Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

A/c cho e xin ý kiến.
hôm nay sếp e cầm mấy bộ hồ sơ đặt lên bàn bảo e làm hợp đồng và trả lương mỗi người 9tr/tháng để rút lấy tiền chi tiền mặt. E bảo sếp ko được nhỡ những người này đi làm nơi khác thì sao, thuế phát hiện là chết KT. Thế mà sếp đánh câu sai đâu t chịu t nói m cứ thế mà làm. giờ e phải làm sao ạ.
Chào em, nỗi trăn trở của em là nỗi niềm của hầu hết những người làm nghề kế toán như chúng mình. Làm sao vừa “làm Sếp hài lòng” vừa “đúng luật” luôn là câu hỏi thực tiễn lớn thách thức kiến thức, kỹ năng, trí tuệ của chúng ta.

Để tìm hướng giải quyết trong vấn đề này, chúng ta cần làm rõ:


1/ Phạm vi kiến thức và kỹ năng liên quan

DN thực sự điều gì đang nằm sau “tham vọng: trả lương người môi người 9tr/tháng để rút lấy tiền chi tiền mặt, không biết người này có thu nhập ở mấy nơi?”

Có phải Sếp em đang muốn:


+ Chi phí tiền lương, tiền công trả cho lao động thời vụ, ký liên tục hợp đồng lao động dưới 3 tháng để lấy tiền mặt

+ Không phát sinh nộp bảo hiểm cho người lao động

+ Không phát sinh thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng này

+ Toàn bộ chi phí tiền lương là chi phí được trừ

+ DN không vi phạm Luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế TNCN & thuế TNDN

Muốn có được kỹ năng, kiến thức để xử lý tốt tình huống trên, DN cần có kiến thức sâu sắc về Luật bảo hiểm, Luật lao động, Luật thuế Thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp với chi phí lương thế nào là đủ điều kiện chi phí được trừ


2/ Điều gì xảy ra nếu cơ quan thuế phát hiện về sự gian lận này:

+ Do chứng từ gốc là giả mạo nên toàn bộ chi phí tiền lương này là chi phí không được trừ (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTV

+ Bị truy thu thuế TNDN, phạt chậm nộp thuế TNDN do chi phí tiền lương này không được trừ Thông tư 166/2013/TT-BTC ( xử phạt hành chính thuế); Thông tư 130/TT-BTC về lãi chậm nộp thuế


+ Phạt “lập chứng từ khống”. Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

….” 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;

+ Thậm chi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi trốn thuế (Điều 161 Bộ Luật hình sự)

ðVậy lời khuyên của tôi đối với em trong trường hợp này là DN cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến tình huống trên trước khi quyết định thực hiện. Nếu không cái giá phải trả sẽ rất đắt em ạ.

ðGiải pháp chỉ thực sự hé mở khi chúng ta đáp ứng nguyện vọng chính đáng của DN trên cơ sở kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng, em nhé!
 
Cả nhà có ai từng làm bên mặt hàng than đá các loại cho em hỏi về định mức hao hụt cho phép của nó được không ạ? Trường hợp cùng một lô hàng mình nhập vào rồi xuất đi nhưng số lượng xuất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với lượng mình nhập vào thì xử lý thế nào ạ? Có định mức cho phép của nó không và tầm bao nhiêu ạ? Nếu có ai biết thông tư nào hướng dẫn thì cho em xin với ạ.Em cảm ơn!
 
Ace cho em hỏi : Trên bảng cân đối sốphát sinh thì các tài khoản 5,6,7,8,9 không có số dư cuối kỳ đồng nghĩa với việc không có số dư đầu kỳ có đúng không ạ ?
 
Ace cho em hỏi : Trên bảng cân đối sốphát sinh thì các tài khoản 5,6,7,8,9 không có số dư cuối kỳ đồng nghĩa với việc không có số dư đầu kỳ có đúng không ạ ?
đương nhiên rồi b. vì cuối kỳ kết chuyển hết rồi mà. số dư cuối kỳ trc là số dư đầu kỳ này, cuối kỳ ko có thì đương nhiên đầu kỳ ko có :D
 
Chào mọi người ah!
Em đang muốn học kế toán nhưng điều kiện không cho phép đi học. Nên em phải tự học ở nhà.
Em đọc trên đây thấy mọi người giỏi quá lại nhiệt tình giúp nhau nua nghưỡng mộ quá!
Mọi người cho em hỏi. H em muốn học từ đầu thì bắt đầu từ đâu ah.
Có ai có tài liệu không cho xin với ah. Email cua em : hangnt3686@gmail.com
Em muốn học online nhưng không biết học ở web nào hiệu quả. Mọi người tư vấn em với ah.
Mail của em: hangnt36
Đây này bạn: http://ngheketoan.edu.vn/Info/20/Tu-hoc-ke-toan-thuc-hanh-online.aspx

