Ghi bút toán NVCSH ntn?

boden

Member
Hội viên mới
Cả nhà giúp em nha! Cty của em là cty TNHH 2 thành viên,thực tế chỉ có 1 thành viên quản lý.Vốn điều lệ của Cty đăng ký với Phòng ĐKKD là 2 tỷ,trên thực tế thì chỉ có một khoản tiền nhỏ đặt cọc ban đầu trong tài khoản của cty. Vậy khi làm bút toán tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì sẽ ghi số tiền như thế nào:
Nợ TK 111/112: ???
Có TK 411: 2 tỷ
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Cả nhà giúp em nha! Cty của em là cty TNHH 2 thành viên,thực tế chỉ có 1 thành viên quản lý.Vốn điều lệ của Cty đăng ký với Phòng ĐKKD là 2 tỷ,trên thực tế thì chỉ có một khoản tiền nhỏ đặt cọc ban đầu trong tài khoản của cty. Vậy khi làm bút toán tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì sẽ ghi số tiền như thế nào:
Nợ TK 111/112: ???
Có TK 411: 2 tỷ

Bạn hạch toán tăng vốn hay là góp vốn?
- Góp vốn: N111,112/C411
- Tăng vốn: phải làm thủ tục tăng vốn với Sở KH-ĐT để thay đổi giấy phéo kinh doanh và góp vốn thêm như định khoản trên nhé
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Cả nhà giúp em nha! Cty của em là cty TNHH 2 thành viên,thực tế chỉ có 1 thành viên quản lý.Vốn điều lệ của Cty đăng ký với Phòng ĐKKD là 2 tỷ,trên thực tế thì chỉ có một khoản tiền nhỏ đặt cọc ban đầu trong tài khoản của cty. Vậy khi làm bút toán tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì sẽ ghi số tiền như thế nào:
Nợ TK 111/112: ???
Có TK 411: 2 tỷ

_ Định khoảng khi đăng ký KD :
N111, 112 : số tiền thực tế thu được lúc đó.
N138 : số tiền còn thiếu trong khoảng 2tỷ đã đăng ký KD.
C411 : 2tỷ.

_ Khi nào các thành viên góp vốn tiếp thì định khoảng N111, 112 / C138.
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

_ Định khoảng khi đăng ký KD :
N111, 112 : số tiền thực tế thu được lúc đó.
N138 : số tiền còn thiếu trong khoảng 2tỷ đã đăng ký KD.
C411 : 2tỷ.

_ Khi nào các thành viên góp vốn tiếp thì định khoảng N111, 112 / C138.

Vậy nếu trong thời gian tới cty em vay thêm tiền ngân hàng để hoạt động thì chi phí lãi vay phải trả có đc tính vào chi phí hợp lý hay ko?
(Vì em nghĩ bên thuế sẽ hỏi tại vì sao các thành viên cty ko góp vào cho đúng với Vốn Điều lệ đã đưa ra như ban đầu mà lại đi vay?)
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Vốn điều lệ phải góp đủ trong một thời hạn đã được cam kết trong điều lệ công ty cũng như bản cam kết góp đủ vốn điều lệ nộp sở kế hoạch và đầu tư. Hình như là trong vòng 03 tháng các thành viên phải góp đủ (tất nhiên là số trến sổ sách ko fải là số tồn thực tế trong két, TGNH). Như vậy khi bạn muốn vay tiền ngân hàng sổ sách của bạn còn tồn nhiều tiền mặt như vậy ko biết có được vay ko nếu khoản vay đó còn nhỏ hơn cả số tiền tồn trên sổ sách?
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Vậy nếu trong thời gian tới cty em vay thêm tiền ngân hàng để hoạt động thì chi phí lãi vay phải trả có đc tính vào chi phí hợp lý hay ko?
(Vì em nghĩ bên thuế sẽ hỏi tại vì sao các thành viên cty ko góp vào cho đúng với Vốn Điều lệ đã đưa ra như ban đầu mà lại đi vay?)


