Kiến thức cho người làm kế toán (Phần 3)

Hệ số lương là gì? Một số hệ số lương công chức mới nhất năm 2022​


Hiện nay, các doanh nghiệp thường dựa theo hệ số lương làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, xây dựng thang bảng lương cho cán bộ nhân viên. Vậy hệ số lương là gì? Một số hệ số lương công chức mới nhất năm 2022 như thế nào? Hãy cùng giải đáp các thắc mắc ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Hệ số lương là gì?

Hệ số lương được định nghĩa là chỉ số phản ánh mức chênh lệch phần tiền lương giữa các cấp bậc, vị trí làm việc khác nhau dựa trên yếu tố bằng cấp, kinh nghiệm làm việc,... Bên cạnh đó, hệ số lương còn được áp dụng để tính mức lương cho các cán bộ nhân viên Nhà nước. Hoặc làm cơ sở để tính mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp cho nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, hệ số lương là một trong những chủ đề mà người lao động quan tâm nhất hiện nay. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lương thưởng và quyền lợi của người lao động.

2. Hướng dẫn cách tính lương theo hệ số lương mới nhất.

Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 được Chính phủ quy định về hệ số lương cho các công ty Nhà nước sẽ được thực hiện hệ số lương phân cấp cho người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.
Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 đã có một vài sửa đổi về việc áp dụng quy định về thang bảng lương cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Và các quy định cũ, cùng cách tính hệ số lương của Nghị định 205/2004/NĐ-CP đã được hủy bỏ hoàn toàn.

2.1. Cách tính lương cho cán bộ, công nhân viên chức.

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương công chức đã được Nhà nước ban hành có công thức tính cụ thể như sau:
Mức lương thực lĩnh = (Mức lương cơ bản - Mức lương cơ sở) x Hệ số lương
Trong đó: Mức lương cơ sở có thể được điều chỉnh theo các năm dựa vào văn bản pháp luật hiện hành và tình hình kinh tế - xã hội.
Lưu ý, mỗi doanh nghiệp sẽ có các khoản phụ cấp khác nhau. Ví dụ: các doanh nghiệp ngành thuế, kho bạc, hải quan,... sẽ có hệ số lương của khoản phụ cấp là 1,8. Công thức tính cụ thể như sau:
Mức lương thực lĩnh = (Lương cơ bản x Hệ số lương) x 1,8
Hiện nay, một số mức lương phụ cấp dành cho cán bộ công nhân viên chức sẽ được quy định khác nhau bởi nhiều yếu tố, như:
  • Tính chất công việc
  • Văn hóa của doanh nghiệp
  • Khoản bù đắp do một số yếu tố lao động.
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung, dành cho các cán bộ nhân viên đã được tăng lên bậc lương cao nhất.
  • Phụ cấp kiêm nhiệm, dành cho các đối tượng đảm nhiệm một số chức vụ cao, hay lãnh đạo của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
  • Phụ cấp thu hút, lưu động, độc hại,...

2.2. Cách tính lương cho người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp

Hiện nay, cách tính lương theo hệ số cho người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp không quá phức tạp. Mức lương thu nhập mà người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc vào số giờ làm việc và mức độ hoàn thành công việc theo như thỏa thuận của hai bên. Đặc biệt, mức lương thực lĩnh của người lao động cần được đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Mức lương cơ bản của người lao động không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu của vùng (áp dụng cho người lao động chưa qua đào tạo).
  • Mức lương của người lao động phải cao hơn mức lương tối thiểu của vùng, ít nhất là 7% (áp dụng cho người lao động đã qua đào tạo).

2.3. Mức lương tối thiểu theo hệ số vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Hiện nay, mức lương tối thiểu theo hệ số vùng được các tổ chức, doanh nghiệp phải thực thi theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
  • Đối với vùng 1, mức lương tối thiểu là 4.420.000 vnđ/tháng.
  • Đối với vùng 2, mức lương tối thiểu là 3.920.000 vnđ/tháng.
  • Đối với vùng 3, mức lương tối thiểu là 3.430.000 vnđ/tháng.
  • Đối với vùng 4, mức lương tối thiểu là 3.070.000 vnđ/tháng.

3. Một số nguyên tắc về việc điều chỉnh tiền lương

Dưới đây là 3 nguyên tắc trong việc điều chỉnh tiền lương mà người lao động và doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt, cụ thể:

3.1. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về điều khoản tiền lương.

Tiền lương của người lao động được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của các bên, đi kèm với các điều khoản không trái với pháp luật. Người lao động có thể đề xuất mức lương mong muốn với người sử dụng lao động, dựa trên năng lực của bản thân. Và người sử dụng sẽ là người quyết định mức lương sẽ chi trả cho người lao động dựa vào tính chất công việc, năng lực người lao động để đảm bảo mức chi trả sao cho phù hợp và công bằng. Đặc biệt, sự thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Người sử dụng lao động và người lao động không được đề xuất mức lương thấp hơn mức tối thiểu theo pháp luật đã quy định.
Nguyên tắc này, giúp người lao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng nhau, đảm bảo quyền thực hiện thỏa thuận tiền lương trong bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các bên đều có quyền được đề xuất hoặc yêu cầu thay đổi điều khoản dựa trên sự thống nhất của các bên liên quan.

3.2. Điều chỉnh tiền lương trong giới hạn nhất định

Nguyên tắc này được thiết lập để đảm bảo việc thống nhất chi trả tiền lương theo đúng luật lao động, bảo vệ người lao động. Nhà nước có quyền can thiệp vào việc điều chỉnh mức lương cho người lao động, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào những trường hợp cần thiết. Việc thỏa thuận tiền lương nên được thống nhất giữa các bên, Nhà nước sẽ không can thiệp sâu để đảm bảo quyền tự do thỏa thuận và quyền quyết định cho các bên. Vì vậy, nguyên tắc điều chỉnh tiền lương sẽ nằm trong giới hạn nhất định, mức lương tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

3.3. Đảm bảo sự công bằng tiền lương cho người lao động

Nguyên tắc này giúp người lao động có thể tự do thỏa thuận mức lương, được đối xử công bằng theo đúng pháp luật lao động quy định. Đặc biệt là các đối tượng lao động có đặc thù về giới tính, sức khỏe, người khuyết tật, người cao tuổi,... Người sử dụng lao động có thể trả lương dựa theo năng lực, số lượng và hiệu quả công việc. Song mỗi khu vực trên toàn quốc lại có sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Vì vậy, tiền lương cũng cần được bảo toàn giá trị để thể hiện sự công bằng và không bị phân biệt đối xử.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu quy chế về tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp mới nhất

4. Một số mức hệ số lương công chức mới nhất năm 2022.

Năm 2022, hệ số lương công chức vẫn được áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, một số đối tượng sẽ được áp dụng như sau:
  • Nếu là chuyên viên cao cấp và không giữ chức danh lãnh đạo thì mức lương sẽ thuộc hệ số bậc 1:8.0, tương ứng với mức lương 2.552.0. Và bậc 2:9.4, tương ứng với mức lương 2.726.0.
  • Nếu là cán bộ, công chức Nhà nước thì hệ số lương cao nhất sẽ là mức 8.0 và thấp nhất là mức 1.35.
  • Đối với các cán bộ, viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 8.0 và thấp nhất là mức 1.50.
  • Đối với các nhân viên phục vụ cho cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 4.03 và thấp nhất là mức 1.0.
  • Các cán bộ chuyên trách ở phường xã sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 2.85, thấp nhất là 1.75.
  • Các cá nhân thuộc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 3.016, thấp nhất là mức 3.20.
  • Các cá nhân thuộc quân nhân chuyên nghiệp sẽ có hệ số lương cao nhất là mức 7.70, thấp nhất là mức 2.95.
Như vậy bạn cũng đã có thể phần nào hiểu về hệ số lương là gì? Hay cập nhật một số hệ số lương công chức mới nhất của năm 2022. Hy vọng với các kiến thức chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc và lưu ý được một số quy định này để có thể tự tính mức lương cho mình và người thân xung quanh.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp
 

Tổng hợp quyền lợi của lao động nữ theo quy định mới nhất​


Tỷ lệ lao động nữ tại Việt Nam chiếm tới 49% lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Đây là một tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới. Thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn lao động nữ, Chính phủ và Nhà nước cũng ban hành nhiều chế độ quyền lợi ưu tiên dành cho đối tượng này khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ BHXH. Bài viết sẽ giúp bạn đọc cập nhật toàn bộ quyền lợi của lao động nữ theo quy định mới nhất để đảm bảo chế độ đầy đủ cho mình khi tham gia vào thị trường lao động.

1. Điểm qua trách nhiệm và nghĩa vụ BHXH của lao động nữ

Căn cứ theo nội dung tại quyết định 959/QĐ-BHXH nêu rõ:
Mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tiêu chuẩn của người lao động là 26% mức lương. Trong đó người lao động có trách nhiệm đóng 8%, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có nghĩa vụ đóng 18%.
Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tiêu chuẩn của mỗi người là 4.5% mức lương. Trong đó người lao động có trách nhiệm đóng 1.5%; 3% còn lại người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tiêu chuẩn của mỗi lao động là 2%. Trong đó người lao động có nghĩa vụ đóng 1%; doanh nghiệp sẽ đóng 1% còn lại.
Như vậy, trách nhiệm của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng khi tham gia BHXH bắt buộc là đóng 10.5% mức lương làm việc. Phần còn lại là 22% doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng. Ngoài ra nếu người lao động tự nguyện đăng ký tham gia vào tổ chức công đoàn thì phải đóng thêm 1% đoàn phí.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chính sách mới về BHXH bắt buộc từ ngày 01/09/2021

2. Tổng hợp các quyền lợi của lao động nữ mới nhất theo quy định

Căn cứ nội dung trong bộ Luật lao động mới nhất được ban hành, lao động nữ được tạo điều kiện tối đa trong quá trình làm việc để thực hiện tốt chức năng làm mẹ, chăm sóc và nuôi dạy thế hệ trẻ. Cụ thể chính sách được thông qua bởi 15 quyền lợi sau:
Thứ nhất, lao động nữ có quyền được thăm khám chuyên khoa phụ sản định kỳ mỗi năm 1 lần
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tất cả người lao động đều được thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm. Và lao động nữ có quyền được khám chuyên khoa phụ sản trong các kỳ khám sức khỏe định kỳ đó. Đặc biệt với những ngành nghề làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc lao động là người khuyết tật, đối tượng chưa thành niên hoặc người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng 1 lần.
Thứ hai, lao động nữ có quyền được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian “đèn đỏ”
Mới đây, thêm một quyền lợi mới dành cho lao động nữ ban hành tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, lao động nữ trong những ngày hành kinh sẽ được nghỉ thêm mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc và vẫn hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Số ngày nghỉ sẽ linh hoạt tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, nhưng tối thiểu sẽ là 03 ngày làm việc/tháng. Nếu trường hợp, lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và người sử dụng lao động đồng ý thì sẽ được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ.
Thứ ba, lao động nữ có quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì lao động nữ có quyền lợi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nếu lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý thì sẽ được hưởng thêm tiền lương ngoài giờ theo thời gian quyền lợi được hưởng.
Thứ tư, lao động nữ có quyền không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ
Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định, doanh nghiệp không được phép sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa trong các trường hợp sau:
  • Lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Lao động nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Nếu trường hợp được người lao động đồng ý thì doanh nghiệp vẫn được phép.
Thứ năm, lao động nữ có quyền được chuyển công việc nhẹ hơn trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ làm công việc nặng nhọc hoặc điều kiện môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản hoặc nuôi con sẽ có quyền được luân chuyển sang công việc nhẹ nhàng và an toàn hơn ở thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động được biết để có kế hoạch điều chỉnh. Khi đó, lao động nữ sẽ không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi theo trong hợp đồng đã thỏa thuận ngay từ ban đầu.
Thứ sáu, lao động nữ có quyền được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được người sử dụng lao động ưu tiên ký kết hợp đồng lao động mới.
Thứ bảy, lao động nữ có quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ
Điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, hết thời gian ưu tiên này, người sử dụng lao động vẫn có thể xử lý kỷ luật lao động nữ theo quy định.
Thứ tám, lao động nữ có quyền được nghỉ thai sản trước và sau sinh con 6 tháng
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng và thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Các trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản 06 tháng, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật. Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương nếu có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Lao động nữ cũng có thể trở lại làm việc sớm sau thời gian nghỉ 04 tháng nhưng phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động, xác nhận tình trạng sức khỏe của các cơ sở y tế có thẩm quyền. Trong trường hợp này, cùng một lúc lao động nữ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi từ cả 2 chế độ: tiền lương từ người sử dụng lao động và khoản trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
Thứ chín, lao động nữ có quyền được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ sẽ được bảo đảm công việc làm cũ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Thứ mười, lao động nữ có quyền không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì các lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Thứ mười một, lao động nữ có quyền được yêu cầu doanh nghiệp lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ nếu quy mô đơn vị đạt hơn 1000 lao động nữ
Quyền lợi này được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nội dung nghị định cũng khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế khi quy mô chưa đạt tới số lượng nhân sự quy định.
Thứ mười hai, lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ thời kỳ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu tiếp tục làm việc gây ra ảnh hưởng xấu tới thai nhi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
Thứ mười ba, lao động nữ có quyền được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai
Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 cho phép lao động nữ có được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Khi tạm hoãn hợp đồng, lao động nữ mang thai phải thông báo cho người sử dụng kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh. Thời gian tạm hoãn có thể do thỏa thuận của 2 bên hoặc tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định (nếu có).
Thứ mười bốn, lao động nữ có quyền bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến
Khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định, người sử dụng lao động phải tôn trọng quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ về lương, thưởng và cơ hội thăng tiến.
Thứ mười lăm, lao động nữ được hưởng BHXH chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ rõ: Trong thời gian mang thai, lao động nữ có quyền được nghỉ việc đi khám thai 05 lần tối thiểu là 01 ngày cho mỗi lần khám. Quyền lợi nghỉ thăm khám của lao động nữ cũng có thể tăng lên 02 ngày/lần khám nếu chỗ ở xa cơ sở khám hoặc mẹ và thai nhi có bệnh lý bất thường.
Tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Trường hợp lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý có quyền được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa lên tới 50 ngày tùy thuộc vào số tuần tuổi của thai nhi.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp của BRAVO
 

Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh và những nội dung cần lưu ý​


Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là phần không thể thiếu trong Báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Tài liệu này cho phép các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp như Nhà đầu tư, Chủ sở hữu, Cổ đông… có thể nắm bắt chính xác tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Vậy đâu là những vấn đề liên quan đến Bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà bạn đọc cần quan tâm?

1. Khái niệm Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu báo cáo tạo lập định kỳ với mục đích tổng hợp số liệu kế toán xung quanh các chỉ tiêu về Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh còn có tên thường gọi khác là Báo cáo lãi lỗ, phản ánh chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của mỗi doanh nghiệp.

