Kiến thức cho người làm kế toán (Phần 3)

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Cập nhật lịch nộp các báo cáo Thuế năm 2019 (đầy đủ)

chinh-sach-moi-thang-4.jpg

Theo quy định, bộ tờ khai thuế mỗi năm bao gồm: Thuế GTGT, Thuế môn bài, Thuế TNDN, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Thuế TNCN, Báo cáo tài chính, Tờ khai quyết toán thuế TNCN-TNDN, … Và một sốcơ sở pháp lý sau đây chính là tiền để để có được thông tin lịch nộp các loại báo cáo thuếnhư:
  • Luật Kế toán 2003, Luật kế toán 2015
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
  • Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP.
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế.
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về từng loại tờ khai.

Thông tin Tờ khai Thuế môn bài
1. Đối với Doanh nghiệp mới thành lập
  • Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp DN mới thành lập nhưng chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh…
2. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động
  • Nếu không có thay đổi về vốn điều lệ hoặc tăng, giảm chi nhánh thì doanh nhiệp chỉ phải nộp tờ khai lệ phí môn bài một lần khi bắt đầu kinh doanh và nộp tiền thuế hàng năm, chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
  • Nếu trong năm có sự thay đổi vốn điều lệ hoặc thay đổi số lượng chi nhánh thì doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 31/12 trong năm thay đổi và nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
3. Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
  • Trường hợp người nộp lệ phí môn bài là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vụ khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN,Báo cáo sử dụng hoá đơn trong năm 2019
  • DN kê khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng sau
  • DN kê khai theo quý: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo
  • DN kê khai theo năm: chậm nhất là ngày 30/01 năm sau
  • DN kê khai theo từng lần phát sinh: chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
Thời hạn hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định.

Lịch nộp chi tiết, mời xem TẠI ĐÂY.
 

Các quy định của nhà nước, đối với kế toán, các thông tư về chế độ kế toán doanh nghiệp là vô cùng quan trọng cho tất cả DN hoạt động, để tuân thủ theo. Cùng điểm lại những thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp năm 2019 trong bài viết dưới đây.

9-nhom-doi-tuong-tang-luong-va-phu-cap.JPG

1. Về văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho năm 2019
Lưu ý về các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho năm 2019 đó là:

a. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp

b. Thông tư 75/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 128 Thông tư 200

c. Thông tư 177/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân và những thông tin cần nắm được.

bravo-game-2017-05.JPG
c. Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 200

d. Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

e. Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp


chuyen-vien-ke-toan.jpg

2. Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019)

>> Cập nhật lịch nộp báo cáo Thuế năm 2019.
 
Những công việc quan trọng kế toán cần làm gấp trong tháng 3/2019

Tháng 3 - tháng "deadline" của những báo cáo quan trọng trong năm, kế toán cần hoàn thành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc khảo những thông tin dưới đây.

chinh-sach-moi-thang-8-2018.jpg

1. Thực hiện nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2018
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018
Theo Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC) khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ khai quyết toán thuế.

Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2018 (Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC )

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

- Hạn cuối nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2018 là ngày 31/03/2019.

Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán TNDN (khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo các địa điểm sau:
  • Nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
  • Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc
>> Xem thêm: Phần mềm BRAVO và tính năng lên các báo cáo hữu ích cho công tác quản trị

Các công việc khác như: Khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018 và Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 02/2019; Hoàn thành và nộp báo cáo tài chính năm 2018, mời bạn xem đầy đủ TẠI ĐÂY.

Như vậy, bài viết đã cung cấp sơ bộ về công việc mà kế toán cần thực hiện trong tháng 3 năm 2019. Mong rằng, dù công việc có “nặng” tới đâu thì việc cập nhập các kiến thức đầy đủ cùng với trợ thủ đắc lực là các phần mềm kế toán thì doanh nghiệp luôn hoàn thành tốt công việc của mình theo đúng các quy định hiện hành.

>> Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp năm 2019 (đầy đủ)
 
7 công việc kế toán cần làm trong tháng 5/2019
Để làm tốt công việc của mình trong tháng 5, các kế toán cùng lưu ý những công việc dưới đây nhé.

Thông báo tình hình biến động lao động tháng 04/2019

Công việc này được thực hiện trước thời hạn là 03/5/2019 và được Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015. Trong trường hợp doanh nghiệp có biến động (tăng/giảm) về số lượng NLĐ làm việc thì trước ngày 03 của tháng liền kề, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở. Thông báo được trình bày theo mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Lưu ý: Trong trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nộp tờ khai thuế TNCN tháng 04/2019

Công việc này được thực hiện trước thời hạn: Chậm nhất là ngày 20/5/2019. và được căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013. Trong tháng, nếu doanh nghiệp có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải thực hiện nộp tờ khai khấu thuế TNCN tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Tờ khai được quy định theo mẫu số 05/KK-TNCN tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức khai thuế theo tháng; tức là chỉ dành cho DN có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên. Nếu trong tháng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì doanh nghiệp không phải kê khai tháng đó.

Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 04/2019

Căn cứ vào Điều 27 của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 thì công việc này cần thực hiện Chậm nhất là ngày 20/5/2019. Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (kể cả khi trong kỳ không sử dụng hóa đơn) chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 04/2019

Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 là căn cứ pháp lý của công việc này và đòi hỏi thực hiện Chậm nhất là ngày 20/5/2019 Hàng tháng, doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đó, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau.

Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 05/2019 (Trước ngày 31/5/2019)
  • Thời hạn: Trước ngày 31/5/2019
  • Căn cứ pháp lý: Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017
Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN. Đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm trên của từng NLĐ theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh của DN sẽ đóng tại cơ quan BHXH nơi chi nhánh hoạt động.

Trích nộp Kinh phí Công đoàn tháng 05/2019

Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn. Mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% trong tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây là công việc cần được thực hiện trước ngày 31/5/2019.

Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ tháng 5

Việc tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ CCDC trong tháng đều đặn sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát tốt tình hình tài sản, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp thường xuyên. Từ đó họ sẽ đưa ra những quyết định hiệu quả nhất trong việc sử dụng, mua mới hay tận dụng nguồn tài sản doanh nghiệp.

Trên đây là tổng hợp tất cả những công việc cần thiết mà kế toán cần nhanh chóng thực hiện trong tháng 5 này. Hy vọng mọi người sẽ nhanh chóng cập nhật được và hoàn thành công việc đúng thời hạn quy định.

Xem thêm:

>>> Lịch nộp các Báo cáo Thuế năm 2019.
 
Những hiểu biết cơ bản về việc kê khai thuế qua mạng

Kê khai thuế là công việc định kỳ mà doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ đã khiến cho rất nhiều hoạt động của mọi mặt đời sống xã hội thuận lợi hơn trong đó công tác quản trị doanh nghiệp cũng không là ngoại lệ. Việc kê khai thuế qua mạng cũng là một bước đột phá góp phần giúp cho quy trình quản trị doanh nghiệp thuận tiện và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc kê khai thuế qua mạng.

