Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Chào bác, MTH ở Hà nội, ko tên ko họ chỉ là MTH thôi. Nhảy ra đâu thía?



thay bằng

Vành mũ cứng che lấp đời trai trẻ
Đôi dép dọ dẫm nát tuổi thanh xuân

đc k?
Cũng tạm tạm MHT. Hic..............
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ăn Tết xong tự dưng cảm thấy đi đứng nặng nề quá....Kiểu này làm sao vác ba lô hành quân đây?:k5392411:
Tự dưng lại thấy nhớ cái Tết năm nào.....:cogidau:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ăn Tết xong tự dưng cảm thấy đi đứng nặng nề quá....Kiểu này làm sao vác ba lô hành quân đây?:k5392411:
Tự dưng lại thấy nhớ cái Tết năm nào.....:cogidau:

Chú Đồng kể chuyện đón tết thời chiến cho tụi con nghe với, để tụi con hiểu thêm về những ngừơi lình thời của chú......
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Chú Đồng kể chuyện đón tết thời chiến cho tụi con nghe với, để tụi con hiểu thêm về những ngừơi lình thời của chú......

Có một đoạn nhớ về cái Tết trên chiến trường của một CCB (Nick:TRUNGSI1), coppi qua đây cho Heocon thưởng lãm! (Trong này hình như chú cũng đã đưa lên rồi...):
...............
Mai đã là 30 Tết rồi ! Chiều ba mươi Tết (năm ấy tháng thiếu, 29 là ngày ba mươi), đơn vị dừng chân ở một phum trù phú ven bờ Tonle Sap. Tôi bị Tào Tháo đuổi có lẽ do món thịt bò hầm bằng thùng đại liên trộn với nước lã uống đại dọc đường oánh nhau trong bụng. Đêm mắc võng cạnh anh Thịnh 2W, nghe Thu Phương (không phải Thu Phương bây giờ) hát qua cái radio chiến lợi phẩm mà lòng quặn lên nỗi…đi ngoài. Bài hát này tôi thuộc và rất thích :” Em ơi mùa xuân đến rồi đó! Thắm đỏ ngàn hoa sắc mặt trời…”.(Bây giờ thằng con giời đánh của tôi nghe chúng bạn đâu đó sửa lại thành:” Em ơi đừng nghe nó lừa đấy! Nó ở nhà quê mấy vợ rồi…!”). Gà lợn đầy phum và đã có lệnh được phép sử dụng thực phẩm thu được của địch một cách hợp lý. Nhưng các bạn biết đấy,với mấy thằng lính chiến thì giới hạn của sự hợp lý là vô hạn.
Thôi thì đủ các món trên trời dưới bể : kho, xào,nướng, tái…Anh Hồng đại trưởng đại 4 còn thể hiện món tiết canh chó. Các đại đội đóng quân tương đối xa nhau nên hữu tuyến được nghỉ không phải dải dây. Đến giao thừa, tất cả các cỡ súng đồng loạt rộ lên. Tiếng đạn nhọn giòn như bắp rang điểm nhịp trầm trầm của hoả lực. Đạn vạch đường AK, đại liên, 12.8 từ hướng các tiểu đoàn bay vạch ngang vạch dọc bầu trời. Thậm chí còn có thể nhận ra những vệt đỏ lừ của đạn chống tăng M.72 . Anh Lộc người Hà Tây mới về nhận nhiệm vụ chính trị viên phó tiểu đoàn 4 định kêu 2W gọi xuống các đại đội thì mọi người gạt đi :”Gọi làm gì ! Địch tập kích ấy mà!”.“ Mẹ chúng nó ! Tập kích đường không hay sao ấy nên toàn bắn lên trời thế kia ! Mai trung đoàn hỏi thì ăn nói thế nào ?”.” Ấy đừng lo ! Chắc bây giờ trung đoàn bộ cũng đang bị tập kích thôi !”- Chính trị viên Thưởng khoái trá. Thực ra từ hồi chiều chỉ huy tiểu đoàn đã lệnh cho các đại đội cấm cho lính bắn bậy. Nhưng giờ phút thiêng liêng này, ai nỡ ngăn cản những xúc cảm con người. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương xa xót, lòng hy vọng ở một ngày mai yên bình, lời vĩnh biệt thằng bạn cùng ra lính sáng nay ngã xuống, niềm cô đơn bất tận của đoàn người tha hương...Tất cả, tất cả những ẩn ức dồn nén ấy đã bật ra trong tiếng súng. Bi tráng và day dứt hơn bất cứ dàn giao hưởng nào. Phải chăng con sói của Jack London cũng đã từng tru lên như thế trong đêm lạnh dưới vầng trăng vùng cực? Trong tận cùng cô độc, nhìn sâu vào lòng mình, con người trưởng thành hơn và thấy thương con người hơn. Tất nhiên chúng tôi hiểu Đất nước và Nhân dân luôn bên cạnh, nhưng trong khoảnh khắc ấy, với tôi là những giờ phút rất riêng tư.