2. Các mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh

Căn cứ quy định hiện hành sẽ có 2 mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hợp lệ mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm:
  • Mẫu Báo cáo KQHĐKD được quy định theo thông tư 133
Mau%20BCKQKD%20TT%20133%20new.webp

  • Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định theo thông tư 200
Mau%20BCKQKD%20TT%20200.webp

3. Nội dung các chỉ tiêu phản ánh trong Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Chỉ tiêu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01: Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các khoản thu khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu các khoản giảm trừ Doanh thu – Mã số 02: Phản ánh các khoản ghi giảm trừ vào tổng Doanh thu như chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại trong kỳ.
  • Chỉ tiêu Doanh thu thuần – Mã số 10: Phản ánh Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các Doanh thu khác sau khi đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu giá vốn hàng bán – Mã số 11: Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa bao gồm giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Doanh thu hoạt động Tài chính – Mã số 21: Phản ánh Doanh thu hoạt động Tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu chi phí Tài chính – Mã số 22: Phản ánh tổng chi phí Tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo. Trong đó chi phí lãi vay được xác định là một chỉ tiêu riêng – Mã số 23.
  • Chỉ tiêu chi phí Bảo hiểm – Mã số 25: Phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu chi phí quản lý Doanh nghiệp – Mã số 26: Phản ánh tổng chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Mã số 30: Phản ánh KQHĐKD của DN trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu thu nhập khác – Mã số 31: Phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu chi phí khác – Mã số 32: Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận khác – Mã số 40: Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Tổng LN kế toán trước thuế - Mã số 50: Phản ánh tổng số LN kế toán thực hiện trước khi trừ chi phí thuế thu nhập DN trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Chi phí thuế TNDN hiện hành – Mã số 51: Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Chi phí thuế TNDN hoãn lại – Mã số 52: Phản ánh chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu LN sau thuế thu nhập DN – Mã số 60: Phản ánh tổng số LN thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu – Mã số 70: Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.
  • Chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu – Mã số 71: Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có sự tính toán đến việc tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.

4. Nguyên tắc, yêu cầu khi lập và trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh

4.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Nguyên tắc phải tuân thủ theo các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Thông tin quan trọng phải được giải trình rõ ràng, minh bạch để người xem hiểu đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nguyên tắc tôn trọng nội dung hơn hình thức. Tức là nội dung của báo cáo phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh sẽ được đánh giá cao hơn việc hình thức pháp lý đủ điều kiện.
  • Nguyên tắc phù hợp và thận trọng để đảm bảo hạn chế tuyệt đối các sai sót về nội dung và số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Các đơn vị thành viên cấp dưới trực thuộc tổ chức chung (Tập đoàn, Tổng công ty...) không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

4.2. Yêu cầu về thông tin trình bày trong Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Thông tin trình bày phải trung thực, hợp lý.
  • Thông tin phải đầy đủ để người đọc hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện.
  • Thông tin trình bày một cách khách quan, đảm bảo tính trung lập giữa tất cả các thông tin.
  • Thông tin phải đảm bảo tính xác minh có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
  • Thông tin liên quan tới tài chính phải được trình bày nhất quán để người xem có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; và giữa các doanh nghiệp với nhau.

5. Các mục tiêu cần nắm được khi đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cho dù là ai, ở bất kỳ vị trí nào, chỉ cần là người được đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải đảm bảo 3 mục tiêu quan trọng sau:
  • Nắm được kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính; Kết quả từ hoạt động TC; Kết quả từ hoạt động khác.
  • Người xem cần phải hiểu được nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo KQHĐKD.
  • Người xem phải so sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo và đưa ra các nhận định, quyết định cũng như dự báo xu hướng tương lai.
Trong doanh nghiệp, bản thân Nhà quản trị sẽ là người phải nắm bắt liên tục và theo dõi sát sao từng thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy thông tin dữ liệu trên tài liệu này cần đảm bảo mức độ chính xác cao để nhà lãnh đạo có sự quản lý hiệu quả và đưa ra quyết định chính xác. Việc lựa chọn một giải pháp phần mềm kế toán phù hợp làm công cụ trợ giúp đã trở thành một xu hướng tất yếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Thông qua phần mềm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được tổng hợp nhanh chóng, mức độ chính xác cao. Ngoài ra nhiều hệ thống báo cáo quan trọng khác của doanh nghiệp cũng được nhà cung cấp xây dựng biểu mẫu chuẩn chỉnh theo quy định chung của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO
 

Cập nhật Quy định lưu trữ chứng từ kế toán mới nhất​

Chứng từ kế toán là một tài liệu quý giá đối với mỗi doanh nghiệp. Không chỉ việc xác lập chứng từ kế toán luôn cần được thực hiện một cách đúng đắn, minh bạch và rõ ràng mà việc quản lý và lưu trữ chứng từ kế toán cũng là những vấn đề quan trọng mà bộ phận Tài chính – Kế toán cần phải hết sức lưu ý. Dưới đây là những quy định lưu trữ chứng từ kế toán được cập nhật mới nhất cho tới thời điểm hiện tại.
Quy-dinh-luu-tru-chung-tu-ke-toan.webp

Nội dung Nghị định 174/2016/NĐ-CP tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định lưu trữ chứng từ kế toán như sau:

1. Những loại chứng từ kế toán nào phải được lưu trữ theo quy định?

Trên thực tế, bộ phận Kế toán sẽ phải quản lý rất nhiều loại tài liệu kế toán cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên việc quy định lưu trữ chỉ cần áp dụng với một số tài liệu mang tính chất quan trọng cao bao gồm:
  • Chứng từ kế toán
  • Các loại sổ sách kế toán bao gồm sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
  • Các loại báo cáo gồm: Báo cáo tài chính; BC quyết toán ngân sách; BC tổng hợp quyết toán ngân sách; BC kế toán quản trị; BC kiểm kê và đánh giá tài sản.
  • Các loại tài liệu kế toán có liên quan khác như: hợp đồng; hồ sơ; tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán; biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán; Quyết định liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn, thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp; Tài liệu liên quan đến thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.
>>> Xem thêm: Kiến thức chung về chứng từ kế toán

2. Thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán

a. Thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán tối thiểu 5 năm
Căn cứ theo quy định tại điều 12 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP, những chứng từ kế toán phải thực hiện quy định lưu trữ tối thiểu 5 năm là những tài liệu, chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ bao gồm:
  • Chứng từ kế toán như phiếu thu chi, phiếu nhập xuất kho
  • Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành.
  • Đối với những trường hợp khác, được quy định cụ thể về thời hạn khác thì doanh nghiệp phải nghiêm túc chấp hành theo quy định đó.
b. Thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán tối thiểu 10 năm
Căn cứ theo quy định tại điều 13 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP tất cả tài liệu chứng từ kế toán sau sẽ có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.
  • Chứng từ kế toán liên quan trực tiếp đến việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo Tài chính; Các bảng kê; bảng tổng hợp chi tiết, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp; Báo cáo tháng, quý, năm; Báo cáo quyết toán; Báo cáo tự kiểm tra kế toán; Biên bản tiêu hủy tài liệu… Thời điểm lưu trữ tính từ khi kết thúc niên độ kế toán.
  • Tài liệu chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quản kiểm kê và đánh giá tài sản. Thời điểm lưu trữ tính từ khi các giao dịch được hoàn thành.
  • Tài liệu liên quan đến các đơn vị Chủ đầu tư bao gồm tài liệu trong các kỳ kế toán năm; báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Thời điểm lưu trữ tính từ khi hoàn thành duyệt hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án.
  • Tài liệu liên quan đến các hoạt động thay đổi vốn điều lệ, chủ sở hữu của doanh nghiệp như giải thể, phá sản, cổ phần hóa… Thời điểm lưu trữ tính từ khi hoàn thành thủ tục.
  • Các tài liệu kế toán liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm lưu trữ tính từ khi có báo cáo hoặc kết quả thanh tra từ các cơ quan có thẩm quyền.
  • Các tài liệu khác không được nêu trong quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
  • Có những tài liệu được quy định cụ thể về thời hạn lưu trữ khác thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo các quy định đó.
c. Thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán vĩnh viễn
Đối với chứng từ có tính sử sách, mang giá trị kinh tế, chính trị - xã hội, doanh nghiệp sẽ phải lưu trữ vĩnh viễn. Các tài liệu chứng từ kế toán đấy bao gồm:
  • Sổ kế toán tổng hợp
  • Báo cáo Tài chính năm
  • Chứng từ và tài liệu kế toán khác.

3. Quy định về cách lưu trữ chứng từ kế toán

Cách lưu trữ chứng từ kế toán được quy định cụ thể tại Điều 9 của Nghị định 17/2016/NĐ-CP. Cụ thể gồm các vấn đề cần lưu ý như sau:
  • Các tài liệu kế toán được ghi chép trên máy tính hoặc các thiết bị lưu trữ như băng, đĩa, thẻ thì phải được in ra giấy cùng với đầy đủ các yếu tố pháp lý theo quy định như (mẫu biểu, mã số, chữ ký, con dấu) mới được đưa vào lưu trữ.
  • Lưu trữ chứng từ kế toán phải được thực hiện khoa học, đầy đủ và có hệ thống. Kế toán viên phải phân loại chứng từ kế toán và sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ trong mỗi niên độ kế toán. Việc sắp xếp này sẽ đảm bảo cho việc tìm kiếm, tra cứu dễ dàng khi cần phải sử dụng.
  • Quy định nêu rõ, chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán thì doanh nghiệp phải thực hiện việc lưu trữ chứng từ kế toán.
  • Đối với các tài liệu liên quan đến đơn vị đầu tư, cũng chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được duyệt.
  • Việc lưu trữ chứng từ kế toán liên quan đến các hoạt động làm thay đổi chủ sở hữu hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp như giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần… thì phải thực hiện chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày kết thúc thủ tục.

4. Quy định về nơi lưu trữ chứng từ kế toán

Tại Điều 11 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về nơi lưu trữ chứng từ kế toán như sau:
  • Doanh nghiệp thực hiện lưu trữ tại kho lưu trữ của đơn vị mình. Kho lưu trữ phải đảm bảo trang thiết bị bảo quản đầy đủ và an toàn (chống trộm, chống cháy, chống ẩm mốc, côn trùng…)
  • Các công ty liên doanh, hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% phải lưu trữ tại công ty trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
  • Tài liệu chứng từ kế toán của các doanh nghiệp giải thể, phá sản được lưu trữ tại cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan cấp quyết định giải thể, phá sản.
  • Đối với các doanh nghiệp sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần hóa thì chứng từ kế toán được lưu trữ tại đơn vị của chủ sở hữu mới hoặc cơ quan cấp quyết định.
  • Người được giao nhiệm vụ quản lý việc lưu trữ chứng từ thường là người đứng đầu mà sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ những nội dung liên quan đến vấn đề lưu trữ.

5. Mức xử phạt các hành vi liên quan đến quy định lưu trữ chứng từ kế toán

Theo quy định mới nhất tại Điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, thì các hành vi vi phạm liên quan đến việc lưu trữ chứng từ kế toán sẽ phải chịu các mức phạt sau:
  • Phạt cảnh cáo đối với các hành vi: Không thực hiện việc lưu trữ theo đúng thời gian quy định; Không thực hiện việc phân loại, sắp xếp các tài liệu trước khi đưa vào lưu trữ.
  • Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong số các hành vi sau: Chứng từ kế toán lưu trữ không đầy đủ; Làm mất mát, hư hỏng các chứng từ trong thời gian lưu trữ; Tự ý sử dụng các chứng từ trong thời gian lưu trữ không đúng theo quy định; Không thực hiện việc kiểm kê, phân loại và phục hồi các tài liệu chứng từ bị mất.
  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với các hành vi sau: Hủy bỏ tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Tiêu hủy chứng từ kế toán không đúng theo quy định (không thành lập hội đồng, không đúng phương pháp, không lập biên bản).
Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng hợp xoay quanh vấn đề lưu trữ chứng từ kế toán. Hy vọng bài viết sẽ có tính chất nhắc nhở để doanh nghiệp lưu tâm và thực hiện theo đúng quy định chung.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Chính sách miễn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP​


Vào ngày 28/01 vừa qua, Chính phủ đã trực tiếp ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc miễn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15. Đây là chủ đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm danh qua một số đặc điểm nổi bật tại Nghị định 15 này.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT, được nghiên cứu ra vào năm 1954 từ chuyên gia Maurice Lauré - một nhà kinh tế học người Pháp. Khi đó ông đang giữ chức vụ là giám đốc cơ quan thuế của nước Pháp, có tên gọi là taxe sur la valeur ajoutée. Vào ngày 10/4/1954, loại thuế này bắt đầu được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, sau đó mở rộng đến tất cả các bộ phận kinh tế.
Tại Việt Nam, thuế giá trị gia tăng được hiểu là một loại thuế gián thu, được thu trên khoản giá trị tăng thêm của các hàng hóa và dịch vụ. Loại thuế này được phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng... sau đó nộp lại vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ. Chính vì vậy, VAT thường được gọi là thuế doanh thu.

2. Vai trò của thuế GTGT

Có thể nói thuế giá trị gia tăng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách của nhà nước hiện nay. Cụ thể:
  • Thuế GTGT giúp nhà nước tạo ra được nguồn thu lớn và ngân sách ổn định. Từ đó mang lại nhiều cống hiến cho sự phát triển của xã hội.
  • Nhờ có thuế GTGT mà các cơ quan, tổ chức có thể quản lý các loại thuế trực thu một cách đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • Các mặt hàng xuất khẩu không cần đóng thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế GTGT. Từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh hàng xuất khẩu với thị trường thế giới.
  • Việc thu thuế GTGT giúp tránh tình trạng thất thu thuế, đồng nghĩa với việc giúp người mua và người bán không thể trốn lậu thuế.
  • Giúp nâng cao tinh thần tự giác trong việc tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế.
  • Đối với việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn giúp cho đất nước thực hiện chính sách hiện đại hóa - chuyên môn hóa sản xuất và tăng cường đầu tư trang thiết bị mới để làm hạ giá thành sản phẩm.

3. Liệt kê các đối tượng phải chịu thuế GTGT

Giờ đây các đối tượng phải chịu nộp thuế GTGT theo quy định ban hành bao gồm: Các tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa; các cá nhân sản xuất, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.

3.1. Tổng hợp các tổ chức sản xuất & kinh doanh hàng hóa - dịch vụ

  • Các doanh nghiệp tư nhân
  • Các doanh nghiệp nước ngoài
  • Tổ chức/ Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn Việt Nam.
  • Công ty/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh theo các điều khoản của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
  • Công ty cổ phần
  • Các công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Tổ chức xã hội
  • Tổ chức chính trị
  • Đơn vị vũ trang nhân dân
  • Cùng một vài các đơn vị sự nghiệp khác.

3.2. Tổng hợp các cá nhân sản xuất & kinh doanh hàng hóa - dịch vụ

  • Các cá nhân hoạt động việc kinh doanh độc lập.
  • Hộ gia đình hợp tác kinh doanh với nhau nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.

4. Chính sách miễn giảm thuế GTGT năm 2022

Căn cứ vào Nghị quyết 15/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 28/01/2022 vừa qua, có một số điểm nổi bật được tóm tắt ngay dưới đây.

4.1. Tổng hợp các nhóm hàng hóa - dịch vụ được miễn giảm thuế GTGT

Hiện nay, các nhóm hàng hóa - dịch vụ vẫn đang được áp dụng với mức thuế suất là 10%, ngoại trừ các loại hàng hóa và dịch vụ dưới đây, bao gồm:
  • Bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, các hoạt động tài chính, dầu mỏ tinh chế, các sản phẩm hóa chất, kim loại,... được thể hiện chi tiết ở Phụ lục I được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thể hiện chi tiết ở Phụ lục II được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về CNTT được thể hiện chi tiết ở Phụ lục III được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Dựa vào Nghị định 15/2022/NĐ-CP được ban hành ở trên thì việc giảm thuế giá trị gia tăng cho các loại hàng hóa - dịch vụ quy định trên được áp dụng cho toàn bộ các khâu nhập khẩu, gia công, sản xuất và kinh doanh thương mại.
  • Với các mặt hàng khai thác than bán ra, bao gồm cả việc khai thác than sau đó qua sàng tuyển, hay phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra đều thuộc đối tượng miễn giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Cuối cùng, đối với các loại hàng hóa - dịch vụ được liệt kê tại Phụ lục I, II và III được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP sẽ thuộc vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT. Hoặc đối tượng chịu thuế GTGT là 5% theo quy định của luật thuế GTGT. Từ đó sẽ phải thực hiện theo quy định đó và không được miễn giảm thuế GTGT.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách khai báo thuế lần đầu.