1. Kê khai thuế qua mạng là gì? Những lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng cho doanh nghiệp
Kê khai thuế qua mạng là gì?
Kê khai thuế qua mạng được hiểu là hình thức giao dịch thông qua mạng internet giữa người nộp thuế và cơ quan thuế giúp tiết kiệm thời gian, được pháp luật về thuế quy định cấp phép. Cách thức thực hiện kê khai thuế qua mạng khá nhanh chóng cũng như đơn giản so với hình thức kê khai thuế trực tiếp như trước.
Với hình thức kê khai thuế qua mạng này thì người nộp thuế chỉ cần lập hồ sơ khai thuế trên máy tính của mình, bước tiếp theo là sử dụng một thiết bị có chữ ký số để định danh tờ khai do doanh nghiệp mình kê khai thuế.
Việc kê khai thuế qua mạng mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cụ thể như sau:
  • Tiết kiệm thời gian cho cơ quan thuế và người nộp thuế:
Cơ quan thuế sẽ không phải tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế của các Doanh nghiệp một cách bị động, rải rác như trước kia. Bên cạnh đó người nộp thuế cũng tiết kiệm được thời gian và chủ động khi có thể nộp hồ sơ khai thuế 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần mà không lệ thuộc vào giờ hành chính. Cả 2 bên đều tiết kiệm được thời gian và công sức.
  • Dễ lưu trữ lâu dài, tính pháp lý cao và tiết kiệm chi phí:
Đây cùng là một lợi ích rất lớn mà việc kê khai thuế qua mạng mang lại cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây cần mang theo rất nhiều giấy tờ, mất chi phí đi lại để kê khai thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì với phương thức kê khai thuế qua mạng đã giảm thiểu đi rất nhiều chi phí, giấy tờ cho người nộp thuế.
  • Tích hợp nhiều tiện ích thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế:
Nếu mất dữ liệu hồ sơ khai thuế sẽ được cơ quan thuế hỗ trợ cung cấp ngược lại hồ sơ người nộp thuế đã gửi trước đây… chính là những tiện ích khác mà người nộp thuế được hưởng khi thực hiện kê khai thuế qua mạng.
  • Tránh sai sót, lưu trữ hồ sơ thuận tiện:
Nếu như trước đây người nộp thuế mang hàng đống giấy tờ đến cơ quan thuế để nộp, sau 1 năm thì số lượng hồ sơ tại cơ quan thuế đã không biết để đâu cho hết thì với việc kê khai thuế qua mạng, cơ quan thuế sẽ xử lý cập nhật dữ liệu tự động, tránh được sai sót không đáng có, lưu trữ hồ sơ dạng điện tử, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, nhân sự trong công tác lưu trữ hồ sơ đồng thời tránh được nhiều rủi ro.
  • Cập nhật thông tin thuế thường xuyên:
Người nộp thuế sẽ không phải thường xuyên gọi điện, đến trực tiếp cơ quan thuế để hỏi các thông tin liên quan đến thuế mà chỉ cần lên trang chủ của Tổng cục thuế sẽ cập nhật thông tin thường xuyên.
Khi muốn thực hiện kê khai qua mạng, người nộp thuế cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:
  • Là một tổ chức, cá nhân được cấp mã số thuế và đang kê khai nộp thuế thường xuyên.
  • Đã được cấp Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
  • Thực hiện lập hồ sơ kê khai thuế bằng phần mềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai iHTKK của Tổng Cục Thuế (đây là phần mềm miễn phí) hoặc phần mềm hỗ trợ kê khai của các đơn vị làm dịch vụ T-VAN (có trả phí) để kê khai thuế qua mạng.
  • Có khả năng truy cập, sử dụng mạng internet và có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan Thuế.
2. Trình tự về việc kê khai thuế qua mạng
Việc kê khai thuế qua mạng sẽ phải trải qua quy trình gồm 5 bước như sau:
  • Bước 1: Đăng ký tài khoản kê khai, nộp tờ khai Thuế qua mạng
  • Bước 2: Đăng ký các tờ khai sẽ gửi qua mạng
  • Bước 3: Tạo tờ khai và bảng kê bằng phần mềm HTKK
  • Bước 4: Nộp tờ khai qua mạng
  • Bước 5: Tra cứu tờ khai
Một số vấn đề cần chuẩn bị trước khi kê khai Thuế qua mạng
Để gửi tờ khai qua website http://kekhaithue.gdt.gov.vn NNT cần những điều kiện sau:
1. Chứng thư số (USB token)
2. Đăng ký sử dụng dịch vụ iHTKK trên website http://kekhaithue.gdt.gov.vn
Lưu ý: email NNT phải đúng chính xác thì sẽ nhận được các thông báo phản hồi từ CQT (yêu cầu NNT không được sử dụng email của kế toán, phải là mail của doanh nghiệp, vì quá nhiều người nộp thuế mắc phải trường hợp kế toán nghỉ việc nên không giao lại mật khẩu)
3. Cài đặt các ứng dụng:
– Cài đặt USB token
– Cài đặt phần mềm Java plug-in (tạo môi trường Java cho trình duyệt Internet Explore)
– Cài đặt phần mềm Cut PDF Writer (Máy in ảo để in ra file PDF)
– Cài đặt phần mềm Acrobat Reader (để đọc file PDF)
4. Phải gửi tờ khai trên trình duyệt Internet Explore (chưa hỗ trợ gửi trên trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome…)
3. Những lưu ý về việc kê khai thuế qua mạng
Để có thể kê khai thuế qua mạng đúng theo quy định thì bạn cần:
  • Sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ kê khai
  • Biết sử dụng hệ thống kê khai thuế online
Vậy nên kế toán luôn cần học thêm những kỹ năng này để hoàn thành tốt công việc được giao.
Để kê khai thuế qua mạng tốt bạn cũng cần nắm được các công cụ để thực hiện kê khai thuế online, cụ thể như sau:
  • Ứng dụng phần mềm kê khai iHTKK
  • Website kê khai thuế: kekhaithue.gdt.gov.vn
  • Website tra cứu: kekhaithue.tvt.vn
Trước khi kê khai thuế qua mạng, bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:
  • Quy trình gửi tờ khai.
  • Tài liệu hướng dẫn về 1 số loại tờ khai: cách kết xuất một số loại tờ khai cơ bản, những lưu ý quan trọng đối với tờ khai.
  • Kết xuất PDF tờ khai và các phụ lục sau đó gửi tờ khai
  • Phụ lục mua vào và bán ra
  • Kết xuất file excel, chọn phụ lục mua vào – bán ra, chọn file excel và gửi.
Một số lưu ý quan trọng:
  • Tờ khai GTGT mới tách tờ khai và phụ lục mua vào và bán ra để gửi riêng
  • Tờ khai bổ sung thì in ra PDF
  • Nếu người nộp thuế kết xuất cả tờ khai và các loại phụ lục thì vẫn gửi được bình thường.
  • Ứng dụng HTKK chưa hỗ trợ gửi tờ khai 05/GTGT

Kết xuất đồng thời tờ khai và phụ lục

Người nộp thuế cần kê khai thuế trên mục kê khai thuế online vì tờ khai này chưa có trên phần mềm HTKK.
Một lưu ý nữa đó là sau khi gửi tờ khai thuế cho khách hàng bạn nên kiểm tra lại, cách kiểm tra tờ khai đã được gửi thành công hay chưa như sau:
  • Tra cứu tờ khai xem hiển thị tờ khai đã gửi hay chưa
  • Tra cứu thông báo
Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện đại và không ngừng cải tiến, các doanh nghiệp hoạt động cũng có nhiều cơ hội và thuận lợi hơn mặc dù mạng lưới doanh nghiệp dày đặc, lượng giao dịch ngày càng nhiều nhưng việc giải quyết thủ tục, kê khai thuế, tài chính được thực hiện đơn giản, nhanh gọn hơn rất nhiều. Kê khai thuế qua mạng đã giúp khắc phục những thiếu sót, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế. Để công việc này được thực hiện tốt các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các quy định của nhà nước. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc và phần nào giúp cho công việc trở nên thuận lợi hơn.