Sau Tết được vài hôm, anh Ky, tôi và thằng Tuý 2W (hy sinh năm 1980) được lệnh đi độc lập với đại đội 2 (đại đội anh hùng) cùng sở chỉ huy nhẹ tiểu đoàn ra Ô Đông phối thuộc với trung đoàn 3 . Địch bâu bám, quấy rối và đánh cắt giao thông lộ 5 đi Kompong Ch’nang, đẩy tiểu đoàn 8 trung đoàn 3 ra sát rìa lộ. Ở ngã tư gần thị trấn Ô Đông còn thấy năm sáu chiếc xe tăng T.54, M.113 của ta bị nó phục kích bắn cháy đen thui. Địa hình ruộng khô xen lẫn rừng thưa nên rất khó quan sát. Được tăng viện, trung đoàn 3 quay lại đuổi địch dạt vào phía rừng. Nhưng bọn này thuộc địa hình, cứ dạt ra chỗ này lại bâu chỗ khác rất khó chịu. Đã ba ngày liền, tiểu đoàn 8 và đại 2 tiểu đoàn 4 quần nhau với bọn này. Rình rập nhau từng xó rừng, bờ ruộng. Mùa khô lính khát nước gần chết. Phía trong rừng thưa lẫn ruộng chỉ có độc nhất một cái hồ nhỏ, không hiểu sao lại gọi tên là hồ Thiên nga. Đại 2 đánh lên rồi nằm trấn ngay bờ hồ ấy, cứ thằng nào mò ra lấy nước là bắn tỉa. Gần 2 chục thằng phơi xác. Có lần địch bắn rát hô xung phong nhưng anh Hải (người Quảng ninh – hy sinh năm 1981) đại trưởng quát lính nằm im không thèm bắn. Bọn này biết ngay là gặp thành phần không dễ chơi nên lại dạt ra phía lộ. Trên máy PRC.25 nó dò được tần số liên lạc của ta liền chửi :”chuây me Duôn!” nhặng xị. Có thằng biết chửi cả bằng tiếngViệt. Thằng Tuý chửỉ lại mỏi mồm, bảo chúng nó có khát thì chịu khó đái ra mà uống chứ đừng dại dột lại gần cái hồ này rồi chuyển tần số theo quy định. Gần tối, đại đội 2 lại được lệnh quay ra lộ 5 đánh bọc đít. Đi đến đâu địch dạt ra đến đấy. Trên mặt lộ, anh Nguyễn Năng Nguyễn – trung đoàn trưởng trung đoàn 3- dàn cả 5 khẩu DK.75 táng đạn xuyên vào bìa rừng chúng nó mới tháo lui.

...............
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Những chiến sĩ cảm tử thời bình
avatar.aspx
Phát hiện và xử lý an toàn quả bom nặng trên 1 tấn.(LĐ) - Chiến tranh đã kết thúc trên 30 năm, nhưng trên những cánh đồng hay nương rẫy, thậm chí cả dưới những lòng đường, nền nhà của người dân Tây Nguyên vẫn còn hàng trăm ngàn tấn bom đạn của Mỹ - ngụy "ngủ quên" dưới lòng đất.
Để giúp bà con có đất sản xuất và yên tâm với cuộc sống mới, để các công trình kinh tế, xã hội được xây dựng lên, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Hùng Vương (Binh đoàn Tây Nguyên) đã không quản hiểm nguy, tìm kiếm phá huỷ trên 70 tấn bom, đạn, giải phóng hàng trăm hécta đất. Họ là những cán bộ, chiến sĩ "cảm tử" dũng cảm phá bom đạn trên những vùng "đất chết".
Vì cuộc sống bình yên của nhân dân

Chiều chủ nhật, trời nóng như rang. Chiếc xe Uoát đưa chúng tôi xuống chân đèo Mang Yang (Cổng trời), rồi vào đơn vị, hơi nóng toả ra như lửa đốt xung quanh. Như để giải nhiệt, thượng tá Lê Văn Quyên - Đoàn trưởng - đưa chúng tôi đi tham quan một số công trình của đơn vị, dưới bóng những cây phượng vĩ “cổ thụ”, hơi gió từ mặt nước các hồ xung quanh đã nhanh chóng điều hoà được tiết trời nắng nóng.

