Kiến thức cho người làm kế toán (Phần 2)

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới

Dưới đây là những lưu ý áp dụng cho năm tài chính 2018.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngược lại, khi đạt doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải nộp các loại thuế, phí như sau: thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và các loại thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (nếu có).

Trong bài viết sẽ đề cập đến các nội dung:
  • Quy định hạn nộp thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với năm 2018
  • Cách lập tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN theo đúng quy định của nhà nước
  • 1. Kê khai thông tin chung của DN lên tờ khai thuế GTGT
  • 2. Kê khai cụ thể các chỉ tiêu thông tin người nộp thuế (NNT)
  • Cách lập tờ khai thuế TNCN
  • Những lưu ý cần thiết về mức phạt khi lập tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN chậm thời gian so với quy định
Chi tiết, mời bạn đọc click tại đây:

lap-to-khai-thue-gtgt-0.jpg

>> Khai thuế giá trị gia tăng khi công ty có doanh thu trên 50 tỷ đồng.
 
Đối tượng chịu điều chỉnh của Thuế Thu nhập doanh nghiệp và không thuộc diện nộp thuế

1. Ðối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
  • Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
  • Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Ðối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
  • Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.
>> Xem thêm về: Chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN và mức khống chế một số chi phí được áp dụng năm 2018.
 
Nhận định xu hướng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiện nay
Công nghệ không ngừng phát triển và tạo ra những xu hướng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi khách hàng thay đổi thì người bán hàng cũng phải thay đổi. Vì vậy những ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại hơn phục vụ cho các nhà kinh doanh được phát triển như một điều tất yếu. Trong đó, phần mềm quản lý bán hàng đang làm thay đổi nhanh chóng cách mà một doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh của mình.
Xuyen_D1.jpg
Theo đánh giá của giới thương mại điện tử, trên thế giới hiện nay, xu hướng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đang dịch chuyển theo hướng từ phần mềm quản lý bán hàng truyền thống sang phần mềm có hỗ trợ bán hàng đa kênh, tích hợp theo nhu cầu các ứng dụng phục vụ từ A-Z cho hoạt động kinh doanh.

Tại Việt Nam, giữa bối cảnh bán hàng đa kênh (Omni Chanel) đang trở nên phổ biến, các doanh nghiệp cũng không chỉ cần một phần mềm quản lý bán hàng mà còn cần giải pháp tích hợp ứng dụng, kết nối với các phân hệ khác cũng như các thiết bị ngoại vi như máy quét mã vạch, điện thoại di động, máy tính bảng để tạo ra một chu trình bán hàng khép kín và quản lý doanh nghiệp tổng thể.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng BRAVO
 
Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019


chinh-sach-moi-thang-7-2018.jpg

Chính thức từ 01/01/2019, sẽ có nhiều chính sách quan trọng bắt đầu có hiệu lực như:

1. Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/01/2019

2. Luật An ninh mạng gồm 7 chương với 43 điều, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; đồng thời Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019,

3. Không xử lý đơn tố cáo nặc danh theo Khoản 3 Điều 24, Luật Tố cáo 2018.

4. Điều chỉnh Thuế môi trường với xăng, dầu điều chỉnh tăng từ 01/01/2019

Nội dung chi tiết, mời xem TẠI ĐÂY.


>> Những quy định mới đã ban hành của năm 2018 kế toán cần biết.


Theo Tạp chí Tài chính
 
Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế năm 2018

>> Thay đổi về mức lương tối thiểu vùng năm 2019.

>> Cập nhật lịch nộp các báo cáo Thuế năm 2019.

Tổng cục Thuế cho biết, vào thời gian chương trình diễn ra, người nộp thuế có các vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế năm 2018 có thể truy cập vào website Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn) để trực tiếp đặt câu hỏi và Tổng cục Thuế sẽ trả lời trực tiếp các câu hỏi của người nộp thuế trên website.

Theo đó, thời gian tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ được thực hiện vào các chiều thứ 4 hàng tuần, trong bốn ngày 6/3, 13/3, 20/3 và ngày 27/3/2019, bắt đầu từ 14h00’ và kết thúc lúc 16h00’.

Thời gian thực hiện chương trình hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện vào ngày 14/3/2019 (thứ 5), bắt đầu từ 13h30’ và kết thúc lúc 16h30’.

Trong thời gian này, người nộp thuế sẽ được cơ quan Thuế trực tiếp trả lời các vướng mắc liên quan đến chính sách thuế; Khai các mẫu biểu quyết toán thuế, nộp hồ sơ quyết toán thuế; Hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng khai quyết toán thuế;... trên website của Tổng cục Thuế.

Với mục tiêu năm 2019 là năm tăng tốc, bứt phá, góp phần quan trọng hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo, điều hành, quản lý thu ngân sách; Giao chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN trong nội bộ cơ quan thuế.

Định kỳ hàng tháng theo dõi sát sao tiến độ thực hiện dự toán thu ngân sách của từng địa bàn, trong đó đặc biệt lưu ý đối với 16 địa phương trọng điểm, thực hiện phân tích đánh giá cụ thể tình hình thu ngân sách của từng nguồn thu để xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và công tác quản lý thu, đảm bảo nguồn thu phát sinh được tập trung kịp thời vào NSNN và dự toán thu được thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra...

Nguồn: Tạp chí tài chính
 
Tiêu chí đánh giá các loại phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
Công cụ để các doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả và duy trì hoạt động cho “bộ não tài chính” trong doanh nghiệp chính là phần mềm kế toán. Vậy các kế toán viên đã biết tiêu chí để đánh gái các loại phần mềm tốt nhất hiện này chưa? Tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Yếu tố dễ sử dụng

Đây là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn những nhà cung cấp phần mềm kế toán, vì yếu tốt này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và khai thác phần mềm của doanh nghiệp, cụ thể đó là:

- Các thao tác nhập liệu tối ưu

- Cách thực hiện sửa sai dữ liệu và nhất là với các bộ phận không biết về nghiệp vụ kế toán có thể sử dụng chương trình được không?