Nhưng đúng như @Xuan Khanh18 nói, nên học trực tiếp vẫn hơn, vì có tương tác, có cảm xúc (chả biết có p m làm kế toán nhưng vẫn có tí lãng mạn hok, nhưng theo m có cảm xúc thì làm vc j cũng tốt hơn nh)
 
Cả nhà có ai từng làm bên mặt hàng than đá các loại cho em hỏi về định mức hao hụt cho phép của nó được không ạ? Trường hợp cùng một lô hàng mình nhập vào rồi xuất đi nhưng số lượng xuất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với lượng mình nhập vào thì xử lý thế nào ạ? Có định mức cho phép của nó không và tầm bao nhiêu ạ? Nếu có ai biết thông tư nào hướng dẫn thì cho em xin với ạ.Em cảm ơn!
Tôi xin có gợi ý về vấn đề của bạn thế này nhé:


1/ Có định mức cho phép của nó không và tầm bao nhiêu ạ? định mức hao hụt cho phép? Nếu có ai biết thông tư nào hướng dẫn?


Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính đã bãi bỏ “chi phí nguyên nhiên vật liệu vượt định mức là chi phí không được trừ” tuy nhiên, trên thực tế các khoản chi vượt định mức tiêu hao hợp lý cần thiết vẫn có thể là chi phí không được trừ do không đảm bao về điều kiện “chi phí không thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh”. Do vậy, việc xây dựng định mức nói chung và định mức hao hụt nói riêng vần luôn là vấn đề DN cần quan tâm đặc biệt.


Theo số liệu ngày 27/11/2012 của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, đăng công khai trên website của Tập đoàn thì tỷ lệ hao hụt bình quân của Tập đoàn là 0,9%, riêng Kho vận Hòn Gai – Thuộc tập đoàn tỷ lệ hao hụt chỉ là 0,45%.

Bạn có thể tham khảo thêm số liệu qua đường link sau:

http://www.vinacomin.vn/kho-van-hon...o-muc-hao-hut-than-duoi-muc-cho-phep-3460.htm


Trên thực tế, để xây dựng định mức, các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cần có Báo cáo thông kê về mức hao hụt trong 3 – 5 lần thực tế, trong các điều kiện sản xuất kinh doanh khác nhau (điều kiện vật lý, sinh lý hóa, môi trường, khi hậu…) để có cơ sở số liệu trình Giám đốc ban hành “Quy định về định mức hao hụt than chung của Doanh nghiệp.


Theo quy định Doanh nghiệp phải tự xây dựng, kê khai, đăng ký định mức hao hụt khi nhập khẩu để sản xuất hoặc bán hàng hoá xuất khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trước khi xuất khẩu sản phẩm.

Đối với sắc thuế nội địa, Quy định về định mức hao hụt này được DN lưu tại DN, cơ quan thuế sẽ kiểm tra khi thanh kiểm tra thuế. Bạn có thể làm công văn gửi cơ quan ngành dọc của DN bạn như Bộ công thương hoặc Tổng cục thống kê để xin số liệu chính thức về định mức hao hụt ngành than, làm cơ cở số liệu tham khảo khi trình Giám đốc ký quyết định về đinh mức hao hụt này.


2/ Trường hợp cùng một lô hàng mình nhập vào rồi xuất đi nhưng số lượng xuất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với lượng mình nhập vào thì xử lý thế nào?


Qua ý kiến của bạn về vấn đề này, tôi nhận thấy bạn đã gần tìm ra cầu trả lời về tình huống này rồi. Vậy, Trường hợp cùng một lô hàng mình nhập vào rồi xuất đi nhưng số lượng xuất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với lượng mình nhập vào thì cần:

+ Kiểm tra sự chênh lệch đó là bao nhiêu

+ Lý do chênh lệch là gì?

+ nếu chênh lệch do nguyên nhân khách quan (sinh lý hóa tự nhiện của sản phẩm..) thì so sánh với định mức hao hụt. Chi phí tổn thất trong định mức hợp lý cần thiết = > chi phí được trừ và ngược lại. Chi phí hao hụt vượt định mức hợp lý cần thiết = > chi phí không được trừ, do đây là chi phí không thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

+ Nếu chênh lệch thừa khách quan, bạn hach toán vào thu nhập khác theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

+ Trường hợp thừa thiếu do chủ quan thì cần hạch toán thừa thiệu theo quy định và thu hồi hoặc trả lại cho đối tượng gây ra hiện tượng này, không hạch toán vào chi phí, doanh thu của DN (Thông tư 200/2014/TT-BTC.)

