mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

thuyddc

Member
Hội viên mới
Mua 200USD với tỷ giá 18.240 nộp vào TK ngân hàng. Cty sử dụng tỷ giá hạch toán do BTC ban hành hàng trong tháng là 16.975. Vậy mình hạch toán như thế này có đúng không, mong các bạn chỉ giúp nhé:

N112: 200USD * 16.975
N635: 200USD * (18.240 - 16.975)
C111: 200USD * 18.240

Cám ơn các bạn nhiều!
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Mua 200USD với tỷ giá 18.240 nộp vào TK ngân hàng. Cty sử dụng tỷ giá hạch toán do BTC ban hành hàng trong tháng là 16.975. Vậy mình hạch toán như thế này có đúng không, mong các bạn chỉ giúp nhé:

N112: 200USD * 16.975
N635: 200USD * (18.240 - 16.975)
C111: 200USD * 18.240

Cám ơn các bạn nhiều!

theo mỉnh thì thay tài khoản 635 thành tài khoản chêng lệch tỷ giá TK:413
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Không dùng 413 trong trường hợp này.
Dùng 635 là chính xác
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Mua 200USD với tỷ giá 18.240 nộp vào TK ngân hàng. Cty sử dụng tỷ giá hạch toán do BTC ban hành hàng trong tháng là 16.975. Vậy mình hạch toán như thế này có đúng không, mong các bạn chỉ giúp nhé:

N112: 200USD * 16.975
N635: 200USD * (18.240 - 16.975)
C111: 200USD * 18.240

Cám ơn các bạn nhiều!

Tỷ giá do BTC ban hành là tỷ giá nào? Lần đầu nghe àh nha! Phải là tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc là tỷ giá thực tế thôi.

Với ngoại tệ khi mua, bạn hạch toán theo tỷ giá thực tế lúc mua cho nên không có việc lãi, lỗ ở đây. Khi nào bạn xuất ra theo phương pháp LIFO, FIFO hay bình quân gì gì đó thì mới có sự chênh lệch lãi lỗ để mà ghi nhận vào 635 hay 515.

Bạn có thể giải thích rõ hơn không? Mình mới bắt đầu làm kế toán Việt Nam nên chưa rành lắm. Thanks bạn

TK 413 chỉ được sử dụng trong 2 trường hợp sau:

1. Đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính, sau đó kết chuyển sang 635 hoặc 515.

2. Chênh lệch lãi, lỗ đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động). Cuối kỳ kết chuyển sang 635 hoặc 515.
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Tỷ giá do BTC ban hành là tỷ giá nào? Lần đầu nghe àh nha! Phải là tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc là tỷ giá thực tế thôi.

Với ngoại tệ khi mua, bạn hạch toán theo tỷ giá thực tế lúc mua cho nên không có việc lãi, lỗ ở đây. Khi nào bạn xuất ra theo phương pháp LIFO, FIFO hay bình quân gì gì đó thì mới có sự chênh lệch lãi lỗ để mà ghi nhận vào 635 hay 515.



TK 413 chỉ được sử dụng trong 2 trường hợp sau:

1. Đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính, sau đó kết chuyển sang 635 hoặc 515.

2. Chênh lệch lãi, lỗ đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động). Cuối kỳ kết chuyển sang 635 hoặc 515.


Vào trang web của BTC bạn sẽ thấy ngay tỷ giá hạch toán của từng tháng mà.
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Với ngoại tệ khi mua, bạn hạch toán theo tỷ giá thực tế lúc mua cho nên không có việc lãi, lỗ ở đây. Khi nào bạn xuất ra theo phương pháp LIFO, FIFO hay bình quân gì gì đó thì mới có sự chênh lệch lãi lỗ để mà ghi nhận vào 635 hay 515.



.
vẫn có lãi lỗ bình thường nếu trường hợp bạn xuất tiền ngọai tệ tại quỹ (1112)
nếu xuất tiền việt nam đồng thì không có chênh lệch tỷ giá hối đóai như letmyth nói
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Bạn có thể giải thích rõ hơn không? Mình mới bắt đầu làm kế toán Việt Nam nên chưa rành lắm. Thanks bạn :tapta:

Vì đây là chênh lệch tỷ giá đã thực hiện nên bạn phải hạch toán số chênh lệch (lỗ) vào TK635. Trừ phi doanh nghiệp của bạn đang trong gia đoạn đầu tư XDCB trước hoạt động thì bạn được hạch toán số chênh lệch tỷ giá vào TK413.
Chúc bạn thành công trong công tác
 
Sửa lần cuối:
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Vào trang web của BTC bạn sẽ thấy ngay tỷ giá hạch toán của từng tháng mà.