2 Yếu tố quản trị
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá các loại phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay. Phần mềm kế toán đó phải là công cụ hỗ trợ các nhà quản trị luôn nắm được tình hình tài chính của công ty mình một cách nhanh chóng và đương nhiên với những số liệu chính xác nhất.

Với yếu tốt quản trị, phần mềm kế toán cần đáp ứng được các vấn đề như sau: Báo cáo nhanh khi tìm kiếm dữ liệu, Truy xuất thông tin dạng thống kê, Cung cấp báo cáo theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp và khách hàng có thể tự thay đổi trình bày báo cáo theo yêu cầu mà không cần đến nhà cung cấp…

3. Yếu tố tự động


Nếu đang cần tìm một phần mềm kế toán thì bạn cũng nên cân nhắc đến yếu tố tự động này. Với tính năng này cần lưu tâm đến các vấn đề như sau:

- Định khoản tự động, tính thuế VAT tự động, đặt sẵn kho hàng, khoản mục chi phí cho chứng từ nhập vào.

- Xử lý lệch tỷ giá tự động tức là chương trình tự sinh các bút toán lệch tỷ giá khi nhập số liệu và khi điều chỉnh số dư các tài khoản ngoại tệ cuối tháng.

- Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý có thực hiện tự động không (tức là chương trình tự sinh ra các bút toán kết chuyển, phân bổ tự động).

- Giá vốn vật tư, hàng hóa, thành phẩn xuất có tính tự động hoàn toàn không?

2. 4 Yếu tố bảo mật

Với phần mềm kế toán, đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp bảo mật được các thông tin quan trọng. Phần mềm được cung cấp bởi những doanh nghiệp uy tín, độ bảo mật cao và có bản quyền sẽ là ưu tiên hàng đầu của khách hàng.

2.5 Yếu tố giá cả

Không riêng gì phần mềm kế toán mà bất cứ mặt hàng gì khi mua mọi doanh nghiệp đều cân nhắc đến yếu tố giá cả. Với phần mềm kế toán, tùy thuộc vào nhu cầu của từng công ty cũng như quy mô mà chọn những phần mềm khác nhau.

Hy vọng với những thông tin trên kế toán sẽ lựa chọn cho mình được phần mềm phù hợp với doanh nghiệp và khai thác nó tốt nhất để phục vụ công việc của mình. Công ty Cổ phần phần mềm BRAVO hiện nay là đơn vị hàng đầu về cung cấp phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam.
 
3 nội dung quan trọng được sửa đổi, bổ sung về thuế giá trị gia tăng
Ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/1999. Tới nay, để đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như hội nhập quốc tế, Quốc hội đã nhiều lần xem xét sửa đổi, bổ sung pháp luật về thuế GTGT. Ngoài ra, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện về hình thức thuế này. Liên quan đến thuế GTGT, có 3 nội dung quan trọng dưới đây vừa được sửa đổi, bổ sung mà các doanh nghiệp cần nắm rõ.

Trong năm 2018, Thông tư số 25/2018/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn thi hành Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN).

sua-doi-bo-sung-quan-trong-ve-thue-gia-tri-gia-tang.jpg


1. Bổ sung đối tượng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định mới này thì, sản phẩm xuất khẩu (XK) được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản theo Thông tư số 25/2018/TT-BTC quy định, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Đối tượng không chịu thuế được quy định rõ tại đây đó là: sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn lập từ khai thuế GTGT và thuế TNDN

2. Hoàn thuế GTGT với hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu
Nội dung này được quy định cụ thể tại Thông tư số 25/2018/TT-BTC. Như vậy theo quy định này thì, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài hay xuất trả lại chủ hàng; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất bán vào khu phi thuế quan thì thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT.

Sẽ không hoàn thuế GTGT trong đối với các loại hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu nhưng xuất khẩu không thực hiện tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn.

3. Bổ sung quy định khống chế chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN
Quy định về khống chế mức chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN được Thông tư số 25/2018/TT-BTC bổ sung đối với khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động (NLĐ).

Xem thêm: Chi tiết cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào
 
Thuế thu nhập cá nhân và những thông tin cần nắm được


1. Những hiểu biết cơ bản về thuế TNCN và nghĩa vụ đóng thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
thue-thu-nhap-ca-nhan-cover.jpg


Thuế thu nhập ca nhân được hiểu là Khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.

- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Trên đây là 2 đối tượng cần phải đóng thuế TNCN.

Để trả lời cho câu hỏi thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN thì bạn đọc theo dõi bảng sau:

thue-thu-nhap-ca-nhan-va-nhung-thong-tin-can-nam-duoc.png


Hướng dẫn cách tính thuế TNCN mới nhất
Hiện tại, việc tính thuế TNCN được áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:

- Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;

- Thuế suất 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;

- Thuế suất 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.

Lưu ý rằng: thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật lịch nộp báo cáo thuế năm 2019.

2. Những lưu ý về tờ khai thuế TNCN
Hiện tại việc đóng thuế TNCN có thể được thực hiện theo 2 cách: một là Uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua tổ chức trả thu nhập, hai là Quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp.

