Những văn hóa công ty kỳ quặc

PPK

Member
Hội viên mới
Những quy định kỳ quặc của sếp công ty Việt

Cấm uống nước có màu, ghi biên bản nếu mang cơm trưa, quản lý cả việc vệ sinh cá nhân... là những quy định kỳ lạ của một số doanh nghiệp khiến dân công sở Việt tẩy chay.


Để giữ gìn nội quy chung, tăng hiệu quả làm việc cũng như nâng cao giá trị của công ty, các lãnh đạo doanh nghiệp thường đưa ra những quy định và yêu cầu nhân viên phải tuân thủ.


Bên cạnh những nội quy hài hước và hợp lý, không ít nhân viên công ty lại phải chịu cảnh méo mặt, ức chế vì những quy định khó nhằn và vô lý của doanh nghiệp.


Chị Nguyễn Anh, một cựu nhân viên công ty truyền thông tại quận Tân Bình, TP.HCM vẫn còn cảm thấy khó hiểu với quy định cấm uống nước có màu của công ty cũ.


Theo nội quy, nhân viên chỉ được phép uống nước trắng, không được ăn bất cứ thứ gì trong giờ làm việc.


Mọi loại nước có màu từ sữa, cà phê hay nước hoa quả đều bị cấm. Riêng với những nhân viên mang theo đồ ăn sáng, cơm trưa cũng không được ăn trong văn phòng, dù vào giờ nghỉ.


"Công ty có đặt camera trong văn phòng, vì vậy, không ai dám vi phạm.


Từng có trường hợp một nữ nhân viên bị tụt huyết áp đột ngột, đồng nghiệp cùng phòng đã phải làm mọi biện pháp để che camera trong khi cấp cứu cho người này bằng cách uống tạm chút sữa.


Lần đó, không ai bị phạt vì vi phạm nội quy, nhưng mọi người đều thấy bức xúc, muốn gỡ quy định mà không được", chị Anh chia sẻ.


Cũng là các quy định về việc ăn uống trong văn phòng, nhưng một công ty chuyên về thiết bị điện trên đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội lại yêu cầu nhân viên không được phép dùng đồ ăn trưa trong khu vực làm việc.


Tuy nhiên, công ty không sắp xếp chỗ ăn khác cho nhân viên, mà gợi ý dùng bữa tại một nhà hàng gần trụ sở, thay vì mang cơm từ nhà đi.


"Nhà hàng này do vợ của giám đốc mở, đồ ăn rất đắt, lại không hợp khẩu vị của mọi người nên thời gian đầu vắng vẻ.


Đến khi công ty yêu cầu nhân viên nếu tự mang cơm trưa thì sẽ phải ngồi ngoài hành lang, hoặc xuống sân tòa nhà ăn, thì hầu hết nhân viên tại đây đành làm theo gợi ý của sếp, vì xung quanh trụ sở không có quán ăn khác thay thế.


Sau này, nhân viên còn phải thi hành một loạt luật mới, như không được dùng nước để rửa bát, mỗi tuần chỉ được dùng hết 2 cuộn giấy vệ sinh...


Tất nhiên, cách làm ấy không chỉ làm nản lòng nhân viên, mà còn khiến nhiều người âm thầm tìm bến đỗ khác, và doanh nghiệp thì chỉ thiệt chứ không có lợi gì", anh Thanh Tùng, cựu nhân viên công ty này tiết lộ.


"Vào dễ, ra khó" là một biện pháp để nhiều công ty giữ được nhân viên giỏi, cũng như làm nản lòng những ai muốn bỏ cuộc sớm.


Thế nhưng, sự cứng nhắc của ông chủ doanh nghiệp khiến không ít người lao động cũng như các lãnh đạo cấp trung tẩy chay.


Câu chuyện của Hoàng Thanh - cựu nhân viên của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính của doanh nghiệp ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ví dụ như thế.


Từng được trả lương theo doanh số với công việc chủ yếu là tiếp cận khách, ký hợp đồng và chăm sóc dịch vụ, nhưng sau 2 năm, Thanh vẫn chưa được ký hợp đồng chính thức, mà vẫn hoạt động trên danh nghĩa cộng tác viên.


Cô chủ động xin nghỉ để tìm một cơ hội khác, và được sếp trực tiếp hứa sẽ giải quyết nhanh các vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ.


"Ngay hôm sau, giám đốc đã yêu cầu mình duy trì việc có mặt ở văn phòng đến cuối tháng, nếu không sẽ bị giữ tháng lương cuối.


