẽ được quản lý, phân quyền chi tiết theo từng vai trò của người dùng tại các phòng ban liên quan. Mỗi bộ phận sẽ có thiết kế layout (giao diện) riêng phù hợp với nghiệp vụ quản lý của từng bộ phận.

Tại nhà máy và các chi nhánh:

+ Cài đặt phần mềm BRAVO 7R2 chỉ bao gồm “chương trình chạy” (không bao gồm “cơ sở dữ liệu”) trên các máy Client của các bộ phận, user tham gia sử dụng phần mềm để cập nhật và truyền nhận dữ liệu online về phần mềm trên máy chủ tại trụ sở chính.

+ Các user được phân cấp, phân quyền nhằm đảm bảo tính độc lập, trách nhiệm khi cập nhật dữ liệu vào hệ thống.

(Khuyến cáo: để đảm bảo về tính ổn định, an toàn dữ liệu khi vận hành phần mềm thì BRAVO khuyến cáo trang bị thêm một máy chủ dự phòng, máy chủ backup phục vụ cho hai nhiệm vụ chính: thay thế server chính vận hành hệ thống và back up dữ liệu của phần mềm. Trên server chính và server backup tích hợp các ổ cứng vật lý tương đương và cấu hình theo các giải pháp Raid ổ cứng: Raid 0, Raid 1, Raid 10).

b. Phân nhóm các lớp dữ liệu người dùng tại từng địa điểm sử dụng:

Ngoài việc kế thừa dữ liệu phát sinh trong hệ thống thì tại từng phòng ban có những nghiệp vụ riêng, độc lập và đôi khi là bảo mật với các phòng ban khác. Do đó, để người dùng thuận tiện trong việc vận hành, thao tác trên phần mềm thì BRAVO chia giao diện người dùng theo từng lớp (Layout). Cụ thể:

Tại Trụ sở chính:

+ Layout Ban giám đốc công ty.

+ Layout Phòng Kinh doanh.

+ Layout Phòng Mua hàng - XNK.

+ Layout Phòng Kế toán.

+ Layout Phòng Tổ chức

Tại chi nhánh:

+ Layout Ban giám đốc chi nhánh.

+ Layout Phòng Bán hàng.

+ Layout Phòng Mua hàng.

+ Layout Kho hàng.

+ Layout Phòng Kế toán.

+ Layout Phòng Tổ chức

Tại nhà máy:

+ Layout Ban giám đốc nhà máy.

+ Layout Bộ phận Điều độ sản xuất.

+ Layout Bộ phận Thống kế sản xuất

+ Layout Bộ phận Kỹ thuật Cơ Điện.

+ Layout Bộ phận Kho.

+ Layout Bộ phận Quản lý Chất lượng.

+ Layout Bộ phận Kế toán nhà máy

c. Tổ chức, bóc tách cơ sở dữ liệu phần mềm

Để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, quản lý và tổng hợp dữ liệu phát sinh tại từng địa điểm vận hành phần mềm thì BRAVO tư vấn theo các phương án tổ chức dữ liệu phù hợp với từng quy mô của doanh nghiệp. Theo đó, trên cơ sở dữ liệu của phần mềm (database) sẽ được chia nhỏ theo các khay dữ liệu (gọi là khay đơn vị cơ sở) tương ứng với từng điểm sử dụng để nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu phát sinh tại từng điểm. Và có 01 khay dữ liệu tổng hợp đóng vai trò tổng hợp/hợp nhất dữ liệu phát sinh toàn hệ thống.

d. Xử lý các nghiệp vụ đặc thù của sản xuất kinh doanh

Đặc thù bán hàng:

  • Các công việc bán hàng, xuất khẩu được tiến hành tại văn phòng (trụ sở chính, các chi nhánh) và việc xuất hàng, giao hàng được tiến hành tại nhà máy. Do vậy, phần mềm cần giải quyết các yêu cầu cao về độ chính xác trong công tác xử lý đơn hàng/hợp đồng bán, tính liên tục trong quá trình xuất hàng.
  • Tại văn phòng, cán bộ kinh doanh có thể kiểm soát và theo dõi lưu lượng hàng hóa sản xuất (qua các tiến trình thống kê sản xuất), tồn kho khả dụng (các sản phẩm có khả năng bán được). Tuy nhiên, ngoài các chức năng tự động của hệ thống thì trong quy trình vận hành, doanh nghiệp phải ấn định các mốc thời gian hoàn thiện dữ liệu giữa các địa điểm sử dụng.
  • Theo đó, công việc sản xuất thường diễn ra liên lục và cần phải ấn định thời điểm chốt số liệu sản xuất của từng ngày để các bộ phận kinh doanh kế thừa, nắm bắt được sản lượng thực tế của ngày hôm đó => làm căn cứ xây dựng đơn hàng, làm lệnh xuất hàng. (Ví dụ: quy định trước 8h hàng ngày các bộ phận sản xuất tại nhà máy phải cập nhật, hoàn thiện dữ liệu sản xuất của ngày hôm trước để kinh doanh thực hiện các công đoạn bán hàng).
  • Từ thời điểm kinh doanh hoàn thiện đơn hàng/hợp đồng và lập các “lệnh giao hàng” thì dữ liệu sẽ phải được hiển thị tức thời tại Kho, nhà cân và kế toán nhà máy để lập các thủ tục giao hàng cho khách. Do vậy, ngoài yếu tố công nghệ hỗ trợ của phần mềm, phần cứng thì doanh nghiệp cũng cần trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin (máy chủ, đường truyền internet, hệ thống điện) để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
Đặc thù mua hàng

  • Nghiệp vụ mua hàng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của phòng Mua hàng (hoặc phòng Vật tư). Tuy nhiên, quy trình vận hành lại liên đới tới tất cả các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm vào Quản lý mua hàng cũng cần phải tách nhiệm vụ, phạm vi ứng dụng tại từng bộ phận, phòng ban.
  • Xử lý đề nghị/yêu cầu mua: tại từng điểm sử dụng phần mềm (văn phòng, nhà máy, chi nhánh), mọi bộ phận sẽ lập các loại “đề nghị/yêu cầu mua vật tư” qua bản cứng (theo form mẫu quy định của doanh nghiệp) => mục đích để giảm tải các loại dữ liệu dư thừa và hạn chế tối đa lượng người dùng tương tác trên phần mềm.
  • Sau khi được trưởng bộ phận (hoặc người phụ trách) xác nhận, phê duyệt thì sẽ được chuyển về một bộ phận chính (ví dụ phòng Kỹ thuật Cơ điện, phòng Tổ chức) để tổng hợp các loại đề nghị/yêu cầu mua vật tư và cập nhật vào phần mềm. Bộ phận này sẽ căn cứ vào các yếu tố của vật tư (tồn tức thời, tồn khả dụng, dự trữ…) để phê duyệt các đề nghị mua => các đề nghị được phê duyệt, chấp nhận sẽ được hiển thị trên màn hình dữ liệu tại phòng Vật tư (mua hàng) tại Trụ sở chính/văn phòng đại diện.
  • Tại phòng Mua hàng, cán bộ phụ trách mua hàng kiểm tra, phê duyệt các đề nghị/yêu cầu mua vật tư và tiến hành các quá trình hỏi hàng/thu thập báo giá/so sánh báo giá để trình Ban Lãnh đạo công ty phê duyệt. Sau khi Lãnh đạo phê duyệt, phòng Mua hàng tiến hành lập các đơn hàng/hợp đồng (theo nhà cung cấp, báo giá đã được lựa chọn) để tiến hành mua hàng.
  • Trước khi hàng về tới điểm giao hàng, phòng Mua hàng lập các “thông báo nhập hàng” tới các bộ phận liên quan để chuẩn bị về người, về không gian địa lý phục vụ quá trình nhập kho. Khi Nhà cung cấp giao hàng đến kho, cán bộ phòng Kỹ thuật kết hợp với phòng Quản lý Chất lượng tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu đạt tiêu chuẩn thì ký vào “Biên bản giao nhận hàng hóa” có chữ ký của Đơn vị giao hàng, bảo vệ nhà máy, phòng Kỹ thuật/Quản lý Chất lượng và thủ kho sau đó tiến hành nhập kho. Nếu không đạt tiêu chuẩn, không cho nhập kho và trả hàng về Nhà cung cấp.
  • Trên hệ thống, ngoài các bộ phận trực tiếp liên quan tới việc mua/nhập hàng thì các bộ phận đề nghị sẽ theo dõi được tiến độ, tình trạng nhập hàng để lập các “đề nghị cung ứng/xuất lĩnh vật tư” để bộ phận kho tiến hành xuất vật tư.