Để các bạn có thể hình dung rõ vấn đề này chúng ta xem 1 ví dụ về số liệu thuế trong 3 tháng quý 1 năm 2019 như sau:

Tháng 1

thue-thu-nhap-ca-nhan-va-nhung-thong-tin-can-nam-duoc-1.png


Tháng 2

thue-thu-nhap-ca-nhan-va-nhung-thong-tin-can-nam-duoc-2.png


Tháng 3

thue-thu-nhap-ca-nhan-va-nhung-thong-tin-can-nam-duoc-3.png


Tổng hợp số liệu để đưa vào tờ kê khai thuế như sau:

thue-thu-nhap-ca-nhan-va-nhung-thong-tin-can-nam-duoc-4.png


Sau khi kế toán đã tổng hợp được số liệu vào bảng “Tổng hợp thuế TNCN quý” thì chúng ta sẽ căn cứ vào bảng này để đưa số liệu vào tờ khai thuế TNCN.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Từ ngày 1/7/2022 bắt buộc sử dụng Hoá đơn điện tử

luu-y-khi-su-dung-hoa-don-dien-tu.jpg




Từ ngày 1/7/2020, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) gồm 17 chương 152 điều sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 151 (Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử thì có hiệu lực từ ngày 1/7/2022).

Theo đó thì luật cũng quy định, khuyến khích các cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày có hiệu lực chín là ngày 1/7/2022.

bên cạnh đó với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cũng như các trường hợp xác định được doanh thu, lúc nào việc bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cần có hóa đơn để giao cho khách hàng, tuy nhiên lại không đáp ứng điều kiện phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế; hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp HĐĐT để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp HĐĐT theo từng lần phát sinh...

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm lớn về thời gian cũng như chi phí của mình.

Việc quy định cụ thể của Luật Quản lý thuế (sửa đổi) về việc áp dụng HĐĐT đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc áp dụng HĐĐT trên diện rộng; góp phần giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian và hạn chế sai sót.

Hiệu quả từ việc áp dụng HĐĐT có thể sẽ thấy ngay lập tức vì tổng chi phí sử dụng hóa đơn giấy trung bình là 15.000 đồng (đã gồm phí chuyển phát nhanh), thêm chi phí lưu kho, viễn thông, thất lạc. Nhưng nếu chuyển sang HĐĐT, doanh nghiệp chỉ tốn 500 đồng. Ước tính, giả dụ mỗi doanh nghiệp loại nhỏ dùng 1.000 HĐĐT một năm, mà Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nền kinh tế có thể tiết kiệm đến cả 10.000 tỷ đồng. Không chỉ giảm chi phí, HĐĐT còn rút ngắn thời gian làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, giảm gánh nặng công việc cho bộ phận kế toán và rủi ro, sai sót cũng xuống thấp.

Có thể bạn quan tâm:

Phần mềm kế toán của công ty Cổ phần phần mềm BRAVO
 
Chọn phần mềm kế toán thích hợp nhất

Muốn lựa chọn gói phần mềm kế toán phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của mình, bạn nên quan tâm tới 7 yếu tố sau đây:

1. Quy mô kinh doanh. Một công ty có doanh số bán hàng 50.000 USD/năm sẽ có những nhu cầu hoàn toàn khác so với công ty có doanh thu nhiều triệu USD. Nếu bạn là một công ty quy mô vừa và lớn, bạn sẽ cần một phần mềm với nhiều tính năng, bài toán áp dụng khác với một công ty vừa và nhỏ. Bạn nên xác định bài toán của mình một cách rõ ràng để từ đó đối chiếu sang việc cung cấp của các đơn vị, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị mình.

2. Ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh. Bạn kinh doanh trong lĩnh vực, ngành công nghiệp nào? Một vài ngành công nghiệp có những phần mềm chuyên biệt mà bạn có thể cần đến, do nó được thiết kế phù hợp với những nhu cầu cụ thể của công ty. Trong phần lớn các trường hợp, một phần mềm chuyên biệt theo ngành nghề có những điểm khác biệt riêng, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mua bất cứ phần mềm kế toán nào.

3. Các thành phần bạn cần. Bạn mong muốn những thành phần nào trong phần mềm kế toán? Một vài phần mềm rất cơ bản, có những tính năng lưu giữ, tính toán sổ sách đơn giản; trong khi có những phần mềm bao gồm thêm nhiều tính năng khác như quản trị chi phí chuyên biệt, tuổi công nợ, quản lý đơn hàng mua bán, quản lý hợp đồng… Thậm chí có phần mềm còn phân tích được sự dao động giá cả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự dao động này, từ đó giúp bạn có được cái nhìn cụ thể hơn về sự biến động của thị trường, hỗ trợ bạn ra quyết định chính xác khi cùng một mặt hàng nên mua của đối tác nào, vào thời điểm nào thích hợp.

4. Dịch vụ trợ giúp sau bán hàng. Việc mua sắm phầm mềm chỉ là bước đi đầu tiên trong một quy trình tổng thể. Điều cần lưu ý là bạn phải nhận được một dịch vụ trợ giúp sau bán hàng hiệu quả, bao gồm nhiều tư vấn chuyên môn, trợ giúp trực tuyến, trợ giúp qua điện thoại, đào tạo…

5. Các nguồn lực tài chính. Bạn có những nguồn lực tài chính nào để đầu tư cho phần mềm kế toán? Mỗi khoản đầu tư của bạn trong hoạt động kinh doanh đều cần đến sự phân tích chi phí – lợi nhuận nhất định. Khi nghiên cứu để lựa chọn phần mềm kế toán thích hợp nhất với công ty bạn, hãy cân nhắc xem phần mềm nào đem lại nhiều lợi ích tốt nhất so với số vốn đầu tư mà bạn sẵn sàng bỏ ra.

