Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

banhdacua

Member
Hội viên mới
Cty mình có nhập khẩu 01 ô tô mới nguyên chiếc làm TSCĐ. Hoá Đơn GTGT mua xăng chạy thử chưa VAT là 900.000đ , VAT 10% là 90.000đ, lệ phí xăng dầu: 40.000 đ.

Mình hạch toán xăng xe chạy thử vào NG TSCĐ,

Nợ 211 900.000+40.000 = 940.000
Nợ 1332 90.000
Có 1111 1.030.000

Mình phân vân ở định khoản VAT, theo các bạn mình định khoản đã đúng chưa? hay cho vào TK 1331???
Giải thích giúp mình nhé!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Cty mình có nhập khẩu 01 ô tô mới nguyên chiếc làm TSCĐ. Hoá Đơn GTGT mua xăng chạy thử chưa VAT là 900.000đ , VAT 10% là 90.000đ, lệ phí xăng dầu: 40.000 đ.

Mình hạch toán xăng xe chạy thử vào NG TSCĐ,

Nợ 211 900.000+40.000 = 940.000
Nợ 1332 90.000
Có 1111 1.030.000

Mình phân vân ở định khoản VAT, theo các bạn mình định khoản đã đúng chưa? hay cho vào TK 1331???
Giải thích giúp mình nhé!

+ TK 1331 thuế VAT đã nộp của hàng nhập khẩu
+ TK 1332 thuế VAT của hàng mua vào trong nước.

Xăng bạn mua trong nước thì bạn phải hạch toán vào TK 1332 chứ bạn đâu có nhập khẩu xăng để chạy thử máy đâu?

Vậy nhé!

Thân!
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

+ TK 1331 thuế VAT đã nộp của hàng nhập khẩu
+ TK 1332 thuế VAT của hàng mua vào trong nước.

Xăng bạn mua trong nước thì bạn phải hạch toán vào TK 1332 chứ bạn đâu có nhập khẩu xăng để chạy thử máy đâu?

Vậy nhé!

Thân!

Cái này là mua xăng chạy thử ah => ghi nhận vào nguyên giá TSCD theo nguyên tắc !!! sao ko quăng hết vào CP một lần cho nó tiện nhỉ ?/?

* Mua xăng sử dụng mà hạch toán thuế đầu vào vô TK 1332 ah? tớ là tớ phang vào 1331 :book:
+ 1331: VAT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
+ 1332: VAT được khấu trừ của TSCĐ
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Nghe đồn rằng chi phí chạy thử này ít áp dụng cho xe ôtô thì phải.
Chi phí mua nhiên liệu để vận hành thử khối TSCĐ chỉ áp dụng với những TSCĐ cần lắp ráp chưa xác định được tính năng tuyệt đối.
Còn xe ôô thì mua về đổ xăng chạy ngay thì có cần hạch toán phần nhiên liệu này vào chi phí chạy thử không nhỉ các Pác.??
Các Pác cho ý kiến về vấn đề này nhé.
Cám ơn nhiều nhiều
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Nghe đồn rằng chi phí chạy thử này ít áp dụng cho xe ôtô thì phải.
Chi phí mua nhiên liệu để vận hành thử khối TSCĐ chỉ áp dụng với những TSCĐ cần lắp ráp chưa xác định được tính năng tuyệt đối.
Còn xe ôô thì mua về đổ xăng chạy ngay thì có cần hạch toán phần nhiên liệu này vào chi phí chạy thử không nhỉ các Pác.??
Các Pác cho ý kiến về vấn đề này nhé.
Cám ơn nhiều nhiều

BAO nói đúng rồi. Hoan hô :ibbanana:

Xe nhập khẩu về thì chỉ có chạy thiệt thôi chứ k có chạy thử đâu nhé. Cho dù có chạy thử đi nữa cũng không được đưa vào nguyên giá TSCĐ.

+ TK 1331 thuế VAT đã nộp của hàng nhập khẩu
+ TK 1332 thuế VAT của hàng mua vào trong nước.