Đặc thù sản xuất:

  • Các thành phẩm cán thép (thép tấm, tôn cuộn) là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy ống thép. Do vậy, việc theo dõi được nguyên vật liệu gốc đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào và truy cứu nguồn gốc, chất lượng của thành phẩm, bán thành phẩm đầu ra.
  • Tại từng nghiệp vụ nhập xuất kho, phiếu thống kê… phần mềm xây dựng các luồng thông tin đầu vào, hỗ trợ người dùng cập nhật các nhóm đơn vị tính, đặc tính của nguyên liệu/bán thành phẩm/thành phẩm trong quá trình sản xuất như: Mã cuộn gốc/mã cuộn (bán thành phẩm)/Mác thép/ Dải/Mẻ sản xuất…
  • Thông qua chức năng Thống kê sản xuất tại các công đoạn, phần mềm xử lý được các nghiệp vụ sau:
+ Thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành theo từng công đoạn, từng ca làm việc, từng máy (chuyền) sản xuất.

+ Thống kê thời gian dừng máy, thay khuôn, thay dao, thay trục cán… theo từng ca, máy (dây chuyền) sản xuất.

+ Thống kê tiêu hao: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, dầu, mỡ, hóa chất, điện.

+ Thống kê được mức tồn kho khả dụng của từng nhóm thành phẩm (các nhóm mặt hàng có khả năng bán được, hỗ trợ phòng kinh doanh chủ động và kiểm soát được tồn kho).

Quản lý chất lượng sản phẩm:

  • Thị trường thép với sự cạnh tranh cao giữa các công ty trong nước và đặc biệt là sự cạnh tranh từ các sản phẩm thép Trung Quốc (Quốc gia có sản lượng luyện, cán thép số một thế giới) thì trên góc độ quản trị việc quản lý, giám sát và theo dõi chất lượng sản phẩm đầu ra đóng vai trò then chốt quyết định tới lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp.
  • Theo đó, từ việc sản xuất đến khi phân phối ra thị trường, doanh nghiệp cần kiểm soát, theo dõi được tình trạng của sản phẩm mình sản xuất ra. Cụ thể:
+ Khi sản xuất: với các nguyên liệu đầu vào (các sản phẩm cán nguội, tôn cuộn) phải theo dõi được chi tiết tới từng loại vật tư (mã cuộn gốc, mã cuộn bán thành phẩm) để có thể kiểm soát được chất lượng của từng nguyên liệu đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, tại các nhà máy cán sản phẩm đầu ra đã được phân tính các chỉ số về Cơ tính – Lý tính – Hóa tính và được tổng hợp trên các Mác thép gắn trên bền mặt từng sản phẩm.

+ Sau khi sản xuất xong, phần mềm cho phép cập nhật các chỉ số/đặc tính của sản phẩm và in các “chứng chỉ chất lượng” theo từng mẻ sản xuất. Khi có sự cố về chất lượng được phản hồi từ thị trường, doanh nghiệp có thể dựa trên các “giấy chứng nhận chất lượng” để truy vết về quá trình sản xuất ra sản phẩm đó: từ cuộn nào? Mẻ sản xuất nào? Sản xuất từ ngày nào đến ngày nào trên hệ thống.