6. Những lời giới thiệu, tiến cử chuyên nghiệp. Hãy tham khảo ý kiến của các nhân viên kế toán trong công ty khi lựa chọn phần mềm kế toán, bởi vì họ là một trong những nguồn lực chính mà bạn sẽ phải trông cậy vào trong suốt thời gian cài đặt và sử dụng phần mềm đó. Hơn nữa, nhân viên kế toán của bạn nên xác nhận phần mềm kế toán bạn dự định mua là đáng tin cậy và đảm bảo việc quản lý dữ liệu tài chính được hiệu quả nhất. Điều quan trọng là nhân viên kế toán và phần mềm kế toán phải phối kết hợp hiệu quả với nhau để góp phần vào thành công chung của công ty bạn.

7. Dễ dàng sử dụng. Đây là yếu tố thường bị các công ty bỏ qua khi lựa chọn phần mềm kế toán, nhưng đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất để phần mềm kế toán phát huy hiệu quả tối đa. Cho dù phần mềm kế toán có nhiều đa chức năng thiết thực, hay giá thành rẻ, song nếu nó quá cồng kềnh hay khó sử dụng, thì bạn cũng không nên mua. Đừng quá nhiệt tình với việc mua sắm các gói phần mềm cung cấp thêm nhiều tính năng mà công ty bạn không thật sự cần đến, chẳng hạn như tính năng liên kết với các thiết bị hỗ trợ như thiết bị in barcode, máy scan mã vạch, máy in hoá đơn thanh toán và các báo biểu. Hãy đảm bảo rằng phần mềm bạn mua phải đơn giản, có trọng điểm và liên quan mật thiết với những nhu cầu kinh doanh của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm những phần mềm có giao diện dễ hiểu và có khả năng cập nhật khi hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng.

bravo-erp-01.png


Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VỀ LẬP HÓA ĐƠN DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

Trường hợp 1: Xuất kho giao hàng hóa (hữu hình) từ ngày 01/5/2015 nhưng đến ngày mùng 02 hoặc ngày mùng 05 của tháng, bên bán mới lập hóa đơn tài chính giao cho bên mua thì bị xử phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC. Các mức phạt tương ứng là:

- Phạt cảnh cáo nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm mà chưa dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ; ngược lại không có tình tiết giảm nhẹ phạt tiền mức tối thiểu là 4 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm đã quy định.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp xuất kho giao hàng nhiều lần ở tháng 5/2015 mà tới cuối tháng 5/2015 mới tiến hành lập hóa đơn GTGT cho người mua thì bị xét là xuất khống (Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC).

Trường hợp 3: Trường hợp lô hàng lớn đến cả nghìn tấn, bên bán thống nhất với bên mua hàng là giao hàng cho đến khi nào hết hàng thì hai bên sẽ nghiệm thu, bên bán lập hóa đơn một lần (vì bên mua không đồng ý lấy nhiều hóa đơn). Trường hợp này sẽ xử phạt như sau:

- Phạt từ 4-8 triệu đồng nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và cuối tháng đó xuất hóa đơn.

- Phạt bên bán về hành vi kê khai, nộp thuế chậm nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và sang tháng sau mới xuất hóa đơn (lệch tháng). (theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC)

- Nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và năm sau mới xuất hóa đơn (lệch năm), tức phần hàng giao từ năm trước đấy không xuất hóa đơn kê khai, nộp thuế thì phạt từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên. Hành vi kê khai man, trốn thuế GTGT và thuế TNDN năm trước đó cũng bị truy thu một lần số thuế trốn, phạt (tính tiền) chậm nộp 0,05%/1 ngày chậm nộp và phạt bổ sung từ 20% - 300% số thuế trốn tương ứng.

Trường hợp 4: Phạt với hóa đơn khống (hóa đơn bất hợp pháp), tức bên bán lập hóa đơn trước cho bên mua để bên mua về làm các thủ tục giải ngân (thanh toán) còn hàng thì giao vào tháng sau. Mức phạt từ 20-50 triệu đồng và phải hủy hóa đơn. (khoản 6 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC)

Trường hợp 5: Nếu bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 31/12 của năm trước, bên mua trả tiền chậm sang ngày 03/01 của năm sau, lúc này bên bán mới tiến hành lập hóa đơn. Đây là hành vi xuất hóa đơn chậm nhưng lệch năm, quy về khai man, trốn thuế và xử phạt như tình huống 3, trường hợp 3.

Trường hợp 6: Bên bán thu tiền khi cung cấp dịch vụ:

- Phạt bên bán từ 4-8 triệu đồng khi lập hóa đơn sai thời điểm, tức dịch vụ được hoàn thành rồi mà bên bán đợi bên mua thanh toán xong thì mới lập hóa đơn tài chính gửi bên mua, hoặc đợi cuối tháng mới lập hóa đơn tài chính.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Hai khoản được trừ khi tính thuế TNDN tại khu công nghiệp

Theo như thông tư 43/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 12/7/2019, thì các khoản phí như chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hay thuê nhà chung cư cũng như các công trình kết cấu hạ tầng xã hội… sẽ được trừ khi tính thuế TNDN.

thue-thu-nhap-doanh-nghiep.png


Cụ thể, trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cho các doanh nghiệp (TNDN), những khoản chi phí này cũng như điều kiện áp dụng thực tiễn tương ứng như sau:

- Thứ nhất, với giá trị tài sản cố định: Sẽ được tính vào giá trị công trình và trích khấu hao tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng điều kiện là tài sản cố định.

- Thứ hai, các chi phí khác: được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


Bên cạnh đó, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình kết cấu hạ tầng xã hội, công trình văn hóa, thể thao phục vụ công nhân làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp cũng sẽ được hưởng ưu đãi theo pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan.

Thông tư 43/2019/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 26/8/2019.

Kế toán cần thường xuyên cập nhật thông tư mới để có thể đảm bảo công việc được diễn ra đúng theo quy định của nhà nước.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Hướng dẫn bù trừ tiền thuế nộp thừa hoặc nhầm với tiền thuế nợ

Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản hướng dẫn Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh, bù trừ kiêm hoàn số tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt còn nợ với các doanh nghiệp (DN) đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh.