Theo Luật DN thì số tiền thành viên góp vốn thiếu sẽ tính lãi theo lãi suất cao nhất có thể có của các NH thương mại.

Do đó nếu có người thiếu nợ và bạn thu lãi đủ thì đương nhiên khi bạn đi vay cũng sẽ được tính chi phí.
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

+Cái này cũng còn tuỳ xem là góp bằng TS, or TM or.... nếu 2 tỷ là góp bằng TM thì
Theo cún ko nên cho đùng 1 phát 2tỷ vào TK 111, giả sử vốn là 10tỷ thì tiêu bao giờ cho hết xiền.
D/K
Nợ TK 111:xxxx
Nợ TK 211: (nếu có góp bằng TS)
Nợ TK 138:
Có TK 411
Có Tk
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

TK 411- Vốn kinh doanh, được ghi nhận theo số thực góp.
Chả có chỗ nào cho ghi "góp thiếu" đối ứng với 138 cả. Đấy chỉ là "cách ma" mà một số cty con con đẻ ra để nhìn thấy vốn kinh doanh đủ lớn, để rồi vay ngân hàng hoặc hù đối tác non tay mà thôi. Ái chà, cái sự ma mãnh thì được nhanh chóng nhân rộng, các bác cũng có góp phần "khuyến nghị" đấy nhé!
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

TK 411- Vốn kinh doanh, được ghi nhận theo số thực góp.
Chả có chỗ nào cho ghi "góp thiếu" đối ứng với 138 cả. Đấy chỉ là "cách ma" mà một số cty con con đẻ ra để nhìn thấy vốn kinh doanh đủ lớn, để rồi vay ngân hàng hoặc hù đối tác non tay mà thôi. Ái chà, cái sự ma mãnh thì được nhanh chóng nhân rộng, các bác cũng có góp phần "khuyến nghị" đấy nhé!
Không khuyến nghị... Chỉ là tạm thời chưa có cách nào khả dĩ "ma" hơn nên dùng tạm

Thật ra thì không ghi đối ứng với 138 cũng được. Nhưng nó lợi cái này thì thiệt hại cái khác tương đương.
VD: thu hút vốn đầu tư chẳng hạn.

Ngòai ra cũng có ý kiến cho rằng chỉ ghi Có 411 phần thực góp, còn lại không ghi gì ráo mà thể hiện một vài dòng chi tiết ở phần thuyết minh BCTC.
Và cũng có vài ý kiến khác cho phần tranh luận này. (nó nằm ở topic nào BAO cũng không nhớ .... loading .....)

Hay songcham cho ý kiến luôn để nó không là ma nữa ...
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Chỉ có đăng ký láo mà không góp mới là ma
Còn kế toán hạch toán 138 và có thuyết minh đầy đủ trên BCTC là đúng với CM kế toán thì có gì mà ma
Khi đi vay mà yêu cầu phải nộp BCTC chẳng hạn thì cứ đúng như rứa mà đưa - chỉ sợ khi đưa hồ sơ vay lại nguỵ tạo thì mới chết. Còn đã đưa ra đúng tình trạng cho người ta xem mà vẫn cho vay là việc của ông cho vay với bên muốn vay, chả sao
CF lãi vay vốn để hoạt động tương ứng với phần vốn góp của các thành viên chưa góp đủ thuế sẽ không chịu đâu
Còn đương nhiên hết thời hạn không góp đủ thì trách nhiệm là của ông đăng ký góp và các thành viên
 
Phe đối lập

TK 411 chỉ được ghi theo số thực góp, việc này các bác có thể tham khảo lại hướng dẫn hạch toán trên 411. Ghi số góp thiếu tức là "ma". "Ma" thì có kẻ sợ, người không, lừa được ai thì lừa, đã bảo 1m vuông 80 thằng ******* mà!