Xem thêm:
Phần mềm ERP của BRAVO
 
Quy định mới cần lưu ý về thời gian nộp lệ phí môn bài 2020

Mới đây, Nghị định số 22/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về lệ phí môn bài, có đề cập đến những thay đổi về thời gian nộp.

Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tên gọi khởi điểm của sắc thuế này là thuế công thương, năm 1996, đổi tên gọi là thuế môn bài.

bravo-20-nam-2.jpg


Ngày 24/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực thi hành từ 25/02/2020. Theo đó, bên cạnh các quy định mới về miễn lệ phí môn bài, kê khai lệ phí môn bài đối với một số trường hợp, Nghị định cũng quy định cụ thể về thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/1 hàng năm.
Trường hợp kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài, như đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh) nộp lệ phí môn bài như sau:
- Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/7 của năm kết thúc thời gian miễn.
- Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/1 của năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
Trường hợp là các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể, ra hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại nộp lệ phí môn bài như sau:
- Nếu ra hoạt động trong 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/7 của năm ra hoạt động.
- Nếu ra hoạt động trong thời gian 06 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/1 của năm liền kề năm ra hoạt động.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
7 đối tượng nộp thuế được xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14

Nghị quyết số 94/2019/QH14 quy định đối tượng được xử lý nợ là đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 01/07/2020 và không còn khả năng nộp ngân sách thì được xử lý nợ theo quy định.

7-nhom-doi-tuong-nop-thue-duoc-xu-ly-no.jpg

Như vậy, 7 nhóm đối tượng nộp thuế được xử lý nợ gồm có:
Một là, đối tượng nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Hai là, đối tượng nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) để làm thủ tục giải thể, cơ quan ĐKKD đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhưng người nộp thuế vẫn chưa hoàn thành thủ tục giải thể.
Ba là, đối tượng nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc đã bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Bốn là, đối tượng nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan ĐKKD và cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn nơi đối tượng nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã ĐKKD, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.
Năm là, đối tượng nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận ĐKKD, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo quy định của cơ quan quản lý thuế.
Sáu là, đối tượng nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
Bảy là, đối tượng nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp qua nguồn vốn ngân sách nhà nước, gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.
Từ ngày 1/7/2020, Nghị quyết 94/2019/QH14 có hiệu lực thi hành và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Chính sách tiền lương mới theo NĐ 28/2020/NĐ-CP

Tiền lương Người lao động là yếu tố có nhiều biến đổi thường xuyên trong cơ chế quản lý của Hiến pháp Nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tiền lương được chi phối bởi các quy định từ nhiều phía. Gần đây nhất vào ngày 01/03/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 28/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về việc xử phạt các hành vi liên quan đến lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo đó, nhiều chính sách tiền lương mới bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2020.

chinh-sach-tien-luong-moi-theo-nghi-dinh-28-2020.png

1. Các quy định chi phối tiền lương hiện tại
  • Quy định về mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng, từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp, từng quốc gia theo quy định.
  • Quy định về chế độ lương ngạch, cấp bậc, chức vụ thể hiện bằng thang lương, bảng lương, mức lương. Các yếu tố trên là được bao hàm bởi định nghĩa lương cơ bản hoặc mức lương chính. Chính sách cụ thể được phụ thuộc vào các yếu tố do yêu cầu của công việc, chức vụ quyết định. Bao gồm: Độ khó và phức tạp; hao phí lao động; điều kiện lao động; trách nhiệm của công việc; chính sách theo ngành, nghề;…
  • Quy định về chế độ phụ cấp lương. Đây là yếu tố của chính sách tiền lương mà người lao động được hưởng tùy theo điều kiện công việc, cấp bậc, chức vụ. Đây là khoản tiền lương không thường xuyên.
  • Quy định về chế độ nâng bậc, ngạch lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật hoặc Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ; Công chức, viên chức Nhà nước.
  • Quy định về chế độ tiền lương làm thêm giờ.
  • Quy định về chế độ tiền lương làm việc ban đêm.
  • Quy định về chế độ tiền lương ngừng việc.
  • Quy định về chế độ tiền lương ngày nghỉ phép; Lễ Tết; Ngày nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng lương như cưới xin, tang lễ…
  • Quy định về chế độ tiền lương được cử đi đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Quy định về chế độ tiền lương bị tạm giữ.
  • Quy định về chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương.
  • Quy định về chế độ tạm ứng tiền lương.
  • Ngoài ra các quy định về chế độ các khoản phụ cấp thường xuyên như: bữa ăn giữa ca, chế độ bồi dưỡng độc hại, phụ cấp hỗ trợ tiền đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc… cũng chi phối trực tiếp đến chính sách tiền lương.
2. Chính sách tiền lương mới theo NĐ 28/2020/NĐ-CP

Nội dung trong Nghị định đã quy định rõ mức phạt dành cho NGƯỜI SỬ DỤNG lao động trong các trường hợp có những hành vi không đúng theo quy định, cam kết.

a. Quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định
Khi người sử dụng lao động có các hành vi sau:
  • Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
  • Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
  • Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
  • Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  • Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
Mức phạt dành cho những hành vi này của người sử dụng lao động dao động từ 2 triệu đến 5 triệu.

b. Các hành vi vi phạm của doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định
Các hành vi vi phạm khi người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn bao gồm:
  • Trả lương không đúng hạn;
  • Căn cứ theo thỏa thuận trong Hợp đồng lao động, người sử dụng không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật;
  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý.
  • Không trả hoặc trả thiếu tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm, tiền lương ngừng việc theo quy định.
  • Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng theo quy định,
Tất cả các trường hợp trên sẽ phải chịu mức phạt cụ thể như sau:
  • Quy mô vi phạm từ 01 – 10 người. Mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu dành cho đối tượng sử dụng lao động là cá nhân. Nếu đối tượng sử dụng lao động là tổ chức mức phạt sẽ là từ 10 – 20 triệu.
  • Quy mô vi phạm từ 11 – 50 người. Trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ là từ 20 – 40 triệu.
  • Quy mô vi phạm từ 51 – 100 người. Mức phạt từ 20 triệu đến 30 triệu dành cho đối tượng cá nhân. Nếu là đối tượng tổ chức, mức phạt sẽ là từ 40 – 60 triệu.
  • Quy mô vi phạm từ 101 – 300 người. Mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu dành cho đối tượng cá nhân. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ là từ 60 – 80 triệu.
  • Quy mô vi phạm từ 301 người trở lên. Mức phạt từ 40 triệu đến 50 triệu dành cho cá nhân. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ là từ 80 – 100 triệu
Như vậy nếu là loại hình tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt của người sử dụng lao động sẽ lên tới tối đa là 100 triệu đồng nếu trả lương chậm hoặc không đúng cho người lao động.

c. Hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định

Nội dung chỉ rõ: Nếu người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiếu vùng do Chính phủ quy định sẽ bị phạt tiền:
  • Từ 20 triệu đến 30 triệu nếu số lượng lao động vi phạm từ 1 -10 người.
  • Từ 30 – 50 triệu nếu số lượng lao động vi phạm từ 11 – 50 người.
  • Từ 50 – 75 triệu nếu số lượng lao động vi phạm từ 51 người trở lên.
d. Hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định.

Người sử dụng lao động có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cụ thể như sau:
  • Từ 3 – 5 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 1 – 10 người;
  • Từ 5 – 8 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 11 – 50 người;
  • Từ 8 – 12 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 51 – 100 người;
  • Từ 12 – 15 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 101 – 300 người;
  • Từ 15 – 20 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 301 người;
Chính sách tiền lương được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định cụ thể hoặc quy định khung, nguyên tắc làm cơ sở cho cấp thực hiện thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động. Việc thiết lập các quy định chính sách tiền lương dựa trên nguyên tắc vừa phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động vừa phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người sử dụng lao động. Để thực hiện chính sách tiền lương tuân thủ theo đúng quy định của Chính phủ, trước tiên người sử dụng lao động cần phải quản lý hiệu quả tiền lương cho NLĐ. Và để quản lý hiệu quả, Doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phân hệ phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương BRAVO 8.

Có thể bạn quan tâm: Những phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay.
 
Mức lương tối thiểu vùng và thang lương của doanh nghiệp

Lương là một mắt xích liên kết vô cùng quan trọng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây cũng là vấn đề được nhà nước quy định rất chi tiết để hướng dẫn các bên liên quan có cơ sở thực thi theo đúng pháp luật. Mức lương tối thiếu và thang lương của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến lương. Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các kiến thức mới nhất liên quan đến vấn đề này.

1. Những kiến thức cơ bản về lương tối thiểu vùng năm 2020
  • Định nghĩa cơ bản về lương tối thiểu vùng như sau:
Mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp cũng như người lao động thỏa thuận và trả lương với nhau được hiểu là lương tối thiểu. Ở mỗi khu vực điều kiện làm việc sẽ khác nhau nên mức lương tối thiểu có sự chênh lệch trong từng khu vực. Vì vậy hình thành khái niệm mức lương tối thiểu vùng. Lưu ý rằng: đây là mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Nghĩ là điều kiện phải bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng cũng như người lao động hoàn thành định mức lao động hay công việc đã thỏa thuận.
Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2019 về trước. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2020 nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực thay thế cho Nghị định cũ quy định về vấn đề này. Vì thế, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề về lương tối thiểu vùng theo nghị định mới này. Cụ thể có các vấn đề sau cần lưu ý:
  • Đối tượng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong năm 2020?
Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng năm 2020:
  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý cũng như hoạt động đúng theo Luật Doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cũng như cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Cần chú ý rằng, không bao gồm trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là bao nhiêu?
Đây chắc chắn là câu hỏi được cả người lao động và người sử dụng lao động vô cùng quan tâm, theo quy định mới nhất thì mức lương tối thiểu vùng như sau:

VùngMức lương cũ/thángMức lương mới/thángMức tăng chênh lệch/tháng
Vùng I4.180.000đ4.420.000đ240.000đ
Vùng II3.710.000đ3.920.000đ210.000đ
Vùng III3.250.000đ3.430.000đ180.000đ
Vùng IV2.920.000đ3.070.000đ150.000đ

Theo như luật mới năm 2020 thì mức lương tối thiểu vùng tăng đáng kể so với luật cũ, đây là điều kiện giúp đảm bảo cuộc sống của người lao động tốt hơn.
Có một lưu ý vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới đó là: doanh nghiệp phải duy trì chế độ lương thưởng trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Điều này một lần nữa giúp đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động để họ yên tâm làm việc.
  • Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2020 thay đổi như thế nào?
Vậy, một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng cần lưu tâm để áp ụng luật mới đúng theo quy định của nhà nước đó là địa bàn áp dụng luật mới thay đổi ra sao, cụ thể như sau:
  • Vùng I: Giữ nguyên
  • Vùng II: Tăng 11 địa bàn. Cụ thể là: Huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước từ vùng III lên vùng II; Thành phố Bến Tre từ vùng IV lên vùng II và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre từ vùng III lên vùng II.
  • Vùng III: Giảm 3 địa bàn
Bổ sung các địa bàn sau từ Vùng IV lên Vùng III: Huyện Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ; Thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; Thanh hóa có địa phận Huyện Đông Sơn, Quảng Xương; Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre
  • Vùng IV: Giảm 8 địa bàn, trong đó: Thị xã Chí Linh (nay thành phố Chí Linh) từ vùng III xuống vùng IV
Như vậy, sự thay đổi này là không hề nhỏ, các doanh nghiệp hay người lao động thuộc những địa bàn có sự thay đổi cần đọc kỹ nội dung luật để thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
Xem thêm: 10 nội dung phải có trong hợp đồng lao động kể từ ngày 01/01/2020
2. Những tiêu chí để thiết lập thang bảng lương của doanh nghiệp
Ngoài mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để doanh nghiệp có mức lương tối thiểu thì nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động, nhà nước cũng có những quy định về việc thiết lập thang bảng lương cho doanh nghiệp.