4.2. Quy định về mức giảm GTGT

Theo Nghị định 15 được Chính phủ ban hành, mức giảm áp dụng cho các đối tượng được áp dụng như sau:
  • Đối với các cơ sở kinh doanh sẽ được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là 8% đối với hàng hóa - dịch vụ quy định ở trên.
  • Đối với các cơ sở kinh doanh (bao gồm hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh) được tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn với hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định trên.
Theo nghị định 15 đã nêu rõ, đối với các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải nộp hóa đơn riêng của hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Nếu cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã lên hóa đơn và thực hiện kê khai theo mức thuế hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được miễn giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì yêu cầu người bán hàng và người mua phải thực hiện lập biên bản hoặc tiến hành thỏa thuận bằng văn bản. Trong đó nội dung của văn bản phải được ghi rõ sai sót và người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Sau đó bàn giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua hàng. Dựa vào hóa đơn điều chỉnh thì người bán phải kê khai điều chỉnh thuế đầu ra và người mua hàng phải thực hiện kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Và nếu trong trường hợp các đơn vị kinh doanh hàng hóa - dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đã được phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa được sử dụng hết (nếu có), nhưng vẫn còn nhu cầu tiếp tục muốn sử dụng, thì đòi hỏi các cơ sở kinh doanh cần thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, hoặc giá đã giảm 20% trên mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
Bài viết trên đây đã cập nhật đến bạn về chính sách miễn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng, chính sách và quy định về các mức thuế đang được ban hành hiện nay.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm BRAVO 8R2 ERP-VN
 

Thuế nội địa là gì? Quy định mới liên quan đến kế toán thuế nội địa từ tháng 7/2022​


Vừa qua, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 111.2021.TT-BTC với nội dung hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa. Theo đó kể từ ngày 01/07/2022, các quy định mới tại thông tư sẽ bắt đầu được áp dụng và có hiệu lực. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc khái quát toàn bộ thông tin tổng quan xoay quanh nội dung thuế nội địa.
thue-noi-dia-2022_jpg-01.webp

1. Khái niệm thuế nội địa

Thuế nội địa được hiểu là các khoản thuế đánh vào tất cả các đối tượng liên quan tới công dân, hoạt động và tài sản trong nước.
  • Các sắc thuế nội địa đánh vào cá nhân có thể kể tới: Thuế thu nhập, Thuế tiêu thụ.
  • Các sắc thuế nội địa đánh vào công ty bao gồm: Thuế pháp nhân, Thuế môn bài, …
  • Các sắc thuế nội địa đánh vào hoạt động gồm có: Thuế giao dịch tài chính; Thuế mua bán nhà đất; Thuế thừa kế, ...
  • Các sắc thuế nội địa đánh vào đồ vật như: Thuế tài sản; Lệ phí phòng cháy chữa cháy; Lệ phí đăng ký ô tô xe máy; Lệ phí công chứng, ...
Với một số mặt hàng nhập khẩu, sẽ vừa phải chịu thuế nhập khẩu vừa phải chịu thuế nội địa trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.

2. Các nghiệp vụ cơ bản của kế toán thuế nội địa

Thông tư 111/2021/TT-BTC nêu rõ, công tác kế toán thuế nội địa có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý thuế hiệu quả của các cơ quan chức năng. Vì vậy hoạt động kế toán thuế phải được thực hiện liên tục, có hệ thống theo đúng quy trình được quy định tại các tài liệu liên quan.
Kế toán thuế nội địa cũng phụ trách những công việc tương tự như một vị trí kế toán thuế bất kỳ. Bao gồm các công việc cơ bản sau:
  • Thu thập và xử lý thông tin đầu vào, lập chứng từ kế toán thuế.
  • Thực hiện ghi sổ kế toán thuế.
  • Lập các báo cáo cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý và theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam
  • Lưu trữ, theo dõi và cung cấp thông tin, tài liệu về kế toán thuế tới những người trong phạm vi quyền hạn cho phép.
Các quy định về kỳ kế toán thuế:
Kỳ kế toán được xác định theo năm dương lịch với các trường hợp thông thường được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 dương lịch.
  • Đối với các đơn vị mới thành lập thì kỳ kế toán năm đầu tiên sẽ được xác định bắt đầu từ thời điểm ngày ký quyết định thành lập mới, hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị theo đúng thông tin được ghi trên giấy tờ chứng nhận/quyết định. Trường hợp này thì kỳ kế toán năm vẫn được kết thúc vào thời điểm hết ngày 31/12 năm dương lịch.
  • Đối với các đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhật, giải thể thì kỳ kế toán cuối cùng được tính từ ngày 1/1 năm dương lịch đến hết ngày liền kề ngày có quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể có hiệu lực.
Các nguyên tắc hạch toán:
  • Ngày ghi sổ kế toán thuế vào Phân hệ kế toán thuế trên Hệ thống được xác định là ngày hạch toán.
  • Ngày thu thập thông tin đầu vào của chứng từ kế toán ghi sổ phải đảm bảo nguyên tắc trùng với ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh nghiệp vụ. Nếu vướng vào thời điểm ngày nghỉ theo quy định thì sẽ được trừ đi ngày nghỉ đó. Trừ ngày nghỉ theo quy định thì ngày thu thập thông tin là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Trong trường hợp, kế toán thuế muốn điều chỉnh các nghiệp vụ đã được hạch toán và kỳ thế toán trước thì sẽ được xử lý như sau:
  • Nếu thời điểm thực hiện điều chỉnh trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế của năm trước và xác định bằng thông tin năm kế toán.
  • Nếu sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì việc điều chỉnh số liệu của kỳ kế toán trước phải được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Điểm mới liên quan đến kế toán thuế nội địa tại Thông tư 111/2021/TT-BTC

Các nội dung quan trọng liên quan đến kế toán thuế nội địa tại Thông tư 111/2021/TT-BTC mà bạn đọc cần lưu ý bao gồm:
  • Thông tư 111/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về tiền thuế và các khoản thu khác theo quy định tại Bộ Luật quản lý thuế 2019. Chi tiết gồm các văn bản hướng dẫn thi hành sau:
+ Những quy định chung về kế toán thuế
+ Quy định về việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán thuế
+ Thu nhập thông tin đầu vào, xử lý chứng từ kế toán thuế
+ Tài khoản kế toán thuế; Sổ kế toán thuế; Báo cáo kế toán thuế;
+ Tổ chức công tác kế toán thuế.
  • Quy định về tiền tệ trong nghiệp vụ kế toán thuế cũng có nhiều điểm mới tại thông tư 111/2021/TT-BTC
Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ, hạch toán và trình bày trong các báo cáo kế toán thuế nội địa phải là đồng Việt Nam. Vì vậy, nếu trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế sử dụng đồng ngoại tệ thì kế toán viên phải thực hiện việc quy đổi theo quy định sau:
+ Thực hiện quy đổi số đã thu theo tỷ giá ngoại tệ mà Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán.
+ Thực hiện quy đổi số đã thu theo tỷ giá ngoại tệ hạch toán trên chứng từ hạch toán thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước truyền sang cơ quan thuế.
+ Thực hiện quy đổi số nộp thừa theo tỷ giá ngoại tệ quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 25 và khoản 4 Điều 46 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
  • Thời điểm có hiệu lực của thông tư này bắt đầu từ ngày 1/7/2022 và thực hiện áp dụng từ kỳ kế toán thuế năm 2022.
Kế toán thuế nội địa là một công việc chiếm tỷ trọng lớn trong công tác kế toán nói chung. Hơn nữa với đặc thù về tính chất chuyên môn trong công việc Kế toán thuế, doanh nghiệp nào cũng đều cần có sự đầu tư tối đa để nhân sự có thể thực hiện hiệu quả nhất công việc này. Việc đầu tư và ứng dụng một phần mềm kế toán chuyên nghiệp là một giải pháp vô cùng tối ưu cho các doanh nghiệp. Đây được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý Tài chính – Kế toán tổng thể. Ngoài việc hỗ trợ giải quyết bài toán Kế toán thuế, phần mềm có thể hỗ trợ toàn diện đến tất cả các phần hành kế toán khác như: Kế toán vốn bằng tiền; Kế toán mua hàng; Kế toán bán hàng; Kế toán TSCĐ, CCDC; Kế toán sản xuất, giá thành; Kế toán thuế, tiền lương; …

Xem thêm:
Phần mềm ERP của BRAVO
 

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất theo quy định hiện hành​

Giờ đây, mẫu biên bản đối chiếu công nợ không còn là thuật ngữ quá xa lạ, bởi nó là một trong những văn bản đang được sử dụng rộng rãi trong mỗi doanh nghiệp. Vậy biên bản đối chiếu công nợ là gì? Và các mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2022 nào đang được áp dụng theo quy định hiện hành. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này nhé!

1. Khái niệm đối chiếu công nợ là gì?

Đối chiếu công nợ được hiểu đơn giản là việc so sánh/ đối chiếu các khoản công nợ của doanh nghiệp trên sổ sách với các số liệu trên hợp đồng thực tế khi đã thực hiện các giao dịch. Sau khi thực hiện đối chiếu công nợ xong, doanh nghiệp cần tổng hợp lại đầy đủ các thông tin, chứng cứ đã được hai bên xác nhận để làm bằng chứng cho tính xác thực của các số liệu trên sổ sách.
Ngoài ra, để khái niệm đối chiếu công nợ có thể hiểu dễ hơn, bài viết sẽ đưa ra thêm về định nghĩa công nợ, cụ thể:
Công nợ doanh nghiệp được định nghĩa là số tiền mà doanh nghiệp còn nợ lại sang kỳ sau khi phát sinh thanh toán với một cá nhân hay đối tác khác. Được xảy ra trong quá trình mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,... Và các kế toán công nợ sẽ là người đảm nhiệm vai trò là người theo dõi các khoản công nợ trong công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó.

2. Nguyên tắc đối chiếu công nợ

Để việc đối chiếu công nợ được chính xác và theo đúng quy trình, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau:
  • Cần đáp ứng mọi điều kiện liên quan đến chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật ban hành.
  • Đảm bảo các nội dung liên quan đến việc đối chiếu công nợ không vi phạm quy định của pháp luật và trái với các giá trị đạo đức xã hội.
  • Xây dựng nguyên tắc đối chiếu công nợ dựa trên tinh thần tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau của các bên liên quan.
  • Đối với việc đối chiếu công nợ phải được trình bày bằng văn bản, hay còn gọi là biên bản đối chiếu công nợ. Dựa vào biên bản đối chiếu công nợ này hoặc hình thức tương đương, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để kiểm tra chính xác về tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên. Đặc biệt, đây là loại biên bản được đánh giá rất là quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động kê khai thuế với cơ quan nhà nước.

3. Quy trình đối chiếu công nợ

Bên cạnh việc tuân thủ theo các nguyên tắc về đối chiếu công nợ thì việc thực hiện đối chiếu công nợ theo đúng quy trình cũng là bước cực kỳ quan trọng. Dưới đây là 2 quy trình đối chiếu công nợ mà doanh nghiệp cần thực hiện. Cụ thể:
3.1. Quy trình đối chiếu công nợ phải thu
Để thực hiện đúng quy trình, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số chứng từ nhằm phục vụ cho việc đối chiếu và xác nhận công nợ phải thu. Cụ thể, doanh nghiệp cần in ra các loại chứng từ dưới đây.
  • Biên bản đối chiếu công nợ: khách hàng sẽ phải xác nhận công nợ, sau đó gửi lại cho doanh nghiệp.
  • Thông báo về công nợ hay sổ chi tiết công nợ phải thu: điều này giúp khách hàng có thể kiểm tra và đối chiếu nếu có sai lệch.
  • Nếu thông tin có sai lệch, khách hàng sẽ chủ động sửa lại dựa trên số liệu thực tế.
  • Thực hiện sao lưu biên bản đối chiếu công nợ đã được khách hàng xác nhận. Sau đó phục vụ cho việc quyết toán báo cáo tài chính.
3.2. Quy trình đối với công nợ phải trả
Với quy trình công nợ phải trả, các doanh nghiệp cần chuẩn bị một số chứng từ dưới đây, nhằm gửi lại cho Nhà cung cấp để phục vụ cho việc đối chiếu và xác nhận công nợ phải trả. Cụ thể:
  • Biên bản đối chiếu công nợ: Nhà cung cấp cần kiểm tra và xác nhận công nợ. Sau đó gửi lại biên bản cho doanh nghiệp phụ trách.
  • Sổ sách chi tiết về công nợ phải trả: Nhà cung cấp sẽ kiểm tra và đối chiếu nếu có thông tin hoặc số liệu bị chênh lệch.
  • Nếu xảy ra sự chênh lệch thì cần được chỉnh sửa lại theo số liệu và thông tin thực tế một cách chính xác nhất.
  • Thực hiện lưu trữ biên bản đối chiếu công nợ đã được bên nhà cung cấp xác nhận, nhằm phục vụ cho việc quyết toán báo cáo tài chính.

4. Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ

Việc lập biên bản đối chiếu công nợ giữa nhà cung cấp và các khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quyết toán thuế. Dựa vào biên bản đối chiếu công nợ, các bên sẽ có đủ căn cứ để tiến hành kiểm tra tình trạng thanh toán tiền hàng của bên bán và bên mua. Cùng với đó, các bên có thể dễ dàng kiểm soát các đơn hàng có hóa đơn giá trị gia tăng từ 20 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, các bên có thể rà soát xem việc thanh toán đó có được theo đúng quy định hay không.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại biên bản công nợ hay biên bản đối chiếu công nợ đều giúp các kế toán viên của doanh nghiệp có thể kiểm soát chính xác tình trạng thanh toán các khoản nợ giữa khách hàng và doanh nghiệp, nhà cung cấp theo đúng với các điều khoản có trong hợp đồng kinh tế mà các bên đã ký kết, cũng như đánh giá tính chính xác về các số nợ còn lại.

5. Một số lỗi sai thường gặp khi lập biên bản đối chiếu công nợ

Trong quá trình các bên lập biên bản đối chiếu công nợ thường xảy ra lỗi sai ở khoản nợ phải thu chưa có đủ biên bản đối chiếu công nợ dựa theo quy định tại thời điểm cuối năm.
Cụ thể:
  • Phần tỷ lệ khách hàng phản hồi thư để xác nhận công nợ thấp, điều này khiến việc quản lý công nợ xảy ra nhiều thiếu sót không đáng có.
  • Xảy ra tình trạng sai lệch thông tin về công nợ mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng trong biên bản đối chiếu công nợ và sổ kế toán, nhưng không xác định được nguyên nhân.
  • Một số doanh nghiệp xây dựng hiện nay không có đối chiếu công nợ, hoặc đã có đối chiếu nhưng xảy ra sự sai lệch. Hay thậm chí có nhiều khoản công nợ không xác định được đối tượng cụ thể như ở các mô hình doanh nghiệp khác.
Trong quá trình lập biên bản công nợ hay biên bản đối chiếu công nợ, các doanh nghiệp cần lưu ý các lỗi trên để tránh xảy ra những thiếu sót, rủi ro không đáng có. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần bổ sung cho mình các giấy tờ/ tài liệu liên quan. Hoặc xử lý một cách đơn giản hơn là tìm đến sự trợ giúp của các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp. Từ đó, đáp ứng đầy đủ và tránh thiếu sót xảy ra khi đối chiếu công nợ.
>>> Xem thêm: Quy trình quản lý chiến lược tối ưu trong doanh nghiệp.

6. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

Để tránh tình trạng thiếu sót thông tin, các doanh nghiệp cần cập nhật đầy đủ các loại mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất. Nhằm giúp doanh nghiệp thu thập đầy đủ thông tin, hỗ trợ kế toán kiểm soát các thông tin cần thiết trong quá trình đối chiếu công nợ. Dưới đây là mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2022 được áp dụng theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể:
mau-doi-chieu-cong-no.webp

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất theo quy định ban hành
Như vậy, bạn đọc đã có thể cập nhật lại mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2022, cùng với đó là các thông tin bổ ích về nguyên tắc và quy trình khi thực hiện đối chiếu công nợ trong bài viết này. Để tránh xảy ra những sai sót không đáng có, bạn đọc hãy cùng áp dụng các cách thức thực hiện đối chiếu công nợ ngay tại quy mô doanh nghiệp mình nhé.

Xem thêm: Phần mềm BRAVO 8R2 ERP-VN
 

Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh và những nội dung cần lưu ý​

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là phần không thể thiếu trong Báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Tài liệu này cho phép các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp như Nhà đầu tư, Chủ sở hữu, Cổ đông… có thể nắm bắt chính xác tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Vậy đâu là những vấn đề liên quan đến Bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà bạn đọc cần quan tâm?

1. Khái niệm Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu báo cáo tạo lập định kỳ với mục đích tổng hợp số liệu kế toán xung quanh các chỉ tiêu về Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh còn có tên thường gọi khác là Báo cáo lãi lỗ, phản ánh chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của mỗi doanh nghiệp.

2. Các mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh

Căn cứ quy định hiện hành sẽ có 2 mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hợp lệ mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm:
  • Mẫu Báo cáo KQHĐKD được quy định theo thông tư 133
Mau%20BCKQKD%20TT%20133%20new.webp

  • Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định theo thông tư 200
Mau%20BCKQKD%20TT%20200.webp

3. Nội dung các chỉ tiêu phản ánh trong Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Chỉ tiêu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01: Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các khoản thu khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu các khoản giảm trừ Doanh thu – Mã số 02: Phản ánh các khoản ghi giảm trừ vào tổng Doanh thu như chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại trong kỳ.
  • Chỉ tiêu Doanh thu thuần – Mã số 10: Phản ánh Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các Doanh thu khác sau khi đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu giá vốn hàng bán – Mã số 11: Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa bao gồm giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Doanh thu hoạt động Tài chính – Mã số 21: Phản ánh Doanh thu hoạt động Tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu chi phí Tài chính – Mã số 22: Phản ánh tổng chi phí Tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo. Trong đó chi phí lãi vay được xác định là một chỉ tiêu riêng – Mã số 23.
  • Chỉ tiêu chi phí Bảo hiểm – Mã số 25: Phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu chi phí quản lý Doanh nghiệp – Mã số 26: Phản ánh tổng chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Mã số 30: Phản ánh KQHĐKD của DN trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu thu nhập khác – Mã số 31: Phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu chi phí khác – Mã số 32: Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu lợi nhuận khác – Mã số 40: Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Tổng LN kế toán trước thuế - Mã số 50: Phản ánh tổng số LN kế toán thực hiện trước khi trừ chi phí thuế thu nhập DN trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Chi phí thuế TNDN hiện hành – Mã số 51: Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Chi phí thuế TNDN hoãn lại – Mã số 52: Phản ánh chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu LN sau thuế thu nhập DN – Mã số 60: Phản ánh tổng số LN thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu – Mã số 70: Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.
  • Chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu – Mã số 71: Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có sự tính toán đến việc tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.

4. Nguyên tắc, yêu cầu khi lập và trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh

4.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Nguyên tắc phải tuân thủ theo các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Thông tin quan trọng phải được giải trình rõ ràng, minh bạch để người xem hiểu đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nguyên tắc tôn trọng nội dung hơn hình thức. Tức là nội dung của báo cáo phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh sẽ được đánh giá cao hơn việc hình thức pháp lý đủ điều kiện.
  • Nguyên tắc phù hợp và thận trọng để đảm bảo hạn chế tuyệt đối các sai sót về nội dung và số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
  • Các đơn vị thành viên cấp dưới trực thuộc tổ chức chung (Tập đoàn, Tổng công ty...) không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

4.2. Yêu cầu về thông tin trình bày trong Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Thông tin trình bày phải trung thực, hợp lý.
  • Thông tin phải đầy đủ để người đọc hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện.
  • Thông tin trình bày một cách khách quan, đảm bảo tính trung lập giữa tất cả các thông tin.
  • Thông tin phải đảm bảo tính xác minh có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
  • Thông tin liên quan tới tài chính phải được trình bày nhất quán để người xem có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; và giữa các doanh nghiệp với nhau.

5. Các mục tiêu cần nắm được khi đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cho dù là ai, ở bất kỳ vị trí nào, chỉ cần là người được đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải đảm bảo 3 mục tiêu quan trọng sau:
  • Nắm được kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính; Kết quả từ hoạt động TC; Kết quả từ hoạt động khác.
  • Người xem cần phải hiểu được nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo KQHĐKD.
  • Người xem phải so sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo và đưa ra các nhận định, quyết định cũng như dự báo xu hướng tương lai.
Trong doanh nghiệp, bản thân Nhà quản trị sẽ là người phải nắm bắt liên tục và theo dõi sát sao từng thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy thông tin dữ liệu trên tài liệu này cần đảm bảo mức độ chính xác cao để nhà lãnh đạo có sự quản lý hiệu quả và đưa ra quyết định chính xác. Việc lựa chọn một giải pháp phần mềm kế toán phù hợp làm công cụ trợ giúp đã trở thành một xu hướng tất yếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Thông qua phần mềm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được tổng hợp nhanh chóng, mức độ chính xác cao. Ngoài ra nhiều hệ thống báo cáo quan trọng khác của doanh nghiệp cũng được nhà cung cấp xây dựng biểu mẫu chuẩn chỉnh theo quy định chung của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp của BRAVO
 

Mẫu biên bản bàn giao công việc theo quy định phổ biến nhất​


Chắc hẳn cụm từ “Biên bản bàn giao công việc” không còn quá xa lạ với người lao động hiện nay. Và được sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy Biên bản bàn giao công việc là gì? Khi nào thì phải sử dụng đến nó? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời của các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm Biên bản bàn giao công việc

Biên bản bàn giao công việc được biết đến là một loại văn bản vô cùng quan trọng, nó yêu cầu người lao động cần phải giao nộp lại cho doanh nghiệp trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản hay là chuyển công tác sang một bộ phận nào khác. Thông qua việc thực hiện biên bản bàn giao một cách chuẩn chỉnh này sẽ giúp quá trình nghỉ việc hoặc chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Sau khi hoàn tất thủ tục, người tiến hành bàn giao cần kiểm tra lại các công việc mà mình đã và đang thực hiện dang dở,... cho người nhận bàn giao. Cùng với đó, bạn phải rà soát lại các dụng cụ, tài liệu, thiết bị đã sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp để bàn giao cho bộ phận nhân sự.
Sau quá trình bàn giao, người nhận bàn giao sẽ mang trách nhiệm thay thế người bàn giao. Cụ thể, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục thực hiện các công việc đang còn dang dở của người bàn giao. Hoặc là người tiếp nhận sử dụng các loại tài sản như tài liệu, công cụ, thiết bị làm việc,... của người bàn giao.

2. Khi nào cần lập Biên bản bàn giao công việc?

Để trong quá trình bàn giao công việc được diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Người lao động cần biết được khi nào thì bắt buộc phải lập biên bản bàn giao công việc. Cụ thể, dưới đây là một số trường hợp mà người lao động bắt buộc phải lập Biên bản bàn giao công việc như:
  • Người lao động muốn xin nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ việc tại doanh nghiệp.
  • Khi người lao động muốn bàn giao tài sản, người ở trọ phải bàn giao tài sản cho đơn vị cho thuê nhà. Hoặc khi bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê,...
  • Biên bản bàn giao công việc được thực hiện khi các bên bàn giao hàng hóa trong quá trình mua bán, giao nhận hàng hóa và ký gửi hàng hóa.
  • Người lao động có chỉ thị hoặc nguyện vọng chuyển công tác sang một bộ phận khác.
  • Người lao động đăng ký xin nghỉ thai sản.
Việc thực hiện lập Biên bản bàn giao công việc là trách nhiệm của cả đôi bên. Chính vì vậy, cả đôi bên cần nắm rõ tình hình và thực hiện bàn giao công việc một cách nghiêm túc.

3. Nội dung trong Biên bản bàn giao công việc

Hiện nay có rất nhiều Biên bản bàn giao công việc chứa các mục nội dung khác nhau. Bởi mỗi doanh nghiệp hay tổ chức nào đó cũng sẽ có những mẫu biên bản bàn giao công việc khác nhau, nhằm phù hợp với mục đích và tình hình thực tế của mỗi đơn vị đó. Tuy nhiên, mẫu biên bản bàn giao trước khi nghỉ việc thì luôn phải đáp ứng các thông tin cơ bản như sau:
  • Biên bản cần đảm bảo chi tiết các thông tin về ngày, tháng, năm và địa điểm thực hiện quy trình lập Biên bản bàn giao công việc.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về người bàn giao và người nhận bàn giao công việc như: họ và tên, chức vụ, bộ phận làm việc, mã nhân viên (nếu có),...
  • Lý do phải lập Biên bản bàn giao công việc, người bàn giao cần ghi rõ lý do chính đáng sau khi đã ghi nhận từ đơn vị công tác.
  • Chi tiết về nội dung bàn giao công việc: Đây là phần quan trọng không thể thiếu trong các mẫu Biên bản bàn giao công việc. Nó sẽ tổng hợp lại những công việc đã và đang thực hiện hay đã lên kế hoạch. Từ đó, giúp người nhận bàn giao nắm rõ tình hình công việc phải đảm nhận.
  • Các bên thực hiện ký tên xác nhận các thông tin bàn giao với nhau hay đại diện phòng hành chính và nhân sự sẽ ký tên ở cuối biên bản.
Lưu ý: Thông thường sau khi thực hiện ký kết xong biên bản bàn giao công việc giữa các bên liên quan thì biên bản này sẽ được in thành 02 bản. Sau đó mỗi bên sẽ giữ lại một bản nhằm làm cơ sở, bằng chứng cho hai bên khi xảy ra tranh chấp không đáng có.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi lập báo cáo tình hình nhân sự cuối năm của doanh nghiệp.

4. Một số mẫu biên bản bàn giao công việc phổ biến

Hiện nay có rất nhiều mẫu biên bản bàn giao công việc được người lao động sử dụng. Tùy vào từng vị trí, mục đích sử dụng mà biên bản bàn giao công việc cũng có những điểm khác nhau hơn. Để người lao động không bị hoang mang, dưới đây là mẫu biên bản bàn giao công việc ứng dụng cho mọi vị trí, được cập nhật mới nhất năm 2022.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày 13 tháng 07 năm 2022, tại Công ty Cổ phần Sương Mai, chúng tôi gồm:
I - Bên bàn giao:
Ông/bà: ………………………………………………………………………………………..………….
Chức danh: ……………………………. Phòng/Bộ phận: …………………………………………….
II - Bên nhận bàn giao:
Ông/bà: …………………………………………………………………………………………………...
Chức danh: ……..……………………...Phòng/Bộ phận: …………………………………………….
Lý do bàn giao công việc: ………………………………………………………………………………
Một số nội dung bàn giao công việc như sau:
Ban%20giao%20cong%20viec%201.webp

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao đầy đủ và chi tiết. Biên bản này sẽ được lập thành 02 bản, mỗi bên sẽ có trách nhiệm giữ một bản.
Người bàn giao
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Người nhận bàn giao
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Bên cạnh mẫu Biên bản bàn giao công việc ở trên, bạn đọc có thể tham khảo thêm mẫu bàn giao công việc số 2 dưới đây. Cụ thể:
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC
Hôm nay, ngày …./…./20…. , tại…………………….. chúng tôi gồm:........................................
Người bàn giao:..................................... Bộ phận:............................. MSNV:............................
Người nhận bàn giao:............................ Bộ phận:............................. MSNV:............................
Lý do bàn giao công việc: …………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
Cùng bàn giao công việc với các nội dung cụ thể như sau:
ban-giao-cong-viec-2.webp

Người bàn giao công việc cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao lại đầy đủ. Biên bản này sẽ được lập thành 02 bản, mỗi bên sẽ có trách nhiệm giữ một bản./.
Người bàn giao Người nhận bàn giao Phòng HCNS
Như vậy, với nội dung bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào hiểu rõ về khái niệm Biên bản bàn giao công việc là gì? Trong trường hợp nào phải lập Biên bản bàn giao công việc. Đặc biệt, bạn đọc đã cập nhật được thêm mẫu Biên bản bàn giao mới nhất năm 2022 để có thể ứng dụng luôn trong công việc. Hy vọng với các nội dung mới trên đây sẽ giúp bạn không bị lúng túng hay gặp khó khăn trong quá trình bàn giao công việc sắp tới.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp của BRAVO
 

Điều kiện và mức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp mới nhất theo quy định​


Bảo hiểm thất nghiệp luôn là một quyền lợi quan trọng hàng đầu đối với người lao động trong quá trình làm việc. Điều kiện và mức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp gần đây có sự điều chỉnh nhẹ. Vậy đâu mới là thông tin mới nhất và chính xác nhất theo quy định? Mời bạn đọc theo dõi thông tin bài viết của chúng tôi để có thể cập nhật đúng đắn đáp ứng cho nhu cầu của mình trong thời điểm hiện tại.

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 42, Luật Việc làm năm 2013 các quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam khá đa dạng. Bao gồm 4 nhóm quyền lợi chính như sau:
  • Hưởng một mức trợ cấp thất nghiệp theo quy định;
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
  • Hỗ trợ các khóa học nghề;
  • Hỗ trợ đào tạo và nâng cao chuyên môn, trình độ của người lao động.
Mỗi quyền lợi sẽ đòi hỏi người lao động đạt được những điều kiện nhất định.
1.1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 quy định rõ người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Người lao động (NLĐ) đã chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. Trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng với các mục đích khác như hưởng lương hưu hoặc NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
- Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động cần đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên.
- Trong khoảng thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng, NLĐ đã thực hiện nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đầy đủ tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động vẫn chưa tìm được việc làm.
Ngoại trừ một số trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…thì NLĐ sẽ không được hưởng quyền lợi trợ cấp này.
1.2. Điều kiện được trung tâm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm 2013, điều kiện để người lao động thất nghiệp được trung tâm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm rất đơn giản. Chỉ cần người lao động đang thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị sử dụng lao động bị chấm dứt hợp đồng và có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới.
1.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Hỗ trợ học nghề là một quyền lợi lớn trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Vậy nên điều kiện để được hưởng quyền lợi này cũng khá chặt chẽ. Nhìn chung các điều kiện để được hưởng quyền lợi này tương tự với những điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu ở mục 1.1. Có một điểm khác biệt duy nhất đó là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tiêu chuẩn người lao động cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ 12 tháng trở lên. Nhưng với quyền lợi học nghề thì người lao động chỉ cần đóng đủ từ 09 tháng trở lên là được.
1.4. Điều kiện được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động
Quyền lợi hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động là một chính sách duy nhất mang tính chất trợ giúp cho các đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên để được hưởng quyền lợi này, các đơn vị sử dụng lao động cần đảm bảo đủ các điều kiện được quy định tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013.
- Đơn vị sử dụng lao động thực hiện đóng đầy đủ khoản bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục đủ từ 12 tháng trở lên.
- Giải trình được lý do bắt buộc phải thay đổi cơ cấu nhân sự. Ví dụ do nền kinh tế suy giảm hoặc những lý do bất khả kháng khác về môi trường, công nghệ khiến thay đổi tính chất công việc hiện tại.
- Có phương án đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên nguồn lực không đủ kinh phí để tổ chức (chứng minh bằng những chứng từ tài chính thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền).