Thân mật, gần gũi, Đoàn trưởng tâm sự: "Phát huy truyền thống đơn vị 3 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Hùng Vương ngoài phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, còn tham gia rà phá bom mìn, trả lại sự bình yên và màu xanh, hoa, trái cho những vùng “đất chết”.

Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đơn vị hầu hết còn trẻ, chưa qua chiến đấu nên lúc đầu thực hiện nhiệm vụ còn trăn trở lo lắng, nhất là một khi nghe tiếng nổ của bom đạn. Xác định trình độ chuyên môn và tâm lý là hai yếu tố quan trọng, nên trước khi thực hiện nhiệm vụ, ngoài việc huấn luyện các khoa mục của chuyên ngành công binh về rà phá bom, mìn, cán bộ cấp trung đội, tiểu đội và chiến sĩ còn được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng máy dò bom, mìn như Valol 1303, MiLat... tín hiệu báo, cách dùng xẻng, thuốn, cuốc chim để đào đất, tháo ngòi nổ, gỡ chốt an toàn, đầu đạn...

Những năm qua đơn vị đã tổ chức dò tìm và phá huỷ an toàn trên 70 tấn bom, đạn, vật liệu nổ các loại, ở địa bàn của 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông), và ở Dung Quất (Quảng Ngãi); Khu công nghiệp Tuy Phước (Bình Định); Mộc Bài (Tây Ninh), An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bản Vẽ (Nghệ An); Attôpư (Lào)...

Đến phân đội 1, thuộc Đoàn Hùng Vương (Binh đoàn Tây Nguyên) đã gần 16 giờ mà tiết trời còn rất nóng. Lau vội những giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt, đại uý Lưu Đình Hiệp - Trợ lý tham mưu - cho chúng tôi biết anh không nhớ nổi đơn vị mình đã rà phá được bao nhiêu quả bom mìn các loại, vì số lượng quá nhiều.

Cái khó và nguy hiểm luôn rình rập tính an toàn hiện nay là các loại bom, mìn và vật liệu nổ đã bị hoen rỉ vì thời gian nằm dưới lòng đất quá lâu. Khi phát hiện, nếu trong thao tác tháo gỡ và tiêu huỷ chỉ cần một động tác bất cẩn, sai quy trình thì hậu quả thật khó lường, không những bản thân mình bị thiệt mà còn ảnh hưởng đến tính mạng đồng đội và nhiệm vụ được giao.

Cũng theo đại uý Lưu Đình Hiệp, dụng cụ mang theo để xử lý là một chiếc xô nhựa đựng một ít cát, một chiếc xẻng và một con dao đeo bên mình. Dò tìm phải bám theo tuyến, tay cầm máy phải nhẹ nhàng đưa đi, đưa lại bàn quét tín hiệu. Các vật liệu nổ được thu gom cẩn thận vào một cái thùng gỗ chắc chắn được lót cát mịn dưới đáy để vận chuyển an toàn về khu vực riêng. Từ đây, một chiếc xe chuyên dụng sẽ vận chuyển các vật nổ về bãi huỷ nổ.

Thiếu uý Trần Quốc Lương kể thêm: “Hôm đơn vị dò tìm ở cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), bọn em dò gỡ được trên 10 tấn bom đạn và các loại vật liệu nổ, trong đó có hai quả bom 500 cân Anh, to và đen trui trũi, chúng chỉ nằm cách mặt đất khoảng 3m. Để tháo gỡ an toàn, chỉ huy đơn vị đã phân công các đồng chí nhiều kinh nghiệm và thống nhất phân loại bom qua ký hiệu, đầu đạn... để xác định phương pháp tháo gỡ...