IV. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BRAVO
BỘ PHẬN KINH DOANH
  • Phòng kinh doanh luôn có thông tin chính xác, tức thời về tiến độ sản xuất, tồn kho khả dụng => hỗ trợ tối ưu cho quá trình giao dịch, đàm phán bán hàng.
  • Cập nhật và kiểm soát liên tục thông tin về quá trình xuất hàng (xe ra, vào khi nhận hàng) và theo dõi vận chuyển các đầu xe cho từng cung đường cũng như sản lượng.
  • Việc đồng nhất tên gọi và quy cách cho sản phẩm trong toàn hệ thống đảm bảo tính chính xác trong giao dịch về bán, xuất, nhập hàng trong toàn hệ thống (giảm thiểu tối đa sự nhầm lẫn khi giao dịch có yếu tố về ngôn ngữ vùng miền).
ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT
  • Luôn nắm được số liệu thống kê về các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất một cách nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ tối đa cho quá trình điều độ, giám sát sản xuất.
  • Nhờ việc quản lý được nguồn gốc, chất lượng của nguyên vật liệu và đặc biệt nắm bắt được thời gian không sản xuất (máy hỏng, sửa chữa…) cũng như tỷ lệ sản phẩm lỗi tại từng máy, có thể quản lý được chất lượng từng sản phẩm và truy vết nguồn gốc khi phát hiện sản phẩm sai hỏng.
BỘ PHẬN MUA HÀNG
  • Giảm thiểu tối đa các giao dịch nội bộ liên quan tới quá trình mua và cung ứng vật tư.
  • Giảm thiểu các sai sót liên quan đến các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng, nguồn gốc của vật tư mua về.
  • Giúp kiểm soát tốt nhất về chất lượng nhà cung cấp trong quá trình mua và nhập hàng.
BỘ PHẬN KHO
  • Chủ động trong công tác quản lý, điều hành kho hàng liên quan tới vật tư và thành phẩm.
  • Đáp ứng tốt cho công tác quản trị và đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận kho.
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
  • Giảm thiểu công tác nhập lại dữ liệu phát sinh tại các bộ phận và nâng cao vai trò kiểm soát của kế toán.
  • Hỗ trợ tối đa các công tác nghiệp vụ yêu cầu sự chính xác cao như tính giá vốn, tính giá thành sản phẩm.
  • Hỗ trợ tối đa trong việc phân tích, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh toàn hệ thống
BAN GIÁM ĐỐC
  • Cung cấp cho Ban quản trị những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh của công ty.
  • Lên các báo cáo so sánh, đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
V. DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU NGÀNH SẢN XUẤT ỐNG THÉP SỬ DỤNG PHẦN MỀM BRAVO
1. Tập đoàn Hòa Phát:
  • Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
  • Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Đà Nẵng.
  • Công ty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Long An
  • Công ty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Bình Dương
  • Công ty TNHH Thép cán nguội Hòa Phát
  • Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
  • Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát
  • Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất
  • Công ty TNHH MTV Tôn Hòa Phát.
2. Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên

3. Công ty Cổ phần Thép Việt Ý

4. Công ty Cổ phần Cán thép Thái Trung

5. Công ty TNHH Thép Nhật Quang

6. Công ty TNHH Công nghiệp Chính Đại

7. Công ty Cổ phần Thép Thuận Phát

8. Công ty TNHH Nasteel Vina

9. Công ty Cổ phần Thép Đình Vũ

10. Công ty TNHH Thép Dongbu Việt Nam

11. Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức


Xem thêm:

>>> Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp (BRAVO 7 ERP-VN)

>>> Giải pháp Phần mềm BRAVO cho các ngành nghề đặc thù khác

THÔNG TIN LIÊN HỆ, tại đây
 
Phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) và bài toán tại Ống Thép Hòa Phát


bravo-7-erp-vn-min.jpg

Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO 7 ERP-VN

Ống Thép Hòa Phát là một trong những đơn vị thành viên đầu tiên của tập đoàn dùng phần mềm kế toán quản trị BRAVO và sau đó tiếp tục nâng cấp mở rộng lên phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 7 ERP-VN.

>> Chi tiết các phân hệ trong phần mềm BRAVO 7.

Bài toán tại Công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những khách hàng lớn của BRAVO, hiện tại hầu hết các công ty con của tập đoàn đang dùng phần mềm BRAVO. Công ty TNHH Ống Thép Hòa Phát là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam. Thành lập từ tháng 8/1996, đến nay sản phẩm của Công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn, được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Ống Thép Hòa Phát là một trong những đơn vị thành viên đầu tiên của tập đoàn dùng phần mềm của BRAVO với phần mềm kế toán và sau đó nâng cấp triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 7 ERP-VN.