Thang%20bang%20luong%20nam%202020.png


Việc thiết lập thang bảng lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần lưu tâm nhất đến loại hình doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
  • Nếu là Công ty nhà nước thì bạn cần lưu tâm đến nghị định 205/2004/NĐ-CP về quy định thang lương bảng lương đối với công ty nhà nước.
  • Còn với các công ty không phải là doanh nghiêp nhà nước thì tất cả mọi quy định được nêu rõ tại nghị định 49/2013/NĐ-CP
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng nữa là thủ tục xây dựng bảng lương theo quy định. từ ngày 01/01/2021 Điều 93 của Bộ luật lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực và quy định rõ như sau:
  • Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương cũng như định mức lao động. Đây là căn cứ quan trọng cho hoạt động tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hay chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  • Định mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường cũng như phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
  • Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương cũng như định mức lao động.
Với bất cứ tổ chức nào thì việc công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương và mức lao động là quy định của nhà nước theo luật lao động. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi tốt đa cho người lao động.
Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì các doanh nghiệp không cần phải đăng ký thang, bảng lương. Họ có quyền chủ động xây dựng vấn đề này và sau đó nộp cho phòng LĐTBXH quận, huyện.
Khi doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương phù hợp với điều kiện của mình thì cần lưu ý các vấn đề sau:
  • Mức lương khởi điểm cho người lao động (lương thấp nhất)
  • Nếu là lao động phổ thông (nghĩa là chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng
  • Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lên được mức lương tối thiểu của CBNV trong doanh nghiệp mình.
  • Người lao động làm việc trong môi trường độc hại thì mức lương cơ bản cần lưu ý rằng phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương làm việc trong điều kiện bình thường. Những trường hợp đặc biệt khác nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%
  • Khoảng cách giữa các Bậc lương
Việc có sự khoảng cách giữa các bậc lương là nhằm mục đích khuyến khích CBNV nỗ lực làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ… Do đó, khoảng cách này được duy định ít nhất bằng 5%.
Ngoài những quy định chung trên thì còn 1 quy định nữa đó là:
  • Những doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động quận, huyện.
  • Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp nhé.
3. Mối quan hệ giữa lương tối thiểu vùng và thang lương của doanh nghiệp
Vậy, mối quan hệ nào phát sinh giữa lương tối thiểu vùng và thang lương của doanh nghiệp? Mối quan hệ này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP.
Như đã trình bày ở trên, tất cả những lưu ý về việc lập thang lương cho doanh nghiệp đều cần phải dựa vào mức lương tối thiểu vùng để làm căn cứ, cơ sở xây dựng. Như vậy, cho dù lương là do từng doanh nghiệp có quyền quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo những nhu cầu sống cơ bản của người lao động thể hiện ở mức lương cơ bản.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Mức hưởng BHYT sẽ tăng 100% khi khám, chữa bệnh trái tuyến

Từ năm 2021, khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh mà có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thì mức hưởng BHYT sẽ được tăng từ 60% lên 100%; còn trường hợp tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị trong phạm vi cả nước.

Thực tế hiện nay, trong một số trường hợp khi đi khám chữa bệnh, người bệnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí điều trị trong phạm vi được hưởng. Tuy nhiên, đến năm 2021, sẽ có thêm những quy định mới về mức hưởng BHYT của người dân.

ke-toan-bao-hiem-xa-hoi.jpg

Mức hưởng Bảo hiểm y tế trái tuyến mới nhất
Căn cứ quy định tại khoản 15, Điều 1 Luật sửa đổi Luật BHYT năm 2014, đối với cá nhân có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng với tỷ lệ như sau:
  • Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.
Trong đó, mức hưởng được đề cập đến trong quy định này là mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh đúng tuyến, gồm:
- 100% áp dụng với người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; …
- 95% áp dụng với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
- 80% áp dụng đối với đối tượng khác.
Do vậy, tính đến năm 2020, quỹ BHYT đã thực hiện việc thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng nêu trên ở các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã và tuyến huyện, hay người bệnh đi khám chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện tuyến huyện nào trên cùng địa bàn tỉnh đều được hưởng quyền lợi như nhau.
Sẽ thực hiện thông tuyến bảo hiểm ở tuyến tỉnh trên cả nước
Hiện khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến ở tuyến xã, tuyến huyện, người bệnh sẽ được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú. Trường hợp đi cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì dù khám chữa bệnh trái tuyến người bệnh cũng sẽ được hưởng như đúng tuyến (theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).

chinh-sach-moi-thang-7-2019.jpg

Sang năm 2021, người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại tuyến tỉnh được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. (theo khoản 15, Điều 1 Luật sửa đổi Luật BHYT)
Ngoài ra, cũng từ 1/1/2021, người tham gia BHYT khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước cũng sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng như đúng tuyến đã nêu ở trên.
Tóm lại, đến năm 2021, khi có thẻ BHYT để tham gia điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì mức hưởng BHYT sẽ được tăng từ 60% lên 100% và khi tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị trong phạm vi cả nước.
Đồng nghĩa với đó sẽ là từ năm 2021 trở đi, người bệnh đi khám chữa bệnh trái tuyến ở tuyến tỉnh thì cũng được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% chi phí trên phạm vi cả nước.
Quy định này là một trong những chính sách về BHYT mang lại niềm vui lớn cho mọi người bệnh, đặc biệt là những người không thể đến khám chữa bệnh đúng tuyến tại nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
3 điểm có lợi cho người lao động khi nhận tiền lương từ 1/1/2021

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, một số quy định mới giúp người lao động hưởng lợi mới khi nhận lương kể từ ngày 1/1/2021.

5-doi-tuong-duoc-mien-thue-tien-thue-dat-tu-8-4-2020.jpg

Cụ thể, những quy định của Bộ luật Lao động 2019 có lợi cho người lao động (NLĐ) là:
- NLĐ được nhận bảng kê trả lương mỗi lần nhận lương, trong đó ghi chi tiết các khoản tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Đây là điểm mới chưa có ở Luật Lao động 2012.
- Nếu bị trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, NLĐ được đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
- NLĐ không phải trả phí mở tài khoản nếu trả lương qua ngân hàng (hiện hành là hai bên thỏa thuận).
03 điểm mới về quy định Mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2021
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 có nhiều điểm mới liên quan đến mức lương tối thiểu sẽ có hiệu lực kể từ 1/1/2021, cụ thể như sau:
1. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ
Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội;
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
2. Không còn khái niệm "Lương tối thiểu ngành"
Bộ luật Lao động 2012 hiện hành, quy định mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.
Tuy nhiên, theo quy định mới của Bộ luật Lao động 2019, từ 1/1/2021 sẽ không còn quy định khái niệm mức lương tối thiểu ngành nữa.
3. Thêm nhiều căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu
Cũng tại Khoản 3 Điều 91 Bộ luật lao động 2019 quy định, mức lương tối thiểu cho NLĐ sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:
- Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Năng suất lao động;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
 
Quy định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021

Trợ cấp thất nghiệp là một phần hỗ trợ nhằm giúp người lao động giảm bớt áp lực trong thời gian nghỉ việc. Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, đến năm 2021, người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể được nhận tiền trợ cấp đến 22,1 triệu đồng/tháng.
Theo quy định tại Điều 49, Luật Việc làm 2013, NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Điều kiện hưởng trợ cấp là đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ xác định và không xác định thời hạn; đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
bh_that_nghiep.jpg

Hàng tháng, NLĐ đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng trợ cấp mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động, áp dụng đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng NLĐ tham gia đóng BHTN. Người lao động mà đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, tiếp đến, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp song tối đa không quá 12 tháng.
Cũng theo quy định trên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2021 tối đa hàng tháng với mỗi NLĐ được tính như sau:
  • Trường hợp thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được hưởng trợ cấp thất nghiệp song quy định tối đa không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5,0 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
  • Trường hợp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
NLĐ đóng BHTB theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Trong đó, phương án đã được trình Chính phủ xem xét, quyết định có nhiều khả năng lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn giữ nguyên như năm 2020 và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 tương ứng với số tiền BHTN người lao động được nhận như sau:
Vùng I, mức lương tối thiểu là 4,42 triệu đồng/tháng, NLĐ nhận mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 22,1 triệu đồng/tháng;
Vùng II, mức lương tối thiểu là 3,92 triệu đồng/tháng, NLĐ nhận mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 19,6 triệu đồng/tháng;
Vùng III, mức lương tối thiểu là 3,43 triệu đồng/tháng, NLĐ nhận mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 17,15 triệu đồng/tháng;
Vùng IV, 3,07 triệu đồng/tháng, NLĐ nhận mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 15,35 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
 