2. Mức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp thế nào?

muc-huong-tro-cap-bhtn-01.webp

2.1. Mức hỗ trợ trợ cấp hàng tháng

Điều 50, Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người lao động được tính theo công thức sau:
Mức hưởng hàng tháng=60%xBình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cộng dồn của người lao động:
- Thời gian đóng đủ 12 - 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp
- Cứ đóng đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
- Quyền lợi hưởng tối đa cho một người lao động là 12 tháng.
2.2. Mức hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Việc hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm đối với người lao động là miễn phí.
2.3. Mức hỗ trợ học nghề
Mức hỗ trợ học nghề dành cho người lao động thất nghiệp được điều chỉnh mới đây tại Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg.
- Khóa đào tạo nghề bằng hoặc dưới 3 tháng: Mức hỗ trợ tối đa là 4.5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
- Khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, tùy vào thời gian thực tế của khóa học tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.
2.4. Mức hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động đào tạo, nâng cao chuyên môn người lao động
Mức hỗ trợ của quyền lợi này được quy định rõ tại Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ tối đa = 01 triệu đồng/người/tháng
Trong đó: Mức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

3. Hồ sơ và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp?

Bộ hồ sơ đầy đủ để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được sửa đổi, bổ sung tại theo thông tin tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP. Chi tiết bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được lập theo mẫu quy định
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động đã hết hạn; Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Xác nhận của người sử dụng lao động; Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, sáp nhập, …
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Một số lưu ý trong thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp:
- Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp phải được nộp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Sau thời gian 03 tháng, các cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, quyền lợi của người lao động sẽ được đóng và tiếp tục bảo lưu.
- Địa điểm nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi thuận tiện nhất để người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Sau khi hồ sơ đầy đủ và được chấp thuận, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét, xử lý và ra quyết định trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
- Người lao động sẽ tới cơ quan bảo hiểm nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
- Người lao động phải duy trì trách nhiệm đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo tình hình tìm kiếm công việc hàng tháng theo đúng quy định.
Bên cạnh hình thức nộp hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp offline thì người lao động vẫn có thể thực hiện bằng hình thức online thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia nếu như có sự bất tiện trong quá trình di chuyển.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất theo quy định​


Giờ đây, khái niệm về hợp đồng khoán việc dường như không còn quá xa lạ với mọi người. Đây đang được xem là một hình thức khá phổ biến, thậm chí còn được xem là ranh giới pháp lý giữa khoán việc/ gia công,... trong các quan hệ lao động đôi khi cũng không rõ ràng, hay dễ gây ra những hiểu lầm không đáng có và áp dụng luật dân sự. Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn đọc mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất được áp dụng theo quy định mới ban hành.

1. Hợp đồng khoán việc là gì?

Định nghĩa về hợp đồng khoán việc được hiểu đơn giản là loại hợp đồng được sự thỏa thuận/ đồng ý của hai bên. Trong đó, bên nhận khoán phải có nghĩa vụ/ trách nhiệm hoàn thành đầu công việc nhất định dựa theo yêu cầu của bên giao khoán. Và sau khi đầu việc đó hoàn thành thì phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả đạt được của công việc đó. Bên giao khoán sẽ tiếp nhận kết quả công việc đó và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán một khoản chi phí như đã thỏa thuận trước đó.
Thực tế, hiện nay đang có 2 loại hợp đồng khoán việc đang được sử dụng phổ biến nhất là:
  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Đây là loại hợp đồng mà bên giao khoán (hay còn gọi là bên khoán việc) đích thân giao toàn bộ công việc cũng như các đầu mục chi phí cần thiết để thực hiện các công việc hoàn thành một cách nhanh nhất. Sau đó, người nhận khoán việc sẽ được trả một khoản thù lao xứng đáng. Trong đó có các khoản chi phí như: phí công lao động để thực hiện việc giao khoán, cùng các chi phí khác để nhằm giúp người nhận khoán việc hoàn thành tốt công việc được giao một cách nhanh nhất - hiệu quả nhất.
  • Hợp đồng khoán việc từng phần: Đây là loại hợp đồng mà bên khoán việc sẽ không giao toàn bộ các công việc. Thay vào đó là chỉ giao một đầu mục công việc và người nhận khoán việc phải tự lo cho các loại công cụ, tư trang để phục vụ cho công việc hoàn thành đúng tiến độ như thỏa thuận. Tuy nhiên, với trường hợp này thì thù lao khoán việc chi trả cho bên nhận khoán việc sẽ có tiền công lao động. Ngoài ra, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

2. Những trường hợp áp dụng ký hợp đồng khoán việc

Ngày nay, với các mẫu hợp đồng khoán việc thường được áp dụng cho những đầu công việc liên quan đến thời vụ, hay diễn ra trong một thời điểm cụ thể. Hiện nay, có 2 trường hợp có thể áp dụng hợp đồng khoán việc gồm:
  • Trường hợp khoán trọn gói: Với gói này, bên giao khoán sẽ khoán toàn bộ cho bên nhận khoán với các chi phí như phí nhân công, phí vật liệu và chi phí cho các công cụ lao động liên quan để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Sau đó, bên giao khoán sẽ trả cho bên nhận khoán những khoản tiền như phí công cụ lao động, phí nhân công, phí nguyên vật liệu và khoản lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.
  • Trường hợp khoán nhân công: Với gói này, người nhận khoán phải tự đảm bảo các công cụ lao động của mình, nhằm hoàn thành công việc được giao sớm nhất. Sau đó, người giao khoán sẽ trả một khoản tiền công cho người nhận. Trong đó, khoản tiền này đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.

3. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất theo quy định (theo thông tư 133 và 107)

Dưới đây là mẫu hợp đồng khoán việc được chúng tôi cập nhật mới nhất theo thông tư 133 và 107. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bản mẫu hợp đồng ngay dưới đây nhé.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
Số: … /20.../HĐDV/….​
….., ngày .. tháng .. năm ….​
BÊN A (BÊN THUÊ):
CÔNG TY: …….......................................................................
Địa chỉ: ………........................................................................
Điện thoại: …………................... Fax:……............................
Đăng ký kinh doanh: …............................................
Mã số thuế: ……......................................................
Đại diện: ……...........................................................
Chức vụ: …..............................................................
BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):
Ông/bà: ……............................................................
Sinh ngày: ……........................................................
Địa chỉ: ……….........................................................
CCCD/CMND số: …................................................
Nơi cấp: ……….......................................................
Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với những điều khoản dưới đây:
Điều 1. Nội dung công việc
• Phương thức giao khoán: ……..
• Điều kiện thực hiện hợp đồng: ……
• Thời gian thực hiện hợp đồng: …….
• Các điều kiện khác: ………..
Lưu ý: Hiện nay có 2 loại hợp đồng khoán việc, bạn đọc cần phải xem xét để lựa chọn mẫu hợp đồng có nội dung công việc phù hợp. Với những công việc mang tính chất ổn định lâu dài thì không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động.
– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là là loại hợp đồng mà bên giao khoán (hay còn gọi là bên khoán việc) đích thân giao toàn bộ công việc cũng như các đầu mục chi phí cần thiết để thực hiện các công việc hoàn thành một cách nhanh nhất. Sau đó, người nhận khoán việc sẽ được trả một khoản thù lao xứng đáng. Trong đó có các khoản chi phí như: phí công lao động để thực hiện việc giao khoán, cùng các chi phí khác để nhằm giúp người nhận khoán việc hoàn thành tốt công việc được giao một cách nhanh nhất - hiệu quả nhất.
– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo các loại công cụ lao động. Và người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Điều 2. Tiến độ công việc
………
Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao
3.1. Bên A sẽ phải trả thù lao phù hợp cho Bên B để thực hiện cho các đầu mục công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng khoán việc này. Tổng mức thù lao là:…… VNĐ. (Bằng chữ:………..);
3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành thực hiện công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:……….. VNĐ;
3.3. Số tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.
3.4. Hình thức thanh toán: …
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1. Quyền của Bên A:
- Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
- Nếu trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4.2. Nghĩa vụ của bên A:
- Cung cấp cho bên B các thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc (nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi).
- Thanh toán chi phí dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1. Quyền của Bên B
- Yêu cầu bên A cung cấp các nguồn thông tin, phương tiện và các tài liệu liên quan để phục vụ cho công việc.
- Có thể thay đổi điều kiện dịch vụ để đảm bảo lợi ích cho bên A mà không phải chờ ý kiến của bên A. Điều này có thể áp dụng khi việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên A, nhưng bên B vẫn phải báo ngay cho bên A.
- Yêu cầu bên A trả tiền dịch vụ.
5.2. Nghĩa vụ của bên B:
- Thực hiện công việc đúng và đủ về số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bên B không được bàn giao các công việc này cho người khác thực hiện thay mình, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
- Bảo quản và thực hiện bàn giao lại cho bên A các loại tài liệu và phương tiện liên quan sau khi hoàn thành các công việc được giao.
- Bên B phải báo lại ngay cho bên A phương tiện liên quan và tài liệu sau khi hoàn thành công việc được giao (nếu có).
- Nếu các thông tin, tài liệu và phương tiện không đảm bảo chất lượng, bên B cần phải báo lại ngay cho bên A.
- Đảm bảo việc bảo mật thông tin, mọi thông tin phải được hai bên giữ bí mật trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Điều 6. Vi phạm hợp đồng và đơn phương chấm dứt
6.1. Trong trường hợp tại quá trình giám sát, bên giao khoán đánh giá chất lượng công việc không được đảm bảo như đã cam kết. Bên giao khoán có quyền thông báo lại cho bên được giao khoán biết và yêu cầu khắc phục bằng mọi biện pháp. Trường hợp không khắc phục được hoặc cố tính không khắc phục được bên giao khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
6.2. Trong trường hợp bàn giao công việc chậm hơn so với tiến độ công việc, tùy theo tình hình để các bên đàm phán, gia hạn, thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng.
6.3. Trường hợp bên khoán việc chậm thanh toán/tạm ứng, trong thời hạn chậm nhất …… ngày. Bên được khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện công việc đã thỏa thuận. Các bên cùng đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Điều 7. Điều khoản chung
7.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;
7.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trong trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do tòa án có thẩm quyền xử lý.
7.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu;
7.4. Hợp đồng này gồm trang Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
BÊN B
(ký, ghi rõ họ và tên)
Thực tế trên thị trường vẫn có nhiều mẫu hợp đồng khoán việc khác. Tuy nhiên đây là những thông tin cập nhật nhất mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc nhằm hạn chế những rủi ro khi ký kết hợp đồng kinh doanh. Hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm được nhiều thông tin hơn nữa nhé!

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO
 

Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2022​

Chúng ta đã khá quen với việc các cá nhân có thể đăng ký người phụ thuộc để được giảm một khoản chi phí đóng thuế của mình. Nhưng làm thế nào để có thể đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn đọc về cách thức đăng ký mới nhất năm 2022.

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là ai?

Theo quy định, người phụ thuộc là các đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm phải nuôi dưỡng, chu cấp cho các đối tượng như:
  • Đối tượng là các con chưa đủ tuổi thành niên (dưới 18 tuổi), hay con không có khả năng lao động, bị tàn tật,...
  • Đối tượng không có thu nhập
  • Đối tượng có mức thu nhập thấp (dưới 1.000.000 đồng/tháng) như: bố/ mẹ đã ngoài tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động; vợ/ chồng không có khả năng lao động; người lao động đang phải nuôi dưỡng các cá nhân khác không nơi nương tựa, hay các con đang theo học các trường.

Thời gian đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Sau khi các cá nhân đã thực hiện đăng ký người phụ thuộc thì sẽ phải nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nộp tờ khai. Nếu người nộp thuế tự đăng ký giảm trừ gia cảnh thì sẽ không bị giới hạn thời gian nộp hồ sơ, nhưng người nộp thuế vẫn phải đảm bảo việc nộp hồ sơ trong thời gian quyết toán thuế để được giảm trừ thuế cho năm đó.
Hiện nay, thời gian đăng ký cuối cùng để các cá nhân thực hiện việc quyết toán thuế là ngày 31/3 của năm liền kề năm tài chính đó.
Trong trường hợp người nộp thuế thực hiện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập thì yêu cầu cơ quan hay đơn vị đó sẽ phải đăng ký thuế cho người phụ thuộc. Việc nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc được thực hiện muộn nhất là trước thời gian quyết toán thuế cá nhân hằng năm 10 ngày làm việc.
Lưu ý: Nếu người đăng ký phụ thuộc là cô, dì, ông bà, anh chị em ruột,... thì thời gian đăng ký giảm trừ gia cảnh phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12 của năm đó.
Trường hợp người nộp thuế không thực hiện đăng ký đúng thời gian nêu trên thì sẽ không được giảm trừ gia cảnh của năm đó.
Ví dụ: Doanh nghiệp của người nộp thuế sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2022 vào ngày 30/3/2023. Như vậy, thời gian để cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là vào ngày 20/03/2023. Tuy nhiên để quy trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên đăng ký trước ngày 31/12 để tránh vướng mắc những vấn đề không kịp xử lý.

Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Luật thuế TNCN đã quy định, mỗi cá nhân sau khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cần phải nộp hồ sơ chứng minh, bao gồm: Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân; Các bản sao giấy tờ nhân thân theo từng đối tượng như:
- Đối tượng người phụ thuộc là con
  • Nộp đầy đủ các bản sao thẻ sinh viên/ bản khai có dấu xác nhận của nhà trường. Hoặc cá nhân có thể nộp các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh con đang theo học tại trường trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học hay là học nghề tại trường nào đó.
  • Nếu đối tượng phụ thuộc là con bị khuyết tật hoặc không có khả năng lao động (đủ 18 tuổi trở lên) thì người nộp thuế cần nộp lại bản sao Giấy xác nhận khuyết tật.
  • Nếu trường hợp là con nuôi, cá nhân phải nộp thêm các bản sao về quyết định nhận nuôi con hoặc quyết định công nhận cha, mẹ.
- Đối tượng người phụ thuộc là chồng hoặc vợ
  • Nộp bản sao sổ hộ khẩu/ bản chụp giấy chứng nhận kết hôn.
  • Nộp bản sao chứng nhận khuyết tật (nếu vợ hoặc chồng là người khuyết tật hoặc không có khả năng lao động).
  • Nộp bản sao các hồ sơ bệnh án (nếu vợ hoặc chồng là người bị các bệnh như AIDS, ung thư,... gây mất khả năng lao động).
- Một vài đối tượng phụ thuộc khác
Đối với các đối tượng được người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng, cha dượng, mẹ kế hay cha mẹ nuôi thì bạn sẽ phải nộp đầy đủ các giấy tờ sau:
  • Nộp bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đến việc quyết định công nhận mối quan hệ cha, mẹ, con.
  • Nộp bản sao giấy chứng nhận khuyết tật (nếu cha mẹ là người khuyết tật hoặc mất khả năng lao động). Hay bổ sung thêm một số hồ sơ bệnh án đi kèm (nếu có).

Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Theo hướng dẫn tại Khoản 10 - Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, cách đăng ký cho người phụ thuộc được thực hiện theo các trường hợp sau:
- Trường hợp người nộp thuế đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế
Trong trường hợp các cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, nộp hồ sơ đăng ký theo đúng quy định tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ liên quan để đăng ký người phụ thuộc, gồm:
  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TCT;
  • Cung cấp bản sao của Hộ chiếu đối với đối tượng phụ thuốc có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam nhưng sinh sống ở nước ngoài.
  • Bản sao của Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân của người phụ thuộc đủ 14 tuổi trở lên và có quốc tịch Việt Nam (giấy tờ còn hiệu lực).
  • Bản sao của Hộ chiếu/ Giấy khai sinh của đối tượng người phụ thuộc dưới 14 tuổi, có quốc tịch Việt Nam (giấy tờ còn hiệu lực).
Nếu người nộp thuế đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc trước thời điểm có Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính đề ra có hiệu lực nhưng chưa thực hiện đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì hồ sơ đăng ký này đã được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.
Bước 2: Thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc
Sau khi hoàn thành các bước đăng ký người phụ thuộc ở trên, các cá nhân cần thực hiện việc nộp hồ sơ đến các cơ quan thuế như sau:
  • Tại Cục thuế mà nơi đó là nơi cá nhân làm việc với các cá nhân cư trú có mức thu nhập tiền lương do Đại sứ quán, các tổ chức Quốc tế, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả. Tuy nhiên, tổ chức này sẽ chưa thực hiện việc khấu trừ thuế.
  • Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập tiền lương do các cá nhân/ tổ chức trả từ nước ngoài.
  • Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi mà các cá nhân cư trú (đã đăng ký tạm trú/ thường trú) đối với những trường hợp khác.
>>> Xem thêm: Quy trình đánh giá nhân viên và cách triển khai cho doanh nghiệp.
- Trường hợp các cá nhân ủy quyền cho cơ quan/ đơn vị chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc
Nếu cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì việc nộp hồ sơ đăng ký thuế sẽ được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho doanh nghiệp
  • Nộp văn bản ủy quyền
  • Các giấy tờ liên quan đến người phụ thuộc như:
  • Nộp bản sao Hộ chiếu/ Giấy khai sinh với người phụ thuộc dưới 14 tuổi, có quốc tịch Việt Nam (đảm bảo giấy tờ vẫn còn hiệu lực).
  • Nộp bản sao Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân với người phụ thuộc đủ 14 tuổi trở lên và có quốc tịch Việt Nam (đảm bảo giấy tờ vẫn còn hiệu lực).
  • Nộp bản sao hộ chiếu của người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống tại nước ngoài, hoặc người có quốc tịch nước ngoài.
Bước 2: Doanh nghiệp tổng hợp các hồ sơ và thực hiện gửi tờ khai qua mạng
Doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp đầy đủ các hồ sơ đăng ký người phụ thuộc từ người lao động, sau đó tiến hành làm tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT (theo Thông tư 105/2020/TT-BTC) và gửi cho cơ quan thuế qua hình thức online.
Để đăng ký người phụ thuộc không hề khó, chỉ cần bạn đọc lưu ý đến thời gian và các thông tin hồ sơ cần có. Với hai cách đăng ký trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh. Cùng với đó, đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho người lao động hiện nay.

>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp hiện này của BRAVO
 

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định mới nhất​


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong số 4 loại báo cáo quan trọng của Báo cáo tài chính và doanh nghiệp phải thiết lập định kỳ. Tuy nhiên việc lập báo cáo lưu chuyển tiền không phải đơn giản, yêu cầu người lập phải có trình độ nghiệp vụ phải bao quát và kinh nghiệm. Bài viết xin chia sẻ toàn bộ các kiến thức cần biết liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập cụ thể, chi tiết và chính xác nhất theo quy định để bạn đọc có thể tham khảo.

1. Khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tên tiếng Anh là Cash Flow Statement. Đây là một tài liệu phản ánh đầy đủ và minh bạch tình hình thu, chi và dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn thể hiện để người xem thấy rõ sự thay đổi của tài sản và khả năng chuyển đổi tiền tệ từ các nguồn tài sản đó. Đối tác cũng như nhà đầu tư có thể nhìn nhận được tiền của doanh nghiệp đang ở đâu, đến từ đâu và chi tiêu ra sao.

2. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đặc biệt hỗ trợ tới các đối tượng sử dụng là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc các đối tác nhà cung cấp.
  • Báo cáo trợ giúp các đối tượng sử dụng có thể đánh giá về năng lực tài chính, chi trả công nợ, cổ tức của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ chi tiết và cụ thể tới từng nội dung. Từ đó để đưa ra những phương hướng chiến lược phù hợp và đúng đắn cho các kế hoạch khác.

3. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong số các báo cáo quan trọng bởi vậy người lập cần tuân thủ một số quy tắc sau:
  • Báo cáo phải lập và trình bày theo đúng bản chất giao dịch và quy định của chuẩn mực kế toán.
  • Các luồng tiền được trình bày bám sát theo 3 loại sau: Luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh; luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư; luồng tiền liên quan đến hoạt động tài chính.
  • Các luồng tiền phát sinh theo giao dịch ngoại tệ phải được quy đổi ra loại tiền được sử dụng để ghi sổ kế toán.
  • Những giao dịch liên quan đến đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hoặc các khoản tương đương tiền thì sẽ không được kê khai và trình bày trong báo cáo.
  • Ngoài ra sẽ có nhiều tình huống phát sinh khác liên quan đến từng lĩnh vực ngành nghề hoặc trường hợp cụ thể thì người lập cần phải tìm hiểu quy tắc xử lý cho đúng theo quy định.

4. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ căn cứ vào các tài liệu kèm theo như sau:
  • Bảng cân đối kế toán cùng kỳ
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng kỳ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính cùng kỳ
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
  • Sổ chi tiết tài khoản và các tài liệu kế toán trong doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đọc Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

5. Các cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

5.1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

  • Khoản tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01)
Đây là khoản tiền được thu trong kỳ từ các hoạt động bán và cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền bản quyền, phí, lệ phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác. Hoặc tiền thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các hoạt động này. Cụ thể được ghi nhận từ các tài khoản 111, 112 trên sổ chi tiết. Các đối ứng thường gặp của khoản tiền này thường là các tài khoản 511, 33311, 131, 121.
  • Khoản tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Mã số 02)
Bao gồm các khoản thanh toán hoặc ứng trước khi mua sắm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh; Ngoài ra đó có thể là các chi trả mua chứng khoán kinh doanh và những khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động này. Khoan tiền này được ghi nhận cụ thể từ tài khoản 111, 112 trên sổ chi tiết. Các đối ứng thường gặp gồm có tài khoản: 121, 152, 153, 154, 156, 621, 622, 627, 641, 642, 331.
  • Khoản tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)
Là các khoản chi trả hoặc tạm ứng liên quan đến người tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng. Khoản chi này được lấy từ tài khoản 111, 112 trên sổ chi tiết với đối ứng thường gặp là 334.
  • Khoản chi trả tiền lãi vay (Mã số 04)
Tiền lãi vay đã trả bao gồm: khoản tiền lãi vay phát sinh trong kỳ hoặc các kỳ trước nhưng phải trả trong kỳ này; khoản tiền lãi vay phải trả trước trong kỳ. Chi tiết số tiền được lấy từ các tài khoản 111, 112, 113 với đối ứng thường gặp là các tài khoản 335, 635, 242 và một số tài khoản liên quan khác trong sổ chi tiết.
  • Khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (mã số 05)
Bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ có thể của kỳ này hoặc khoản nợ từ các kỳ trước phải trả trong kỳ hoặc những khoản tiền thuế phải nộp trước phát sinh trong kỳ. Chi tiết số tiền được lấy từ Tài khoản 111, 112, 113 với đối ứng thường gặp là TK 3334.
  • Khoản Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06)
Là các khoản tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh không được nêu ra ở Mã số 01. Các tài khoản thể hiện là 111, 112 có các đối ứng thường gặp là TK 711, 133, 141, 244 và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.
  • Khoản Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07)
Là các khoản phải chi khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và không được phản ảnh ở các khoản mã số 02, 03, 04, 05. Số tiền chi tiết được lấy tại các TK 111, 112, 113 với đối ứng thường gặp là TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và các Tài khoản liên quan khác.
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh số tiền chênh lệch từ hoạt động thu vào và chi ra phát sinh trong kỳ. Công thức tính như sau:
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07

5.2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

  • Khoản Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)
Khoản tiền này lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113 với các đối ứng thường gặp là TK 3411, 331, 211, 213, 217, 241
  • Khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)
Đây là số tiền chênh lệch giữ những khoản thu và chi trong việc thanh lý nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. Khoản thu này được lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp gồm: Bên có TK 711, 5117, 131 (số thu) ; Bên nợ TK 632, 811 (số chi)
  • Khoản Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23)
Bao gồm các khoản tiền sau: Tiền gửi vào ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng; Tiền cho bên khác vay; Tiền chi của bên mua trong giao dịch mua bán trái phiếu và REPO chứng khoán; Tiền chi mua của các công cụ nợ của đơn vị khác. Khoản tiền này được lấy từ các tài khoản 111, 112, 114 trên sổ kế toán. Đối ứng thường gặp có TK 128, 171.
  • Khoản Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24)
Bao gồm các khoản tiền sau: Tiền Rút gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng; Tiền thu của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; Tiền thu hồi lại gốc đã cho vay, gốc trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả và các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Khoản này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp là TK 128, 171.
  • Khoản Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 26)
Số tiền đã thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ trước). Khoản tiền này được lấy từ sổ chi tiết với các tài khoản 111, 112, 113 và các đối ứng thường gặp là TK 221, 222, 2281, 131.
  • Khoản Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)
Là khoản tiền được lấy từ sổ chi tiết các tài khoản 111, 112 với đối ứng thường gặp là TK 515
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)
Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ. Công thức tính như sau
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27

5.3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

  • Khoản Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu – Mã số 31
Khoản tiền này lấy từ các TK 111, 112, 113 trên sổ chi tiết và đối ứng thường gặp là TK 411
  • Khoản Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành – Mã số 32
Khoản tiền này lấy từ các TK 111, 112, 113 trên sổ chi tiết và đối ứng TK 411, 419.
  • Khoản Tiền thu từ đi vay – Mã số 33
Khoản tiền này được tính kể cả hoạt động vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi kèm điều kiện bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Khoản tiền này lấy từ các TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các tài khoản khác có liên quan.
  • Khoản Tiền trả nợ gốc vay – Mã số 34
Khoản tiền trả nợ gốc vay không bao gồm các khoản trả gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ vay thành vốn góp. Số tiền được lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp : TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112.
  • Khoản Tiền trả nợ gốc thuê tài chính – Mã số 35
Chỉ liêu lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp : TK 3412 trong kỳ báo cáo.
  • Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu – Mã số 36
Chỉ tiêu lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp : TK 421, 338.
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính – Mã số 40
Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ. Công thức tính như sau:
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36

Xem thêm:
Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO
 

Cách hạch toán thuế môn bài chính xác theo quy định​

Thuế môn bài là gì? Đây là khái niệm đang được tìm kiếm nhiều trong thời gian qua. Mặc dù là một khái niệm cơ bản liên quan đến các mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi nhận trên giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, để hiểu khái niệm của thuế môn bài theo đúng quy định, bạn đọc cần tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Thuế môn bài là gì? Hạch toán thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài được hiểu đơn giản là một loại thuế trực thu do từng cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ thực hiện việc đóng thuế hàng năm dựa trên cơ sở được ghi nhận từ vốn điều lệ/ vốn đầu tư/ doanh thu. Và hạch toán thuế môn bài chính là việc thực hiện ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán.
Việc nộp thuế môn bài được xem như là một loại thẻ bài phải nộp để mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh được phép tiếp tục kinh doanh, sản xuất.
Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2017, thuật ngữ thuế môn bài không còn được áp dụng trong các văn bản pháp luật Nhà nước, mà thay vào đó là thuật ngữ “lệ phí môn bài”. Không chỉ vậy, hai cách gọi thuật ngữ này còn có sự khác biệt về bản chất, cụ thể:
  • Thuế môn bài: Đây là một khoản thuế bắt buộc các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức hay hộ gia đình phải nộp theo luật thuế vào ngân sách nhà nước. Tùy vào từng trường hợp sẽ có một mức nộp dựa theo quy định của luật thuế.
  • Lệ phí môn bài: Là một khoản lệ phí cụ thể, được chỉ định cho từng các nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh doanh nào đó phải nộp cho nhà nước. Đây là một trong những khoản thu thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế thu.

Các mức thuế, bậc thuế môn bài phải nộp theo quy định

Hiện nay, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi từ Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về các mức thu lệ phí môn bài như sau. Cụ thể:
- Tổng hợp các mức thu lệ phí môn bài đối với các tổ chức kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng hóa/dịch vụ gồm:
  • Đối với trường hợp các tổ chức có vốn đầu tư/ vốn điều lệ lên tới hơn 10 tỷ đồng: lệ phí là 3.000.000 đồng/năm;
  • Đối với trường hợp các tổ chức có vốn đầu tư/ vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: lệ phí là 2.000.000 đồng/năm;
  • Với các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hay các tổ chức kinh tế khác sẽ có mức lệ phí là 1.000.000 đồng/năm.
Bên cạnh đó, các mức lệ phí môn bài được áp dụng với các tổ chức quy định tại điểm a và điểm b theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi từ Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp không có vốn điều lệ thì sẽ được áp dụng theo vốn đầu tư được ghi rõ tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Một số mức thu lệ phí môn bài áp dụng cho từng cá nhân hay hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ. Cụ thể:
  • Đối với trường hợp là các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì sẽ có mức lệ phí là 1.000.000 đồng/năm;
  • Đối với trường hợp là các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có mức doanh thu trên 300 - 500 triệu đồng/năm thì sẽ phải đóng mức lệ phí là 500.000 đồng/năm;
  • Đối với trường hợp là các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình có mức doanh thu trên 100 - 300 triệu đồng/năm thì sẽ phải đóng mức lệ phí là 300.000 đồng/năm.
Có thể thấy, mức doanh thu chính là căn cứ để xác định rõ mức thu lệ phí môn bài cho từng cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.
- Một số mức lệ phí môn bài dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, bao gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh hay địa điểm kinh doanh,... khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (được tính từ năm thứ tư kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp) sẽ có các mức lệ phí như sau:
  • Đối với các doanh nghiệp kết thúc trong 6 tháng đầu năm thì sẽ phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nhưng nếu doanh nghiệp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm thì sẽ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
  • Trường hợp các cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình kinh doanh đã giải thể và có hoạt động sản xuất - kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm thì sẽ phải nộp mức lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu hoạt động trở lại trong 6 tháng cuối năm thì sẽ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.
>>> Xem thêm: Lợi ích từ việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự online.