Lần đầu tiên ngồi trên quả bom to và tiến hành tháo gỡ ngòi nổ, lúc đầu cũng lo lắng, nhưng do đã nắm chắc nguyên lý và tháo gỡ bom đã nhiều nên sau đó vững tâm và đã tháo gỡ thành công hai quả bom này”.

Dò tìm, tháo gỡ bom mìn đã nguy hiểm, nhưng quy trình xử lý huỷ, nổ lại càng phức tạp và nguy hiểm hơn. Ở những nơi xa dân cư, địa hình cho phép thì tiến hành kích nổ tại chỗ là chuyện bình thường. Còn những nơi phố xá, dân cư đông đúc, việc huỷ nổ bom mìn và các loại vật liệu nổ khó khăn hơn nhiều. Để vận chuyển một lượng lớn bom mìn đến nơi phá huỷ phải đi đoạn đường từ 5 đến 20km, đường rừng lắc lư, xóc xẩy, xe nghiêng phải, nghiêng trái, nếu không làm tốt công tác sắp xếp, bố trí hợp lý mà để phát nổ, hậu quả thật khôn lường.

Những lúc, anh em ngồi sắp xếp các loại bom, đạn vật liệu nổ xuống một cái hố, rồi bố trí lượng nổ phù hợp để kích nổ... mỗi động tác, mỗi giờ phút trôi qua thật hồi hộp, lo lắng... Anh em phải động viên nhau để tập trung tâm trí vào công việc, tránh sai sót. Chỉ khi nào xử lý xong, bãi huỷ nổ được thông báo an toàn, lúc này mọi người mới nhìn nhau sung sướng và thở phào nhẹ nhõm.

Trả lại màu xanh cho những vùng “đất chết”

Cam-tru.jpg
Cắm trụ đánh dấu phân tuyến rà phá bom mìn. Ảnh: Q.ĐĐến nay, cán bộ chiến sĩ Đoàn Hùng Vương (Binh đoàn Tây Nguyên) đã đi và đã đến rất nhiều miền quê không những trong nước, mà còn đến cả đất bạn Lào để dò tìm và phá huỷ an toàn trên 70 tấn bom mìn vật liệu nổ. Những thôn làng, nương rẫy các anh đi qua, cuộc sống thanh bình của người dân, màu xanh cây trái đã hồi sinh trở lại. Những nhà máy, xí nghiệp mọc lên báo hiệu sự phát triển ngày mai của đất nước.

Thượng tá Nguyễn Như Thảo - Chính uỷ Đoàn Hùng Vương - tâm sự: “Miền Trung – Tây Nguyên là địa bàn trong chiến tranh hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn Mỹ - ngụy dội xuống. Chỉ tính trong 5 năm trở lại đây, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã “làm sạch” được hàng nghìn hécta đất. Nhiều công trình kinh tế, xã hội trọng điểm của đất nước đã được đơn vị dò tìm bảo đảm an toàn trước khi khởi công xây dựng.

Điển hình như: Cửa khẩu Bờ Y, (Kon Tum); thuỷ điện Yaly, An Khê, KNát (Gia Lai); tuyến đường dây 250kW đoạn đi qua các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường tuần tra biên giới, đoạn Gia Lai - Kon Tum; Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi); Khu công nghiệp Tuy Phước (Bình Định); thuỷ điện Đồng Nai 3-4 (Đắc Nông); khu kinh tế Attôpư (Lào)...

Không những rà phá bom mìn, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã làm tốt công tác dân vận. Giúp bà con thu hoạch lúa mùa, tổ chức cho bộ đội đưa phà chở bà con qua lại sông khi mưa lũ nước dâng cao, chảy xiết chia cắt đôi bờ; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con...
Không giấu được niềm vui, anh Trần Văn Mai cùng vợ là chị Nguyễn Thị Liễu - ở Cửu An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai - cho biết thêm:

- Trong chiến tranh, hòng ngăn chặn quân giải phóng chi viện lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược từ hướng Bình Định lên Gia Lai – Tây Nguyên qua đèo An Khê và bộ đội ta đi về tập huấn, bồi dưỡng từ các khu căn cứ cách mạng. Mỹ - ngụy ngày đêm cho máy bay túc trực thả bom, bắn pháo, địa bàn này thực sự trở thành một “cái túi” chứa bom đạn.