Công việc kế toán cuối năm 2020 và đầu năm 2021

Cuối năm là thời điểm bận bịu của tất cả các doanh nghiệp, kinh doanh đẩy mạnh để về đích với các chỉ tiêu doanh số được giao. Bên cạnh đó, các công việc của kế toán cũng vô cùng bận rộn trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021. Bài viết dưới đây sẽ thống kê lại toàn bộ công việc của kế toán cuối năm 2020 và đầu năm 2021 để doanh nghiệp hoàn thành tốt công việc.
Đối chiếu công nợ
Một trong những công việc quan trọng cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là đối chiếu công nợ, đồng thời nếu có sự chênh lệch cũng phải có phương án để tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân thường có thể là do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời nếu không có thể có rủi ro về thuế.
Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định
Dưới đây là một vài nguyên tắc trong việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định, doanh nghiệp nên nắm vững để hoàn thành công việc này:
- Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%
- Từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%;
- Từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%.
Bên cạnh đó, việc hạch toàn đúng vào Nợ TK 642/Có Tk 229 cũng là vấn đề cần lưu tâm. Có những mẫu hồ sơ trích lập dự phòng, doanh nghiệp có thể sử dụng TT 48 năm 2019.
Tài sản
Tài sản là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, do vậy mà cuối năm cần dành thời gian để thực hiện công tác kiểm kê. Nguyên tắc là kiểm kê vào ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên để chủ động công việc doanh nghiệp có thể thực hiện trước hoặc sau, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ.
Xác định hàng tồn kho (HTK) hư hỏng, giảm giá trị
Doanh nghiệp cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và để làm được điều này cần phải dựa trên cơ sở xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị. Lưu ý rằng trong bảng trích lập thì xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết Tài khoản.
Kế toán cũng cần lưu tâm đến các hạch toán nợ 632/Có 229 cho phần công việc này.
Hồ sơ trích lập dự phòng HTK
Mọi công việc của kế toàn đều cần tuần thủ đúng các quy định của pháp luật, với việc trích lập dự phòng HTK cũng vậy, phải tuần thủ theo TT 48. Nếu không thì doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.
Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách
Khi có những chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách, doanh nghiệp cần đưa ra phương án xử lý kịp thời. Đây là một trong những công việc vô cùng quan trọng kế toán cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không?
Tiền mặt luôn dư sẵn sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì lãi vay khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay. Do đó cuối năm doanh nghiệp cũng cần xem lại chỉ số này để có điều chỉnh phù hợp.
Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng
Các thức là doanh nghiệp có thể thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng làm thể nào tất cả số liệu phải khớp, nếu không cần tìm ra nguyên nhân và xử lý ngay lập tức.
Trích trước các khoản chi phí phải trả
Những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, thì doanh nghiệp cần trích trước các khoản này. Bút toán cần thực hiện đó là: Nợ TK 6xx/Có TK 335
Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm
Nếu doanh nghiệp có tiền gửi tiết kiệm thì công việc của kế toán đó là thực hiện hạch toán lãi dự thu với bút toán nợ TK 1388/Có TK 515
Chạy phân bổ khấu hao
Với TK 242, nếu doanh nghiệp thống nhất phân bổ hàng tháng thì cần phải chạy phân bổ tài khoản này của tháng 12.
Đăng ký mã số thuế cá nhân
Với những ai chưa đăng ký thì công việc này cần thiết phải thực hiện trong thời điểm này. Lưu ý rằng: cá nhân cứ trú hay không cư trú (Với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài, kế toán xem thêm TT 111); điều kiện ủy quyền quyết toán.
Có thể bạn quan tâm: Năm 2021 bỏ hợp đồng lao động thời vụ ai là người có lợi
Cá nhân không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán là những người làm 2 nơi hay có nơi vãng lai tuy nhiên nơi vãng lai chưa khấu trừ 10% hoặc tổng thu nhập bình quân nơi vãng lai trên 10 triệu/tháng.
Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ
Trước khi thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ thì kế toàn cần lưu ý rằng không đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131 và dư nợ TK 331.
Lý giải cho quy định này đó là vì các khoản này ứng trước thì sau đó sẽ không bằng tiền mà là bằng hàng hóa và dịch vụ.
Nộp tờ khai thuế tháng 12/2019 hoặc quý IV/2019
Hạn ngày 20/01 nếu khai tháng, ngày 30/01/2020 nếu kê theo quý: Thuế GTGT, TNCN, Báo tình hình sử dụng hóa đơn v.v…
Kết chuyển kết quả kinh doanh
Đây là công việc cực kỳ quan trọng kế toán cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Với công việc này thì sử dụng TK 911 với các bút toán như sau:
  • Nợ 511,515,711/Có 911
  • Nợ 911/Có 632,635,641,642,811
Riêng phần dư sòn sót lại trên TK 911 thì sẽ được kết chuyển về tài khoản 421.
Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác
Các khoản như: cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế khác hay thu nhập từ đánh giá chênh lệch tỷ giá, … được xác định là thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế. Với những khoản này có 1 típ cho kế toán đó là nên lưu file excel lại hay có thể ghi rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính để tiện theo dõi.
Quyết toán thuế TNDN
Hạn 90 ngày kể từ năm kết thúc năm tài chính, lưu ý đối với công ty có vốn FDI/đại chúng/niêm yết phải có Báo cáo kiểm toán. Hạch toán thuế: Nợ 821/Có 3334
Bên cạnh các vấn đề trên, Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 rất quan trong đó là: Quyết toán thuế TNCN (hạn 90 ngày kể từ năm kết thúc năm tài chính); Làm Báo cáo Tài chính cho năm 2019; Nộp các loại thuế sau khi trừ đi các khoản thuế đã tạm nộp trước; Nộp các loại báo cáo, Thống kê khác nộp cho các cơ quan liên quan; Rà soát lại sổ sách, …
Đối với 1 số doanh nghiệp đặc thù hoặc tùy thuộc vào quy định của công ty mà kế toán sẽ còn Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khác nữa.
Năm 2020 nhà nước ra nhiều chính sách mới, do đó mà khi bước sang năm 2021 kế toán cũng có những công việc mới cần thực hiện đó là: Từ 01/01/2021 khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực. Vì vậy, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động. Lưu ý rằng, bảng lương cần ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung cũng như số tiền bị khấu trừ (nếu có) …
Như vậy, trong doanh nghiệp các công việc của kế toán cuối năm cũ và đầu năm mới là khá nhiều, do đó cần phải có kế hoạch để thực hiện các công việc này hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết trên đây đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc không bị lúng túng trong thời điểm này.
Xem thêm: các Phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay.
 