Cho dù bác có cam kết góp vốn thì bác cứ việc ghi nợ TK138 đối ứng với ... thứ gì mà bác nghĩ ra, xin đừng ma thuật vào 411. Bác không nhớ yêu cầu báo cáo tiến độ góp vốn sao, chẳng nhẽ một mặt ghi góp đủ vốn kinh doanh (bằng chứng ở 411), một mặt lại báo cáo "chúng tôi góp thiếu" (xin xem 138)! Đó là cái "lý" mà bác giải trình? Đấy gọi là nguỵ biện mà thôi!

Lại nói nguyên cớ vận lý của cái sự ma thuật này là dẫn "Luật doanh nghiệp", đòi hỏi cty phải chịu trách nhiệm kể cả phần vốn góp còn thiếu. Chiếu theo điều này thì chỉ có "cty TNHH hai thành viên trở lên" mới "vận dụng tào lao" vào thủ thuật nói trên. Nếu xét kỹ thì đó là yêu cầu quá đúng của luật doanh nghiệp đối với trách nhiệm của chủ cty trong các trường hợp được nêu chứ không phải là "hướng dẫn hạch toán kế toán vốn góp thiếu vào TK138" theo kiểu "phải chịu trách nhiệm" mà các tay "sáng kiến" đã mài ra.

Hạch toán kế toán phải theo hướng dẫn về chế độ kế toán, xin mời xem lại 411. Nói thêm, mình cũng đã chịu nhiều đau khổ với vụ ...góp thiếu nên mình rất không ưa vụ này, các bác cho là có thành kiến cũng được, nhưng dưới cờ đại nghĩa và pháp luật hiện hành thì mình về "phe đối lập" chống đối nhóm góp thiếu mà cứ ghi đủ. Xin thứ lỗi!!!
 
Ðề: Phe đối lập

TK 411 chỉ được ghi theo số thực góp, việc này các bác có thể tham khảo lại hướng dẫn hạch toán trên 411. Ghi số góp thiếu tức là "ma". "Ma" thì có kẻ sợ, người không, lừa được ai thì lừa, đã bảo 1m vuông 80 thằng ******* mà!

Cho dù bác có cam kết góp vốn thì bác cứ việc ghi nợ TK138 đối ứng với ... thứ gì mà bác nghĩ ra, xin đừng ma thuật vào 411. Bác không nhớ yêu cầu báo cáo tiến độ góp vốn sao, chẳng nhẽ một mặt ghi góp đủ vốn kinh doanh (bằng chứng ở 411), một mặt lại báo cáo "chúng tôi góp thiếu" (xin xem 138)! Đó là cái "lý" mà bác giải trình? Đấy gọi là nguỵ biện mà thôi!

Lại nói nguyên cớ vận lý của cái sự ma thuật này là dẫn "Luật doanh nghiệp", đòi hỏi cty phải chịu trách nhiệm kể cả phần vốn góp còn thiếu. Chiếu theo điều này thì chỉ có "cty TNHH hai thành viên trở lên" mới "vận dụng tào lao" vào thủ thuật nói trên. Nếu xét kỹ thì đó là yêu cầu quá đúng của luật doanh nghiệp đối với trách nhiệm của chủ cty trong các trường hợp được nêu chứ không phải là "hướng dẫn hạch toán kế toán vốn góp thiếu vào TK138" theo kiểu "phải chịu trách nhiệm" mà các tay "sáng kiến" đã mài ra.

Hạch toán kế toán phải theo hướng dẫn về chế độ kế toán, xin mời xem lại 411. Nói thêm, mình cũng đã chịu nhiều đau khổ với vụ ...góp thiếu nên mình rất không ưa vụ này, các bác cho là có thành kiến cũng được, nhưng dưới cờ đại nghĩa và pháp luật hiện hành thì mình về "phe đối lập" chống đối nhóm góp thiếu mà cứ ghi đủ. Xin thứ lỗi!!!

hihi
Thứ với lỗi cái gì chứ. Khách sáo quá thể đấy cô em.

Có ai có thành kiến gì với cách làm của songcham đâu. Chỉ là bạn nói bạn không đồng ý với bút toán xuất hiện 138 nhưng lại chưa đưa ra phương pháp thay thế của mình.
Bạn chịu nhiều đau khổ thì cũng nên đưa ra phương hướng giải quyết để người khác tránh được cái đau khổ mà bạn đã gặp chứ.