Chỉ tay về phía cạnh vườn nhà, chị Liễu nói: “Hôm trước trong lúc cuốc đất trồng mì (sắn), vợ chồng tôi phát hiện hai quả đạn pháo và gần chục quả bom bi của Mỹ còn nguyên vẹn. Sợ quá, chúng tôi lấp lại và tránh xa không dám làm gần đó. Nay nhờ mấy chú bộ đội công binh Đoàn Hùng Vương tháo gỡ và đưa đi phá huỷ giùm, không gia đình tôi phải đóng cửa đi nơi khác.

Theo vợ chồng anh Mai thì bà con ở đây từ người già cho đến trẻ em 7 - 10 tuổi, gần như ai cũng nhìn thấy và biết đạn cối, rốckét, đạn M79, đạn pháo 105... và ít nhất cũng một lần bắt gặp bom bi. Khi thì bắt gặp trên nương rẫy, khi thì ở dưới suối, bên hồ, lúc thì trên những quả đồi sau một trận mưa. Sau ngày giải phóng, không biết bao nhiêu người chết vì bom đạn còn sót lại trong chiến tranh. Biết là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng tôi vẫn phải bám trụ lại ở mảnh đất này để sống. Quê hương mà... Từ nay ở đây sẽ không còn bom đạn, bà con tha hồ cuốc đất trồng cây. Cuộc sống của người dân sẽ đổi khác, hai - ba tháng sau có dịp mấy anh quay lại ở đây chỉ có một màu xanh cây trái...”.

Chiều tím mờ, mặt trời đã chen chân xuống phía dưới ngọn núi cao của đỉnh đèo Mang Yang. Chia tay cán bộ, chiến sĩ Đoàn Hùng Vương (Binh đoàn Tây Nguyên) với những cái bắt tay như nắm chặt, ánh mắt dỏi nhìn theo của các anh như gửi gắm với chúng tôi: “Niềm tin, sự lớn mạnh, niềm tự hào của một đơn vị ba lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng...”.

Riêng tôi thật sự cảm kích trước những việc làm của họ ở trên “mặt trận không tiếng súng” và hiểu rằng trong sự phát triển của quê hương, đất nước hôm nay có một phần đóng góp công sức và hy sinh thầm lặng của các anh.



(Laodong.com)
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

KỶ NIỆM NGÀY GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN (Ngày 10/03/1975 - 10/03/2010)

Chiến thắng mở đầu Tây Nguyên mở đầu cuộc tấn công thần tốc và nổi dậy mãnh liệt của quân và dân miền Nam anh hùng. Thắng lợi đó làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch trên toàn chiến trường miền Nam, buộc bè lũ Mỹ - Thiệu phải hấp tấp thay đổi kế hoạch chiến lược từ " phòng thủ diện địa" chuyển sang "co cụm chiến lược" và kết cục đã thất bại vô cùng thảm hại. Chiến thắng Tây Nguyên chủ yếu gồm 3 trận giòn giã có ý nghĩa then chốt quyết định:
Đánh chiếm thị xã Buôn Mê Thuột; đập tan cuộc phản kích từ Phước An, tiêu diệt sư đoàn nguỵ số 23; chặn đánh tiêu diệt quân địch rút chạy trên đường số 7.