Ku này mới sáng tác ra đây àh?:dapghe:
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

BAO nói đúng rồi. Hoan hô :ibbanana:

Xe nhập khẩu về thì chỉ có chạy thiệt thôi chứ k có chạy thử đâu nhé. Cho dù có chạy thử đi nữa cũng không được đưa vào nguyên giá TSCĐ.

Tớ đã làm bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ và nộp rồi (tớ tính xăng dầu vào NG TSCĐ). Bây giờ các bạn bảo ko cần đưa vào NG, tính vào chi phí , vậy mình phải giải trình với thuế thế nào về bảng đã đăng ký???

Nếu mình vẫn cho vào NG TSCĐ thì phần VAT của xăng dầu định khoản vào TK 1331 ah?

Nợ 211
Nợ 1331
Có TK liên quan

???.
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Tớ đã làm bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ và nộp rồi (tớ tính xăng dầu vào NG TSCĐ). Bây giờ các bạn bảo ko cần đưa vào NG, tính vào chi phí , vậy mình phải giải trình với thuế thế nào về bảng đã đăng ký???

Nếu mình vẫn cho vào NG TSCĐ thì phần VAT của xăng dầu định khoản vào TK 1331 ah?

Nợ 211
Nợ 1331
Có TK liên quan
???.

* Đăng ký thì đã sao ?/? TSCĐ của mình có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì cứ thế mà trích Khấu Hao thôi - tớ nhớ là hiện tại chỉ làm đăng ký PP trích KH cho TSCĐ thui chứ đâu có cần kê chi tiết từng TSCĐ ra đâu nhỉ, ko lẽ có 1.000 TSCĐ cậu phải kê hết để đăng ký với cơ quan thuế ah :book:

+ Quan điểm của tớ là cứ quăng hết vào CP cái xăng dầu gì gì đó của cậu - ko đưa vào nguyên giá TSCĐ - chỉ rắc rối mà ko có lợi chút nào, còn nếu đưa vào nguyên giá thì về nguyên tắc định khoản như vậy là Oki rùi(xe mua về chạy thử ko được trả lại cho NCC được ah - cái xăng dầu này thường đưa vào nguyên giá những TSCĐ phục vụ SX thui ) :cheers1:
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Cty mình có nhập khẩu 01 ô tô mới nguyên chiếc làm TSCĐ. Hoá Đơn GTGT mua xăng chạy thử chưa VAT là 900.000đ , VAT 10% là 90.000đ, lệ phí xăng dầu: 40.000 đ.

Mình hạch toán xăng xe chạy thử vào NG TSCĐ,

Nợ 211 900.000+40.000 = 940.000
Nợ 1332 90.000
Có 1111 1.030.000

Mình phân vân ở định khoản VAT, theo các bạn mình định khoản đã đúng chưa? hay cho vào TK 1331???
Giải thích giúp mình nhé!

:) Về TK thuế đầu vào thì đó là hàng xăng dầu trong nước, bạn chọn TK cho phù hợp. Thú thật là mình chả nhớ cái TK con là gì, cứ quăng vào 133 là ok, trừ khi trong phần mềm có quy định sẵn Tiểu khoản thì cứ mở cái bảng trong phần mềm rồi chọn thôi, chứ không nhớ số làm gì.
Còn việc chạy thử hay chạy thiệt, thì chẳng qua là khác cách nhìn nhận vấn đề thôi, suy cho cùng, thì 1tr đồng tiền chạy thử đó chả ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả KD, nói trắng ra là không trọng yếu gì, bạn đưa vào NG TSCD phân bổ theo dòng đời của TS đó hay đưa vào phí cũng được thôi. Vấn đề là: tại sao bạn đặt ra câu hỏi? Bạn sợ mình hạch toán sai? Sợ Thuế xuống bắt bẽ? Xin thưa với bạn, với 1tr đó bạn muốn bỏ vào Nguyên giá TSCD hay chi phí trong kỳ đều được, cái chính là lý luận của bạn phải đủ mạnh mẽ để thuyết phục mấy bên xuống kiểm tra bạn thôi (sếp, Thuế, Kiểm toán...). Theo tôi thì cái đó nên bỏ vào Nguyên Giá TSCD.

