Phân loại sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ hay lớn?

Luudan101087

New Member
Hội viên mới
Em mới làm bài thi nhưng không biết đúng hay sai...nôn nóng quá , không biết làm đúng hay sai...các anh chi giúp em với !!!

Căn cứ phân loại hoạt động sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn:
a. Phạm vi sử dụng
b. Chi phí sửa chữa
c. Thời gian sửa chữa và khoảng cách giữa 2 lần sửa chữa
d. Tất cả các đáp án trên.
 
Ðề: Phân loại sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ hay lớn?

Em mới làm bài thi nhưng không biết đúng hay sai...nôn nóng quá , không biết làm đúng hay sai...các anh chi giúp em với !!!

Căn cứ phân loại hoạt động sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn:
a. Phạm vi sử dụng
b. Chi phí sửa chữa
c. Thời gian sửa chữa và khoảng cách giữa 2 lần sửa chữa
d. Tất cả các đáp án trên.

Tớ chọn đáp D là đúng!!
 
Ðề: Phân loại sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ hay lớn?

Tớ chọn đáp D là đúng!!

Gửi hieutckt : trong quá trình học L thấy chi phí lớn thì phân bổ và nhỏ thì đưa thẳng vào chi phí trong kỳ...như vậy đâu liên quan đến phạm vi sửa chữa hay khoảng cách thời gian....mình đã chọn đáp án b nhưng thấy không an toàn lắm !!!....

Anh chị nào có ý kiến gì không, chỉ cho em với?
 
Ðề: Phân loại sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ hay lớn?

Gửi hieutckt : trong quá trình học L thấy chi phí lớn thì phân bổ và nhỏ thì đưa thẳng vào chi phí trong kỳ...như vậy đâu liên quan đến phạm vi sửa chữa hay khoảng cách thời gian....mình đã chọn đáp án b nhưng thấy không an toàn lắm !!!....

Anh chị nào có ý kiến gì không, chỉ cho em với?

Ai bảo là không liên quan đến phạm vi sửa chữa và khoảng cách thời gian,
Bạn nên đọc QĐ 206/2003/QĐ-BTC
Điều 7: Nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với một số ngành có chi phí sửa chữa tài sản cố định lớn và phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong kỳ với điều kiện sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
 
Ðề: Phân loại sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ hay lớn?

Chuẩn, đáp án D là chính xác.
Nếu chỉ có riêng chi phí sửa chữa thì chưa đủ để làm căn cứ phân loại hoạt động sửa chữa là nhỏ hay lớn. Lấy ví dụ như thế này cho bạn dễ hiểu nhé: 1 bộ phận nhỏ trong dây truyền được sửa chữa, mặc dù chi phí sửa chữa không đáng kể nhưng nó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất của cả dây truyền -> ngắn gọn thế thôi.
 
Ðề: Phân loại sửa chữa TSCD là sửa chữa nhỏ hay lớn?

Nói vậy là tiêu mất câu trắc nghiệm rùi sao???...huhuhu....dù sao cũng cảm ơn mọi người thật nhiều.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top