Theo văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, trường hợp mà người nộp thuế có khoản tiền nộp thừa và khoản tiền còn nợ không cùng đơn vị hải quan thì cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản nợ sẽ tự có văn bản đề nghị cơ quan hải quan nơi có số tiền nộp thừa thực hiện hoàn trả số tiền nộp bù trừ vào số tiền còn nợ.

xu-ly-tien-nop-thue-thua.png



Cơ quan hải quan nơi có số tiền nộp thừa căn cứ vào công văn của cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản nợ, sẽ thay doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế, lập lệnh hoàn trả kiêm bù trừ ngân sách. Trong đó, lý do hoàn trả ghi rõ hoàn trả đối với trường hợp DN đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh.

Nếu như người nộp thuế có khoản tiền còn nợ phát sinh và khoản tiền nộp thừa tại cùng cơ quan hải quan, thì cơ quan hải quan đó có trách nhiệm thay DN là chủ thể thực hiện thủ tục hoàn trả, tạo lệnh hoàn trả kiêm thực hiện bù trừ số tiền nộp thừa với số tiền còn nợ gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách Nhà nước thay cho người nộp thuế.

Trường hợp điều chỉnh liên quan đến thuế GTGT thì cơ quan hải quan nơi thực hiện bù trừ kiêm hoàn thuế phải có văn bản trao đổi, xác minh với cơ quan thuế để xác định các khoản tiền GTGT chưa được khấu trừ hay hoàn thuế tại cơ quan thuế, sau đó sẽ thực hiện điều chỉnh hay bù trừ kiêm hoàn thuế.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Cách lập hóa đơn đối với trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn
lap-hoa-don-voi-truong-hop-khong-lay-hoa-don.jpg


Công văn số 72249/CT-TTHT của Cục Thuế TP. Hà Nội có nêu rõ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

Quy định về lập hóa đơn có chi tiết tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, theo đó:

Một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn và cách lập là:

  • Tiêu thức gồm: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; Tên, địa chỉ, mã số thuế (MST) của người mua;
  • Cách lập: Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
  • Trường hợp khi cung ứng dịch vụ, hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần mà người không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp thông tin tên, địa chỉ, MST (nếu có); thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Quy định về bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn có tại Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, cụ thể là:

  • Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng mỗi lần thì không bắt buộc phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và cung cấp hóa đơn;
  • Nếu không phải lập hóa đơn trong trường hợp này, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Trên Bảng kê có tên, MST và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, ngày lập, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
  • Trường hợp người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì trên Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức ”tiền thuế giá trị gia tăng” và “thuế suất giá trị gia tăng”. Khi liệt kê hàng hóa, dịch vụ bán ra vào Bảng kê thì liệt kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (xem thêm tại mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
  • Cuối ngày làm việc, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng có ghi trên dòng tổng cộng của bảng kê số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày, rồi ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.
Lưu ý: Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”, như vậy: Nếu mỗi lần bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đạt từ 200.000 đồng trở lên mà người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”

Từ quy định nêu trên, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:

Không phải lập hóa đơn với trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần (trừ trường hợp người mua có nhu cầu lập và giao hóa đơn).

Trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, MST (nếu có) thì theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ, vẫn lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” .

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Các chính sách mới có hiệu lực kể từ tháng 10/2019


chinh-sach-moi-thang-10-2019.jpg


Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 68/2019/NĐ-CP ban hành ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019, quy định chi tiết nội dung về: quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) về sơ bộ tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, định mức và giá xây dựng, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư.

Quy định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư BT
Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Dự án BT) quy định trong Nghị định 69/2019/NĐ-CP ngày 15/08/2019 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/10/2019.

Thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
Nội dung này có tại Nghị định 70/2019/NĐ-CP ngày 23/08/2019 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 10/10/2019.

Theo đó, thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thêm nhưng không quá 6 tháng với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018.

Mức phạt tới 200 triệu đồng với vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50 triệu đồng, phạt 100 triệu đồng cho vi phạm lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Được vay 100% vốn ưu đãi với trường hợp người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động
Ngày 9/9/2019, Quyết định 27/2019/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Như vậy, mức vốn vay tối đa bằng 100% chi phí người lao động đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật. Người lao động được vay vốn theo quy định nêu trên mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Mức lãi suất cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay bằng 50% vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định. Trường hợp, người lao động khác tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; nợ quá hạn tính lãi suất bằng 130% so với lãi suất vay vốn quy định nêu trên.

Miễn lệ phí cấp, đổi thẻ căn cước công dân cho một số đối tượng
Các trường hợp được miễn lệ phí cấp căn cước công dân, bao gồm:

Một là, đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

Hai là, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh.

Ba là, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Nội dung trên có tại Thông tư số 59/2019/TT-BTC, có hiệu lực từ 16/10/2019.

Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm:

1. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu;

2. Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;

3. Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Doanh nghiệp được khấu hao nhanh tài sản cố định khi nào?