Đánh chiếm thị xã Buôn Mê Thuột, đòn điểm trúng huyệt làm đảo lộn thế trận
Từ ngày 5 đến 8-3, sau khi quân giải phóng bǎm nát các tuyến đường giao thông quân sự 19, 14, 21, thì các cǎn cứ địch ở Tây Nguyên lâm vào thế bị bao vây chia cắt. Báo Mỹ tuần tin tức 7-4-1975 nhận xét:" Trong cuộc chiến đấu này, chính bằng cách cắt đường sá mà Việt cộng đã gây ra nhiều tác hại nhất cho quân đội Nam Việt Nam" (quân nguỵ). Sau trận diệt chi khu quân sự và quận lỵ Thuần Mẫn thuộc Phú Bổn (ngày 8-3) nằm trên đường 14 ở quãng giữa Plây Cu và Buôn Mê Thuột, địch phán đoán rằng đối phương sẽ đánh Plây Cu. Những ngày này các chiến sĩ pháo binh tới tấp giội bão lửa xuống sân bay Cù Hanh nằm trong thị xã Plây Cu. Địch vội vàng điều phần lớn sư đoàn 23 từ Buôn Mê Thuột lên, cùng các liên đoàn quân biệt động, các trung đoàn thiết giáp hình thành một vành đai bảo vệ quanh Plây Cu, nơi đặt sở chỉ huy của quân đoàn 2.
Trong lúc địch đang tập trung quân bảo vệ Plây Cu thì sáng ngày 10-3, quân và dân Tây Nguyên bất thần tiến công và nổi dậy ở thị xã Buôn Mê Thuột. Sau hai ngày chiến đấu, đã nhanh chóng tiêu diệt các cǎn cứ quân sự địch và làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Mê Thuột.
Chiến thắng Buôn Mê Thuột thể hiện sự chỉ đạo tác chiến rất tài giỏi. Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng đã buộc địch phải tập trung lực lượng về để bảo vệ khu vực Plây Cu, điều sư đoàn 23 là sư đoàn chủ lực duy nhất ở Tây Nguyên rời khỏi Buôn Mê Thuột, tạo nên sơ hở lớn ở đây.
Trận thắng tiêu diệt địch giải phóng Buôn Mê Thuột là đòn hiểm đúng huyệt, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ Tây Nguyên, khiến cho quân địch hết sức bất ngờ choáng váng, thế trận bị đảo lộn dẫn đến sụp đổ nhanh chóng.

Đập tan cuộc phản kích tiêu diệt sư đoàn 23 nguỵ
Mất Buôn Mê Thuột. Địch hoang mang hoảng hốt. Mỹ - Thiệu lệnh cho Phạm Vǎn Phú phải lấy lại Buôn Mê Thuột. Chúng cấp tốc đẩy sư đoàn 23 từ Plây Cu xuống Đắc Lắc, tǎng cường thêm trung đoàn thiết giáp số 8, liên đoàn biệt động số 22. liên đoàn bảo an số 926 cùng nhiều tiểu đoàn bảo an khác. Chúng chọn Phước An trên đường 21 cách Buôn Mê Thuột 40km về phía đông làm bàn đạp phản kích. Buôn Mê Thuột đã về tay cách mạng mà đài Sài Gòn vẫn ra rả :" Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn trên đường phố". Đây vừa là đòn tâm lý vừa là mưu đồ tái chiếm Buôn Mê Thuột của Mỹ - Thiệu.
Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên hạ quyết tâm đập tan cuộc phản kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây. Mệnh lệnh vừa truyền xuống, lập tức các đơn vị Quân giải phóng, áp sát địch nhanh chóng đánh chiếm cǎn cứ trung đoàn 45 chi khu quân sự và quận lỵ Phước An, khống chế các điểm mà quân địch có thể làm bàn đạp phản kích.
Với tinh thần kiên quyết tiến công, bộ đội giải phóng Tây Nguyên đã hạ quyết tâm nhanh, kịp thời cơ động lực lượng nhanh chóng đánh địch khi chúng dừng chân chưa vững. Các chiến sĩ giải phóng đã hình thành nhiều mũi, nhiều hướng áp đảo địch ngay từ lúc đầu, hình thành thế bao vây, chia cắt địch, vừa đánh quân địch ở ngoài công sự, vừa tiến công địch ở cǎn cứ. Do vậy, đã bẻ gẫy hoàn toàn kế hoạch phản kích của chúng. Từ 13 đến 16-3-1975, các chiến sĩ giải phóng đã chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, tiêu diệt sư đoàn 23 và toàn bộ quân địch ở Phước An, đập tan cuộc phản kích của chúng.
Hãng Ap phải đưa tin :"Thất bại đầu tiên ở Tây Nguyên làm cho sư đoàn 23 bị diệt chỉ còn 37 tên sống sót trong số 13.000 quân lính của sư đoàn này. Một liên đoàn biệt động quân gồm 1.600 người cũng chỉ còn lại 35 người sống sót". Chiến thắng ở Phước An đã khiến cho bọn địch còn lại ở Tây Nguyên hoảng hốt khiếp đảm, buộc chúng phải đi đến một quyết định bi đát là rút chạy khỏi toàn bộ các tỉnh Gia Lai, Công Tum, Phú Bổn.