Cách hạch toán thuế môn bài trong từng trường hợp

Dưới đây là một số cách hạch toán thuế môn bài trong từng trường hợp cụ thể như: khi nộp tiền, nộp tờ khai hay nộp phạt chậm. Cụ thể:
Trường hợp hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền
Trong trường hợp nộp tiền, bạn cần thực hiện hạch toán thuế môn bài theo cách thức sau:
  • Nợ TK 3338: Thuế khác
  • Có TK 111 hoặc TK 112
Đây là cách hạch toán áp dụng cho tất cả doanh nghiệp dựa trên chế độ kế toán được quy định trong Thông tư 133 và Thông tư 200.
Trường hợp hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai
Đối với trường hợp bạn muốn hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai cần thực hiện các bước hạch toán như sau:
Trong trường hợp các doanh nghiệp muốn hạch toán theo Thông tư 133, thực hiện ghi:
  • Nợ TK 6422: Chi phí quản lý công ty
  • Có TK 3338: Thuế khác
Và trong trường hợp các doanh nghiệp muốn hạch toán theo Thông tư 200, thực hiện ghi:
  • Nợ TK 6425: Thuế, phí và lệ phí của công ty
  • Có TK 3338: Thuế khác
Trường hợp hạch toán thuế môn bài khi nộp phạt chậm
Trong trường hợp bạn muốn hạch toán thuế môn bài khi nộp phạt chậm thì sẽ được thực hiện như sau:
Nếu doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt từ Cơ quan thuế thì thực hiện ghi:
  • Nợ TK 811: Chi phí khác
  • Có TK 3339: Các khoản phải nộp, phí và lệ phí
Và nếu doanh nghiệp nộp tiền phạt chậm vào ngân sách, thực hiện ghi:
  • Nợ TK 3339: Các khoản phải nộp, phí và lệ phí
  • Có TK 111 hoặc 112
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn kết chuyển cuối kỳ, thực hiện ghi:
  • Nợ TK 911
  • Có TK 811
Đặc biệt, lưu ý với các khoản tiền nộp phạt tiền thuế môn bài và tiền phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài sẽ không được trừ đi khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều khoản này được nhắc đến tại Khoản 2 Điều 4 theo Thông tư 96/2015/TT-BTC).
Chi tiết một số các khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
  • Khoản phạt khi vi phạm chế độ kế toán thống kê;
  • Khoản phạt khi vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh;
  • Khoản phạt khi vi phạm hành chính khác;
  • Khoản phạt khi vi phạm luật giao thông;
  • Khoản phạt khi vi phạm đến pháp luật về thuế, trong đó bao gồm cả tiền nộp thuế chậm;
Trên đây là bài viết liên quan đến khái niệm thuế môn bài, Hạch toán thuế môn bài hay cách hạch toán thuế môn bài chi tiết như thế nào. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đọc sẽ hiểu đúng về các khái niệm và cách hạch toán hiệu quả cho cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất theo quy định​


Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì? Hay hiện nay có bao nhiêu chuẩn mực? Đây là những từ khóa được người dùng tìm kiếm rất nhiều chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt cho những nội dung này. Để giải đáp cho các bạn, bài viết này sẽ cập nhật về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất hiện nay, với 26 chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành.

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì?

Định nghĩa về chuẩn mực kế toán Việt Nam được hiểu đơn giản là các quy định về cách thức ban hành trong việc lập và lý giải các thông tin phải trình bày trên báo cáo tài chính. Trong đó, các quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra quy định ban hành. Cụ thể, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sẽ do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành.
Cấu trúc hình thành một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
  • Trình bày mục đích của chuẩn mực
  • Phạm vi của chuẩn mực kế toán
  • Bao gồm các khái niệm sử dụng trong chuẩn mực kế toán
  • Chi tiết các nội dung chính trong chuẩn mực như: nguyên tắc, yêu cầu về việc lập và trình bày các loại báo cáo tài chính, các phương pháp cụ thể,...

2. Tại sao doanh nghiệp phải sử dụng chuẩn mực kế toán?

Việc các doanh nghiệp sử dụng chuẩn mực kế toán sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, việc này còn giúp cho các công ty kiểm toán, kế toán dễ dàng thực hiện các báo cáo tài chính. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý của Nhà nước.
Theo các quy định được Ban tài chính ban hành, người báo cáo tài chính sẽ có những cơ sở để đưa ra được các nhận định, phân tích chính xác và thiết thực nhất. Từ đó đưa ra các đề xuất đầu tư đúng hướng mà không sợ tình trạng gian lận khi lập và giải trình báo cáo.

3. Một số nguyên tắc trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam được dựa trên cơ sở của các chuẩn mực kế toán IASC công bố. Các cơ sở này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Và phù hợp với các điều khoản luật pháp, trình độ và kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được thể hiện rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tuân thủ theo các quy định về văn bản pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, mỗi chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 2 phần: quy định chung và nội quy của chuẩn mực.
Trong đó, phần quy định chung sẽ bao gồm mục đích, các nội dung cơ bản, thuật ngữ sử dụng, phạm vi áp dụng. Chuẩn mực kế toán sở hữu hệ thống quan điểm hành xử thống nhất cho các kế toán viên trước các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam có những đặc điểm gì?

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được quyết định ban hành dựa trên hai cơ sở của các chuẩn mực kế toán quốc tế dưới đây. Cụ thể:

4.1. Chuẩn mực kế toán được ban hành trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế

Giờ đây, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được ban hành dựa trên các cơ sở chuẩn mực của quốc tế. Nội dung chi tiết sẽ có được điều chỉnh hoặc bổ sung sao cho phù hợp văn bản pháp luật Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nhất ở Luật kế toán 2015 “Bộ Tài chính đã ban hành và quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.
Đặc biệt, việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế giúp cho hệ thống chuẩn mực của Việt Nam dễ dàng, nhanh chóng đạt được những thành tựu trong công nghệ quốc tế.

4.2. Số lượng chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa bằng số lượng chuẩn mực kế toán quốc tế

Mặc dù, chuẩn mực kế toán của Việt Nam được biên soạn dựa trên các chuẩn mực kế toán của quốc tế nhưng số lượng vẫn chưa tương đương. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có 26 chuẩn mực, được Bộ tài chính ban hành thông qua 5 đợt, mỗi đợt sẽ có 4 - 6 chuẩn mực được ban hành. Sau mỗi lần Bộ tài chính ban hành đều có các thông tư đi kèm về việc hướng dẫn cách hạch toán cụ thể đối với mỗi trường hợp tương ứng.
Hiện nay, chuẩn mực kế toán quốc tế đang có 38 chuẩn mực, trong đó: 9 IFRS và 29 IAS và Việt Nam còn thiếu một vài chuẩn mực tương đương. Điều này cho thấy rằng: để bắt kịp xu hướng với thế giới, Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra các phương pháp biên soạn thêm các chuẩn mực nhằm phát triển cùng thế giới. Từ đó giúp kế toán, kiểm toán Việt Nam có nhiều cơ hội được hội nhập với quốc tế.
>>> Xem thêm: Cách ghi sổ kế toán tổng hợp hiệu quả và chính xác.

5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã cho ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam thông qua 5 đợt từ năm 2000 đến năm 2005. Dựa vào tính cấp thiết của chuẩn mực tại thời điểm đó mà Ban tài chính sẽ ban hành lần lượt các chuẩn mực theo số hiệu tương ứng. Nội dung các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành theo từng đợt như sau:

5.1. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 - Ban hành 4 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 2: Hàng tồn kho
  • Chuẩn mực 3: Tài sản cố định hữu hình
  • Chuẩn mực 4: Tài sản cố định vô hình
  • Chuẩn mực 14: Doanh thu và thu nhập khác

5.2. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 - Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 1: Chuẩn mực chung
  • Chuẩn mực 6: Thuê tài sản
  • Chuẩn mực 10: Sự ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
  • Chuẩn mực 15: Hợp đồng xây dựng
  • Chuẩn mực 16: Chi phí đi vay
  • Chuẩn mực 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.3. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 - Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư
  • Chuẩn mực 7: Kế toán và các khoản đầu tư vào công ty/ doanh nghiệp liên kết
  • Chuẩn mực 8: Những thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh
  • Chuẩn mực 21: Trình bày các báo cáo tài chính
  • Chuẩn mực 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
  • Chuẩn mực 26: Thông tin về các bên liên quan

5.4. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 - Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chuẩn mực 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
  • Chuẩn mực 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán của năm
  • Chuẩn mực 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
  • Chuẩn mực 28: Báo cáo bộ phận
  • Chuẩn mực 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

5.5. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 - Ban hành 4 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 11: Hợp nhất kinh doanh
  • Chuẩn mực 18: Những khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
  • Chuẩn mực 19: Hợp đồng bảo hiểm
  • Chuẩn mực 30: Lãi trên cổ phiếu
Như vậy, với bài viết trên đây phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Từ đó, giúp bạn đọc ứng dụng chính xác các chuẩn mực phù hợp với mô hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạch định tài chính, đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn và kịp thời nhất.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 

Kiến thức kế toán xây dựng cơ bản dành cho người mới​

Xây dựng là ngành nghề có tính đặc thù và phức tạp hàng đầu trong các ngành nghề kinh tế tại Việt Nam. Bởi vậy công việc kế toán xây dựng cũng có những đặc trưng riêng so với các ngành nghề khác. Dưới đây là những kiến thức về kế toán xây dựng cơ bản, thật sự hữu ích cho bạn đọc đặc biệt là những người mới vào nghề.

1. Kế toán xây dựng là gì? Đặc điểm cơ bản của kế toán xây dựng.

Kế toán xây dựng là công việc kế toán liên quan đến đơn vị trong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây dựng. Kế toán xây dựng bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:
  • Kế toán xây dựng được thực hiện dựa vào giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng. Các số liệu chi phí trên dự toán là cơ sở dùng để bóc tách hạch toán giúp người xem hiểu rõ về bản chất của những chi phí được kê khai.
  • Kế toán xây dựng sẽ phải thực hiện tổng hợp và hạch toán hoàn thiện cho từng công trình. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa kế toán thương mại và kế toán xây dựng.
  • Kế toán xây dựng cần tổng hợp chi tiết và xem xét kỹ lưỡng tính cân đối giữa các hạng mục chi phí cấu thành nên giá thầu và số lượng hóa đơn tương ứng dùng cho việc hạch toán.
  • Hạng mục giá thành trong kế toán xây dựng sẽ được cập nhật thay đổi theo từng công trình bởi nó phụ thuộc vào vị trí thi công của mỗi công trình. Mỗi tỉnh thành phố sẽ có thể thay đổi các nhà cung cấp khác nhau để thuận lợi nhất cho việc di chuyển, như vậy thì giá thành mua hàng cũng sẽ phải khác nhau.
  • Mỗi công trình xây dựng có thể kéo dài trong nhiều kỳ kế toán. Bởi vậy bên cạnh các công việc kế toán định kỳ thì kế toán xây dựng còn phải theo dõi chặt chẽ phần chi phí sản xuất kinh doanh dang dở để không bỏ sót chi phí nào trong báo cáo tài chính.

2. Các công việc của kế toán xây dựng cơ bản

Dựa trên đặc thù riêng của công việc, kế toán xây dựng sẽ bao gồm các công việc chính như sau:
  • Đọc và phân tích bóc tách dự toán.
Những nội dung chính kế toán xây dựng cần xác định gồm có: Tổng giá trị công trình là bao nhiêu; Thời hạn thi công; Thời hạn bảo hành; Tiến độ và Phương thức thanh toán.
Các tiêu chí để thực hiện việc bóc tách chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí quản lý chung.
  • Hỗ trợ cung ứng nguyên vật liệu vào từng công trình:
Bám sát theo số liệu dự toán, kế toán phải kịp thời đưa nguyên vật liệu vào công trình cho khớp để đảm bảo tiến độ thi công.
  • Chấm công và tổng hợp bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.
  • Theo dõi và tổng hợp các loại chi phí chung phục vụ cho việc vận hành công trình.
  • Theo dõi và tổng hợp chi phí máy móc thi công.
  • Sau khi nghiệm thu thực hiện tính toán và phân bổ giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.
  • Lập các báo cáo định kỳ theo quy định và yêu cầu từ người quản lý như: Báo cáo tình hình nguyên vật liệu; Báo cáo tài chính cuối năm;…
  • Thực hiện việc sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ để đảm bảo tính khoa học, thuận tiện và an toàn.
  • Đối chiếu chứng từ và các nghiệp vụ phát sinh tương ứng. Đối chiếu giữa số liệu thực tế phát sinh và số lượng dự toán.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có vấn đề cần thiết hoặc phát sinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Công việc của một kế toán tổng hợp

3. Chi tiết các nghiệp vụ hạch toán cơ bản của kế toán xây dựng

a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu

Thông qua việc bám sát vào bảng bóc tách chi phí, kế toán cần phải xác định xem chi phí nguyên vật liệu có đúng theo định mức quy định hay không để phòng tránh tình trạng gian lận trên bảng báo cáo tài chính. Các nghiệp vụ phát sinh của chi phí nguyên vật liệu đều phải có hóa đơn đi kèm tương ứng. Phải đảm bảo nguyên tắc số lượng NVL khi xuất chỉ được chênh lệch một ít so với dự toán. Nếu chênh lệch nhiều sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý để khấu trừ tính thuế.
Bút toán hạch toán thực hiện chi tiết như sau:
Phát sinh nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331
Phát sinh nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thi công, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Có 152

b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán thực hiện chuẩn bị các hợp đồng thuê nhân công theo nội dung của các biểu mẫu đúng quy định. Các hợp đồng thường gặp gồm có: hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán. Kế toán lập và theo dõi bảng chấm công; bảng lương nhân công theo tiến độ thi công công trình.
Thực hiện hạch toán chi phí nhân công chi tiết theo từng công trình:
Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân, bút toán ghi sổ:
  • Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Có 334
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí, bút toán ghi sổ:
  • Nợ 622
  • Có 3383, 3384, 3389

c. Chi phí quản lý chung

Chi phí quản lý chung bao gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý và vận hành công trình như: lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý… và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình.
Cách hạch toán các khoản chi phí chung như sau:
– Bút toán cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 334
- Bút toán các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389
– Bút toán cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6274
  • Có 214
– Các chi phí chung khác, kế toán ghi sổ
  • Nợ 627
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

d. Chi phí máy thi công

Kế toán xây dựng phải thực hiện theo dõi chi phí máy phân bổ và trích khấu hao theo định kỳ từng tháng.
Cách hạch toán chi phí máy thi công như sau:
– Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công
  • Có 334
– Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389
– Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6234 – Chi phí khấu hao
  • Có 214
– Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu
  • Có 152
– Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy, kế toán ghi sổ:
  • Nợ 6237
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331
Kế toán chỉ là một mắt xích trong chuỗi vận hành và phát triển của các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng. Bởi vậy để tối ưu một cách toàn diện về quy trình quản lý, các doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn phương án áp dụng hệ thống phần mềm ERP quản trị tổng thể. Hiện nay cũng có khá nhiều nhà cung cấp có năng lực và uy tín xây dựng giải pháp ERP chuyên môn hóa theo các bài toán đặc thù trong từng ngành nghề sẽ đem đến hiệu quả tối ưu và vượt trội hơn.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Thuế tài nguyên là gì? Phân biệt thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường​


Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú, các hoạt động khai thác cũng diễn ra sôi động. Bởi vậy các quy định về thuế tài nguyên được Chính phủ ban hành với mục tiêu quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác được hiệu quả. Thuế tài nguyên là một loại thuế góp phần quan trọng vào sự vững mạnh của nguồn ngân sách quốc gia.

1. Khái niệm thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên được phát sinh khi diễn ra hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một loại thuế gián thu, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu thuế phải thực hiện nộp đầy đủ cho cơ quan quản lý Nhà nước.
So với các loại thuế khác, thuế tài nguyên có một số đặc điểm riêng biệt sau:
  • Thuế tài nguyên được tính vào sản lượng và giá trị tài nguyên khai thác, không phụ thuộc vào mục đích.
  • Thuế tài nguyên được tính vào giá bán tài nguyên cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc các sản phẩm được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị tính thuế do cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khác sản xuất.

