Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

Tung Khoi

New Member
Hội viên mới
Công ty em quy mô nhỏ, chỉ có 1 kế toán, em mới ra trường chưa có chứng hỉ kế toán trưởng, vậy em có được ký tên vào vị trí dành cho kế toán trưởng không ạ, nếu có thì em ký tên vào cả chỗ dành cho: người lập biểu, kế toán và kế toán trưởng ạ
Em chưa hiểu vấn đề, mong các anh chị quan tâm giúp đỡ
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

bạn ký vào chỗ người lập biểu,kế toán thui, nếu cty bạn có kt trưởng thì kế toán trưởng mí đc ký vào chỗ kt trưởng,:bdance:
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

kí cũng đc ... nhưng phải chụi trách nhiệm ...thik thì thử ... :))
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

Chỉ tiêu kế toán trưởng bạn viết là phụ trách kế toán và ký tên cũng được
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

bạn ko ký tên vào chỗ kế toán trưởng được đâu!
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

Vậy em để trống chỗ kế toán trưởng ạ
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

LUẬT KẾ TOÁN
: Luật số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ 3
(Từ ngày 03 tháng 5 đến ngày 17 tháng 6 năm 2003)
Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b. Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c. Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ban năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê người làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toán trưởng).
3. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.
= > nếu bạn ko đủ tiểu chuẩn là kế toán trưởng theo điều 53 nhưng đáp ứng tiêu chuẩn điều 50 thì bạn được bổ nhiệm là Người phụ trách kế toán: kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toán trưởng
= > Bạn được phép ký vào mục kế toán trưởng
Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

 Với vai trò và quyền hạn của mình, Kế toán trưởng sẽ thực hiện phân công công việc và trách nhiệm cho các kế toán viên;
Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp thường tổ chức thành các phần hành sau:
 Phần hành kế toán lao động - tiền lương: theo dõi chấm công, tính lương, hợp đồng lao động
 Phân hành kế toán vật tư - tài sản cố định: theo dõi tăng giảm, hư hại, sữa chữa và cá vấn đề liên quan đến tài sản cố định
 Phân hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: tập hợp các chi phí nhân công, vật liệu, sản xuất chung
 Phân hành kế toán thanh toán.: theo dõi dòng tiền ra vào tài khoản ngân hàng
 Phần hành kế toán tổng hợp (các phần hành kế toán còn lại và lập báo cáo kế toán) => tính giá thành và theo dõi dỡ dang, báo cáo thuế, và báo cáo khác
Tránh nghiệm
• Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động vận doanh của Cty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và tuân thủ Pháp lệnh kế toán thống kê.
• Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo qui định của Nhà nước và Điều lệ Công ty.
• Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị.
• Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chánh, kế toán do Nhà nước ban hành cho các cấp thừa hành thuộc hệ thống kế toán ?" thống kê .
• Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán.
• Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của Công ty.
• Thực hiện quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp.
• Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chánh ngắn hạn.
Ví dụ : kế toán trưởng lập ra quy trình chung luân chuyển chứng từ kế toán về: Tính và trả lương
Hinhketoan30_zps651892c8.jpg

(1a) Dựa vào doanh thu, hợp đồng trong tháng của nhân viên, kế toán tính ra số lương mềm phải trả cho từng đối tượng theo quy chế tài chính của công ty
(1b) Bộ phận nhân sự chấm công và tính lương theo ngày công làm việc và số ngày thực tế đi công tác
(2a) P.Nhân sự lập Bảng lương căn bản và lương công tác phải trả
(2b) Kế toán lập Bảng lương doanh thu phải trả
(3) P.Nhân sự gửi Bảng lương căn bản cho kế toán
(4) Từ Bảng lương căn bản và Bảng lương doanh thu, kế toán tập hợp thành Bảng lương tổng hợp phải trả
(5) Kế toán tính ra số BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN phải khấu trừ của người lao động
(6) Kế toán hoàn thiện bảng lương đầy đủ các chỉ tiêu phải trả, các khoản khấu trừ, số tiền lương còn lại
(7a) Nếu chi lương bằng tiền mặt, kế toán lập Phiếu chi
(7b) Nếu trả lương qua Ngân hàng, kế toán lập Ủy nhiệm chi
(8) Kế toán chuyển Phiếu chi qua Thủ quỹ
(9) hoặc chuyển Ủy nhiệm chi đến Ngân hàng
(10) Thủ quỹ chi tiền
(11) Thủ quỹ chuyển tiền Phiếu chi đến P.Nhân sự
(12) P.Nhân sự nhận tiền và ký xác nhận
(13) P.Nhân sự lập Bảng ký xác nhận lương
(14) Nhân viên ký xác nhận lương
(15) Nhân viên nhận lương

