Đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Đơn vị ông Đinh Mạnh Hùng (Hà Nội) có hợp đồng thực hiện bảo trì phần mềm thiết bị ở Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài không cư trú tại Việt Nam). Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện bảo trì phần mềm qua mạng Internet. Ông Hùng hỏi, đơn vị ông phải đóng những loại thuế nào?

934kiem-tra-thue.jpg

Về vấn đề này, Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời như sau:

Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

Tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về đối tượng áp dụng:

“Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu...”.

Tại Điều 11 Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn đối tượng và điều kiện áp dụng nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu:

“Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II”.

Tại Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN:

“…a) Doanh thu tính thuế TNDN

Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

… 2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

2...

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan

5

b) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:

b.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng…”.

Căn cứ Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ; ...

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin:

“10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm”.

Tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:

“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i) Các dịch vụ phần mềm khác”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của ông Hùng ký hợp đồng bảo trì phần mềm thiết bị ở Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thông qua mạng Internet thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Công ty ông có trách nhiệm khai, khấu trừ, nộp thay thuế nhà thầu cho doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể như sau:

- Thuế GTGT: Dịch vụ bảo trì phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x tỷ lệ (%) thuế TNDN.

Tỷ lệ (%) thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 5%.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc đề nghị công ty ông cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn chi tiết.


Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top