Nhiều trường hợp được miễn lệ phí môn bài năm 2021

Với việc thực hiện Luật Quản lý thuế số 38, từ năm 2021, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh cần lưu ý một số điểm mới quy định về lệ phí môn bài.

le-phi-mon-bai-nam-2021.jpg

Cụ thể, các trường hợp được miễn lệ phí môn bài năm 2021 bao gồm: cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động SXKD có doanh thu hằng năm dưới 100 triệu đồng; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động SXKD không thường xuyên; không có địa điểm hoạt động cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối; cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá.
Bên cạnh đó, một số trường hợp khác theo luật quy định cũng được miễn lệ phí môn bài như: điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử, báo nói); hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về HTX nông nghiệp; quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX và của doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh tại địa bàn miền núi, địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc; cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế, miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động SXKD (từ ngày 1/1 đến ngày 31/12) đối với các tổ chức thành lập mới; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình lần đầu ra hoạt động SXKD. Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
>> Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
Thông tin thêm:
Lệ phí môn bài là khoản tiền mà các doanh nghiệp, hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới tham gia sản xuất, kinh doanh. Mức nộp lệ phí môn bài mỗi năm không lớn, song nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc, trừ trường hợp được miễn.
Quy định mức nộp lệ phí môn bài:
Lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ như sau: vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 đồng/năm; vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đồng/năm.
Lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ: doanh thu trên 500 triệu đồng/năm là 1.000.000 đồng/năm; doanh thu trên 300 - 500 triệu đồng/năm là 500.000 đồng/năm; doanh thu trên 100 - 300 triệu đồng/năm là 300.000 đồng/năm.
Về thời hạn khai, nộp lệ phí môn bài:
Người nộp lệ phí môn bài (trừ cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp SME chuyển từ hộ kinh doanh) hay như có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động SXKD thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động SXKD. Đối với trường hợp trong năm mà có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài được nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
Đáng chú ý, theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện.
Tóm lại, mức đóng thuế môn bài 2021 và hạn nộp thuế môn bài chậm nhất vẫn là 30/1 hàng năm tương tự các năm trước. Các tổ chức, DN, hộ cá nhân kinh doanh cần nắm rõ các văn bản quy phạm hiện hành về lệ phí môn bài để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
 
Quy định về mức phạt nộp chậm thuế TNCN năm 2021

Vào thời điểm quyết toán thuế TNCN thì những vấn đề liên quan đến nó đều được mọi người quan tâm. Cùng bài viết sau tìm hiểu vấn đề về mức phạt nộp chậm thuế TNCN năm 2021.
1. Thuế TNCN là gì?
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về thuế TNCN, dựa trên các quy định của pháp luật tại Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như các các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về vấn đề này thì chúng ta có hiểu như sau:
Thuế TNCN là thuế trực thu, thuế này được tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế cũng như các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Đối tượng nộp thuế TNCN được quy định như sau:
Đối tượng nộp thuế TNCN được quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012 bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong cũng như ngoài lãnh thổ Việt Nam với điều kiện đáp ứng các tiêu chí như sau:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hay tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Nơi ở này tính cả nơi ở đăng ký thường trú hay có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn đều có giá trị như nhau.
Một đối tượng nữa phải đóng thuế TNCN đó là cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm: Bổ sung, điều chỉnh 04 quy định về tiền lương năm 2021
2. Các quy định về mức đóng thuế TNCN năm 2021
Khi hiểu rõ về thuế TNCN thì điều mà chúng ta quan tâm đó là các quy định về mức đóng thuế TNCN năm 2021 như thế nào. Lưu ý rằng người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú điều này không đồng nghĩa với việc tất cả cá nhân đều phải nộp thuế mà chỉ khi người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế TNCN.
Như vậy có thể hiểu rằng: khi khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 từ ngày khi Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực và ngày 01/07/2020. Mức giảm trừ gia cảnh này được tóm tắt như sau:
muc-giam-tru-gia-canh-2021.png

Để giúp bạn đọc hiểu rõ ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân, chúng tôi đã tính một số mức thu nhập phải nộp thuế sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có) cũng như các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Tất cả được tổng hợp trong bảng sau đây:
muc-thue-thu-nhap-ca-nhan-phai-nop.png

Công thức và các bước tính thuế thu nhập cá nhân
  • Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo công thức như sau:
(1) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Lưu ý rằng, Thu nhập chịu thuế sẽ được tính theo công thức sau đây:
(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
  • Để tính được thuế TNCN đơn giản và dễ dàng nên thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).
3. Thời hạn và cách thức quyết toán thuế TNCN 2021
Thời hạn cũng như hồ sơ để người nộp thuế kê khai với cơ quan nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
  • Với hồ sơ quyết toán thuế năm thì thời hạn là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hay năm tài chính.
  • Với hồ sơ kê khai thuế năm thì thời hạn là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hay năm tài chính .
  • Ngày cuối cùng của tháng thứ 4 là thời gian chậm nhất cần lưu ý kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế”.
Nếu người nộp thuế không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thời hạn nộp thuế thì sẽ phải chịu những mức phạt.
Cụ thể mức phạt nộp chậm thuế TNCN năm 2021 được quy định Khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì sẽ bị tính tiền chậm nộp tiền phạt. Nếu vi phạm quy định này thì người nộp thuế sẽ phải chịu mức phạt là 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp
b) Lưu ý rằng: số ngày chậm nộp tiền phạt được tính cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định cũng như được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt cho đến ngày liền kề trước ngày mà tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước”.
Trước đây, mức phạt nộp chậm là 0,03%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp, còn bây giờ mức nộp phạt được được nâng lên là 0,05%/ngày. Quy định này được áp dụng từ ngày 05/12/2020.
Như vậy, Quy định mới đã tăng mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân vì thế người nộp thuế cần phải nộp hồ sơ khai thuế tháng hay quý, hồ sơ quyết toán năm cũng như nộp thuế vào ngân sách theo đúng thời gian đã được nhà nước quy định.
Việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân tổ chức khi sống tại bất cứ đất nước nào. Khi người lao động phát sinh thu nhập chịu thuế thì cần phải nguyên túc chấp hành đúng quy định của nhà nước về thời gian cũng như mức đóng thuế. Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về mức phạt nộp chậm thuế TNCN năm 2021 để thực hiện đúng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những
phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Hóa đơn điện tử có ngày lập khác ngày ký phải xử lý như nào?

