Kế toán trưởng thắng kiện 700tr vì bị cho nghỉ việc sau khi sinh

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Ngày quay lại làm việc vì nghỉ thai sản, chị gọi điện cho tài xế lái xe và được báo là “Tổng giám đốc không cho dừng xe lại đón chị”. Đến công ty, chị tiếp tục bị bảo vệ ngăn lại.

Chiều 30/12/2014, TAND TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) mở phiên xét xử sơ thẩm lần hai vụ án “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” giữa chị Nguyễn Thanh Uyển (ngụ phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM) và Công ty TNHH Shinwa Việt Nam.

Bất ngờ bị đuổi việc

Theo hồ sơ vụ án, năm 2008, chị Uyển được tuyển vào làm kế toán trưởng Công ty TNHH Shinwa Việt Nam (Khu công nghiệp Amata, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Trong hợp đồng lao động ghi rõ, chị Uyển được xe đưa rước từ nhà đến công ty để làm việc.

Ngày 1/11/2011, chị Uyển xin nghỉ thai sản. Trước đó, chị đã bàn giao công việc cho một nữ kế toán mới. Trong thời gian nghỉ thai sản, vì yêu cầu công việc, chị vẫn đến công ty để làm việc 22 ngày. Gần đến ngày quay lại làm việc, chị Uyển đã viết email và gọi điện lên công ty báo cho ban giám đốc biết.

Tuy nhiên, đến ngày 1/3/2012, chị đi ra điểm xe rước đi làm như thường lệ thì không thấy xe rước. Chị gọi điện cho các thành viên trong ban giám đốc nhưng không ai nghe máy. Sau đó, chị gọi điện cho tài xế lái xe và được báo là: “Tổng giám đốc không cho dừng xe lại đón chị”.

Chị Uyển đành phải tự mình chạy xe gắn máy từ TP.HCM đến công ty ở Khu công nghiệp Amata để làm việc. Tại đây, chị bị bảo vệ ngăn lại, không cho vào công ty. Bỗng dưng mất việc mà không rõ lý do, chị Uyển đã tìm đến Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai xin được giúp đỡ. Sau đó, Phòng LĐ-TB-XH TP. Biên Hòa đã mời các bên đến để hòa giải. Tuy nhiên, do phía công ty không có thiện chí nên hòa giải không thành.

11Thangkien2.jpg

Chị Uyển và luật sư Lê Tấn Tý.​
Vụ án kéo dài ba năm

Trong đơn khởi kiện, chị Uyển đề nghị tòa buộc công ty phải nhận chị trở lại làm việc, trả lương những ngày không được làm việc, bồi thường hai tháng tiền lương và phụ cấp lương, thanh toán tiền lương trong tháng 11 và 12/2011 do công ty yêu cầu làm thêm, phụ cấp thai sản, tiền phép năm, tiền thưởng năm. Ngày 22/5/2013, TAND TP. Biên Hòa đã xét xử sơ thẩm lần một. Tòa buộc công ty phải nhận chị Uyển trở lại làm việc, đồng thời bồi thường cho chị hơn 364 triệu đồng. Tòa đã bác một phần yêu cầu của chị Uyển về các khoản tiền phép năm, tiền lương tháng 11 và 12/2011 và tiền thưởng của năm 2011.

Cả nguyên đơn (chị Uyển) và bị đơn (công ty) đều làm đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Ngày 14/4/2014, TAND tỉnh Đồng Nai đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. HĐXX nhận định, có một số tình tiết liên quan cần phải được làm rõ. Chẳng hạn, công ty di dời trụ sở về TP.HCM có khai báo cụ thể không, chị Uyển có nhận được thông tin đó không… Từ những cơ sở trên, HĐXX quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho TAND TP. Biên Hòa xét xử lại từ đầu. Thắng kiện

Ngày 30/12/2014, TAND TP. Biên Hòa đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần thứ hai. Phía công ty cho rằng, không có căn cứ nào chứng minh công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị Uyển. Chính chị Uyển đã đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước với công ty. Việc công ty dời văn phòng từ Đồng Nai về TP.HCM là có thông báo chung cho người lao động; văn bản đó được niêm yết tại công ty. Chị Uyển đi làm tháng 11 và 12/2011 tại nơi làm việc mới, tức là chị cũng biết được việc công ty di dời văn phòng… Cho nên, công ty chỉ đồng ý giải quyết cho chị Uyển chế độ thai sản và 22 ngày lương làm thêm trong tháng 11 và 12/2011, với số tiền gần 78 triệu đồng. Các khoản còn lại, công ty không đồng ý giải quyết vì cho rằng không có cơ sở. Tuy nhiên, luật sư Lê Tấn Tý (Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chị Uyển), phản biện: Công ty cho rằng chị Uyển đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thông báo trước là hoàn toàn không có cơ sở.