Chúc bạn xử lý tốt tình huống này
 
Cả nhà cho em hởi với ạ,
Công ty em làm vể Logistis ạ, là Bên trung gian mua chỗ conterner ở hãng tàu và bán lại chỗ đó ạ (đơn thuần giống như kiểu thương mại mua vào bán ra ấy ạ)
Nhưng mà em thấy Hóa đơn hãng tàu xuất cho bên em là " Thu hộ cước vận chuyển, thu hộ phí..."
Vậy em có được cho vào chi phí đầu vào bên em và em phải xuất cho khách hàng bên em như thế nào và hạch toán hóa đơn trên làm sao ạ?,
Em cảm ơn ạ!
 
Cả nhà cho em hởi với ạ,
Công ty em làm vể Logistis ạ, là Bên trung gian mua chỗ conterner ở hãng tàu và bán lại chỗ đó ạ (đơn thuần giống như kiểu thương mại mua vào bán ra ấy ạ)
Nhưng mà em thấy Hóa đơn hãng tàu xuất cho bên em là " Thu hộ cước vận chuyển, thu hộ phí..."
Vậy em có được cho vào chi phí đầu vào bên em và em phải xuất cho khách hàng bên em như thế nào và hạch toán hóa đơn trên làm sao ạ?,
Em cảm ơn ạ!
Chào Bạn, tôi xin có chia sẻ về tình huống của bạn như sau:

Doanh nghiệp của Bạn là DN logistic, nhưng không cung cấp trực tiếp dịch vụ vận chuyển, Bên bạn “mua dịch vụ” và bán dịch vụ” do đó, việc lựa chọn phương pháp hạch toán sẽ là vấn đề đầu tiên trước khi quyết định về việc “phải xuất cho khách hàng bên em như thế nào?”

Bạn cần xem xét kỹ hình thức, đặc điểm SXKD và yêu cầu của lãnh đạo DN về tổ chức công tác kế toán nhằm lựa chọn hệ thống tài khoản, thiết lập trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN. DN bạn có thể lựa chon 2 phương pháp phản ánh quá trình kinh doanh logistic của mình

Cách 1: Phản ảnh đúng bản chất là 01 DN thực hiện nghiệp vụ trung gian, môi giới các dịch vụ logistic. Theo cách này, toàn bộ chi phí như " Thu hộ cước vận chuyển, thu hộ phí..." => KHÔNG hạch toán vào chi phí của DN; đồng thời các KHOẢN THU tương ứng từ khách hàng về số tiền chi hộ này, không phản ánh vào doanh thu. DN hạch toán các khoản này như khoản thu hộ, chi hộ khách hàng. Phần chênh lệch giữa Doanh thu và Chi phí chi hộ chính là Doanh thu dịch vụ “trung gian logistic” của DN bạn.

Cách 2: Phản ánh KHÔNG thực sự đúng bản chất NVKT phát sinh nhưng vẫn phù hợp với các quy định pháp lý liên quan đó là:

Toàn bộ chi phí chi ra hạch toán vào chi phí giá vốn của DN, như khoản chi bạn đã đề cập “ Thu hộ cước vận chuyển, thu hộ phí..." của hang tàu

Toàn bộ số tiền thu được của khách hàng hạch toán là Doanh thu, do vậy, khi xuất cho khách hàng, DN của bạn có thể lập Bảng quyết toán với khách hàng chi tiết các nội dung phí hình thành nên giá trị giao dịch để khách hàng hiểu và chấp nhận. Còn khi lập hóa đơn cho khách hàng, DN bạn chỉ cẩn lập 01 hóa đơn bao gồm: Phần phí thu hộ chi hộ và Phí dịch vụ của DN, trên hóa đơn chỉ cần ghi 01 nội dung: Phí dịch vụ Logistic, có Biên bản quyết toán chi tiết kèm theo, 02 bên ký xác nhận
 
Em chào các anh chị

Em có 1 câu hỏi mong được tư vấn ạ.

Công ty em cung cấp thiết bị cho 1 công ty A với giá trị hợp đồng là 75 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT). Bên em đã xuất hóa đơn GTGT vào tháng 3 và kê khai thuế quý 1/2017.

Vì một số lý do, nên sau đó bên em không bán thiết bị cho công ty A nữa và thu hết số thiết bị này về.

Công ty A cũng chưa thanh toán cho công ty em.

Em muốn hỏi trường hợp của công ty em ko phải là hàng bán trả lại vậy muốn giảm doanh thu và VAT đầu ra thì căn cứ pháp lý là gì để tránh những rủi ro về thuế GTGT ạ?