Chặn đánh địch tháo chạy trên đường số 7.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, ngày 27-3 bọn dịch còn Tây Nguyên hoảng hốt rút chạy khỏi Công Tum, Play Cu, theo đường số 7 qua Hậu Bổn về Tuy Hoà (Phú Yên). Bọn tháo chạy bao gồm 5 liên đoàn quân biệt động. Hai trung đoàn thiết giáp một số tiểu đoàn bộ binh, pháo binh cùng toàn bộ lực lượng đia phương quân. Tên đại tá Phạm Duy Tất được Mỹ - Thiệu nhấc lên chuẩn tướng để chỉ huy việc rút chạy này. Các hãng thông tin và báo chí phương tây đã mô tả :" Cuộc kéo chạy của quân Sài Gòn kéo dài tới 300 km", "Đây là cuộc tháo chạy lớn nhất, hoảng hốt nhất trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam", " Sự kiện rút chạy này chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần vốn đã thấp kém của quân (nguỵ) Nam Việt Nam".
Một lần nữa, bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng đã nắm chắc ý đồ địch "bỏ Tây Nguyên". Một số đơn vị đã được lệnh gấp rút hành quân chặn đánh địch. Thế là cuộc chiến đấu đánh địch tháo chạy trên đường số 7 đã diễn ra quyết liệt, liên tục trong 7 ngày từ 17 đến 23-3-1975, từ Hậu Bổn đến Phú Túc. Các lượng vũ trang nhân dân giải phóng diệt và làm tan rã hơn 7.000 tên, thu 740 xe quân sự và gần 100 đại bác.
Đây là một trận đánh tiêu diệt địch trên đường giao thông quy mô lớn, phạm vi rộng, Các đơn vị lực lượng vũ trang giải phóng nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của Bộ chỉ huy, nhanh chóng vận động chặn đánh địch rút chạy. Các đơn vị đã xé đội hình chúng ra thành từng mảng để tiêu diệt. Thừa thắng, các chiến sĩ giải phóng diệt cả bọn địch ở thị xã Hậu Bổn, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng toàn bộ tỉnh Phú Bổn.
Địch hy vọng tháo chạy để bảo toàn lực lượng nhưng không thoát. Kế hoạch rút quân Tây Nguyên về co cụm ở ven biển miền Trung bị đập vỡ. Cuộc rút lui chiến lược mà Nguyễn Vǎn Thiệu gọi là "di tản chiến thuật" đã biến thành một cuộc tháo chạy hoảng loạn, dẫn tới một kết quả bi thảm là toàn bộ lực lượng quân nguỵ ở Tây Nguyên bị tiêu diệt và tan rã.
Quân và dân Tây Nguyên đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất, đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, đã quét sạch toàn bộ lực lượng quân sự, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch giải phóng hoàn toàn 4 tỉnh Công Tum, Plây Cu, Đắc Lắc, Phú Bổn với hơn 60 vạn đồng bào các dân tộc. Quân và dân Tây Nguyên đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 12 vạn tên địch, tiêu diệt sư đoàn bộ binh số 23, 5 liên đoàn quân biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp, 8 tiểu đoàn pháo; diệt và làm tan rã 3 liên đoàn, 24 tiểu đoàn bảo an, 485 trung đội dân vệ, thu 1.250 xe quân sự, 110 đại bác, hàng vạn tấn vũ khí, đạn được và phương tiện chiến tranh.
Thắng lợi rất to lớn của Tây Nguyên là thắng lợi của sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch rất tài tình sáng tạo; thể hiện chất lượng chiến đấu cao, sức mạnh chiến đấu lớn của các lực lượng vũ trang giải phóng; là thắng lợi của cả 3 mũi tiến công quân sự, nổi dậy của quần chúng và vận động binh sĩ địch; là kết quả của sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các hướng trong chiến dịch. Chiến thắng Tây Nguyên mở ra một cục diện hết sức tốt đẹp tạo nên thời cơ mới vô cùng thuận lợi cho quân và dân miền Nam xốc tới tiến công và nổi dậy thần tốc, mãnh liệt liên tiếp tiêu diệt các lực lượng sừng sỏ của địch, giải phóng toàn bộ vùng đồng bằng ven biển chiến lược miền Trung, lập nên thắng lợi cực kỳ to lớn của miền Nam anh hùng.

images1299226_BanMeThuot.jpg


Buôn Ma Thuột, ngày 11/3/1975. Trận đánh mở màn cho cú điểm "tử huyệt" Tây Nguyên, là kết quả tính toán thận trọng và táo báo của những nhà lãnh đạo Việt Nam.
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