Trời ạh, các thông báo đó là dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan hưởng ngân sách nhà nước cho nên để đồng nhất trong vấn đề quy đổi tỷ giá hàng tháng BTC có ra thông báo tỷ giá hạch toán chung để hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Cty bạn thuộc 1 trong các đối tượng trên àh? Nếu đúng thế dùng tỷ giá này để hạch toán trong vấn đề thu - chi ngoại tệ.

Riêng ngoại tệ khi mua, bạn phải ghi nhận và hạch toán theo tỷ giá thực tế ngay tại thời điểm mua. Không có phát sinh chênh lệch tỷ giá ở đây. Sự chênh lệch tỷ giá nếu có chỉ xuất hiện khi bạn dùng ngoại tệ này để thanh toán cho một khoản nợ nào đó hoặc một khoản thu ngoại tệ nào đó thôi.

vansi nói:
Chắc là do hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán, các ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá hạch toán, cuối năm quy đổi
Nói gì Let không hiểu? Có thể nói rõ hơn được không? Nhưng dù sao, đối với ngoại tệ khi mua phải luôn ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua.

manga1012 nói:
vẫn có lãi lỗ bình thường nếu trường hợp bạn xuất tiền ngọai tệ tại quỹ (1112)
nếu xuất tiền việt nam đồng thì không có chênh lệch tỷ giá hối đóai như letmyth nói
Đọc kỹ lại câu hỏi của chủ topic. Ở đấy họ nói:

thuyddc nói:
Mua 200USD với tỷ giá 18.240 nộp vào TK ngân hàng. Cty sử dụng tỷ giá hạch toán do BTC ban hành hàng trong tháng là 16.975. Vậy mình hạch toán như thế này có đúng không, mong các bạn chỉ giúp nhé:

N112: 200USD * 16.975
N635: 200USD * (18.240 - 16.975)
C111: 200USD * 18.240

Cám ơn các bạn nhiều!
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Trời ạh, các thông báo đó là dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan hưởng ngân sách nhà nước cho nên để đồng nhất trong vấn đề quy đổi tỷ giá hàng tháng BTC có ra thông báo tỷ giá hạch toán chung để hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Cty bạn thuộc 1 trong các đối tượng trên àh? Nếu đúng thế dùng tỷ giá này để hạch toán trong vấn đề thu - chi ngoại tệ.

Riêng ngoại tệ khi mua, bạn phải ghi nhận và hạch toán theo tỷ giá thực tế ngay tại thời điểm mua. Không có phát sinh chênh lệch tỷ giá ở đây. Sự chênh lệch tỷ giá nếu có chỉ xuất hiện khi bạn dùng ngoại tệ này để thanh toán cho một khoản nợ nào đó hoặc một khoản thu ngoại tệ nào đó thôi.


Nói gì Let không hiểu? Có thể nói rõ hơn được không? Nhưng dù sao, đối với ngoại tệ khi mua phải luôn ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua.


Đọc kỹ lại câu hỏi của chủ topic. Ở đấy họ nói:

Có hai phương pháp hạch toán : hạch toán theo tỷ giá hạch toán, ví dụ cuối năm trước tỷ giá 15.000 , sang năm sau nếu hạch toán theo tỷ giá hạch toán thì cứ lấy 15.000 làm chuẩn,sau đó chênh lệch thì hạch toán vào TK 515,635 Cuối năm quy đổi sang tỷ giá mới cứ đó làm tiếp.
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Bạn ơi, nếu mua ngoại tệ ở thị trường tự do thì việc hạch toán chênh lệch tỷ giá tại thời điểm nộp vào ngân hàng thì vẫn phải thực hiện ở TK635 hoặc TK 515, tuy nhiên lãi hoặc lỗ của hoạt động này sẽ không được tính vào thu nhập hoặc chi phí chịu thuế TNDN đâu bạn nhé. Trừ khi bạn mua ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thì mới được tính vào thu nhập hoặc chi phí chịu thuế TNDN bạn nhé.
Bạn tham khảo tại pháp lệnh ngoại hối số: 28/2005/PL-UBTVQH11:

HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI
CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC

Điều 36. Đối tượng và phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
1. Đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.
2. Phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối bao gồm:
a) Các ngân hàng được tiến hành việc cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên cơ sở đăng ký các hoạt động này theo điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định;
c) Các tổ chức khác được hoạt động cung ứng một số dịch vụ ngoại hối theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Mua 200USD với tỷ giá 18.240 nộp vào TK ngân hàng. Cty sử dụng tỷ giá hạch toán do BTC ban hành hàng trong tháng là 16.975. Vậy mình hạch toán như thế này có đúng không, mong các bạn chỉ giúp nhé:

N112: 200USD * 16.975
N635: 200USD * (18.240 - 16.975)
C111: 200USD * 18.240

Cám ơn các bạn nhiều!
Mình được biết là theo phương pháp hạch toán thì các Tài khoản 1112, 1121, 1131, và các tài khoản phải thu, phải trả dù tăng hay giảm đều hạch toán theo tỷ giá hạch toán cả. Các tài khoản khác trừ những tài khoản nêu trên (dù tăng hay giảm) thì được hạch toán theo tỷ giá thực tế.
Sao mình thấy các bạn trả lời giống như là phương pháp tỷ giá thực tế vậy (gồm có tỷ giá thực tế và tỷ giá ghi sổ), đây là phương pháp tỷ giá hạch toán mà!
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Có hai phương pháp hạch toán : hạch toán theo tỷ giá hạch toán, ví dụ cuối năm trước tỷ giá 15.000 , sang năm sau nếu hạch toán theo tỷ giá hạch toán thì cứ lấy 15.000 làm chuẩn,sau đó chênh lệch thì hạch toán vào TK 515,635 Cuối năm quy đổi sang tỷ giá mới cứ đó làm tiếp.

Mới chỉ thấy nêu có 1 phương pháp hạch toán là hạch toán theo tỷ giá hạch toán mà thôi. Phương pháp thứ 2 là gì sao không thấy nói?

Mà thực tế mua ngoại tệ với giá bao nhiêu thì ghi nhận bấy nhiêu chứ sao các bạn lại thích ghi nhận với giá thấp hơn hoặc cao hơn để thấy mình lời hoặc lỗ nhỉ?
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Trời ạh, các thông báo đó là dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan hưởng ngân sách nhà nước cho nên để đồng nhất trong vấn đề quy đổi tỷ giá hàng tháng BTC có ra thông báo tỷ giá hạch toán chung để hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Cty bạn thuộc 1 trong các đối tượng trên àh? Nếu đúng thế dùng tỷ giá này để hạch toán trong vấn đề thu - chi ngoại tệ.

Riêng ngoại tệ khi mua, bạn phải ghi nhận và hạch toán theo tỷ giá thực tế ngay tại thời điểm mua. Không có phát sinh chênh lệch tỷ giá ở đây. Sự chênh lệch tỷ giá nếu có chỉ xuất hiện khi bạn dùng ngoại tệ này để thanh toán cho một khoản nợ nào đó hoặc một khoản thu ngoại tệ nào đó thôi.


Nói gì Let không hiểu? Có thể nói rõ hơn được không? Nhưng dù sao, đối với ngoại tệ khi mua phải luôn ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua.


Đọc kỹ lại câu hỏi của chủ topic. Ở đấy họ nói:


Tr­ước đây mình làm ở cty vận tải biển, giá cước tính theo USD. Hàng tháng cty mình vẫn sử dụng tỷ giá do BTC ban hành để hạch toán doanh thu và các chi phí phát sinh (tỷ giá hạch toán, tỷ giá này thay đổi hàng tháng). Kkhi tàu vê VN, cty phải mua USD tự do để chi trả cho tàu, lúc nào tỷ giá mua ngoài lại lớn hơn tỷ giá hạch toán. Vậy cty mình làm không đúng chuẩn mực hả bạn?
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Mới chỉ thấy nêu có 1 phương pháp hạch toán là hạch toán theo tỷ giá hạch toán mà thôi. Phương pháp thứ 2 là gì sao không thấy nói?

Mà thực tế mua ngoại tệ với giá bao nhiêu thì ghi nhận bấy nhiêu chứ sao các bạn lại thích ghi nhận với giá thấp hơn hoặc cao hơn để thấy mình lời hoặc lỗ nhỉ?

bác let nói đúng rùi.
mình học cũng thế mà, ngoại tệ nhập quỹ thì ghi nhận theo tỉ giá thực tế (nếu là ngoại tệ mua vào thì ghi nhận theo tỉ giá mua, đc trả nợ thì ghi theo tỉ giá thực tế bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nhận tiền)
chỉ có ngoại tệ xuất quỹ thì mới bị ảnh hưởng bởi tỉ pp tính thui
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

Bài trên nói tỷ giá hạch toán, như ở trên đã nói có hai phương thức chọn lựa chứ có gì đâu , chắc lét mỳ chưa quen với tỷ giá hạch toán nên nói thế.

Xem lại chuẩn mực số 10 và TT 105 để biết cách ghi nhận các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ cho đúng.
 
Ðề: mua ngoại tệ nộp vào ngân hàng

hạch toán trên là ok ruh
Tk 413 chi sử dụng khi công ty tiến hành đánh gi8a1 lại thuh ( thường là cuối năm, quý, tháng)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top