2. Mặt hàng, lĩnh vực bị tính thuế tài nguyên

Căn cứ theo Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC thì mặt hàng, lĩnh vực bị tính thuế tài nguyên là toàn bộ các hành vi liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Chi tiết các loại tài nguyên thiên nhiên sau sẽ nằm trong danh sách chịu thuế:
  • Tài nguyên Khoáng sản kim loại
  • Tài nguyên Khoáng sản không kim loại
  • Tài nguyên của rừng tự nhiên, không bao gồm các loại động vật và thực vật được Nhà nước cho phép người dân nuôi trồng trong khu vực quy định.
  • Tài nguyên Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật
  • Tài nguyên Nước thiên nhiên gồm cả nước mặt và nước dưới đất; trừ nguồn nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy
  • Tài nguyên Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác
  • Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

3. Đối tượng nộp thuế tài nguyên

Người nộp thuế tài nguyên được quy định cụ thể trong một số trường hợp sau:
a. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản: người nộp thuế là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Lưu ý:
  • Nếu doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được cấp phép được phép hợp tác, liên kết với những đơn vị, cá nhân, tổ chức khác thì người nộp thuế sẽ được xác định theo thỏa thuận của 2 bên thông qua một văn bản quy định riêng.
  • Nếu doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được cấp phép có văn bản bàn giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện hoạt động khai thác thì mỗi đơn vị nhận bàn giao sẽ có trách nhiệm nộp thuế riêng.
b. Người nộp thuế là các doanh nghiệp liên doanh khai thác
Trong trường hợp cả bên Việt Nam và nước ngoài cùng tham gia hợp tác kinh doanh khai thác thì 2 bên phải có trách nhiệm xác định cụ thể người nộp thuế trong hợp đồng hợp tác.
c. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên.
d. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi
e. Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ thì tổ chức giao bán sẽ là người phải kê khai và nộp thuế.

4. Thuế tài nguyên được tính như thế nào

Thuế tài nguyên được xác định phụ thuộc vào sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
Thứ hai, xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxGiá tính thuế đơn vị tài nguyênxThuế suất thuế tài nguyên
Trường hợp mức thuế tài nguyên được cơ quan nhà nước ấn định mức đóng trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxMức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

5. Phân biệt thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường

5.1. Giống nhau:
  • Thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường đều là thuế gián thu. Người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
  • Mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh đánh thuế đều là các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động gây ra tác động xấu tới môi trường thiên nhiên.
5.2. Khác nhau:
  • Mục đích:
- Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên sau khi được truy thu vào ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng với mục đích bảo vệ, phục hồi và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.
- Thuế bảo vệ môi trường: dùng để bù đắp cho các hoạt động chi tiêu xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống thân thiện và an toàn cho công dân.
  • Mặt hàng, lĩnh vực chịu thuế
- Các mặt hàng, lĩnh vực chịu Thuế tài nguyên: Chi tiết tại mục 2 của bài viết.
- Các mặt hàng, lĩnh vực chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
Nhóm 1: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.
Nhóm 2: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Than đá (Than nâu; Than an-tra-xít; Than mỡ; Than đá khác)
Nhóm 3: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC)
Nhóm 4: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
Nhóm 5: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
  • Tính chất
- Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. Được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.
  • Đối tượng nộp thuế
- Đối với thuế tài nguyên: Đối tượng nộp thuế được nêu rõ tại mục 3 của bài viết.
- Đối với thuế bảo vệ môi trường: các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đóng nộp đầy đủ rất nhiều loại thuế. Bởi vậy công việc của một kế toán Thuế trong doanh nghiệp rất phức tạp và quan trọng. Việc áp dụng phương pháp tính toán và xử lý thủ công sẽ tồn động nhiều sai phạm gây ra những tổn thất nghiêm trọng về tài chính và thời gian. Hiện nay hầu hết doanh nghiệp đều lựa chọn giải pháp ứng dụng một phần mềm kế toán phù hợp để hỗ trợ cho công việc Kế toán thuế đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 
We adore a good wedding sign, especially when it's neon! Displaying your name or favorite saying in a wedding neon sign is a terrific way to make your party pop, from a welcome signage and ceremony backdrop to bar decor. But, with so many designs and function options, how can brides and grooms-to-be make the most of this trendy element? It is easy with Neonza. A swanky wedding neon sign with a delightful cursive font is stylish enough to stand alone. So, you'll not only save money on extraneous wedding neon decor, but you'll also be investing in a piece that can be showcased in your home!
 

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất theo quy định​


Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì? Hay hiện nay có bao nhiêu chuẩn mực? Đây là những từ khóa được người dùng tìm kiếm rất nhiều chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt cho những nội dung này. Để giải đáp cho các bạn, bài viết này sẽ cập nhật về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất hiện nay, với 26 chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì?​

Định nghĩa về chuẩn mực kế toán Việt Nam được hiểu đơn giản là các quy định về cách thức ban hành trong việc lập và lý giải các thông tin phải trình bày trên báo cáo tài chính. Trong đó, các quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra quy định ban hành. Cụ thể, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sẽ do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành.
Cấu trúc hình thành một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
  • Trình bày mục đích của chuẩn mực
  • Phạm vi của chuẩn mực kế toán
  • Bao gồm các khái niệm sử dụng trong chuẩn mực kế toán
  • Chi tiết các nội dung chính trong chuẩn mực như: nguyên tắc, yêu cầu về việc lập và trình bày các loại báo cáo tài chính, các phương pháp cụ thể,…

2. Tại sao doanh nghiệp phải sử dụng chuẩn mực kế toán?​

Việc các doanh nghiệp sử dụng chuẩn mực kế toán sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, việc này còn giúp cho các công ty kiểm toán, kế toán dễ dàng thực hiện các báo cáo tài chính. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý của Nhà nước.
Theo các quy định được Ban tài chính ban hành, người báo cáo tài chính sẽ có những cơ sở để đưa ra được các nhận định, phân tích chính xác và thiết thực nhất. Từ đó đưa ra các đề xuất đầu tư đúng hướng mà không sợ tình trạng gian lận khi lập và giải trình báo cáo.

3. Một số nguyên tắc trong chuẩn mực kế toán Việt Nam​

Chuẩn mực kế toán Việt Nam được dựa trên cơ sở của các chuẩn mực kế toán IASC công bố. Các cơ sở này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Và phù hợp với các điều khoản luật pháp, trình độ và kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được thể hiện rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tuân thủ theo các quy định về văn bản pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, mỗi chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 2 phần: quy định chung và nội quy của chuẩn mực.
Trong đó, phần quy định chung sẽ bao gồm mục đích, các nội dung cơ bản, thuật ngữ sử dụng, phạm vi áp dụng. Chuẩn mực kế toán sở hữu hệ thống quan điểm hành xử thống nhất cho các kế toán viên trước các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam có những đặc điểm gì?​

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được quyết định ban hành dựa trên hai cơ sở của các chuẩn mực kế toán quốc tế dưới đây. Cụ thể:

4.1. Chuẩn mực kế toán được ban hành trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế

Giờ đây, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được ban hành dựa trên các cơ sở chuẩn mực của quốc tế. Nội dung chi tiết sẽ có được điều chỉnh hoặc bổ sung sao cho phù hợp văn bản pháp luật Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nhất ở Luật kế toán 2015 “Bộ Tài chính đã ban hành và quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.
Đặc biệt, việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế giúp cho hệ thống chuẩn mực của Việt Nam dễ dàng, nhanh chóng đạt được những thành tựu trong công nghệ quốc tế.

4.2. Số lượng chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa bằng số lượng chuẩn mực kế toán quốc tế

Mặc dù, chuẩn mực kế toán của Việt Nam được biên soạn dựa trên các chuẩn mực kế toán của quốc tế nhưng số lượng vẫn chưa tương đương. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có 26 chuẩn mực, được Bộ tài chính ban hành thông qua 5 đợt, mỗi đợt sẽ có 4 – 6 chuẩn mực được ban hành. Sau mỗi lần Bộ tài chính ban hành đều có các thông tư đi kèm về việc hướng dẫn cách hạch toán cụ thể đối với mỗi trường hợp tương ứng.
Hiện nay, chuẩn mực kế toán quốc tế đang có 38 chuẩn mực, trong đó: 9 IFRS và 29 IAS và Việt Nam còn thiếu một vài chuẩn mực tương đương. Điều này cho thấy rằng: để bắt kịp xu hướng với thế giới, Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra các phương pháp biên soạn thêm các chuẩn mực nhằm phát triển cùng thế giới. Từ đó giúp kế toán, kiểm toán Việt Nam có nhiều cơ hội được hội nhập với quốc tế.
>>> Xem thêm: Cách ghi sổ kế toán tổng hợp hiệu quả và chính xác.

5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam​

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã cho ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam thông qua 5 đợt từ năm 2000 đến năm 2005. Dựa vào tính cấp thiết của chuẩn mực tại thời điểm đó mà Ban tài chính sẽ ban hành lần lượt các chuẩn mực theo số hiệu tương ứng. Nội dung các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành theo từng đợt như sau:

5.1. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 – Ban hành 4 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 2: Hàng tồn kho
  • Chuẩn mực 3: Tài sản cố định hữu hình
  • Chuẩn mực 4: Tài sản cố định vô hình
  • Chuẩn mực 14: Doanh thu và thu nhập khác

5.2. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 – Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 1: Chuẩn mực chung
  • Chuẩn mực 6: Thuê tài sản
  • Chuẩn mực 10: Sự ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
  • Chuẩn mực 15: Hợp đồng xây dựng
  • Chuẩn mực 16: Chi phí đi vay
  • Chuẩn mực 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.3. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 – Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư
  • Chuẩn mực 7: Kế toán và các khoản đầu tư vào công ty/ doanh nghiệp liên kết
  • Chuẩn mực 8: Những thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh
  • Chuẩn mực 21: Trình bày các báo cáo tài chính
  • Chuẩn mực 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
  • Chuẩn mực 26: Thông tin về các bên liên quan

5.4. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 – Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chuẩn mực 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
  • Chuẩn mực 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán của năm
  • Chuẩn mực 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
  • Chuẩn mực 28: Báo cáo bộ phận
  • Chuẩn mực 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

5.5. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 – Ban hành 4 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 11: Hợp nhất kinh doanh
  • Chuẩn mực 18: Những khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
  • Chuẩn mực 19: Hợp đồng bảo hiểm
  • Chuẩn mực 30: Lãi trên cổ phiếu
Như vậy, với bài viết trên đây phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Từ đó, giúp bạn đọc ứng dụng chính xác các chuẩn mực phù hợp với mô hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạch định tài chính, đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn và kịp thời nhất.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

Các khoản giảm trừ doanh thu và cách hạch toán mới nhất​


Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Làm thế nào để hạch toán theo đúng quy định mới được ban hành. Theo quy định mới nhất, trong các kỳ kế toán của công ty sẽ phát sinh một vài nghiệp vụ liên quan đến việc giảm trừ doanh thu từ hoạt động bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Chi tiết về cách hạch toán sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới bài viết này.

1. Khái niệm về các khoản giảm trừ doanh thu​

Các khoản giảm trừ doanh thu được hiểu là các khoản phát sinh được điều chỉnh và làm giảm đến doanh thu của mỗi doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ áp dụng các cách thức giảm trừ doanh thu khác nhau và tùy theo từng chế độ kế toán. Một số loại khoản giảm trừ doanh thu hiện nay bao gồm:
  • Chiết khấu thương mại: Đây là khoản mà các doanh nghiệp bán hàng với chương trình giảm giá cho các khách hàng với số lượng lớn trên từng sản phẩm.
  • Giảm giá hàng bán: Đây là các khoản mà doanh nghiệp có chính sách giảm giá cho người tiêu dùng khi mua sắm những mặt hàng, thực phẩm kém chất lượng hoặc các mặt hàng đó không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm như trong hợp đồng đã được ký kết giữa 2 bên.
  • Hàng bán bị trả lại: là toàn bộ các mặt hàng, thành phẩm bị đánh giá là kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn,… bị khách hàng mua trả lại cho doanh nghiệp.

2. Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu theo TT200/2014​

Theo thông tư 200 được ban hành vào ngày 22/12/2014 quy định rằng: các khoản giảm trừ doanh thu được gộp chung vào TK 521 và sau đó chi tiết thành các TK cấp 2.
a, TK 521 được dùng để phản ánh các TK được điều chỉnh giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ phát sinh trong kỳ. Cụ thể bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Trong đó, các TK này không dùng để phản ánh các khoản thuế được giảm trừ doanh thu. Chi tiết như các khoản thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
b, Điều chỉnh giảm trừ doanh thu được thực hiện như sau:
  • Toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
  • Trong trường hợp các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ từ các kỳ trước và đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại thì các doanh nghiệp đó sẽ được giảm trừ doanh thu theo 2 nguyên tắc sau:
  • Nguyên tắc 1: Nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại hoặc bị trả lại nhưng nó được phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính. Kế toán sẽ phải xem đây là một sự kiện cần được điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
  • Nguyên tắc 2: Nếu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phải chiết khấu thương mại, phải giảm giá hoặc bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì các doanh nghiệp sẽ phải ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
c, Chiết khấu thương mại phải trả là các khoản mà doanh nghiệp bán hàng sẽ giảm giá niêm yết cho người tiêu dùng mua hàng với số lượng lớn. Trong đó, bên bán hàng sẽ tuân thủ thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo các nguyên tắc dưới đây:
  • Trong trường hợp các hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua hàng là khoản giảm trừ vào số tiền cho người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) sẽ không sử dụng các tài khoản này. Và doanh thu bán hàng sẽ phản ánh theo giá đã được trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
  • Kế toán cần theo dõi riêng các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã phải chi trả cho người mua. Nhưng các khoản này chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Với trường hợp này, bên bán sẽ ghi nhận doanh thu ban đầu theo mức giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Những khoản chiết khấu thương mại này cần phải được theo dõi riêng trên TK này. Một số trường hợp phát sinh như:
  • Người mua được hưởng số chiết khấu thương mại lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn cuối cùng. Trong trường hợp này có thể sẽ phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được số lượng hàng mua được chiết khấu. Cùng với đó là các khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua hàng cuối cùng.
  • Chỉ có các nhà sản xuất (cuối kỳ) mới xác định được số lượng hàng hóa mà nhà phân phối (như siêu thị) đã tiêu thụ. Dựa vào đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả qua doanh số bán hoặc số lượng hàng hóa đã tiêu thụ.

3. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu​

Hiện nay có 4 phương thức hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu được áp dụng như sau:
3.1. Cách hạch toán các khoản chiết khấu thương mại
– Nếu doanh nghiệp có tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
  • Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu dành cho khách hàng
– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
  • Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng
3.2. Cách hạch toán các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
  • Nợ TK 5213: Giá trị hàng hóa giảm giá cho khách hàng
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng hóa giảm giá cho khách hàng
– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
  • Nợ TK 5213: Giá trị hàng hóa giảm giá cho khách hàng
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá cho khách hàng
3.3. Cách hạch toán khoản hàng đã mà bị khách hàng trả lại
a, Trường hợp phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại
– Nếu là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
  • Nợ TK 5212: Doanh thu của số hàng hóa bị trả lại ghi nhận giảm
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu (bao gồm cả thuế ghi nhận giảm)
– Nếu là doanh nghiệp tính GTGT theo phương pháp trực tiếp
  • Nợ TK 5212: Doanh thu số hàng hóa bị trả lại ghi nhận giảm
  • Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu (bao gồm cả thuế ghi nhận giảm)
b, Trường hợp phản ánh giá trị hàng hóa nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho
  • Nợ TK 156: Giá trị hàng bị trả lại nhập kho
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm
3.4. Cách bút toán kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
Trong giai đoạn cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ trên doanh thu cho người mua hàng. Cụ thể ở các bút toán 3.1, 3.2 và 3.3 sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.
  • Nợ TK 511: Khoản giảm trừ doanh thu giảm
  • Có TK 5211: Chiết khấu thương mại làm doanh thu giảm
  • Có TK 5213: Giảm giá hàng bán làm doanh thu giảm
  • Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại làm doanh thu giảm
Như vậy, sau khi theo dõi bài viết trên đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, và cập nhật thêm cách hạch toán theo quy định mới nhất. Qua đó, giúp bạn đọc bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích cho công việc kinh doanh của mình. Hãy theo dõi thêm các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức về kế toán tổng hợp các doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top