Hiện nay, trước thực trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu khấu hao nhanh tài sản cố định (TSCĐ) để đổi mới công nghệ, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
khau-hao-nhanh-tai-san-co-dinh.jpg

Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn về Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính là các tiêu chuẩn và cách để nhận biết TSCĐ. Trong đó, tư liệu lao động bao gồm những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được.
Nếu như thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp một hệ thống có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành lại có thời gian sử dụng khác nhau, đồng thời thiếu đi một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó; song do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó mà cùng đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn của TSCĐ sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập...
Cục Thuế TP. Hà Nội cũng cho biết thêm, Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể phương pháp trích khấu hao đường thẳng. Theo đó, phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định của từng năm vào chi phí SXKD của doanh nghiệp mà TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Khi nào thì được khấu hao nhanh tài sản cố định?
Doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả kinh tế cao sẽ được khấu hao nhanh, nhưng mức khấu hao tối đa không quá 2 lần được xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD được trích khấu hao nhanh là: máy móc, thiết bị; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; súc vật, vườn cây lâu năm; dụng cụ quản lý.
Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp lưu ý cần phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ...
Để cụ thể hơn, Cục Thuế TP. Hà Nội đã lấy ví dụ cho trường hợp này: Công ty A đầu tư mua xe máy để cho khách hàng thuê lại; thời gian thuê không quá 03 năm. Vậy Công ty A có được khấu hao nhanh (trong 03 năm) không?
Theo quy định nêu trên, Trường hợp Công ty A muốn đầu tư mua xe máy để cho thuê mà đáp ứng điều kiện là TSCĐ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC nêu trên và Công ty dự kiến trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì Công ty thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà Công ty lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao.
Khi hoạt động cho thuê xe máy của công ty A đem lại hiệu quả kinh tế cao thì công ty A được khấu hao nhanh theo quy định tại tiết a Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC và Điều 4 Thông tư số 96/2016/TT-BTC (nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ). Lúc thực hiện trích khấu hao nhanh, Công ty phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp trong năm tài chính thực hiện trích khấu hao nhanh mà bị lỗ thì Công ty không được trích khấu hao nhanh mà phải trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Cập nhật mới nhất hướng dẫn về các giao dịch Thuế điện tử

Việc thực hiện các giao dịch thuế điện tử đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả Doanh nghiệp nộp thuế và cơ quan quản lý nhà nước. Về phía doanh nghiệp, nộp thuế điện tử giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và nguồn nhân lực. Về phía cơ quan quản lý: việc nộp thuế điện tử sẽ trợ giúp các đơn vị quản lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn, tăng tính minh bạch, hạn chế tình trạng tham ô, tham nhũng…
thue-dien-tu.jpg


Qua quá trình nhận định được những lợi ích to lớn đó, Bộ tài chính và các ban ngành liên quan đã đưa ra nhiều chính sách, quy định từ việc khuyến khích dần tới bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng hình thức nộp thuế qua các giao dịch điện tử góp phần từng bước hiện đại hóa công tác thu thuế của Nhà nước.

Ngày 20/09/2019 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 66/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn về các giao dịch Thuế điện tử cho Doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây, sẽ tổng hợp đầy đủ và chính xác nhất những điều khoản sửa đổi, bổ sung của Thông tư để bạn đọc có thể nắm rõ, cập nhật và áp dụng.

1. Những căn cứ pháp lý của Thông tư
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
  • Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Dựa trên những cơ sở căn cứ pháp lý trên cùng đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 66/2019/TT-BTC để sửa đổi bổ sung một số điều khoản hướng dẫn về các giao dịch thuế điện tử.

2. Các nội dung sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về việc thực hiện các giao dịch thuế điện tử

Kể từ ngày 05/11/2019, những thay đổi trong Thông tư số 66/2019/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực.

2.1. Thay đổi về thời gian nộp hồ sơ thuế

Chi tiết tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 66 quy định rõ về thời gian nộp đối với từng hồ sơ thuế điện tử như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế. Thông tư cũng nêu rõ các căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế (NNT).

2.2. Thay đổi nội dung xử phạt vi phạm hành chính về việc chậm nộp hồ sơ thuế điện tử.

Thông tư 66/2019, bãi bỏ nội dung quy định việc được miễn tiền nộp chậm cho các khoản nộp có thời hạn nằm trong khoảng thời gian hệ thống có sự cố theo thông báo của Tổng cục thuế (TCT); NNT nộp hồ sơ, chứng từ thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau đó.

2.3. Hình thức nộp hồ sơ bản cứng tại Cơ quan thuế (CQT), nộp tiền thuế tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại trong thời gian Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) của TCT bị lỗi là một lựa chọn được bổ sung thêm cho người nộp thuế.
2.4. Bổ sung thêm quy định về việc cấp tài khoản giao dịch


Kể từ ngày 05/11/2019, NNT được cung cấp một tài khoản chính để thực hiện đầy đủ các giao dịch điện tử (GDĐT) với CQT. Thông qua tài khoản này, NNT có thể đăng ký thêm một hoặc một số tài khoản phụ qua chức năng trên Cổng TTĐT của TCT.

2.5. Cá nhân muốn thực hiện GDĐT với CQT bằng mã xác thực GDĐT phải đáp ứng điều kiện là cá nhân đã có mã số thuế.
2.6. Thông tư mới quy định thời hạn TCT trả Thông báo 01-1/TB-TĐT cho NNT chậm nhất là 15 phút sau khi tiếp nhận hồ sơ ĐKT điện tử.
2.7. Sau khi nhận được hồ sơ ĐKT, CQT chỉ trả thông báo cho NNT đối với hồ sơ đăng ký thuế sau khi kiể tra có sai sót. Theo quy định trước đây thì tất cả các hồ sơ ĐKT đều được trả thông bảo, kể cả trường hợp hồ sơ hợp lệ.
2.8. Nếu hồ sơ bằng bản giấy có thông tin đầy đủ, chính xác, CQT giải quyết theo hồ sơ giấy, NNT không phải nộp lại hồ sơ điện tử.
2.9. Thay đổi về hiệu lực của hồ sơ đăng ký thuế điện tử


Sau thời hạn trả kết quả đăng ký thuế 30 ngày (kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận hồ sơ) mà NNT không đến CQT, hoặc đến nhưng không có văn bản nêu rõ lý do để thống nhất với quy định về đăng ký DN bằng điện tử và CQT không phải theo dõi kết quả xử lý hồ sơ ĐKT điện tử nhưng NNT không đến nhận kết quả.