À, nhân tiện đây có 1 vấn đề cũng hay, em xin hỏi các bác nhé, số là công ty em có 1 dây chuyền sản xuất nước uống (bia rượu chẳng hạn, nói thế cho mấy bác mê nhậu thèm chơi), hiện nó vẫn đang trong giai đoạn lắp ráp - hoàn thành, còn treo ở TK 241 đó. Trong tháng 8 vừa qua, công ty có bỏ nguyên liệu vào chạy thử trong 3 ngày, chi phí nguyên liệu, vỏ chai này nọ đại khái là 200tr. Sản xuất xong, uống thấy ngon và không ai bị đau bụng, nên bên em mới quyết định đem sản phẩm đó ra bán thử ở thị trường, thu về được 70tr. Câu hỏi đặt ra: A - 200tr đó hạch toán ở đâu
1- Tập hợp vào Tk 241
2- Đưa vào 632
B - 70tr đó mình hạch toán ở đâu:
1- Doanh thu hoạt động SXKD bình thường
2- Doanh thu khác TK 711
3- Giảm lại chi phí đã tập hợp vào TK 241

Các bác chỉ giùm em làm sao cho nó êm êm nhé, cám ơn các bác.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

:) nói trắng ra là không trọng yếu gì,

Câu này mí ông kiểm toán hay nói lắm đây !!! :book:
À, nhân tiện đây có 1 vấn đề cũng hay, em xin hỏi các bác nhé, số là công ty em có 1 dây chuyền sản xuất nước uống (bia rượu chẳng hạn, nói thế cho mấy bác mê nhậu thèm chơi), hiện nó vẫn đang trong giai đoạn lắp ráp - hoàn thành, còn treo ở TK 241 đó. Trong tháng 8 vừa qua, công ty có bỏ nguyên liệu vào chạy thử trong 3 ngày, chi phí nguyên liệu, vỏ chai này nọ đại khái là 200tr. Sản xuất xong, uống thấy ngon và không ai bị đau bụng, nên bên em mới quyết định đem sản phẩm đó ra bán thử ở thị trường, thu về được 70tr. Câu hỏi đặt ra: A - 200tr đó hạch toán ở đâu
1- Tập hợp vào Tk 241
2- Đưa vào 632
B - 70tr đó mình hạch toán ở đâu:
1- Doanh thu hoạt động SXKD bình thường
2- Doanh thu khác TK 711
3- Giảm lại chi phí đã tập hợp vào TK 241

Em xin phép đưa ra ý kiến tiếp pác Cò ah !! - hic sao ví dụ toàn Bia với rượu ..

* 200tr đưa vào 241 => ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ
* 70 Tr thì em đưa vào 711 ( em ko đưa vào 511 vì nó chưa phải là hoạt động kinh doanh chính của cty và cái này phát sinh ko thường xuyên, cũng ko đưa vào 241 để ghi giảm nguyên giá TSCĐ vì em sợ khi bán hàng đã xuất hóa đơn mà ko đưa vào DT để đóng thuế là bị các cụ xử các pác ah) :cheers1:

+ Mong các pác cho ý kiến ah !!:happy3:
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Theo mình thì hạch toán 200 tr nguyên liệu vào N241, 70 tr bán sản phẩm chạy thử ghi giảm 241 (C241).
Trích theo thông tư 89 và VAS 03:
TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

* Vậy trong trường hợp Zoo đưa ra thì cái lượng bia chú uống thử cỡ 1.000L có xuất hóa đơn ko nhỉ !!! xuât sử dụng nội bộ và đưa vào ghi giảm nguyên giá TSCĐ ? vậy nếu tớ ko thích xuất thì sao nào - có phải NG TSCD của tớ sẽ tăng lên ko, CP hợp lý đưa vào để tính thuế TNDN tăng ?/?
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

