Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

tieucat

Member
Hội viên mới
Thông tư 45 có mâu thuẫn với thông tư 123 hay không?

1. Công ty mình mua 1 cái máy tính trị giá 18.000.000đ, dùng cho bộ phận QLDN. Đưa vào sử dụng từ ngày 01/01/2013, thời gian sử dụng là 3 năm. Mỗi tháng trích khấu hao: 500.000đ

Số tiền khấu hao từ tháng 1 - tháng 5/2013: 2.500.000đ
Số tiền khấu hao từ ngày 01 - 09/6/2013: 500.000 x 9/30 = 150.000đ

Ngày 10/6/2013 mình định khoản:
Nợ 242 15.350.000
Nợ 214 2.650.000
Có 211 18.000.000

Số tiền phân bổ từ ngày 10/6 - 30/6/2013
Nợ 642 350.000
Có 242 500.000*21/30 = 350.000

Số tiền phân bổ tháng 7/2013
Nợ 642 500.000
Có 242 500.000

Số tiền phân bổ cho 29 tháng còn lại cũng giống như tháng 7/2013

Như vậy là mình đã không thay đổi thời gian sử dụng của cái máy tính đó. Làm như thế này đúng không mọi người.

Trước giờ mình vẫn hay phân bổ theo theo số năm (1 năm, 2 năm...) giờ phân bổ số năm bị lẻ thấy cũng không thích cho lắm


2. Mình còn có 1 thắc mắc nữa đó là: nếu như áp dụng luật mới thì từ ngày 10/6/2013 cái máy tính này không còn được gọi là TSCĐ nữa mà thành CCDC
Theo thông tư 123: CCDC phân bổ tối đa không quá 2 năm
Theo thông tư 45: thời gian phân bổ còn lại của cái máy tính này không quá 3 năm
Như vậy vô hình chung giữa 2 thông tư có 1 sự mâu thuẫn
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Số tiền khấu hao từ tháng 1 - tháng 5/2013: 2.500.000đ
Số tiền khấu hao từ ngày 01 - 09/6/2013: 500.000 x 9/30 = 150.000đ

Ngày 10/6/2013 mình định khoản: bạn còn thiếu cái này
+ Nợ 6423/ có 214 = 150.000

+Nợ 242 15.350.000
Nợ 214 2.650.000
Có 211 18.000.000

Số tiền phân bổ từ ngày 10/6 - 30/6/2013
Nợ 642 350.000
Có 242 500.000*21/30 = 350.000

Số tiền phân bổ tháng 7/2013 và Số tiền phân bổ cho 29 tháng còn lại cũng giống như tháng 7/2013
Nợ 642 500.000
Có 242 500.000

---------- Post added at 10:32 ---------- Previous post was at 10:29 ----------

Theo thông tư 45: thời gian phân bổ còn lại của cái máy tính này không quá 3 năm : bạn có thể làm 2 năm hoặc >= 3 năm có sao đâu, nếu tài sản đó nó 5 năm vậy khi bạn chuyển đổi thành công cụ dụng cụ thì tối đa chỉ = 3 năm
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

um, phần từ ngày 09/6/2013 trở về trước thì mình không nói làm gì, vì nó rõ quá rồi. Nhưng mà mình cũng hơi buồn cười một chút vì giữa 2 luật có sự mâu thuẫn.
Vậy là cách định khoản của mình từ ngày 10/6 trở về sau là đúng phải không.

Mà cái định khoản:
Nợ 642 150.000
Có 214 150.000
Định khoản vào ngày 10/6 hay ngày 1/6 vậy? mình thường trích khấu hao vào đầu tháng.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Khấu hao 214, phân bổ (142,242) bao giờ cũng để cuối tháng bạn à , bạn làm đầu tháng là đang làm sai rồi đó, giả sử ngày 5 bạn bán vậy tại ngày 1 bạn khấu hao hết giá trị của tài sản trong khi bạn đã bán hết quyền khấu hao trong khi tài sản chỉ tham gia vào chu kỳ kinh doanh tháng có 5 ngày mà bạn phân bổ cả là ko hợp lý rồi
Tại Ngày 10/6/2013
+ Nợ 6423/ có 214 = 150.000

+Nợ 242 15.350.000
Nợ 214 2.650.000
Có 211 18.000.000

Tại ngày 30/06/2013: Số tiền phân bổ từ ngày 10/6 - 30/6/2013
Nợ 642 350.000
Có 242 500.000*21/30 = 350.000

31/07/2013………………..Số tiền phân bổ tháng 7/2013 và Số tiền phân bổ cho 29 tháng còn lại cũng giống như tháng 7/2013
Nợ 642 500.000
Có 242 500.000

Tất cả làm cuối tháng hoặc ngày cuối cùng của tài sản tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì mới đúng nha bạn


um, phần từ ngày 09/6/2013 trở về trước thì mình không nói làm gì, vì nó rõ quá rồi. Nhưng mà mình cũng hơi buồn cười một chút vì giữa 2 luật có sự mâu thuẫn.
Vậy là cách định khoản của mình từ ngày 10/6 trở về sau là đúng phải không.