Từ ngày 05/11/2019, trong trường hợp này hồ sơ đăng ký thuế điện tử đã nộp sẽ không còn hiệu lực.

2.10. Thay đổi mẫu thông báo không chấp nhận hồ sơ ĐKT điện tử trong trường hợp hồ sơ ĐKT điện tử không hợp lệ, có sai sót.
Từ ngày 05/11/2019 mẫu số 06/TB-TĐT ban hàng kèm theo thông tư 110/2015 sẽ được thay thế bằng mẫu 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 66/2019.
2.11. Quy định về việc đăng ký nhận kết quả giao dịch qua đường bưu chính
NNT đăng ký nhận kết quả giao dịch đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế qua đường bưu chính thì CQT gửi đến địa chỉ NNT đã đăng ký; NNT không phải đến nhận kết quả tại trụ sở của CQT.
2.12. Điều chỉnh thời hạn CQT kiểm tra hồ sơ và trả thông báo không chấp nhận trong trường hợp hồ sơ ĐK thay đổi thông tin ĐKT có sai sót từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.
2.13. Thay đổi hình thức xử lý với trường hợp hồ sơ thuế điện tử đã gửi có sai sót: NNT nộp lại hồ sơ điện tử khác để thay thế.
2.14. Điều chỉnh thời gian TCT gửi thông tin xác nhận trường hợp NNT có điều chỉnh thông tin về nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế từ 05 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.
2.15. Thay đổi mẫu thông báo kết quả xử lý hồ sơ khai thuế điện tử.

Mẫu số 01/TB-TĐT ban hành tại Thông tư 110/2015 sẽ được thay thế bằng Mẫu số 01-1/TB-TĐT và Mẫu 01-2/TB-TĐT ban hành tại Thông tư 66/2019.
2.16. Trách nhiệm nộp lại hồ sơ nếu được CQT thông báo không chấp nhận
Từ 05/11/2019: Hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, NTT không nộp lại hồ sơ hoặc có nộp lại nhưng không được CQT chấp nhận thì được xác định là chưa hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế.

3. Danh mục các biểu mẫu trong các giao dịch Thuế điện tử được ban hành kèm theo Thông tư số 66/2019/TT-BTC ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính

3.1. Mẫu đăng ký sử dụng giao dịch Thuế điện tử
  • Mẫu 01/ĐK-TĐT: Tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
  • Mẫu 02/ĐK-TĐT: Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử
3.2. Thông báo Thuế điện tử
  • Mẫu 01-1/TB-TĐT: Thông báo về việc Tiếp nhận hồ sơ/chứng từ thuế điện tử
  • Mẫu 01-2/TB-TĐT: Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ thuế điện tử
  • Mẫu 02/TB-TĐT: Thông báo về việc Sự cố kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế
  • Mẫu 03/TB-TĐT: Thông báo về việc Tài khoản giao dịch thuế điện tử
  • Mẫu 05/TB-TĐT: Thông báo về việc Xác nhận nộp thuế điện tử
  • Mẫu 06/TB-TĐT: Thông báo điều chỉnh thông tin nộp thuế
3.3. Mẫu biểu xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách nhà nước
  • Mẫu C1-10a/NS-TĐT: Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước
  • Mẫu C1-10b/NS-TĐT: Giấy xác nhận/không xác nhận số thuế đã nộp Ngân sách Nhà nước
Trên đây là tổng hợp toàn bộ nội dung sửa đổi, bổ sung trong Thông tư số 66/2019/TT-BTC ban hành ngày 20/9/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch Thuế điện tử. Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ kế toán có thể tham khảo và cập nhật nhanh chóng; từ đó thực hiện đầy đủ các giao dịch, nghiệp vụ theo đúng quy định.

Với việc cập nhật và nắm bắt nhanh chóng xu hướng ứng dụng công nghệ số vào việc quản lý Thuế của nhà nước, Công ty Cổ phần phần mềm BRAVO đã kịp thời tích hợp tính năng Hóa đơn điện tử lên hệ thống giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể mà doanh nghiệp triển khai (khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm BRAVO đã, đang sử dụng HĐĐT của nhà cung cấp HĐĐT). Đây là nền tảng cơ bản và vững chắc trợ giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch Thuế điện tử một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Kiến thức: Kiểm toán và các công việc của kiểm toán phải làm

Trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay, Kiểm toán là một khái niệm không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiểu một cách rõ ràng và chính xác về khái niệm này thì không phải ai cũng làm được. Vậy, kiểm toán thực sự là gì?
kiem-toan.jpg

Khái niệm “Kiểm toán là gì?”
Trước khi đi vào tìm hiểu xem kiểm toán là gì, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán bởi hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau.
Về cơ bản, kế toán sẽ cũng cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính. Sau đó, công việc của kiểm toán chính là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, để rồi cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức. Nói theo cách khác: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
Như vậy, công việc của kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng. Đó là những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Do vậy, họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.
>> Xem thêm Phần mềm kế toán BRAVO
Các công việc của một kiểm toán
Hiểu một cách đơn giản, kế toán viên sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu cũng như tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Chẳng hạn như: phương pháp đối chiếu, diễn giải thông tin, logic, điều tra, kiểm kê, quan sát, thử nghiệm,…
Từ hoạt động trên có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán là:
  • Xác minh tính trung thực và tính pháp lý của các báo cáo tài chính.
  • Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
  • Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Lưu ý thêm, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau, nên các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước.
Phân loại kiểm toán
Có nhiều cách phân loại kiểm toán, nhưng để dễ hiểu nhất thì nên phân loại theo chủ thể kiểm toán. Theo cách này, có 03 loại kiểm toán đó là:
  • Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về loại hình dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
  • Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của BGĐ.
Tóm lại, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn thì họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như: độc lập, phải đánh giá khách quan và thực tế, không chịu sự chi phối từ khách hàng, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO
 