Bởi hai bên đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng rằng, chị Uyển đi làm phải có xe của công ty đưa rước. Bây giờ công ty không cho xe đến đưa đón thì làm sao người lao động đến được công ty. Nếu chị Uyển tự ý nghỉ thì việc gì chị phải đến công ty thiết tha xin được làm việc, nhưng bảo vệ ngăn không cho vào; việc gì chị phải làm đơn “gõ cửa” các cơ quan chức năng nhờ can thiệp...

Công ty cho rằng, việc di dời văn phòng về TP.HCM có thông báo cho chị Uyển và có văn bản niêm yết tại công ty. Tuy nhiên, công ty cũng không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Hơn nữa, thời gian công ty thông báo (giấy thông báo dán ở công ty) việc dời trụ sở về TP.HCM đúng vào thời điểm chị Uyển nghỉ thai sản. Còn chị Uyển đến địa điểm mới để làm việc là theo điều động đột xuất của công ty chứ không phải làm việc một cách thường xuyên... Luật sư Tý cũng cung cấp thêm chứng cứ mới là văn bản xác nhận của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai về việc Công ty TNHH Shinwa Việt Nam vẫn hoạt động bình thường ở Khu công nghiệp Amata. Công ty không hề khai báo việc đăng ký mở văn phòng làm việc tại TP.HCM. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và theo dõi diễn biến phiên tòa, HĐXX quyết định chấp nhận một phần nội dung đơn khởi kiện của chị Uyển. Cụ thể: tòa buộc công ty phải nhận chị Uyển trở lại làm việc, trả tiền lương những ngày không được làm việc, bồi thường hai tháng tiền lương vì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, chỉ đồng ý một phần tiền phép năm và tiền thưởng của năm 2011. Tổng số tiền mà công ty phải chi trả cho chị Nguyễn Thanh Uyển là 681 triệu đồng.

Theo Mai Hoa/Phụ nữ TP.HCM
 
chị này sẽ không bao giờ được các cty khác mời làm việc heeeeee để rồi lại mất tiền oan, haaaaa quá rủi ro thì không ai dại rước vào mình. cuộc sống nhiều khi không cứ phải lôi nhau ra toà "vô phúc đáo tụng đình" phải có uẩn khúc nhưng vì uy tín thương hiệu và bí mật kinh doanh buộc phải theo phán quyết của toà
 
Phục chị quá đi 3 năm liền mình chắc chẳng đủ kiên nhẫn.
 
Mình chả liên quan gì đến cty SHINWA nhưng thấy cô này cũng thuộc dạng mặt dày và tham lam. Đồng ý là cty sai, mà cô kế toán trưởng này đòi bồi thường gì mà thấy đòi quá đáng. Không có cũng đòi cho có. Như đi làm thêm 22 ngày vào tháng 11 và tháng 12 năm 2011 mà đòi nguyên cả 2 tháng lương. Ngay đến cả tòa án cũng là khách quan mà cũng phải bác phần đòi hỏi quá đáng của cô này. Mà cô này cũng thuộc dạng làm sao đó cho nên cty mới ko ưa để lại tiếp tục làm việc nên mới cho nghỉ. Người ta ko thích mình làm việc nữa thì đi kiếm chỗ khác mà làm, thế mà cô này cũng ráng cố đấm ăn xôi, ráng theo đuổi vụ kiện kéo dài đến mấy năm để mong trở lại cty làm việc, đúng là dày mặt thật. Mà chắc chức vụ và mọi thứ của cty cũng good nên mới ráng theo đuổi lâu đến vậy. Mà nói thật cô này bị cty shinwa sa thải thì chẳng còn có cty nào có thể nhận cô ta vào làm việc nữa. Gặp mình là chủ thì mình cũng cho cô này out sớm để tránh hậu họa.
 
Theo mình quyền lợi chính đáng thì người lao động có quyền đấu tranh. Doanh nghiệp có tiền, luật sư tư vấn và sự hiểu biết về pháp luật...họ không dễ chịu chi 700tr đồng nếu người lao động không đúng. Đã nhiều lần mình chứng kiến cảnh kế toán sau khi sinh quay về công ty bị điều chuyển công tác, rồi chán, tự nghỉ...Chúng ta có quyền đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình
 
Mình chả liên quan gì đến cty SHINWA nhưng thấy cô này cũng thuộc dạng mặt dày và tham lam. Đồng ý là cty sai, mà cô kế toán trưởng này đòi bồi thường gì mà thấy đòi quá đáng. Không có cũng đòi cho có. Như đi làm thêm 22 ngày vào tháng 11 và tháng 12 năm 2011 mà đòi nguyên cả 2 tháng lương. Ngay đến cả tòa án cũng là khách quan mà cũng phải bác phần đòi hỏi quá đáng của cô này. Mà cô này cũng thuộc dạng làm sao đó cho nên cty mới ko ưa để lại tiếp tục làm việc nên mới cho nghỉ. Người ta ko thích mình làm việc nữa thì đi kiếm chỗ khác mà làm, thế mà cô này cũng ráng cố đấm ăn xôi, ráng theo đuổi vụ kiện kéo dài đến mấy năm để mong trở lại cty làm việc, đúng là dày mặt thật. Mà chắc chức vụ và mọi thứ của cty cũng good nên mới ráng theo đuổi lâu đến vậy. Mà nói thật cô này bị cty shinwa sa thải thì chẳng còn có cty nào có thể nhận cô ta vào làm việc nữa. Gặp mình là chủ thì mình cũng cho cô này out sớm để tránh hậu họa.