Mà cái định khoản:
Nợ 642 150.000
Có 214 150.000
Định khoản vào ngày 10/6 hay ngày 1/6 vậy? mình thường trích khấu hao vào đầu tháng.
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Bác chu đình xinh cho e hỏi chút, e thấy trích khấu hao với phân bổ vào chi phí trong kì có khác gì nhau đâu, đều tính vào chi phí trong kỳ mà.
Nếu khấu hao thì đk: N642/214
Nếu phân bổ: N642/242
Bản chất của nó vẫn tính vào chi phí thì sao phải tách ra là phân bổ với khấu hao làm gì thía bác?
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

+214: khấu hao tài sản cố định nhằm giúp doanh nghiệp bạn thu hồi đồng vốn đã bỏ ra để mua TSCD đó dần dần và họ sẽ thu hồi lại sau một khoảng thời gian như vậy khấu hao là trích dần số tiền bỏ ra đẻ mua tài sản qua thời gian trên tổng số tiền ta bỏ mua tài sản đó, và giá trị của tài sản được đưa dần vào giá trị của sản phẩm
Trong các doanh nghiệp gọi 1 số tài sản là Tài sản cố định(TSCĐ). Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

+ Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần.
+ Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục thì cần phải để tiết kiệm "dần" 1 khoản tiền tương ứng với phần giá trị bị hao mòn đó. Sau khi tài sản đó không có khả năng hoạt động được thì lại lấy khoản tiền tiết kiệm đó ra mua tài sản khác thay thế. Quá trình này được gọi là trích khấu hao.
Ví dụ, một tài sản cố định có giá trị 1,2 tỉ đồng, thời gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Giá trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau là 200 triệu/năm


+242: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của các kỳ kế toán sau trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.
Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.
Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì soấ tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào Tài khoản 242 mà hạch toán vào Tài khoản 213;
- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;
- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;
- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;
- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;
- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;
- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;
- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;
- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản khác.

Ví dụ: bạn thuê văn phòng để làm văn phòng đầu tháng bà chủ nhà đến trước cửa văn phòng bạn dạng hai chân, tay chỉ thẳng mặt giám đốc đóng tiền thuê mặt bằng 24 triệu cho / 2 năm nếu ko cuối tháng dọn dẹp đồ đạc đi nơi khác mà thực tế mới đầu tháng bạn mới ở được 1 ngày nhưng bà ta đã đòi tiền tới 2 năm rồi => cái đó gọi là trích trước đó bạn
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Uhm bạn nói đúng, mình cũng nghĩ nên quy định phân bổ không quá 2 năm theo TT 123. Tuy nhiên cũng như TT 123 không quy định cụ thể đối với những CCDC đã phân bổ trước đó, thì TT 45 quy định phân bổ 3 năm để tránh việc ảnh hưởng của việc thay đổi thời gian khấu hao tới KQKD của đơn vị thôi. Nếu để 2 năm thì thời gian ngắn quá, nhiều đơn vị có giá trị TSCĐ dưới 30tr nhiều có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC khi rút ngắn thời gian khấu hao.
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Uhm bạn nói đúng, mình cũng nghĩ nên quy định phân bổ không quá 2 năm theo TT 123. Tuy nhiên cũng như TT 123 không quy định cụ thể đối với những CCDC đã phân bổ trước đó, thì TT 45 quy định phân bổ 3 năm để tránh việc ảnh hưởng của việc thay đổi thời gian khấu hao tới KQKD của đơn vị thôi. Nếu để 2 năm thì thời gian ngắn quá, nhiều đơn vị có giá trị TSCĐ dưới 30tr nhiều có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC khi rút ngắn thời gian khấu hao.

um, nhưng nếu như bạn mua 1 cái máy tính trị giá 29 triệu vào ngày 10/6/2013 thì bạn cũng phải phân bổ nó tối đa 2 năm mà thôi, dù có ảnh hưởng hay không thì cũng phải chịu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

um, nhưng nếu như bạn mua 1 cái máy tính trị giá 29 triệu vào ngày 10/6/2013 thì bạn cũng phải phân bổ nó tối đa 2 năm mà thôi, dù có ảnh hưởng hay không thì cũng phải chịu.