* Vậy trong trường hợp Zoo đưa ra thì cái lượng bia chú uống thử cỡ 1.000L có xuất hóa đơn ko nhỉ !!! xuât sử dụng nội bộ và đưa vào ghi giảm nguyên giá TSCĐ ? vậy nếu tớ ko thích xuất thì sao nào - có phải NG TSCD của tớ sẽ tăng lên ko, CP hợp lý đưa vào để tính thuế TNDN tăng ?/?
Bác này suốt ngày nghĩ về thuế :helpsmilie:
Thu hồi bán ra ngoài hay tiêu dùng nội bộ thì cứ nộp thuế và ghi giảm 241, vào thu nhập chi để bị thuế TNDN :hysterical:
Bác Hientn nói đúng rồi, nhưng thiếu :
- Chi phí thử nghiệm phải là chi phí hợp lý , ví dụ DC đó nó nói là 3 mẻ thử thì từ mẻ thứ 4 làm ơn đừng vào 241 .
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Bác này suốt ngày nghĩ về thuế :helpsmilie:
Thu hồi bán ra ngoài hay tiêu dùng nội bộ thì cứ nộp thuế và ghi giảm 241, vào thu nhập chi để bị thuế TNDN :hysterical:
Bác Hientn nói đúng rồi, nhưng thiếu :
- Chi phí thử nghiệm phải là chi phí hợp lý , ví dụ DC đó nó nói là 3 mẻ thử thì từ mẻ thứ 4 làm ơn đừng vào 241 .
Theo tôi nếu thực tế là phải thử 8 mẻ thì cứ tính đủ 8 mẻ thử.
Miễn là thời điểm bàn giao đi vào hoạt động là sau mẻ thử cuối.
Lúc đó cũng là lúc xác định nguyên giá TSCD và ta có đủ số liệu để tính.
Ví dụ nuôi bò lấy sữa thì năm đầu tiên nó cho sữa ta có thể tính giảm nguyên giá phần thu do bán sữa đó. Nhưng có thể ta thấy sức khỏe nó không thực sự tốt và quyết định cho thêm 1 năm bồi dưỡng trước khi chuyển đàn nó sang đàn cơ bản. Năm đó nó vẫn cho sữa nhưng mục đích của ta không phải lấy sữa.
Cũng thường gặp vườn cây lâu năm. Có thể tính 1 hoặc 2 năm trái bói để giảm nguyên giá TSCD vườn cây ấy, tùy theo sức khỏe của nó.
Bao lâu, thử bao nhiêu mẻ là tùy quyết định của bên kỹ thuật.
Cứ lấy thời điểm bên kỹ thuật gật đầu OK làm mốc. Trước thời điểm đó thì tính vào nguyên giá, sau thời điểm đó tính vào chi phí SX.
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Theo mình thì hạch toán 200 tr nguyên liệu vào N241, 70 tr bán sản phẩm chạy thử ghi giảm 241 (C241).
Trích theo thông tư 89 và VAS 03:
TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Vậy khi bán sản phẩm chạy thử này ta vẫn phải xuất hóa đơn nhưng không ghi nhận doanh thu mà ghi giảm 241 à ??
Nợ 111/112
Có 241
Bút toán này hơi lạ. Có cần thông qua TK trung gian nào không nhỉ ??
Bác nào cho ý kiến cái nhỉ ??
Cám ơn nhiều
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Theo tôi nếu thực tế là phải thử 8 mẻ thì cứ tính đủ 8 mẻ thử.
Miễn là thời điểm bàn giao đi vào hoạt động là sau mẻ thử cuối.