Mức bồi thường là theo quy định pháp luật mà, có phảu là 2 bên tự thương lượng với nhau đâu.Lao động nữ ngỉ thai sản, công ty không đươc đơn phương hủy hợp đồng đâu bạn. Nếu bạn là lao động nữ, bạn nên biết quý trọng những điều pháp luật ưu tiên cho lao động nữ. Bạn nên nhìn xuống đi, nếu bạn không liên quan thì đừng lấy quan điểm cá nhân phán xét người ta nặng nề như vậy.
 
Mình chả liên quan gì đến cty SHINWA nhưng thấy cô này cũng thuộc dạng mặt dày và tham lam. Đồng ý là cty sai, mà cô kế toán trưởng này đòi bồi thường gì mà thấy đòi quá đáng. Không có cũng đòi cho có. Như đi làm thêm 22 ngày vào tháng 11 và tháng 12 năm 2011 mà đòi nguyên cả 2 tháng lương. Ngay đến cả tòa án cũng là khách quan mà cũng phải bác phần đòi hỏi quá đáng của cô này. Mà cô này cũng thuộc dạng làm sao đó cho nên cty mới ko ưa để lại tiếp tục làm việc nên mới cho nghỉ. Người ta ko thích mình làm việc nữa thì đi kiếm chỗ khác mà làm, thế mà cô này cũng ráng cố đấm ăn xôi, ráng theo đuổi vụ kiện kéo dài đến mấy năm để mong trở lại cty làm việc, đúng là dày mặt thật. Mà chắc chức vụ và mọi thứ của cty cũng good nên mới ráng theo đuổi lâu đến vậy. Mà nói thật cô này bị cty shinwa sa thải thì chẳng còn có cty nào có thể nhận cô ta vào làm việc nữa. Gặp mình là chủ thì mình cũng cho cô này out sớm để tránh hậu họa.

Đầu tiên tôi xin chúc mừng chị nhân vật chính trong câu chuyện trên. Thứ 2, khi tôi đọc cmt của pác Jennifer Nguyen thì tôi cảm thấy pác này đưa ra những lời lẻ không đúng và hoàn toàn không hiểu gì về pháp luật và cả tình người, thiết nghĩ pác nên gỡ cmt của mình ra khỏi bài này.

Theo như pác thì đòi bồi thường như thế nào là không "quá đáng"? thế nào là " dày mặt", " cố đấm ăn xôi"....và còn như thế thì chả công ty nào nhận vào làm việc nữa?

Hiện nay, có rất nhiều công ty muốn vắt chanh bỏ vỏ, khi thấy nhân viên nghĩ thai sản liền cho ng ta nghĩ không lí do, vì nếu như chị nhân viên trên khi đi làm lại thì theo chế độ mẹ chăm con nhỏ vd ( ngày làm 7h, lúc con đau bệnh mẹ nghỉ chăm con...), chính vì thế mà công ty muốn sa thải nhân viên.

Công ty đã sai khi Đơn phương chấm dứt HDLD mà còn ngoan cố khi ra hòa giải, tôi không biết cty này có biết luật hay là lì mặt ra vì thấy đòi bồi thường số tiền đó? Theo tôi nghĩ, cty này chắc là nhiều lần làm như thế, không có nhân viên nào dám phản bác lại nên cứ nghĩ ai cũng vậy!

Đối với LD đang mang thai, hoặc chăm con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, CTY Đơn phương chấm dứt HDLD phải bồi thường ít nhất 2 tháng lương, lương những ngày người LD không đc đi làm, chế độ BHXH, BHYT, thai sản,,,và buộc cty phải nhận người lao động trở lại làm việc. Nếu người LĐ không muốn trở lại làm việc thì Cty phải bồi thường 1 khoản để thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Tôi thấy chị nhân vật chính trên hoàn toàn không có yêu cầu bồi thường nào là quá đáng.

Nhà nước đưa ra bộ luật lao động là để bảo vệ người lao động, thiết nghĩ có những người như pác Jennifer trên thì luật lao động đưa ra bằng thừa ah? Tôi thiết nghĩ, pác nên về mà tìm bộ luật lao động mà đọc cho kỉ trước khi phát ngôn bừa bãi nhé !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top