Quy trình sản xuất ống Thép tại Hòa Phát là quy trình có sự tham gia của rất nhiều phòng ban liên quan như: Bộ phận kinh doanh, Bộ phận điều độ, Bộ phận quản lý sản xuất, Bộ phận kho, Bộ phận thống kê… Do đó khi triển khai ERP tại Ống Thép Hòa Phát BRAVO cũng triển khai nhiều phân hệ liên quan như: Mua hàng, Bán hàng, Điều độ sản xuất (Phân hệ sản xuất)… BRAVO đã xây dựng giải pháp liên kết, kế thừa dữ liệu giữa các phòng ban để phục vụ công việc liên quan đến sản xuất. Đồng thời xây dựng các báo cáo nhanh giúp Ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định, kế hoạch sản xuất kịp thời đạt hiệu quả cao.

>> Quy trình sản xuất chung tại các đơn vị sản xuất ống thép.

Phần mềm BRAVO đã giúp Ống thép Hòa Phát

1. Xây dựng các báo cáo thống kê dữ liệu tức thời cho Bộ phận Kinh doanh và Ban giám đốc.

Nhờ đó cung cấp cho bộ phận kinh doanh, Ban GĐ các báo cáo, thống kê về tồn kho NPL, số lượng đơn hàng của khách hàng, tình trạng máy móc… để đưa ra các kế hoạch sản xuất kịp thời.

2. Hỗ trợ bộ phận kho trong việc quản trị kho.
Xây dựng các báo cáo nhập xuất tồn tại kho, các báo cáo so sánh chênh lệch giữa lệnh nhập/ xuất và thực hiện nhập/ xuất, báo cáo so sánh giữa thống kê sản xuất và nhập kho hàng ngày

3. Xây dựng các báo cáo phục vụ công việc thống kê sản xuất.
- Thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành theo từng công đoạn, từng ca làm việc, từng máy (chuyền) sản xuất căn cứ vào ghi nhận sản xuất của từng ca sản xuất.

- Thống kê thời gian dừng máy, thay khuôn, thay dao, thay trục cán… theo từng ca, máy (dây chuyền) sản xuất.

- Thống kê tiêu hao: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, dầu, mỡ, hóa chất, điện.

Quy-trinh-luan-chuyen-chung-tu-01.jpg

Quy trình luân chuyển chừng từ

Sau khi dùng phần mềm BRAVO, rất nhiều công việc tại ống Thép Hòa Phát được vận hành hiệu quả. Với quá trình mua hàng, tất cả mọi cá nhân, bộ phận liên quan đều cập nhật được tình trạng của quá trình này thông qua phần mềm từ đó chủ động được công việc của mình. Đối với việc bán hàng, thay vì phải tới 10 giờ sáng mỗi ngày các nhân viên kinh doanh mới cập nhập được tình trạng kho hàng thì hiện tại 8 giờ sáng khi bắt đầu ngày làm việc mới họ đã có thông tin này. Do vậy, điều chỉnh được kế hoạch bán hàng hiệu quả. Đặc biệt, Ống thép Hòa Phát có trụ sở và nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, khi chưa có phần mềm thông tin giữa các chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ khi ứng dụng Phần mềm BRAVO đã giúp các chi nhánh này chia sẻ tài nguyên thông tin với nhau cũng như giúp Lãnh đạo luôn nắm được tình hình hoạt động của các chi nhánh để có những đối sách kịp thời.

Không chỉ có Ống Thép Hòa Phát, các đơn vị thành viên khác của tập đoàn và mới đây nhất Tập đoàn Hòa Phát cũng đã triển khai phần mềm hợp nhất của BRAVO. Được hợp tác với Hòa Phát và cùng phát triển với tập đoàn hơn 15 năm qua là niềm tự hào của BRAVO. Chắc chắn trong thời gian tới BRAVO sẽ luôn nỗ lực hơn nữa để cùng Hòa Phát phát triển lớn mạnh trong tương lai.

Xem thêm bài viết liên quan:

>> Phần mềm Quản trị tổng thể Doanh nghiệp BRAVO 7 tại Bao bì Bút Sơn
 
Phân hệ quản lý mua hàng của BRAVO và ứng dụng thực tiễn tại Tập đoàn Hòa Phát
Phân hệ mua hàng tại BRAVO được xây dựng dựa trên quy trình mua hàng và quản lý công nợ, được đơn giản bằng lưu đồ sau đây:

quan-tri-mua-hang-1.png

Ứng dụng phần mềm quản lý mua hàng BRAVO tại Tập đoàn Hòa Phát

Hiện tại, hầu hết các công ty con của Tập đoàn Hòa Phát như: Công ty Cổ phần Thép, Ống thép, Năng Lượng, Thức ăn chăn nuôi… đều đang sử dụng phần mềm của BRAVO. Ở Hòa Phát, quy trình mua hàng được quy chuẩn cho cả tập đoàn, có ban vật tư chung toàn tập đoàn và có phòng ban riêng tại mỗi công ty con để có thể điều chỉnh phù hợp cho từng đơn vị. Ví dụ yêu cầu bài toán mua hàng tại Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát như sau:

  • Lập và duyệt yêu cầu mua hàng
  • Lựa chọn nhà cung cấp
  • Lập và duyệt hợp đồng
  • Lập và duyệt đơn hàng
  • Phát hành lệnh nhập hàng
  • Cập nhật phiếu nhập mua
Thủ kho có trách nhiệm nhập đủ số hàng theo đúng các điều khoản hợp đồng, sau đó cập nhật tình hình nhập kho trên phần mềm để các bộ phận có liên quan và Ban giám đốc cập nhật tình hình.

Khi áp dụng phần mềm BRAVO, các công việc tại các bộ phận của đơn vị đều được giảm tải rất nhiều. Chị Bùi Hải Vân – Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát cho biết: “BRAVO luôn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời, nhanh chóng, sản phẩm BRAVO thân thiện cả về tính năng và giao diện…”.

Ứng dụng tại Công ty Cổ phần phát triển đầu tư thương mại Delys

Delys là công ty chuyên nhập khẩu và phân phối thực phẩm cao cấp của châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm váng sữa và sữa chua.

Quá trình mua hàng tại Delys được chia làm 2 bộ phận: Bộ phận mua hàng nội địa và bộ phận nhập khẩu.

  • Mua nội địa
Đối với mua hàng nội địa, phần mềm BRAVO đã lên quy trình như sau: Bộ phận yêu cầu mua, làm đề nghị, chuyển cho trưởng bộ phận duyệt, chuyển trạng thái và chia người thực hiện, lập kế hoạch đặt hàng và kế hoạch hàng về chuyển cho các bộ phận khác căn cứ vào phiếu yêu cầu để theo dõi hàng về. Chương trình tự chuyển trạng thái đối với các đề nghị nào đã có đơn hàng. Khi có đơn hàng thì theo dõi diễn tiến của đơn hàng: kế toán đã chi tiền hay chưa, hàng đã về kho chưa, về kho Hà Nội hay về kho TP. Hồ Chí Minh.

  • Mua hàng nhập khẩu
Lập kế hoạch mua hàng: Căn cứ vào tồn kho tại thời điểm lập, kế hoạch sales, kế hoạch khuyến mãi… và thời gian vận chuyển hàng từ nước ngoài về để tiến hành đặt hàng.

Dựa vào số lượng hàng cần nhập khẩu, phần mềm tiến hành chia container để nhập khẩu, vừa với số lượng chứa container. Khi thực hiện xong kế hoạch tiến hành làm hợp đồng nhập khẩu, theo dõi và chuyển trạng thái tự động khi có các diễn tiến sau: Hàng đã về cảng, tiếp đến hàng đã đủ giấy tờ và hàng đã nhập kho.

Chị Nguyễn Thị Dung – kế toán trưởng Delys cho biết: “Không chỉ riêng phân hệ Mua hàng - Xuất nhập khẩu mà tất cả các phân hệ khác như: Quản lý bán hàng, Hành chính – Nhân sự, Ban quản lý tài sản, Logistic đều có sự kết nối, kế thừa dữ liệu của nhau một cách khoa học. Điều đó giúp ích rất nhiều cho công việc ở Delys”.

Phần mềm BRAVO đã giúp Delys có được một công cụ hỗ trợ tác nghiệp. Thông tin được kiểm soát chặt chẽ, khoa học trên hệ thống nên tỷ lệ xảy ra sai sót cũng được hạn chế. Từ đó giúp cho chi phí vận hành bộ máy giảm, gia tăng hiệu quả công việc. Phần mềm BRAVO cũng đã góp phần tăng lợi nhuận của Delys và thật sự trở thành “bí quyết quản trị doanh nghiệp”.

>>> Khách hàng tiêu biêu sử dụng Giải pháp Phần mềm ERP BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top