Lúc đó cũng là lúc xác định nguyên giá TSCD và ta có đủ số liệu để tính.
.
Kuki không đồng ý nội dung này.
Vậy 2 TSCĐ giống nhau, do quá trình nghiệm thu của DN chuối hơn thì cho nguyên giá lớn hơn ( mặc dù về hình thái vật chất và khả năng sinh lợi giống nhau )
Chi phí không hợp lý nhất định không được ghi nhận vào giá mua của chuẩn mực VAS03
Em nghe nói IAS họ có cái fair value gì đó, công thêm được đánh giá lại TSCĐ -> chuẩn .
@ Em nghĩ chúng ta sẽ tranh luận thêm nội dung vày khi có Topic về VAS03
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Kuki không đồng ý nội dung này.
Vậy 2 TSCĐ giống nhau, do quá trình nghiệm thu của DN chuối hơn thì cho nguyên giá lớn hơn ( mặc dù về hình thái vật chất và khả năng sinh lợi giống nhau )
Đúng vậy. Vì chi phí nó cao hơn nên giá thành cao hơn và kết quả lợi nhuận thấp hơn (và nộp thuế ít hơn).
Hẳn nhiên không phải vì muốn nộp thuế thấp hơn mà nó làm bừa để chi phi cao.
Bao giờ doanh nghiệp cũng muốn có lợi nhuận cao hơn. Ngòai ra, sao pác Kuki không phát biểu câu trên thành: "Vậy 2 TSCĐ giống nhau, do quá trình nghiệm thu của DN giỏi hơn thì cho nguyên giá thấp hơn ( mặc dù về hình thái vật chất và khả năng sinh lợi giống nhau )". Và sau đó nó có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Khi so sánh 2 tập đoàn về khả năng cơ khí hóa người ta phải quy về giá cố định của tài sản. Ở đây không làm sai lệch quyết định của người đọc BCTC.
Mặc khác, nếu bảo rằng các doanh nghiệp đều phải bằng nhau hết thì Thuế cần doanh nghiệp BCTC làm gì. Chỉ cần thu bằng nhau hết là xong.
Chi phí không hợp lý nhất định không được ghi nhận vào giá mua của chuẩn mực VAS03
Pác có trích dẫn chính xác chuẩn mực? Nếu chính xác là những chữ trên thì phải xem như thế nào gọi là hợp lý và giá mua là gì khi mà ở đây ta tính Nguyên Giá = giá mua + chi phí lắp đặt chạy thử. Còn phần hợp lý ở đây được chứng thực bởi bộ phận kỹ thuật của DN.
Em nghe nói IAS họ có cái fair value gì đó, công thêm được đánh giá lại TSCĐ -> chuẩn .
Ở VN không cho phép DN tự đánh giá lại tài sản. TSCD được thể hiện trên sổ kế toán bằng nguyên giá (giá quá khứ). Khi 2 DN trao đổi hàng cho nhau thì có thể cần giám định. Cũng rất thường xảy ra khi cả 2 bên không tin tưởng nhau nhiều lắm và cả hai đều muốn công bằng, an toàn, tránh rủi ro nên họ sẽ nhờ giám định. Nhờ giám định là vì nhu cầu quản lý rủi ro của họ chứ hoàn toàn không phải vì ràng buộc của VAS03 hay IAS.
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

