Nhắc đến buổi phỏng vấn sắp sửa diễn ra, chắc hẳn ai cũng có một tâm trạng chung là lo lắng và hồi hộp, trong đầu nghĩ ra mọi thứ chuyện, nào là không biết họ (người phỏng vấn) hỏi những cái gì, CV của mình có “ưng” không, ăn mặc thế nào, rồi phải đi sớm trước bao nhiêu phút. Tất cả mọi cái đó tạo cho bạn cảm giác bất an, hồi hộp và lo lắng.
Nhất là với những buổi phỏng vấn của nghề kế toán, nghề được đánh giá là khi đi phỏng vấn sẽ khó khăn và vất vả hơn so với ngành nghề khác. Do đâu? do lượng người học lớn, lượng kiến thức “khủng” và yêu cầu đã có kinh nghiệm.
Hôm nay cho bạn thêm những chia sẽ hữu ích để bạn “hoàn thành” buổi phỏng vấn tốt nhất có thể và quan trọng là họ sẽ lấy CV của bạn trong hàng ngàn CV ứng tuyển.
Phỏng vấn xin việc dường như chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn chút nào – ngay cả khi bạn đã đi phỏng vấn nhiều tới nỗi không đếm nổi.
Nào cùng đọc nhé!
Công tác chuẩn bị trước hôm phỏng vấn:
– Hãy tìm hiểu, thu thập thông tin về công ty mà mình nộp CV.
+ Website là nơi bạn có thể kiếm được thông tin về công ty, tổ chức đó.
Website của công ty là nơi tốt nhất để bắt đầu quá trình tìm kiếm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những thông tin chính thức, các báo cáo hàng năm, những sản phẩm, thông cáo báo chí và tham khảo thêm thông tin tại trang tin tức của công ty cũng như những dịch vụ mà công ty hiện có.
+ Hãy lưu lại địa chỉ của công ty/ tổ chức đó, sau đó bạn có thể nhờ “bác google map” nếu không rõ địa chỉ đó. Và bạn cần tính toán được thời gian của tổng quãng đường từ nhà bạn đến đó mất thời gian bao lâu, để đảm bảo mình không đến muộn nhé bạn.
+ Hãy dự toán đi đến sớm, để đề phòng rủi ro không mong muốn và cốt yếu là để nhà Tuyển dụng họ thấy được sự nghiêm túc và coi trọng của bạn với buổi phỏng vấn trên.
+ Hãy đọc và ghi chú lại thông tin trong CV, đề phòng khi bạn hồi hộp, bạn có thể nói không khớp với CV đã nộp trước đó.
+ Hãy chuẩn bị một bộ đồ thật tươm tất, gọn gàng để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng nhé bạn.
– Chiếc điện thoại là công cụ giúp bạn liên lạc với công ty/ tổ chức ấy. Còn trong cuộc phỏng vấn thì hãy để điện thoại ở chế độ im lặng, hoặc rung nếu cần có thể tắt điện thoại của bạn.
– Trong buổi phỏng vấn cố gắng thư giãn và giữ bình tĩnh nhất có thể. Sự bình tĩnh, tập trung và tự tin ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của bạn.
– Hãy nở những nụ cười và tỏ ra là người biết lắng nghe nhé bạn, tập trung vào cuộc phỏng vấn sẽ giúp họ đánh giá cao với bạn.
– Đừng để áp lực làm cho tâm trí bạn trở nên sợ hãi và bối rối. Bạn chỉ cần nhớ rằng, nếu bạn không biết hết những câu trả lời cho các câu hỏi trong buổi phỏng vấn thì cũng là điều bình thường thôi.
– Hãy nói về năng lực của bạn một cách trung thực, hãy kể những điểm mạnh của bạn, thể hiện hết những gì bạn biết và không ngần ngại với những gì mình không biết. Đó là cách bạn phát huy tốt nhất khả năng của mình đó.
– Hãy tập trung vào câu hỏi và trả lời ngắn gọn, tập trung vào chủ đề câu hỏi nhé bạn, trả lời lan man làm cho họ khó hiểu đấy.
– Trong quá trình phỏng vấn, tránh phàn này về sếp cũ, đồng nghiệp hay môi trường làm việc trước đó của bạn quá nhiều. Nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ không mong sẽ nghe bạn nói về họ như vậy với một nhà tuyển dụng khác khi bạn không làm việc ở đó nữa.
– Hạn chế ngắt lời trong khi họ đang nói nhé, điều đó sẽ rất tệ và rất xấu, làm cho họ không thoải mái.