Mình nghĩ có thể lựa chọn 2 cách, tuy nhiên tốt nhất là hạch toán CCDC rồi phân bổ 2 năm.
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Mình thâyys ko cần lăn tăn lắm.

Nếu là DN mà lăn tăn chỗ 29 triệu mà phân bổ 2 năm thì có thể tạm sơ bộ kết luận là DN nhỏ. => DN nhỏ cần phải lỗ, lỗ, và lỗ liên tiếp, lúc nào cũng mấp mé thì mới tốt, vì có cần bán cổ phiếu hay làm gì cao siêu đâu.

VB tầm Thông tư ra đời thì cứ làm theo cho ngoan. Còn tất nhiên các VB ra đời trước sau (tùy tính thời điểm mà nó điều chỉnh) nếu bạn thuộc đa số sẽ thấy còn nhiều điểm chưa thống nhất lắm. Nên các Kế cao tay thì luôn nghe lời Thuế, tuy rằng họ quyết đc KHOẢN nào sẽ có thể bị hỏi, và bị hỏi bao nhiêu đấy bạn ah.

Chân thành chúc bạn may mắn./.
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Nhờ các bạn chỉ giáo:
1. Giảm TS: Nợ 214/Nợ 811/Có 211 nhưng không biết bút toán hạch toán vào chi phí khoản GTCL vào Quý II/2013. (sẽ ghi 100% vào quý II)

2. Ghi giảm TS tăng CP vào 01/04/2013 có được không các bạn. Hiệu lực thông tư thì tính từ 10/06/2013.
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

Công ty mình làm ăn có lãi nên phần giá trị còn lại mình sẽ đưa hết và chi phí trong quý này. Tuy nhiên, mình không biết hạch toán thế nào.Các bạn giúp mình hạch toán nhé. Hơn nữa, Báo cáo theo quý nên mình sẽ ghi giảm TS và tăng chi phí từ 01/04 cho dễ tính. Các bạn thấy có ổn không?

Cảm ơn các bạn.
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

cho mình hỏi..nếu chuyển TSCĐ sang công cụ dụng cụ mình có nghe ai nói hay đọc ở đâu đó là phải làm một bản chuyển đổi đưa giám đốc ký. có ai biết không.
nếu đúng thì có thể cho mình xin cái mẫu đó được không
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

e muốn hỏi khi chuyển về tk 242 thì phân bổ theo giá trị của 242 là 15.350.000 chứ hay vẫn phân bổ theo nguyên giá là 18.000.000
Số tiền khấu hao từ tháng 1 - tháng 5/2013: 2.500.000đ
Số tiền khấu hao từ ngày 01 - 09/6/2013: 500.000 x 9/30 = 150.000đ

Ngày 10/6/2013 mình định khoản: bạn còn thiếu cái này
+ Nợ 6423/ có 214 = 150.000

+Nợ 242 15.350.000
Nợ 214 2.650.000
Có 211 18.000.000

Số tiền phân bổ từ ngày 10/6 - 30/6/2013
Nợ 642 350.000
Có 242 500.000*21/30 = 350.000

Số tiền phân bổ tháng 7/2013 và Số tiền phân bổ cho 29 tháng còn lại cũng giống như tháng 7/2013
Nợ 642 500.000
Có 242 500.000

---------- Post added at 10:32 ---------- Previous post was at 10:29 ----------

Theo thông tư 45: thời gian phân bổ còn lại của cái máy tính này không quá 3 năm : bạn có thể làm 2 năm hoặc >= 3 năm có sao đâu, nếu tài sản đó nó 5 năm vậy khi bạn chuyển đổi thành công cụ dụng cụ thì tối đa chỉ = 3 năm
 
Ðề: Hỏi về cách định khoản TSCĐ chuyển thành chi phí do không đủ tiêu chuẩn theo thông tư mới

phân bổ theo giá trị 242 là 15.350.000 chứ bạn. Thực tế 242 bao nhiêu phân bổ bấy nhiêu.



xã hội bất công nuôi ta lớn
cuộc đời bạc bẽo dạy ta khô
n
:lala:sống là phải biết chữ "nhẫn", và phải sử dũng chữ "nhẫn":lala:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top