Theo luật kế toán thì không đối ứng 138/411 khi góp vốn thiếu
Theo luật doanh nghiệp thì phải góp đủ theo điều lệ.

Vậy theo songcham chúng ta nên làm thế nào cho hoàn hảo ??
Chờ bạn giải trình cái đau khổ của bạn
 
Sửa lần cuối:
Niềm riêng một cõi đi về khó phân

Bác Bao tơ tưởng không đúng chỗ nên đã "mạo phạm" gọi songcham là cô em.

Song có thể lượng thứ do chỗ bác yêu quá hoá gàn nên mới hiểu chưa tỏ cái ý mà em đã phân bua: làm gì có giải pháp nào nữa ở đây? Bác góp được bao nhiêu thì bác ghi sổ 411 bấy nhiêu. Cái sự bác chưa góp thì chưa ghi chứ em chả chịu "ghi thiếu" vào 411/138.

Luật doanh nghiệp (với cty TNHH 2 TV trở lên) yêu cầu bác chịu trách nhiệm toàn bộ theo số vốn đã đăng ký chứ không phải bác đăng ký 1tỷ, bác góp 100tr rồi nhỡ phá sản bác chỉ thanh toán nợ trong phạm vi 100tr. Đấy là tinh thần của Luật doanh nghiệp mà các "cây sáng kiến" ma thuật vào bút toán trời ơi là N411/C138. Luật doanh nghiệp không yêu cầu bác ghi sổ kế toán cho đủ số đã đăng ký nên không có mâu thuẫn gì với chế độ kế toán.

Cái sự hoàn hảo mà bác trông đợi, theo ý em, chính là như đã nói từ đầu: ghi 411 theo đúng số thực góp và đừng có khuyến nghị tùm lum về vụ góp thiếu. Khuyến nghị tuyệt vời nhất là Luật nên sữa theo hướng: trong thời hạn cho phép (bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng ký) nếu DN không góp đủ thì phải nộp bổ sung hồ sơ thay đổi vốn điều lệ và có biện pháp chế tài hẳn hoi.

Đau khổ của em chỉ là nỗi niềm riêng, không tiện giải trình ra đây. Tuy nhiên, vì bác quan tâm thế nên cũng cảm kích chia sẻ một tẹo trong số đó. Ấy là lúc trước em cũng cảm mến một cô em (đích thị là cô em) cùng ngành. Ác một nỗi cô lại về phe bọn ghi sổ thiếu. Thật là bên tình bên lý em không biết giải quyết thế nào cho vẹn vẻ. Các bác thương mà lượng thứ cho!
 
Ðề: Niềm riêng một cõi đi về khó phân

Bác Bao chưa tỏ cái ý mà em đã phân bua: làm gì có giải pháp nào nữa ở đây? Bác góp được bao nhiêu thì bác ghi sổ 411 bấy nhiêu. Cái sự bác chưa góp thì chưa ghi chứ em chả chịu "ghi thiếu" vào 411/138.
Vậy hãy xác định những phạm trù sau:
- Góp vốn.
- Chưa góp.
- Nợ.
Không có chuyện "góp thiếu". Góp là góp, mà thiếu (nợ) là thiếu (nợ).

Luật doanh nghiệp (với cty TNHH 2 TV trở lên) yêu cầu bác chịu trách nhiệm toàn bộ theo số vốn đã đăng ký chứ không phải bác đăng ký 1tỷ, bác góp 100tr rồi nhỡ phá sản bác chỉ thanh toán nợ trong phạm vi 100tr. Đấy là tinh thần của Luật doanh nghiệp mà các "cây sáng kiến" ma thuật vào bút toán trời ơi là N411/C138. Luật doanh nghiệp không yêu cầu bác ghi sổ kế toán cho đủ số đã đăng ký nên không có mâu thuẫn gì với chế độ kế toán.
Chỗ màu đỏ là không có à. Vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi 1 tỷ.
Cái khúc chưa góp đủ theo cam kết thì vẫn phải bán nhà mà nộp cho đủ.