Mỗi ngày đi làm, mình phải ngồi yên một chỗ, không được sử dụng máy tính, không được ra ngoài gặp khách, muốn đứng lên đi lấy nước hay vệ sinh cũng phải xin phép 2 người giám sát.


Việc này kéo dài đến hơn 10 ngày, trước khi mình cam kết không đòi quyết toán tháng lương cuối cùng thì quy định mới được gỡ bỏ.


Sau này mình được biết, nhiều đồng nghiệp còn bị giữ bằng gốc, trừ lương đi làm muộn dù chỉ là vài giây... khi sếp biết họ có ý định rời công ty", cô kể.


Theo luật sư Nguyễn Thành Luân, công ty luật Vietlaw, những quy định theo kiểu truyền miệng, thông báo nội bộ này là một cách để doanh nghiệp lách luật Lao động, hay thậm chí là vi phạm quyền công dân.


"Nhiều trường hợp, nhân viên nữ buộc phải nghỉ việc chỉ vì có thai khi chưa làm đủ 1 năm, dù theo luật Lao động, doanh nghiệp không được phép sa thải lao động nữ trong trường hợp này.


Công ty chỉ cần thực hiện một vài động thái được gọi là ’quản lý mềm’, như giám sát đặc biệt, liên tục điều đi công tác xa... khiến nhân viên buộc phải tự nghỉ.


Người lao động trong những trường hợp này cần phải nắm rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như quy định công khai của doanh nghiệp, để có cách xử lý và bảo vệ chính mình", luật sư Luân cho biết.


xaluan.com
 
Những kiểu thưởng Tết lạ đời của sếp gây sốc nhân viên



Cuối năm là dịp những câu chuyện về quà thưởng Tết lại được bàn tán rầm rộ, trong đó có cả những món quà lạ đời mà đến nhân viên khi được nhận cũng không tránh khỏi bị sốc.


154cdaede2a81d.img.jpg

ảnh minh họa
1. Sếp rửa chân cho nhân viên

Một công ty thương mại điện tử ở Trung Quốc năm nay không chỉ thưởng Tết cho nhân viên bằng một số tiền khủng mà các sếp sẵn sàng rửa chân cho nhân viên như một cách để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với họ.


Đó là 3 nhân viên xuất sắc nhất trong năm và đã có rất nhiều đóng góp lớn cho công ty. Họ được mời ngồi lên ghế cao, các sếp quỳ gối ở dưới và rửa chân, massage chân cho họ trước sự chứng kiến của tất cả những người khác trong công ty.

2. Sếp cho nhân viên bốc tiền thoải mái

Ý tưởng này là một trong những cách thưởng Tết mà bất kỳ nhân viên nào mới chỉ nghe đến thôi cũng đã thấy thích. Và ý tưởng này đến từ một vị sếp của một công ty ở Ôn Châu, Trung Quốc khi người này cho thiết kế những chiếc thùng đựng đầy tiền, và sau đó cho nhân viên thò tay vào bốc bao nhiêu tùy ý.


thuong-tet-2.jpg



Dù mỗi nhân viên chỉ được tham gia bốc tiền một lần nhưng vẫn có người bốc được tới 20.000 vạn tệ (tức tương đương khoảng 64 triệu đồng).

3. Sếp cho nhân viên dùng vợt lướt để vớt tiền

Cách thưởng Tết độc đáo này là của một công ty tại Thượng Hải với những tờ tiền bay dày đặc trong không gian của một chiếc hộp kính kín, còn nhân viên thì được cầm một chiếc vợt lưới cán dài để vớt những đồng tiền này.


thuong-tet-3.jpg



Người nào "bắt" được càng nhiều tờ thì số tiền thưởng của người đó càng lớn. Ngoài ra, một số người may mắn được dùng tay vơ tiền thì số tiền có được sẽ còn "khủng" hơn rất nhiều.

4. Thưởng hàng bao tải tiền cho nhân viên

Một công ty về đất đai tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã trực tiếp thưởng tiền mặt cho nhân viên và số tiền "khủng" đến nỗi nhân viên phải cho tiền vào bao tải rồi vác về.


thuong-tet-4.jpg



Những chồng tiền được xếp trên sân khấu, những người được thưởng sẽ được xướng tên lên để nhận tiền. Theo tờ Daily Mail thì số tiền mỗi nhân viên của công ty này nhận được sẽ gấp vài lần mức lương cả năm của người phương Tây.