Em mong nhận được sự giúp đỡ của các anh chị!

Em cảm ơn!
 
Anh chị có kinh nghiệm bảo e với. E đang đj làm ở 1 cty. Bjo e nhận làm kế toán trưởng bên hợp tác xã, lương dưới 2tr₫/ tháng thì e có phải tự quyết toán thuế tncn k? Nếu luong trên 2tr₫₫/tháng thì sao ạ?
Bjo e nhận sổ sách bên hợp tác xã thì cần phải ktra những thông tin j bên htx?
E cảm ơn
 
ngày 1/1/2018 , đại lý 3s yamaha mua 14 xe máy của công ty yamaha việt nam, tổng tiền hàng trên hóa đơn gtgt là 570 triệu (giá đã bao gồm 20% thuế TTĐ8-)., thuế gtgt là 57 triệu.
ngày 2/1/2018. đại lý 3s xuất 1 xe máy bán lẻ giá bán 45 triệu ( đã bao gồm thuế)

bạn nào hạch toán giúp mình với.
 
ngày 1/1/2018 , đại lý 3s yamaha mua 14 xe máy của công ty yamaha việt nam, tổng tiền hàng trên hóa đơn gtgt là 570 triệu (giá đã bao gồm 20% thuế TTĐ8-)., thuế gtgt là 57 triệu.
ngày 2/1/2018. đại lý 3s xuất 1 xe máy bán lẻ giá bán 45 triệu ( đã bao gồm thuế)

bạn nào hạch toán giúp mình với.
B post lên fb kế toán thực hành ********* cho nhanh
 
Chào em, nỗi trăn trở của em là nỗi niềm của hầu hết những người làm nghề kế toán như chúng mình. Làm sao vừa “làm Sếp hài lòng” vừa “đúng luật” luôn là câu hỏi thực tiễn lớn thách thức kiến thức, kỹ năng, trí tuệ của chúng ta.

Để tìm hướng giải quyết trong vấn đề này, chúng ta cần làm rõ:

1/ Phạm vi kiến thức và kỹ năng liên quan

DN thực sự điều gì đang nằm sau “tham vọng: trả lương người môi người 9tr/tháng để rút lấy tiền chi tiền mặt, không biết người này có thu nhập ở mấy nơi?”

Có phải Sếp em đang muốn:

+ Chi phí tiền lương, tiền công trả cho lao động thời vụ, ký liên tục hợp đồng lao động dưới 3 tháng để lấy tiền mặt

+ Không phát sinh nộp bảo hiểm cho người lao động

+ Không phát sinh thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng này

+ Toàn bộ chi phí tiền lương là chi phí được trừ

+ DN không vi phạm Luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế TNCN & thuế TNDN

Muốn có được kỹ năng, kiến thức để xử lý tốt tình huống trên, DN cần có kiến thức sâu sắc về Luật bảo hiểm, Luật lao động, Luật thuế Thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp với chi phí lương thế nào là đủ điều kiện chi phí được trừ

2/ Điều gì xảy ra nếu cơ quan thuế phát hiện về sự gian lận này:

+ Do chứng từ gốc là giả mạo nên toàn bộ chi phí tiền lương này là chi phí không được trừ (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTV

+ Bị truy thu thuế TNDN, phạt chậm nộp thuế TNDN do chi phí tiền lương này không được trừ Thông tư 166/2013/TT-BTC ( xử phạt hành chính thuế); Thông tư 130/TT-BTC về lãi chậm nộp thuế

+ Phạt “lập chứng từ khống”. Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

….” 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;

+ Thậm chi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi trốn thuế (Điều 161 Bộ Luật hình sự)

ðVậy lời khuyên của tôi đối với em trong trường hợp này là DN cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến tình huống trên trước khi quyết định thực hiện. Nếu không cái giá phải trả sẽ rất đắt em ạ.

ðGiải pháp chỉ thực sự hé mở khi chúng ta đáp ứng nguyện vọng chính đáng của DN trên cơ sở kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng, em nhé!
Bên em đang trả lương thực tế khác vs lương đóng bh :-(
 
@Ken Kai : Vô cùng nhiều DN đang có 2 hệ thống sổ sách. DN của mình đang làm hiện tại tương đối bài bản nên chỉ có 1, chế độ cũng rất ổn. Có thể là mình may mắn, nhưng mấy công ty trước đó mình đã từng làm cũng giống bên b. Nếu ở đó trả lương ok, chế độ ok thì b có thể gắn bó, còn nếu hok, b nên thay đổi cv thì hơn ^^
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top