Cái sự hoàn hảo mà bác trông đợi, theo ý em, chính là như đã nói từ đầu: ghi 411 theo đúng số thực góp và đừng có khuyến nghị tùm lum về vụ góp thiếu. Khuyến nghị tuyệt vời nhất là Luật nên sữa theo hướng: trong thời hạn cho phép (bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng ký) nếu DN không góp đủ thì phải nộp bổ sung hồ sơ thay đổi vốn điều lệ và có biện pháp chế tài hẳn hoi.
Thiết nghĩ Luật Doanh Nghiệp và CHuẩn mực kế tóan là đã quá đủ, quá rõ rồi. Không cần khuyến nghị gì thêm.
Các thời điểm đáng chú ý:
1 - Tuyên bố vốn điều lệ.
2 - Hạn chót cam kết góp đủ vốn.
a/. Như vậy trước thời điểm hạn chót cam kết góp đủ thì 411 thể hiện đúng theo thực góp.
Số góp thiếu sẽ không tính là nợ (không tính lãi). Nên cũng chưa cần ghi N138/C411.
b/. Nhưng đến sau thời điểm đó (mà thời điểm này Luật doanh nghiệp vẫn cho phép dời lại thêm 1 lần nữa) thì nếu vẫn chưa góp đủ:
- Hoặc là ghi nhận như 1 khỏan mà cty cho cá nhân vay (và đồng thời xem như đã góp đủ).
- Hoặc là đăng ký lại vốn điều lệ.

Như vậy xét cả 2 giai đoạn a và b ở trên thì vẫn luôn đúng Chuẩn mực kế toán: 411 thể hiện số thực góp.

Đau khổ của em chỉ là nỗi niềm riêng, không tiện giải trình ra đây. Tuy nhiên, vì bác quan tâm thế nên cũng cảm kích chia sẻ một tẹo trong số đó. Ấy là lúc trước em cũng cảm mến một cô em (đích thị là cô em) cùng ngành. Ác một nỗi cô lại về phe bọn ghi sổ thiếu. Thật là bên tình bên lý em không biết giải quyết thế nào cho vẹn vẻ. Các bác thương mà lượng thứ cho!
Xét về lý, "bọn góp đủ" vẫn chấp nhận tính lãi vay đối với "bọn góp thiếu" (thay vì đăng ký lại tỷ lệ góp vốn và vốn điều lệ):
=> Trách ai?
 
Ðề: Niềm riêng một cõi đi về khó phân

Song có thể lượng thứ do chỗ bác yêu quá hoá gàn nên mới hiểu chưa tỏ cái ý mà em đã phân bua: làm gì có giải pháp nào nữa ở đây? Bác góp được bao nhiêu thì bác ghi sổ 411 bấy nhiêu. Cái sự bác chưa góp thì chưa ghi chứ em chả chịu "ghi thiếu" vào 411/138.
Chưa có giải pháp thật à. Tiếc nhỉ
Luật doanh nghiệp (với cty TNHH 2 TV trở lên) yêu cầu bác chịu trách nhiệm toàn bộ theo số vốn đã đăng ký chứ không phải bác đăng ký 1tỷ, bác góp 100tr rồi nhỡ phá sản bác chỉ thanh toán nợ trong phạm vi 100tr. Đấy là tinh thần của Luật doanh nghiệp mà các "cây sáng kiến" ma thuật vào bút toán trời ơi là N411/C138. Luật doanh nghiệp không yêu cầu bác ghi sổ kế toán cho đủ số đã đăng ký nên không có mâu thuẫn gì với chế độ kế toán.
Vậy ta cùng xem luật doanh nghiệp nói gì nhé
Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
Nào bác bỏ luật doanh nghiệp đi nào songcham
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Thưa bác Bao,

Bác bảo em phải làm gì với Luật DN cơ chứ. Chả phải em đã nói là không hề có mẫu thuẫn giữa Luật DN và CĐKT hay sao!