5. Thưởng siêu xe cho nhân viên

Những món quà Tết không chỉ là những số tiền khủng mà còn là những chiếc siêu xe đắt tiền mà hàng bao người vốn mơ ước cả đời cũng khó có được.


thuong-tet-5.jpg



Chủ tịch của công ty công nghệ Qihoo tại Trung Quốc đã sắm 10 chiếc siêu xe trị giá 165 nghìn USD (tức xấp xỉ 3,5 tỷ đồng) mỗi chiếc để thưởng Tết cho nhân viên. Một bà chủ trẻ 21 tuổi khác tại Trung Quốc cũng đã thưởng Tết 2015 cho 4 nhân viên có doanh số bán hàng xuất sắc nhất bằng 4 chiếc siêu xe BMW cực đắt tiền.

6. Thưởng nhà cho nhân viên

Một tập đoàn phát triển dự án bất động sản của Việt Nam thưởng hẳn một căn hộ cao cấp trị giá trên 3 tỷ đồng cho nhân có thâm niên làm việc tại công ty hơn 10 năm và đạt doanh số bán hàng xuất sắc nhất.

Như Phó tổng giám đốc của tập đoàn này cũng được thưởng Tết bằng một căn hộ 3 phòng ngủ rộng 110 m2 và có giá lên tới 3,3 tỷ đồng.

7. Thưởng "thực phẩm" cho nhân viên ăn Tết

Một công ty chuyên về xây dựng - xuất nhập khẩu tại Thanh Xuân (Hà Nội) thường thưởng Tết cho nhân viên của mình bằn những loại thực phẩm đắt tiền như rượu nếp cẩm, giò lợn, cá chép kho hay bánh chưng, bánh dày.

Nhưng cũng có những công ty thưởng Tết khiến nhân viên phải ngỡ ngàng như một công ty ở TP.HCM thưởng cho mỗi nhân viên một thùng... tương ớt để ăn Tết, riêng lãnh đạo sẽ "được" nhận hẳn 2 thùng.

Thậm chí những thầy cô giáo dạy trẻ trên những vùng cao như Gia Lai, Kon Tum cũng chỉ được thưởng Tết bằng 3 lít dầu ăn và một chai nước mắm. Bột ngọt, hạt nêm... cũng được nhiều công ty chọn làm quà thưởng Tết cho nhân viên của mình.

8. Thưởng Tết bằng những món "cây nhà lá vườn"

Những công ty đem ngay những sản phẩm thừa, sản phẩm lỗi và cả sản phẩm tồn kho của công ty để thưởng cho nhân viên. Như một công ty vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên đã từng thưởng… gạch cho nhân viên để xây nhà, hoặc bán, hoặc đổi cho ai thì tùy.

Một cơ sở sản xuất hương ở Đan Phượng, Hà Nội đã thưởng Tết cho công nhân 100 nghìn đồng/người kèm sản phẩm "cây nhà lá vườn" là vài bó hương để dùng thắp Tết. Còn một công ty dệt may tại Hoàng Mai, Hà Nội thì lấy ngay 70 chiếc quần đùi của công ty để tặng cho chính nhân viên của mình.

9. Thưởng Tết bằng đồ dùng thiết thực


Nhiều công ty đã có chủ trương thưởng Tết cho nhân viên bằng những đồ dùng thiết thực như đồ công nghệ để phục vụ cho công việc, những chương trình, chính sách ưu đãi dành cho nhân viên và gia đình của họ trong năm tới...

Tuy nhiên cũng có nhiều công ty tặng cho nhân viên những món đồ "thiết thực" tới mức nhân viên cũng "dở khóc dở cười".


thuong-tet-6.jpg



Giấy vệ sinh cũng có thể làm quà thưởng Tết
Một công ty về truyền thông đã tặng cho nhân viên của mình mỗi người 10 bịch giấy vệ sinh có giá khoảng 30.000 đồng/bịch (10 cuộn) và được sếp ở đây giải thích như vậy quà thưởng cũng đã tương đương với 300.000 đồng.


Sưu tầm
 
Trời ơi, những quy định kỳ quái. Choáng nhất là ông sếp bắt nhân viên đến quán của vợ ăn. Tiền lại chày từ túi ông vào túi bà còn nhân viên thì cứ thế mà nghèo đi. Đến cái nhu cầu tối thiểu và thiết yêu như dùng GVS mà cũng bị hạn chế. Hết chịu nổi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top