Một kế toán viên :
- ghi chép
- báo cáo đúng hạn theo yêu cầu của kế toán trưởng
Một kế toán trưởng:
- theo dõi ghi chép của các nhân viên theo các phần hành, và các hạn nộp có đúng
(Đến ngày 15 hỏi nhân viên đã báo cáo thuế tháng trước chưa)

- cân đối lãi lỗ => giảm thiểu thuế TNDN ( doanh thu 5.000.000.000 => bài toán đặt ra là bao nhiêu %nhân công, bao nhiêu %vật liệu, bao nhiêu % SXC => để doanh nghiệp đóng ít thuế TNDN nhất có thể
- theo dõi đốc thúc công nợ với kế toán viên công nợ để thu hồi tiền vốn bỏ ra nhanh nhất ( 01/02/2013 mua chịu 100 kg xi măng x 20.000 đ/kg của công ty A hạn thanh toán là 20/01/2013 nếu không ta bị công ty A 8% theo luật thương mại, ngày 05/01/2013 bán cho công ty B với giá 100 kg xi măng x 22.000 đ/kg => vậy để thu lại vốn : gia hạn bên B phải thanh toán chậm nhất là ngày 15/01/2013 nếu ko phạt B 8% theo luật thương mại, đốc thúc kế toán công nợ truy thu công nợ bằng các biện pháp nghiệp vụ
- thông thạo luật để lách luật : am hiểu luật biết đâu là chi phí hợp lý để được giảm thuế TNDN, nếu năm củ 2012 đang lỗ 500 triệu => sang năm 2013 theo luật được chuyển lỗ => số lãi để doanh nghiệp cân bằng cán cân thuế TNDN là lãi = 500 triệu ở đây là điểm bảo hòa nghĩa vụ thuế , lãi thấp hơn => còn được kết chuyển lỗ nữa, lãi hơn => phải đóng thuế, nghe ngóng tình hình xem năm đó có chính sách miễn giảm thuế ko? Và doanh nghiệp mình có nằm trong diện được miễn giảm thuế TNDN
- • Thực hiện quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp. Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chánh ngắn hạn
- Ví dự:
Công ty A đang vay tiền của ngân hàng các điều khoản/ hơp đồng tín dụng như sau:
Số vốn vay = 5.000.000.000 đồng
Thời gian vay = 05 năm
Lãi xuất = 14%/ năm
Phương thức trả nợ là kỳ khoản cố định.
Bạn là kế toán trưởng quản trị tài chính của công ty bạn phải
1/ Tính số tiền cần chuẩn bị cuối mỗi năm để trả lãi + gốc
2 Lập kế hoạch trả nợ ngân hàng
Giải :
1/ Tính số tiền cần chuẩn bị cuối mỗi năm để trả lãi + gốc
Ta có công thức: Vn=A(1-(1 + i)-n)/i
5.000.000.000= A*(1-(1+14%))-5)/14%
=> A=5.000.000.000 x 14%/1-(1+14%))-5 = 1.456.417.732
Hoặc dùng hàm: PMT:-(14%,5,5.000.000.000,0)= 1.456.417.732
= > cuối mỗi năm doanh nghiệp phải dự trữ một khoản cố định: 1.456.417.732 để trả nợ = cách phong tỏa một tài khoản ngân hàng bất kỳ ko được rút ra và bổ sung vào nó khi làm ăn có lời để đảm bảo cuối năm có 1.456.417.732 trả ngân hàng
Năm Nợ gốc đầu năm Trả lãi Gốc Trả gốc + lãi Gốc cuối năm
A B C D E
1 5.000.000.000 700.000.000 1.456.417.732 756.417.732 4.243.582.268
2 4.243.582.268 594.101.517 1.456.417.732 862.316.215 3.381.266.053
3 3.381.266.053 473.377.247 1.456.417.732 983.040.485 2.398.225.567
4 2.398.225.567 335.751.579 1.456.417.732 1.120.666.153 1.277.559.414
5 1.277.559.414 178.858.318 1.456.417.732 1.277.559.414 0
-
-
 
Ðề: Ký tên vào chỗ kế toán trưởng

Cái này không ký thì sang thuế họ cũng bắt ký vào đó. Mình đã bị rồi, không tránh đk hix

---------- Post added at 09:42 ---------- Previous post was at 09:40 ----------

Đêm nay anh không ngủ để nhớ em , ngày mai anh ngủ bù, nếu không đủ anh để sang ngày kia:k5197769:
Anh dốt thế ngủ đi để còn gặp trong mơ chứ :mocmui:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top