Chỉ vì cái dòng mà bác làm cho đo đỏ ấy bị lợi dụng hiểu thành "ghi nợ 411, ghi có 138" là thứ em phản đối mà thôi. Nhắc lại, tinh thần của Luật DN chỗ này là "bác phải chịu trách nhiệm trả nợ trong vòng số vốn đã đăng ký bất kể bác góp đủ hay thiếu" chớ không hướng dẫn hạch toán kế toán. Nếu Luật DN đá lộn sân sẽ bị Vụ Chế độ Kế toán Kiểm toán-thuộc Bộ Tài chính-phản ứng ngay!

Em chỉ mong Luật DN yêu cầu đăng ký lại theo đúng số thực góp nếu không góp đủ theo hạn định, cần thiết thì chế tài hẳn hoi. Bác tìm xem Luật DN đã có chỗ này chưa?

Cùng thưa bác Muon,

Bác cứ việc bán nhà trả nợ nhưng vẫn phải ghi theo số thực góp. Trường hợp b của bác đúng chuẩn mực chỗ nào xin bác đừng "bịp" em!

Bác chỉ hộ chỗ nào trong chuẩn mực cho góp vốn bằng "nợ". Đã nợ là không thực góp. Nói theo lý luận của bác thì hà cớ gì đăng ký góp 1tỷ rồi góp 100tr ghi nợ thêm 900tr. Đã sướng thế thì ghi nợ quách 1 tỷ cho rồi có chỗ nào bắt bác phải phân thây 2 khúc. Hay bác muốn góp tí đỉnh gọi là có góp, chả nhẽ "tay không bắt giặc" thì cái sự bịp bợm nó rõ ràng quá, há chẳng đúng sao!

Vậy nên, trong 2 cái hoặc của bác ở phần b này em xin chọn cái hoặc đi sau "đăng ký lại vốn điều lệ, như thế fair hơn cho các đối tác.

Cái hoặc đầu tiên của bác "ghi nhận như một khoản mà cty cho cá nhân vay và đồng thời xem như đã góp đủ)" thì cũng là lý luận của bọn "biến không thành có" mà thôi!

Nói thêm, nếu muốn "bịp" như vậy, nên "bịp" thế này coi còn có tính trách nhiệm hơn, hợp đạo luật và hợp chế độ:

Bác góp cho đủ vào và bác làm chứng từ vay ra. Như thế bác còn không bị mất khoản lãi vay đưa vào thuế khi tính thuế TNDN. Nhưng Ban điều hành phải chịu trách nhiệm về việc cho vay như thế nào, với đối tượng nào, liệu có dám lãnh trách nhiệm này? Làm thế này thì 8 thằng dám cũng còn 2 thằng không, bớt được 20% láu cá, hơn là cả 10 thằng bịp mà cứ tưởng mình đúng mới chết!!!

Vài dòng phúc đáp, Qúy bác tường lãm.
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Thưa bác Bao,
Em chỉ mong Luật DN yêu cầu đăng ký lại theo đúng số thực góp nếu không góp đủ theo hạn định, cần thiết thì chế tài hẳn hoi. Bác tìm xem Luật DN đã có chỗ này chưa?
Có đấy songcham. Bạn làm biếng đọc luật quá. Cũng trong điều 39 BAO đã trích ở điều 3 có nói rõ
3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:
......
.....
Cùng thưa bác Muon,