Trường hợp ngày ký hóa đơn được thực hiện sau ngày lập hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp, đơn vị cần phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cũng như hạch toán theo quy định.

hoa-don-dien-tu-co-ngay-ky-khac-ngay-lap.jpg

Đây là nội dung Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời phúc đáp khi nhận được Công văn hỏi về việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Để trả lời chi tiết về vấn đề này, Cục Thuế TP. Hà Nội dẫn chứng căn cứ Điều 7, Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính; căn cứ Điều 30 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; hướng dẫn tại Công văn số 3371/TCT-CS ngày 26/8/2019; Công văn số 4707/TCT-CS ngày 18/11/2019 của Tổng cục Thuế về HĐĐT, trong thời gian từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 được ban hành đến ngày 30/6/2022, các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.
Trong thời gian kể trên, trường hợp cơ quan thuế chưa ra thông báo đơn vị chuyển đổi để sử dụng HĐĐT theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì đơn vị vẫn áp dụng hóa đơn dựa vào quy định của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, đồng thời các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, thời điểm lập HĐĐT thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Hóa đơn điện tử lập được xác định là hóa đơn hợp pháp tức phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung bắt buộc (gồm cả chữ ký điện tử của người bán) như hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
Trường hợp ngày ký hóa đơn thực hiện sau ngày lập HĐĐT thì doanh nghiệp phải dựa theo ngày hóa đơn điện tử được lập để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định. Cục Thuế TP. Hà Nội lưu ý thêm, trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, các đơn vị, doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 2 để được hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết.

Hóa đơn điện tử hợp pháp là hóa đơn có đầy đủ các nội dung bắt buộc (bao gồm cả chữ ký điện tử của người bán) theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC. Trường hợp ngày ký hóa đơn thực hiện sau ngày lập HĐĐT thì doanh nghiệp phải căn cứ trên ngày lập HĐĐT để mà xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và tiến hành bước hạch toán theo quy định.

Xem thêm: Những
phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Những điểm cần lưu ý khi quyết toán thuế năm 2020

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Tổng cục Thuế cho biết kỳ tính thuế năm 2020 có một số điểm mới cần lưu ý, trong đó tập trung vào các vấn đề như: mức giảm trừ gia cảnh, ủy quyền quyết toán thuế TNCN các trường hợp phải thực hiện quyết toán thuế TNCN,...

quyet-toan-thue-nam-2020.webp

Như vậy, quyết toán thuế kỳ tính thuế năm 2020, thời điểm tính giảm trừ gia cảnh theo mức mới áp dụng ngay từ ngày 1/1/2020. Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh được nâng lên mức 11 triệu đồng/tháng (quy định cũ là từ 9 triệu); mức giảm trừ cho người phụ thuộc tăng lên mức 4,4 triệu đồng/người/tháng (quy định cũ là từ 3,6 triệu đồng/người/tháng).
Các trường hợp phải thực hiện quyết toán thuế TNCN bao gồm: có số thuế phải nộp thêm trên 50 nghìn đồng; có số thuế nộp thừa và có đề nghị hoàn thuế. Trường hợp đủ điều kiện được ủy quyền thì cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán theo quy định. Việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN có 3 trường hợp gồm:
  • Cá nhân có thu nhập duy nhất một nơi theo hợp đồng lao động;
  • Cá nhân là NLĐ được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng hệ thống thì cá nhân được ủy quyền cho tổ chức mới;
  • Cá nhân có thu nhập một nơi theo HĐLĐ, đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%.
Về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN được quy định theo Luật Quản lý thuế số 38. Theo đó, thay vì ngày 31/3 (Luật Quản lý thuế 2006) thì việc nộp hồ sơ quyết toán thuế được phép chậm nhất là ngày 30/4 đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế, tức kéo dài thêm 1 tháng cho cá nhân quyết toán thuế. Riêng đối với tổ chức chi trả thu nhập thì thời điểm cuối vẫn là ngày 31/3.
Về hồ sơ quyết toán thuế TNDN, người nộp thuế thuộc diện phải khai báo giao dịch liên kết sẽ thực hiện các quy định và mẫu biểu quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ.
Về chính sách thuế TNDN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 triển khai Nghị quyết của Quốc hội về hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19. Tức người nộp thuế sẽ được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với trường hợp người nộp thuế có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
anh chị cho em hỏi đối với trường hợp ko ủy quyền quyết toán hoặc ko đủ điều kiện ủy quyền:
ví dụ: làm từ 6/2020-9/2020
6/2020 đã tạm tính giảm trừ bản thân 9tr + NPT 3,6tr
7/2020-9/2020 đã tạm tính giảm trừ bản thân 11tr x 3 tháng + NPT 4,4tr x 3 tháng
cuối năm khi kê khai thuế TNCN cho ng ko ủy quyền sẽ tính:
cách 1: lấy số đã tạm tính kê khai trong kỳ ( tức là có cả 9tr và 11tr, 3,6tr và 4,4tr)
cách 2: lấy mức giảm trừ bản thân 11tr x 4 tháng + NPT 4,4tr x 4 tháng
Em ko biết là làm cách 1 hay cách 2 đúng, anh chị chỉ dùm em ạ.
em cảm ơn
 
Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư mới

Vừa mới đây, Tổng cục Thuế vừa đã ban hành Công văn số 944/TCT-CS gửi đi các Cục Thuế của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW nhằm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào, áp dụng với các dự án đầu tư mới.

hoan-thue-gtgt-2021.webp

Qua đó, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 về hoàn thuế đối với dự án đầu tư; căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư; đồng thời, dựa trên nội dung khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư, Tổng cục Thuế ra quy định chi tiết về các bước hoàn thuế GTGT đầu vào đối với dự án đầu tư mới. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trường hợp là cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đang còn trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư (trừ trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế theo quy định).
Thứ hai, sau khi giai đoạn đầu tư kết thúc để chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh mà đơn vị vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên (phát sinh trong giai đoạn đầu tư), thì tại tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư (theo mẫu 02/GTGT) của kỳ tính thuế kết thúc giai đoạn đầu tư phải thực hiện kê khai vào chỉ tiêu “Thuế GTGT đầu vào còn lại của dự án đầu tư đề nghị hoàn”.
Trường hợp trên tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư (mẫu 02/GTGT) tại kỳ tính thuế kết thúc giai đoạn đầu tư, nhưng chưa kê khai chỉ tiêu “Thuế GTGT đầu vào còn lại của dự án đầu tư đề nghị hoàn” thì thực hiện kê khai bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoàn thuế theo quy định thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ gửi về cơ quan thuế quản lý trực tiếp, để đề nghị hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 
Trường hợp doanh nghiệp được khôi phục lại mã số thuế

Khôi phục mã số thuế chính là “mở mã số thuế”. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì cách thức xử lý để khôi phục mã số thuế như thế nào? Sau đây, bài viết sẽ cung cấp tới bạn đọc hướng dẫn cụ thể.
Căn cứ quy định tại Điểm 2 Mục III Phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế:
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế chính là thủ tục của cơ quan thuế nhằm xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế, thông qua việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng.
Tổ chức nộp thuế sau khi đã làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trường hợp quay trở lại hoạt động sẽ phải làm hồ sơ đăng ký thuế mới và được cấp mã số thuế mới....
Nội dung khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” quay trở về trạng thái “Người nộp thuế đang hoạt động”.
khoi-phuc-ma-so-thue-bi-dong.webp

Về hướng dẫn đăng ký thuế đã được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Các trường hợp khôi phục mã số thuế:
- Đối tượng người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.
- Đối tượng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
- Đối tượng người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.
Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top