BAO nói đúng rồi. Hoan hô :ibbanana:

Xe nhập khẩu về thì chỉ có chạy thiệt thôi chứ k có chạy thử đâu nhé. Cho dù có chạy thử đi nữa cũng không được đưa vào nguyên giá TSCĐ.



Ku này mới sáng tác ra đây àh?:dapghe:

+ Hơ hơ! Cái này là chính xác chứ em ko sáng tác đâu nhé
+ Bài trên bạn hỏi hạch toán thuế ntn? thì em trả lời hạch toán như thế thui nhé:happy3::cheers1:
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Bao giờ doanh nghiệp cũng muốn có lợi nhuận cao hơn. Ngòai ra, sao pác Kuki không phát biểu câu trên thành: "Vậy 2 TSCĐ giống nhau, do quá trình nghiệm thu của DN giỏi hơn thì cho nguyên giá thấp hơn ( mặc dù về hình thái vật chất và khả năng sinh lợi giống nhau )". Và sau đó nó có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Khi so sánh 2 tập đoàn về khả năng cơ khí hóa người ta phải quy về giá cố định của tài sản. Ở đây không làm sai lệch quyết định của người đọc BCTC.
Mặc khác, nếu bảo rằng các doanh nghiệp đều phải bằng nhau hết thì Thuế cần doanh nghiệp BCTC làm gì. Chỉ cần thu bằng nhau hết là xong.
1. Em không đề cập khái niệm "thấp' vì không thể thấp hơn mức sàn, còn cao mà không ráng buộc thì cao vô chừng -> chi phí thử nghiệm phải hợp lý, phù hợp với quy định kỹ thuật của máy chứ không phải do ban nghiệm thu
nếu vượt quá mức nghiệm thu hợp lý thì phải quy trách nhiệm cá nhân nếu vận hành sai, quy trách nhiệm người bán nếu do thiết bị; máy chạy hoài không nghiệm thu thì phải đối chiếu hợp đồng để trả máy, lỗi người bán không thể người mua gánh chịu .
Pác có trích dẫn chính xác chuẩn mực? Nếu chính xác là những chữ trên thì phải xem như thế nào gọi là hợp lý và giá mua là gì khi mà ở đây ta tính Nguyên Giá = giá mua + chi phí lắp đặt chạy thử. Còn phần hợp lý ở đây được chứng thực bởi bộ phận kỹ thuật của DN.
Xin lỗi vì viết tắt quá, giá mua cũng vậy, 1 TSCĐ mà giá thị trường người ta mua là A, mình mua A+x, mà x vô lý quá thì phải loại khỏi giá mua, chứ không phải vin vào hóa đơn mà làm .
Ở VN không cho phép DN tự đánh giá lại tài sản. TSCD được thể hiện trên sổ kế toán bằng nguyên giá (giá quá khứ). Khi 2 DN trao đổi hàng cho nhau thì có thể cần giám định. Cũng rất thường xảy ra khi cả 2 bên không tin tưởng nhau nhiều lắm và cả hai đều muốn công bằng, an toàn, tránh rủi ro nên họ sẽ nhờ giám định. Nhờ giám định là vì nhu cầu quản lý rủi ro của họ chứ hoàn toàn không phải vì ràng buộc của VAS03 hay IAS.
Đó là hạn chế do áp dụng chuẩn mực không đồng bộ đó .
Việc trao đổi thuận mua vừa bán trên hợp đồng chỉ là vấn đề thanh toán, còn ghi nhận vào tài sản phải ghi nhận theo đúng cái " tự nhiên" của nó .
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

Vậy khi bán sản phẩm chạy thử này ta vẫn phải xuất hóa đơn nhưng không ghi nhận doanh thu mà ghi giảm 241 à ??
Nợ 111/112
Có 241
Bút toán này hơi lạ. Có cần thông qua TK trung gian nào không nhỉ ??
Bác nào cho ý kiến cái nhỉ ??
Cám ơn nhiều

He he Bao anh thắc mắc cái này cũng có lý, bác xuất bán thì tất nhiên phải xuất HĐ GTGT, và khi đó bác phải kết chuyển 241 trước chứ, bác định khoản và hạch toán như trên thì em cũng potay.com:smilielol5:
 
Ðề: Hạch toán xăng dầu chạy thử vào NG TSCĐ?

He he Bao anh thắc mắc cái này cũng có lý, bác xuất bán thì tất nhiên phải xuất HĐ GTGT, và khi đó bác phải kết chuyển 241 trước chứ, bác định khoản và hạch toán như trên thì em cũng potay.com:smilielol5:

Hic!!! nói kỹ hơn đi ku - anh là anh chưa hiểu cái "phải kết chuyển 241 trước" chú nói là nó như thế nào (anh Bao thiếu thuế đầu ra ... hehhehe ) !!!!
* Về nguyên tắc thì bán hàng xuất hóa đơn => hóa đơn này làm căn cứ ghi nhận giảm 241 theo VAS => hạch toán kế toán ?/?
N111
C241
C333
* Tiện thể các pác cho em hỏi tý !!! trong trường hợp thực hiện các mẻ thử như vậy thường thì CP bỏ ra sẽ lớn hơn thu vào => em xuất hóa đơn và ghi nhận vào DT rõ ràng sẽ có lợi hơn thay vì ghi giảm 241 đúng ko ah, vì vậy em mới quăng nó vào Doanh thu ah. Trong trường hợp này có gì ràng buộc em cứ phải ghi giảm 241 ko nhỉ ..... :confuse1:

+ Các pác cho ý kiến cái nhỉ !!!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top