Kết thúc buổi phỏng vấn
Hãy là người biết nói xin chào và cám ơn khi mở đầu và kết thúc cuộc phỏng vấn nhé bạn. Vì họ đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn với bạn, bởi vì họ thường là những người rất bạn rộn với “núi” công việc của mình.
Nguồn: *********.edu.vn
Nhất là với những buổi phỏng vấn của nghề kế toán, nghề được đánh giá là khi đi phỏng vấn sẽ khó khăn và vất vả hơn so với ngành nghề khác. Do đâu? do lượng người học lớn, lượng kiến thức “khủng” và yêu cầu đã có kinh nghiệm.
Hôm nay cho bạn thêm những chia sẽ hữu ích để bạn “hoàn thành” buổi phỏng vấn tốt nhất có thể và quan trọng là họ sẽ lấy CV của bạn trong hàng ngàn CV ứng tuyển.
Phỏng vấn xin việc dường như chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn chút nào – ngay cả khi bạn đã đi phỏng vấn nhiều tới nỗi không đếm nổi.
Nào cùng đọc nhé!
Công tác chuẩn bị trước hôm phỏng vấn:
– Hãy tìm hiểu, thu thập thông tin về công ty mà mình nộp CV.
+ Website là nơi bạn có thể kiếm được thông tin về công ty, tổ chức đó.
Website của công ty là nơi tốt nhất để bắt đầu quá trình tìm kiếm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những thông tin chính thức, các báo cáo hàng năm, những sản phẩm, thông cáo báo chí và tham khảo thêm thông tin tại trang tin tức của công ty cũng như những dịch vụ mà công ty hiện có.
+ Hãy lưu lại địa chỉ của công ty/ tổ chức đó, sau đó bạn có thể nhờ “bác google map” nếu không rõ địa chỉ đó. Và bạn cần tính toán được thời gian của tổng quãng đường từ nhà bạn đến đó mất thời gian bao lâu, để đảm bảo mình không đến muộn nhé bạn.
+ Hãy dự toán đi đến sớm, để đề phòng rủi ro không mong muốn và cốt yếu là để nhà Tuyển dụng họ thấy được sự nghiêm túc và coi trọng của bạn với buổi phỏng vấn trên.
+ Hãy đọc và ghi chú lại thông tin trong CV, đề phòng khi bạn hồi hộp, bạn có thể nói không khớp với CV đã nộp trước đó.
+ Hãy chuẩn bị một bộ đồ thật tươm tất, gọn gàng để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng nhé bạn.
– Chiếc điện thoại là công cụ giúp bạn liên lạc với công ty/ tổ chức ấy. Còn trong cuộc phỏng vấn thì hãy để điện thoại ở chế độ im lặng, hoặc rung nếu cần có thể tắt điện thoại của bạn.
– Trong buổi phỏng vấn cố gắng thư giãn và giữ bình tĩnh nhất có thể. Sự bình tĩnh, tập trung và tự tin ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của bạn.
– Hãy nở những nụ cười và tỏ ra là người biết lắng nghe nhé bạn, tập trung vào cuộc phỏng vấn sẽ giúp họ đánh giá cao với bạn.
– Đừng để áp lực làm cho tâm trí bạn trở nên sợ hãi và bối rối. Bạn chỉ cần nhớ rằng, nếu bạn không biết hết những câu trả lời cho các câu hỏi trong buổi phỏng vấn thì cũng là điều bình thường thôi.
– Hãy nói về năng lực của bạn một cách trung thực, hãy kể những điểm mạnh của bạn, thể hiện hết những gì bạn biết và không ngần ngại với những gì mình không biết. Đó là cách bạn phát huy tốt nhất khả năng của mình đó.
– Hãy tập trung vào câu hỏi và trả lời ngắn gọn, tập trung vào chủ đề câu hỏi nhé bạn, trả lời lan man làm cho họ khó hiểu đấy.
– Trong quá trình phỏng vấn, tránh phàn này về sếp cũ, đồng nghiệp hay môi trường làm việc trước đó của bạn quá nhiều. Nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ không mong sẽ nghe bạn nói về họ như vậy với một nhà tuyển dụng khác khi bạn không làm việc ở đó nữa.
– Hạn chế ngắt lời trong khi họ đang nói nhé, điều đó sẽ rất tệ và rất xấu, làm cho họ không thoải mái.
Kết thúc buổi phỏng vấn
Hãy là người biết nói xin chào và cám ơn khi mở đầu và kết thúc cuộc phỏng vấn nhé bạn. Vì họ đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn với bạn, bởi vì họ thường là những người rất bạn rộn với “núi” công việc của mình.
Nguồn: *********.edu.vn