EBITDA là gì?

CleverCFO

Member
Administrator
Hội viên mới
Thông thường, các nhà đầu tư thường tập trung theo dõi và quan sát dòng tiền, thu nhập ròng và doanh thu đó là cách đánh giá cơ bản về tình hình và giá trị của công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một phương pháp đánh giá khác được sử dụng trong các báo cáo quý và nghiệp vụ kế toán- đó chính là: lợi nhuận trước lãi suất, thuế và khấu hao (EBITDA). Mặc dù EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh lợi nhuận giữa các công ty và các ngành công nghiệp nhưng các nhà đầu tư nên hiểu rằng nó có môt số hạn chế nhất định đối với những gì mà nó có thể thể hiện về công ty. Trong bài viết này chúng ta xem sét lý do tại sao thước đo này đã trở nên rất phổ biến và lý do tại sao trong nhiều trường hợp, nó phải được xem xét cẩn thận.

EBITDA.jpg


TỔNG QUAN VỀ EBITDA

EBITDA là một thước đo lợi nhuận. Theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP), không có yêu cầu pháp lý nào yêu cầu các công ty công bố EBITDA, nó có thể được nêu ra và báo cáo sử dụng thông tin ở trong các báo cáo tài chính của một công ty.

Thu nhập, thuế và lãi được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong khi khấu hao thường được lấy trong các ghi chú lợi nhuận ở mục hoạt động kinh doanh hoặc trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các công thức thông thường để tính toán EBITDA là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, còn được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT), và sau đó cộng thêm khấu hao.

EBITDA được biết đến lần đầu tiên là vào giữa những năm 1980 khi các nhà đầu tư LBO (mua lại dựa trên vay nợ) kiểm tra các công ty đang suy thoái mà cần tái cơ cấu tài chính. Họ đã sử dụng EBITDA để tính nhanh, liệu các công ty này có thể trả lãi suất trên các giao dịch tài chính của nó.

Ngân hàng LBO (mua lại dựa trên vay nợ) dùng EBITDA như một công cụ để xác định liệu một công ty có thể trả được nợ của mình trong tương lai gần (trong một hoặc hai năm hay không?). Ít nhất là về mặt lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán lãi vay( EBITDA -to -interest coverage ratio) sẽ cho các nhà đầu tư thấy rằng liệu công ty có thể chi trả các khoản thanh toán chi phí lãi suất cao sau khi tái cơ cấu. Ví dụ, một ngân hàng có thể lập luận rằng một công ty có EBITDA 5 triệu USD và chi phí lãi suất là 2,5 triệu USD có hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 2 – thì đủ khả năng thanh toán nợ.
EBITDA từ đó được sử dụng rộng dãi ở một loạt các doanh nghiệp. Những người ủng hộ nó cho rằng EBITDA phản ánh rõ ràng hơn về hoạt động của công ty bằng cách tách các chi phí mà không phản ánh chính xác cách mà công ty đang thực sự vận hành

Lãi suất là chỉ số thường được sử dụng để thể hiện cách lựa chọn của ban lãnh đạo trong lựa chọn nguồn vốn, được bỏ qua. Thuế được bỏ qua bởi vì nó có thể biến đổi khách nhau tùy thuộc vào các hoạt động mua lại và lỗ phát sinh trong những năm trước, biến này có thể làm bóp méo thu nhập ròng. Cuối cùng, EBITDA loại bỏ các đánh giá chủ quan và thất thường khi tính toán khấu hao , chẳng hạn thay đổi về thời gian sử dụng hữu ích, giá trị còn lại và phương pháp khấu hao khác nhau.

Bằng cách loại bỏ những yếu tố trên , dùng EBITDA thì dễ dàng để so sánh tình hình tài chính của các công ty khác nhau. Nó cũng là công cụ hữu ích để đánh giá các công ty với cơ cấu vốn khác nhau, các mức thuế suất và các phương pháp khấu hao khác nhau. Đồng thời, EBITDA cũng cho các nhà đầu tư thấy rằng một công ty trẻ hoặc đang tái cơ cấu có thể tạo ra bao nhiêu tiền trước khi nó phải trả các khoản thanh toán cho các chủ nợ và sở thuế.

EBITDA ngày càng trở nên phổ biến bởi lý do lớn nhất là EBITDA thì cho thấy lợi nhuận nhiều hơn so với lợi nhuận chỉ từ hoạt động kinh doanh. Nó đã trở thành lựa chọn cho các công ty có đòn bẩy tài chính cao trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn như truyền hình cáp và viễn thông, khi lợi nhuận thực đôi lúc cũng khó có thể đạt được. Một công ty có thể làm cho bức tranh tài chính của mình sáng sủa hơn bằng cách thể hiện qua chỉ số EBITDA , chuyển sự chú ý của các nhà đầu tư vào thu nhập so với việc chỉ xem xét khoản nợ và các chi phí cao.

HÃY THẬN TRỌNG
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top