Những lưu ý quan trọng dành cho kế toán thuế

CMCSOFT

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Bên cạnh một số nguyên tắc cơ bản chung của nghề kế toán thì kế toán thuế cần phải chú ý thêm một số lưu ý sau để tránh sảy ra sai sót dù là nhỏ nhất trong quá trình hành nghề.
images5310865_hoanthue.jpg

Đầu tiên phải khẳng định, làm kế toán thuế khó khăn và vất vả hơn so với các loại hình kế toán khác. Công việc chủ yếu của kế toán thuế thường là thu thập, xử lý các hóa đơn chứng từ phát sinh và tiến hành hạch toán các chứng từ (hóa đơn đầu ra, đầu vào); đi nộp thuế; sao kê chi tiết hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền đi, tiền đến trong ngân hàng; căn cứ các phiếu chi, phiếu thu, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hạch toán các nghiệp vụ về quỹ; kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của các hóa đơn, điều chỉnh các hóa đơn giá trị ra tăng; sắp xếp các hóa đơn chứng từ, lưu trữ, bảo quản cẩn thận và theo một logic để dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết...

1. Chú ý các công việc cơ bản, lịch nộp thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm để thực hiện đầy đủ, đúng hạn
Công việc hàng tháng (Hạn nộp: ngày 20 của tháng tiếp theo)
  • Kê khai các loại thuế cần thiết (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân)
  • Thực hiện bút toán phân bổ công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định
  • Kiểm tra hồ sơ nhân viên, làm hợp đồng lao động, tiến hành đăng ký mã số thuế cho nhân viên
...
Bên cạnh đó, hàng tháng, kế toán thuế còn phải biết sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thứ tự ngày, tháng, năm. Hóa đơn mua vào sắp xếp trình tự ngày, tháng, năm; kẹp, ghi chú trên đầu hóa đơn tháng... năm.

Công việc hàng quý (Hạn nộp: ngày 30 của tháng tiếp theo ngay sau quý đó)
Lập các tờ kê khai cần thiết (kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn)

Công việc hàng năm

  • Đầu năm: hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài từ 01/01 đến 31/01
  • Cuối năm:
- Rà soát lại các vấn đề còn tồn đọng từ trong năm, kiểm tra các số liệu từ chi tiết đến tổng hợp, kiểm tra lại kê khai và hạch toán cho khớp và hoàn thành bộ báo cáo tài chính. Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 90 của năm tiếp theo
- In toàn bộ sổ sách từ chi tiết đến tổng hợp để lưu trữ, phục vụ cho việc quyết toán thuế sau này

2. Lưu ý khi hạch toán lên phần mềm kế toán
Kế toán thuế cần phân biệt được đâu là hóa đơn hàng hóa, đâu là hóa đơn nguyên vật liệu, hay tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Vì có thể hàng hóa là của doanh nghiệp nhưng nguyên vật liệu lại là của các doanh nghiệp khác và ngược lại.

3. Lưu ý khi hạch toán đầu ra
Kế toán nên chú ý khi hạch toán đầu ra, cần phải biết đâu là doanh thu bán hàng, đâu là doanh thu dịch vụ và đâu là doanh thu thành phẩm để đưa vào tài khoản tương ứng.

4. Trường hợp kê khai đặc biệt mà kế toán thuế cần lưu ý
Đối với hóa đơn nhập khẩu khi nào có chứng từ nộp tiền thuế nhập khẩu mới được kê khai vào tháng nộp tiền. Thông tin ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày hóa đơn căn cứ vào giấy nộp tiền để kê khai. Nhà xuất khẩu nước ngoài không có mã số thuế.

5. Kế toán thuế cần phải biết cách lưu trữ hóa đơn
Giấy tờ nộp tiền các loại thuế nên sao lưu ra vài bản. Trường hợp nếu cơ quan thuế yêu cầu mang giấy nộp tiền đi đối chứng thì phải mang bản sao, tránh mất chứng từ không chứng minh được doanh nghiệp đã nộp tiền vào NSNN.

6. Hàng tháng nên cẩn thận trong việc kê khai. Nên kiểm tra lại chỉ tiêu 25 trên HTKK vì có một số trường hợp lỡ xóa đi chỉ tiêu này sẽ làm mất số thuế GTGT được khấu trừ. Đồng thời, chú ý phải hạch toán vào phần mềm kế toán rồi mới xuất dữ liệu ra HTKK và so sánh xem có trùng nhau hay không. Trường hợp sai sót có thể kịp thời điều chỉnh lại cho đúng trước khi nộp tờ khai.

7. Cân đối các vấn đề như hàng tồn kho, không được chênh lệch với bảng tổng hợp. Một vấn đề về hàng tồn kho mà nhiều kế toán thường sai sót đó là xuất hàng ra bán trước ngày nhập hàng mà không xử lý hạch toán. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sai báo cáo hàng tồn kho, sai báo cáo tài chính.

8. Trước khi lập báo cáo tài chính phải lập quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm so với các quý. Từ đó tạo bút toán xử lý chênh lệch thuế TNDN, kết chuyển lại mới lập báo cáo tài chính.

Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn sẽ có thêm một số thông tin hữu ích hơn về kế toán thuế cho doanh nghiệp để có thể ứng dụng vào công việc của mình.
 
Cho mình hỏi. Năm 2018 Công ty mình có mở thêm 1 địa điểm kinh doanh, đã khai và nộp thuế môn bài. Vậy cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019 có phải làm thêm tờ khai thuế môn bài không? Mình cảm ơn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top