Kế toán suất ăn công nghiệp

chudinhxinh

Member
Hội viên mới

Kế toán suất ăn công nghiệp


1.Lập định mức NVL chính phụ và tỉ lệ phù hợp

2.Tính giá thành chi tiết cho từng ngày theo tường khách hàng hoặc suất ăn

3.Phân bổ các yếu tố NVL phụ, SXC, Nhân công theo tiêu thức NVL chính

4.Bảng kê thu mua hàng hóa và quản trị nhân sự



5.Một số hạch toán cơ bản

*Vấn đề 01: Lập định mức Nguyên Vật Liệu

–Căn cứ vào định mức chi tiết NVL cho 1 suất ăn/ các món ăn do bếp trưởng lập nếu công ty nhỏ thường do chủ doanh nghiệp lập

–Từ định mức số lượng/ khối lượng NVL chi tiết cho từng món ăn kế toán thu thập thông tin giá cả NVL ở các siêu thị, sạp chợ…để áp giá mua để tính giá vốn tương ứng cho món ăn làm căn cứ tính giá bán cho phù hợp để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận

–Định mức NVL được lập lưu trữ tại doanh nghiệp để làm căn cứ tính giá thành NVL đồng thời cũng làm căn cứ để giải trình cơ quan thuế sau này



*Vấn đề 02: Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán suất ăn công nghiệp yếu tố nguyên vật liệu đầu vào cho những mặt hàng không lấy được hóa đơn chứng từ như rau củ quả, thịt cá….

–Thực tế các mặt hàng này vẫn lấy được hóa đơn nhưng chỉ là giá cả đắt hơn cho so với giá cả ngoài thị trường (chợ, mua của dân) đó là 3 ông lớn tiêu biểu: siêu thị coopmart, siêu thịmetro, Siêu thị Big C

–Nếu mua hàng hóa có hóa đơn ở các ông lớn này thì phải có các yếu tố ràng buộc: đặt cọc ký quỹ, lấy hàng cũng phải theo quy trình thủ tục, giá cũng cao hơn thị trừơng bên ngoài, các vấn đề công nợ tồn đọng và thủ tục trả lại hàng nếu phát sinh cũng sẽ trở nên phức tạp theo quy định của họ ….

*Căn cứ:

Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

*Theo đó:

2.4/Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ (không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

–Mua hàng hoá là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

–Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng tò sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

–Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

–Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

–Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

–Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưõng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

*Ghi chú:

Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.

Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

*Hồ Sơ làm căn cứ: Tham khảo

1.Hợp đồng mua bán (nếu có) kèm chứng minh thư người bán càng tốt

2.Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì đây là cá nhân, không phải là DN).

3.Biên bản bàn giao hàng hóa (nếu là hàng hóa, TSCĐ, CCDC)


++++Thời điểm xuất hoá đơn GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ

***Căn cứ:

Điều 16 Khoản 2 điểm a. Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014

Điều 8 Khoản 2 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013

Điều 3 khoản b Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 11 Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ:
– Ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Nếu DN cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
– Dịch vụ hoàn thành trong tháng nào thì phải lập ngay hóa đơn trong tháng đó. Trường hợp doanh nghiệp dự kiến đến đầu tháng sau mới lập hóa đơn cho doanh thu dịch vụ hoàn thành trong tháng trước là sai quy định.

(Theo Công văn số 10309/CT– TTHT ngày 24/10/2016 của Cục Thuế TP. HCM)

= > Theo đó:

+Về Ngày lập hóa đơn: là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

+Về Thuế GTGT: thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+Về Thuế TNDN: là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC

= > Đối với ngành suất ăn công nghiệp thường xuất hoa đơn vào thời điểm có thể là :

– Cuối mỗi tuần/ giữa tháng hoặc cuối tháng hoặc định kỳ do hai bên quy định trên hợp đồng dịch vụ và khi hai bên làm biên bản đối chiếu Phiếu báo cơm và Đối chiếu quyết toán công nợ và chốt số suất ăn trong kỳ thì hai sẽ xuất hóa đơn


+++ Chi phí quản lý doanh nghiệp:

+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp

*Bao gồm các chi phí:

–Giấy, bút, viết….văn phòng phẩm

–Chi phí thuê văn phòng

–Chi phí máy móc công cụ dụng cụ: máy in, máy fax, máy vi tính

–Chi phí lương nhân viên quản lý: giám đốc, kế toán , thủ quỹ….


Nợ TK 642*,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,214....

+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán

-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515

-Phí ngân hàng:Nợ TK 6425/ Có TK 112

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214

+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:

Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :

Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng:Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911

Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

Nợ TK 8211/ có TK 3334

Kết chuyển:

Nợ TK 911/ có TK 8211

Nộp thuế TNDN:

Nợ TK 3334/ có TK 1111,112
 
chào Anh ! Bên em làm suât an công nghiệp . chủ doanh nghiệp mua hàng háo co bảng kê nguyen vât liêu vào . xuất hóa don ra . cách tính đinh múc mon tính sao vay anh . em cam on ạ! anh có file mẩu cho em xin được không ạ!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top