điều chỉnh thời gian khấu hao

songtu_255

Member
Hội viên mới
1 cái máy phát điện có giá trị khoảng dưới 10tr (hoặc là trên 10tr, dưới 30tr) thì ko đc coi là tscđ nhưng nhiều máy phát điện thì vẫn được tính đó là TSCĐ phải ko mọi người.

Trước Cty mình khấu hao máy phát điện này thời gian là 7 năm nhưng nay giám đốc yêu cầu là phải rút ngắn thời gian lại còn 3, 4 năm thôi 7 năm thì dài quá. MPĐ này đã khấu hao được 1 năm rồi

Xin hỏi mọi người giờ thay đổi thời gian khấu hao sẽ làm tăng giá trị khấu hao của từng tháng lên thì cần phải có những thủ tục gì?
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

Theo TT45 thì từ ngày 1/7/2013 thì TSCĐ phải có giá trị từ 30tr trở lên, các tscđ đang sd và trích k.h ko thỏa mãn giá trị sẽ chuyển về hạch toán trên 142,242 bạn nhé.
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

Theo TT45 thì từ ngày 1/7/2013 thì TSCĐ phải có giá trị từ 30tr trở lên, các tscđ đang sd và trích k.h ko thỏa mãn giá trị sẽ chuyển về hạch toán trên 142,242 bạn nhé.

mình biết rằng theo TT45 thì TSCĐ<30tr sẽ chuyển thành công cụ dụng cụ, nhưng mà ý mình muốn hỏi là nếu tính 1 MPĐ thì nó ko phải là TSCĐ nhưng nếu tính nhiều máy (MPĐ dùng để cho thuê chứ ko phải dùng tại công ty) thì tổng giá trị >>>30tr thì sẽ được ghi nhận đó là TSCĐ có phải ko?

Mình tìm hiểu về khung thời gian sdung TSCĐ thì thấy tối thiểu của MPĐ là 7 năm, nhưng giờ GĐ mình muốn khấu hao 3 năm thôi như vậy là giám đốc Ko đúng phải ko?

Còn nếu GĐ muốn phải khấu hao 3 năm theo ý ổng thì cần phải làm những gì?
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

Bạn theo dõi từng TSCĐ chứ ai theo dõi nhiều máy cùng lúc để tính tổng giá trị chung đâu bạn. tất nhiên theo TT45 thì 1 MPĐ k được tính là TSCĐ. và tất cả số MPĐ đó cũng đều là CCDC.
Thực ra khung thời gian là quy định chung, nhưng nếu DN bạn làm ăn có lãi lớn thì bạn có thể trích khấu hao nhanh cũng được.
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

tại sao lại ko được theo dõi chung nhỉ. ví dụ như trước đây 1 máy tính dùng cho bộ phận văn phòng có giá trị <10tr ko được coi là tscđ, nhưng nếu là 1 dàn máy dùng cho bộ phận văn phòng thì vẫn đwowcj xem là TSCĐ.

Mà MPĐ em mua về cùng 1 lúc nhiều máy và cho thuê cùng 1 lúc thì vẫn được theo dõi chung và tính khấu hao chứ

Nếu theo ý chị là ko được, thì từ trước tới nay cty em vẫn xem MPĐ là TSCĐ và trích khấu hao vậy thì bây giờ phải làm sao
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

ngày trước công ty m cũng đưa MPĐ có giá trị 7,5 triệu vào làm TSCĐ khi Sở tài chính lên kiểm tra họ y/c MPĐ chưa đủ ĐK để làm TSCĐ và DN m phải điều chỉnh lại thành CCDC đấy.
Bạn phải hiểu MPĐ là độc lập, còn 1 dàn máy nó bao gồm các bộ phận cấu thành thì mới hoạt động được.
Nếu bạn đã đưa vào TSCĐ thì bạn điều chính lại như sau:
1. Nợ TK 153
nợ tk 214
có tk 211
2. Nợ tk 142,242/có tk 153 ( bạn phân bổ sao cho hợp lý với tình hình SXKD của công ty bạn )
3. Khi phân bổ: nợ tk 142,242/có tk 6423 ( QĐ 15 ) hoặc có tk 6422 ( đối với QĐ 48 ) đây là dùng cho bộ phận VP.
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.


Cái máy tính thì nó gồm có màn hinh, CPU, bàn phím, và con chuột nó đi liền với nhau thành 1 hệ thống rồi. Còn các máy phát điện của bạn là hoạt động độc lập hay là nối với nhau thành 1 hệ thống?
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

Nhưng kế toán cũ công ty em gộp chung tất cả máy phát điện lại, ghi tổng giá trị các máy phát điện mà ko ghi số lượng máy -> vô hình chung đã đưa nguyên giá của máy phát điện lên cao và thế là mpđ đủ tiêu chuẩn ghi nhận tscđ

---------- Post added at 08:12 ---------- Previous post was at 08:07 ----------

và tscđ của cty mình khấu hao theo pp đường thẳng, giờ muốn giảm thời gian đó xuống còn 3 năm thì phải làm sao

---------- Post added at 08:17 ---------- Previous post was at 08:12 ----------

hơn nữa, trước đó công ty mình đã xem nó là tscđ cho vào sổ theo dõi tscđ rồi, ko theo dõi số lượng máy thì giờ chuyển sang ccdc như thế nào?

biết là chuyển bút toán nợ 214, nợ 242/có 211 nhưng sao mà thấy nó mơ hồ quá

---------- Post added at 08:24 ---------- Previous post was at 08:17 ----------

với lại trong sổ theo dõi tscđ của năm 2012 nguyên giá của máy phát điện là 133.000.000 mà giờ nói chuyển thành ccdc thì nguyên giá của nó sau khi trừ khấu hao vẫn đang >30tr, vậy thì làm sao mà chuyển được,bới ko biết số lượng máy là bao nhiêu mà
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

nếu giờ mình chuyển nó thành ccdc và cho thuê thí sẽ đk thế nào?

nợ 632/ có 242

nợ 131/ có 5113, có 3331

đúng vậy ko
 
Ðề: điều chỉnh thời gian khấu hao

3. Thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định:
a) Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.
- Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
b) Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định:
- Bộ Tài chính phê duyệt đối với:
+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
c) Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.
4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian trích khấu hao của tài sản cố định theo ba tiêu chuẩn nêu trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian trích khấu hao, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều này.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top