Những chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2020

Lương tối thiểu vùng tăng lên, các công ty tài chính chỉ được nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, nhiều vi phạm về đất đai bị phạt đến 1 tỷ đồng… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2020.
cac-quy-dinh-ve-thue-doanh-nghiep-can-luu-y-trong-nam-2019.jpg

1. Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020
Quy định trên có tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 15/11/2019 quy định về mức lương tối thiểu vùng với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới được áp dụng cho NLĐ làm việc ở doanh nghiệp với 4 mức, tương ứng 4 vùng lương. Cụ thể:
  • Mức lương tối thiểu vùng I tăng 240.000đ, lên 4.420.000đ/tháng;
  • Mức lương tối thiểu vùng II tăng 210.000đ, lên 3.920.000đ/tháng;
  • Mức lương tối thiểu vùng III tăng 180.000đ, lên 3.430.000đ/tháng;
  • Mức lương tối thiểu vùng IV tăng 150.000đ, lên 3.070.000đ/tháng.
Nghị định 90/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng mới này là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận và trả lương. Với NLĐ làm công việc đòi hỏi lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng trên.
2. Công ty tài chính chỉ được nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày
Thông tư 18/2019/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 4/11/2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo đó, các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ mà công ty tài chính thực hiện phải phù hợp với đặc thù của khách hàng cũng như quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa với khách hàng. Cụ thể là: Số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày; Hình thức nhắc nợ và thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7g00 - 21g00.
Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính đó tại thời điểm cuối ngày làm việc liền kề trước ngày ký kết hợp đồng, giải ngân trực tiếp cho khách hàng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa theo lộ trình sau:
Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021 là 70%. Từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 60%. Từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023 là 50%. Từ ngày 1/1/2024 trở đi là 30%.
3. Các trường hợp miễn kiểm tra ANTP trước thông quan
Từ 1/1/2020, Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, ngoài các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các trường hợp dưới đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm:
- Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
- Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
- Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 chính thức có hiệu lực
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, một loạt hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm:
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia;
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi…
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc;...
Ngoài ra, cũng theo Luật này, không được uống rượu, bia ở nơi công cộng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi của trẻ em… Đồng thời, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ như các nhà hàng, quán nhậu… trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học...
5. Tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực về đất đai
Nội dung này có tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP hiện hành. Theo đó, Nghị định này tăng hàng loạt mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, điển hình như:
- Phạt cá nhân đến 500 triệu đồng và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (tăng 100 lần so với mức phạt trước đây);
- Phạt cá nhân đến 500 triệu đồng và 1 tỷ đồng với tổ chức nếu tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở (tăng 10 lần mức phạt so với trước đây);
- Phạt cá nhân đến 20 triệu đồng và 40 triệu đồng với tổ chức nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có Sổ đỏ (tăng 4 lần mức phạt so với trước đây);
- Phạt cá nhân đến 5 triệu đồng và 10 triệu đồng với tổ chức nếu không sang tên Sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tăng 2 lần mức phạt so với trước đây);
- Phạt đến cá nhân đến 10 triệu đồng và 20 đồng với tổ chức nếu bỏ hoang đất mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (mức phạt này trước đây chưa quy định).
Đồng thời, Nghị định bổ sung quy định mới, xử phạt với trường hợp tổ chức thực hiện dự án kinh doanh BĐS không nộp hồ sơ làm thủ tục cấp Sổ đỏ cho người mua, công trình xây dựng, thuê mua nhà, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua. Mức phạt tiền sẽ căn cứ vào thời gian và phạm vi căn hộ công trình xây dựng vi phạm. Cụ thể:
  • Vi phạm từ 50 ngày đến 6 tháng: mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ; tối đa 50 triệu đồng với phạm vi từ 30 đến 100 căn hộ, trên 100 căn hộ với mức phạt tối đa 100 triệu đồng.
  • Vi phạm thời gian từ 6 - 9 tháng: mức phạt cao nhất lên tới 300 triệu đồng với trường hợp từ 100 căn hộ. Đặc biệt, vi phạm từ 12 tháng trở lên với phạm vi từ 100 căn hộ sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng và buộc nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua.
Với cá nhân, Nghị định cũng quy định trường hợp Toà án nhân dân và cơ quan hành chính các cấp yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu liên quan đến đất đai để thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ giải quyết tranh chấp mà vượt quá thời hạn yêu cầu nhưng không cung cấp sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng.
Trường hợp cá nhân sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan tới đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 
Hướng dẫn xử lý hóa đơn sai tên, địa chỉ

Công văn số 97639/CT-TTHT ngày 30/12/2019 của Cục Thuế TP. Hà Nội, quy định cách để xử lý hóa đơn trong trường hợp viết sai tên, địa chỉ người mua hàng.
Để xử lý đối với hóa đơn đã lập, Cục Thuế Tp. Hà Nội cho biết Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ có quy định cụ thể. Theo đó, có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Lập hóa đơn chưa giao cho người mua mà phát hiện hóa đơn lập sai, người bán có thể gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế mà phát hiện sai phải hủy bỏ, đồng thời người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải nêu rõ lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
bravo-20-nam-2.jpg


Trường hợp 3:
Khi hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đồng thời đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế mà lại phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, cũng như người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như vậy, trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn, trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì người mua, người bán lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Với những trường hợp có sai sót khác thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.

Xem thêm: Phần mềm kế toán BRAVO
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top