Bác cứ việc bán nhà trả nợ nhưng vẫn phải ghi theo số thực góp. Trường hợp b của bác đúng chuẩn mực chỗ nào xin bác đừng "bịp" em!
........
.........
Còn cái này thưa bác Muon thì để bác Muon thốt vậy. Em không dám nói leo
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Căng thẳng quá nhỉ. Các bác tranh luận như thế này thì khổ chủ còn rối hơn khi chưa hỏi, túm lại có 2 cách như sau:
1 là: góp bao nhiêu ghi nhận bấy nhiêu Nợ 112/có 411 số tiền trong TK công ty í. Khi nào góp thêm lên sở đăng ký lại.
2 là (cách này không theo chuẩn mực hay luật nào cả) cứ ghi đủ 2 tỷ đi Nợ 111,112/có 411 2tỷ vì số vốn 2 tỷ là rất nhỏ cho 1 Công ty nên không hù được ai cả, hàng tháng tồn quỹ hơn 1 tỷ cũng không sao, làm ăn 1 thời gian bù đắp vào cho đủ. Thực tế rất hay gặp phải tình huống này ở các DN ngoài quốc doanh, cứ áp dụng đi đừng cho người ngoài biết là được.
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?- Chế tài những gì

Nhờ bác Bao trách yêu là làm biếng đọc luật nên em phải dừng lại một tý để giở luật ra xem (bác tha cho, em chỉ xem đúng điều 39 chỗ bác điểm chỉ!). Kết quả em thấy rằng em đã không trình bày rõ ý nhắm đến nên phiền bác trách là phải:
- Cái tên không chịu góp đủ thì vẫn phải bồi thường đầy đủ khi có "sự cố" trong giai đoạn này, điều này là tốt rồi, em vẫn biết mà.
- Sau thời hạn cam kết lần cuối mà tên kia vẫn ngoan cố, nếu người khác góp đủ (theo thoả thuận) thì hắn sẽ bị đuổi cổ!
- Có yêu cầu đăng ký lại.

Có điều phải nói rõ là: chủ yếu đăng ký lại tên thành viên chớ không phải vốn điều lệ giảm bởi vì trong 3 cách giải quyết của điều 39 tựu trung vẫn yêu cầu góp đủ chứ không có chỗ nào biểu thôi góp ít lại. Việc này cũng không hẳn đã quan trọng vì thực ra luật vẫn cho đăng ký lại theo hướng giảm vốn, chỉ không biết trong thực tiễn đã xảy ra và giải quyết thế nào chưa khi hết thời hạn đăng ký lần cuối như trên.

Nếu như cty không đăng ký lại, trường hợp người thay thế góp đủ, thì sẽ thiệt hại cho người mới. Cho nên chế tài mà em mong muốn là trong trường hợp cty không góp đủ theo 3 hướng mà luật yêu cầu và cũng không thực hiện việc đăng ký lại. Cũng có thể do thành kiến mà em yêu sách hơi quá chăng? Dù sao cũng là kiến nghị cho đỡ khổ bàn dân thiên hạ chớ không chịu lép với phe ăn thiếu ghi sổ, giả lộng thành chơn.
 
Ðề: Ghi bút toán NVCSH ntn?

Thưa bác Bao,

Bác bảo em phải làm gì với Luật DN cơ chứ. Chả phải em đã nói là không hề có mẫu thuẫn giữa Luật DN và CĐKT hay sao!

Chỉ vì cái dòng mà bác làm cho đo đỏ ấy bị lợi dụng hiểu thành "ghi nợ 411, ghi có 138" là thứ em phản đối mà thôi. Nhắc lại, tinh thần của Luật DN chỗ này là "bác phải chịu trách nhiệm trả nợ trong vòng số vốn đã đăng ký bất kể bác góp đủ hay thiếu" chớ không hướng dẫn hạch toán kế toán. Nếu Luật DN đá lộn sân sẽ bị Vụ Chế độ Kế toán Kiểm toán-thuộc Bộ Tài chính-phản ứng ngay!

Em chỉ mong Luật DN yêu cầu đăng ký lại theo đúng số thực góp nếu không góp đủ theo hạn định, cần thiết thì chế tài hẳn hoi. Bác tìm xem Luật DN đã có chỗ này chưa?

Cùng thưa bác Muon,

Bác cứ việc bán nhà trả nợ nhưng vẫn phải ghi theo số thực góp. Trường hợp b của bác đúng chuẩn mực chỗ nào xin bác đừng "bịp" em!

Bác chỉ hộ chỗ nào trong chuẩn mực cho góp vốn bằng "nợ". Đã nợ là không thực góp. Nói theo lý luận của bác thì hà cớ gì đăng ký góp 1tỷ rồi góp 100tr ghi nợ thêm 900tr. Đã sướng thế thì ghi nợ quách 1 tỷ cho rồi có chỗ nào bắt bác phải phân thây 2 khúc. Hay bác muốn góp tí đỉnh gọi là có góp, chả nhẽ "tay không bắt giặc" thì cái sự bịp bợm nó rõ ràng quá, há chẳng đúng sao!

Vậy nên, trong 2 cái hoặc của bác ở phần b này em xin chọn cái hoặc đi sau "đăng ký lại vốn điều lệ, như thế fair hơn cho các đối tác.

Vẫn nhắc đi nhắc lại rằng thì là:
Sau thời điểm cam kết góp vốn nếu vẫn chưa góp đủ thì:
- Hoặc là anh nói rằng tôi không góp vốn phần cam kết 900tr.
- Hoặc là anh nói rằng tôi nợ công ty số tiền là 900tr.
Không thể cùng lúc 2 cái đó được.

Và trên sổ kế toán thể hiện 1 trong 2 điều đó.

Tất nhiên nếu rơi vào trường hợp 1 thì chính DN phải có hành động cụ thể theo Luật DN:
- Hoặc là đăng ký lại vốn điều lệ và tỷ lệ góp.
- Hoặc là phần góp thiếu sẽ được nhượng lại cho người khác.
Nếu không thì chính DN đã phạm Luật chứ không riêng những người góp thiếu.

Nhưng nếu rơi vào trường hợp 2 thì lại không phạm Luật vì khi đó việc cho vay hay là việc sử dụng vốn là do biểu quyết của HĐTV, Đại hội đồng cổ đông.


Cái hoặc đầu tiên của bác "ghi nhận như một khoản mà cty cho cá nhân vay và đồng thời xem như đã góp đủ)" thì cũng là lý luận của bọn "biến không thành có" mà thôi!

Nói thêm, nếu muốn "bịp" như vậy, nên "bịp" thế này coi còn có tính trách nhiệm hơn, hợp đạo luật và hợp chế độ:

Bác góp cho đủ vào và bác làm chứng từ vay ra. Như thế bác còn không bị mất khoản lãi vay đưa vào thuế khi tính thuế TNDN. Nhưng Ban điều hành phải chịu trách nhiệm về việc cho vay như thế nào, với đối tượng nào, liệu có dám lãnh trách nhiệm này? Làm thế này thì 8 thằng dám cũng còn 2 thằng không, bớt được 20% láu cá, hơn là cả 10 thằng bịp mà cứ tưởng mình đúng mới chết!!!

Vài dòng phúc đáp, Qúy bác tường lãm.

Bọn góp thiếu có lý sự thế nào đi nữa thì cũng phải thông qua ĐHĐ CĐ, HĐTV. Mà trong đó có phần biểu quyết của bọn góp đủ.
Chỉ khi nào đó là hành vi hình sự thì NN mới can thiệp.
Đối với quan hệ dân sự thì phải có người đứng đơn kiện.
Láu cá hay bịp là quan điểm cá nhân của người thất bại. Mỗi thất bại của mình đều là do cuộc đời gian trá chứ không có phần lỗi của mình sao?
Đã bước ra làm ăn thì phải hiểu Luật, phải biết lệ, phải nhớ thương trường là chiến trường.
Luật đã cho phép ta yêu cầu các bên phải thực hiện theo cam kết, sao ta không vận dụng mà yêu cầu quyền lợi chính đáng của mình?
Bản thân ta đồng thuận với hành vi bất lợi cho mình mà không có hành động gì đáng kể, sao có thể kêu rêu rằng NN phải trừng trị kẻ mà ta không ưa?
Không thể kêu gọi trách nhiệm suông. Đối với bọn "bịp", "láu cá" càng không thể.
Chính ta phải làm cái gì đó cụ thể.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top