GỞI BẠN BÈ LÀM XONG NGHĨA VỤ

Mai mầy về thành phố dang rộng tay
Đón mầy và đón bao thằng đã làm xong nghĩa vụ
Mai mầy về bình yên trong giấc ngủ
Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm
Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm
Của con gái một thời thương nhớ nhất


Mầy về mùa mưa, quần áo không lấm lem bùn đất
Dép sa-bô gô trên phố chiều vàng
Quen tính hay đi mầy cỡi xe đạp lang thang
Có nhớ tụi tao cởi trần đi phục.
Hãy mở mắt ra nhìn đời trong đục
Nhìn thật bao dung và cũng thật ra người
Hãy nhớ trong gian lao tụi mình vẫn cười
Trong thiếu thốn vẫn kiên trì khắc phục
Đừng chùn chân nếu chạm vào tiêu cực
Dấu ấn chiến trường nào dễ phôi phai.

Mai mầy về với người yêu trong tay
Hãy hôn giùm tao những nụ hôn đời lính
Hãy nói giùm tao trong phút giây trầm tĩnh
Rằng: cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương
Gặp cô gái nào mầy thấy dễ thương
Hãy chào giùm tao nụ cười mong nhớ
Mầy đã trải qua những đêm nằm trăn trở
Cái riêng trong lòng đã chia sẻ cho nhau

Vết thương nào không quằn quại cơn đau
Lại mơ thấy đôi tay mềm chăm sóc
Tụi mình con trai lúc lòng chùng, chực khóc
Đâu phải yếu mềm khi vuốt mắt bạn thân.


Mai mày về đi dưới phố cây xanh
Nếu gặp nắng đừng đưa tay che vội
Hãy nhớ tụi tao trầm mình trong nắng đội
Khát dòng sông như khát thuở thanh bình
Phố lên đèn, ánh điện sáng lung linh
Có nhớ tụi tao bên này đêm - bóng - tối
Mấy tháng ròng giọt dầu hôi không biết tới
Nên rất trẻ thơ muốn trăng sáng bốn tuần.

Mầy về ra nông trường, vào xưởng máy hay cơ quan
Hãy làm việc bằng tinh thần người lính
Cái thiếu ở chiến trường mày đâu cần làm sổ tính
Hãy làm thật nhiều sản phẩm giúp tụi tao.

Mai mầy về thành phố rợp cờ sao
Tao lại nhớ năm xưa tụi mình đi phấn khởi
Buổi tụi mình lên đường, chưa rõ bài Em vẫn đợi
Nên tay cô gái nào đứng vẫy mãi theo xe
Và thư đến với tụi mình trong rừng khộp, rừng le
Thành sức mạnh trên đau lê xuất kích
Mầy đi xi-nê có nhớ những lần bám địch
Nòng thép dài thay tay mát bàn tay
Tiễn mày về, gió lốc, bụi mù bay
Cho tóc rợp bám đầy đường ít nắng

Trung đội thiếu mầy tao càng thấy vắng
Nhưng vững tin đội ngũ vẫn có mầy
Tao chừ còn nặng nợ với cỏ cây
Nên chẳng biết nói sao cho thấy rõ.
Đất nước mình: hoà bình và súng nổ
Ở mặt trận nào cũng cần có lòng tin
Trong thời đại tụi mình trật nước sẽ bay lên
Bằng trí tuệ và mồ hôi tuổi trẻ
"Vì nhân dân quên mình " bài hát dậy trong lòng mới mẻ
Mai mày về tao xin gởi bài thơ
.


Phạm Sĩ Sáu

Ghi lại bài thơ này, nhân lúc trưa gặp một giấc mơ xưa.......
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Lại đây mà lĩnh quân trang
Gia tài của lính ở đây cả này
Đưa tay nhận lấy bát này
Cả đời binh nghiệp đắng cay đựng đầy
Còn đây nhận lấy đôi giày
Bước chân đi đến những ngày khổ sai
Quần đây, áo mặc vào đi
Nắng mưa dầm dãi hết màu áo xanh
Còn đây chiếc mũ mong manh
Đội vào mà để đứng canh bầu trời



Anh gửi tặng e cái nắng thao trường
Chói chang giữa trưa hè nóng bỏng
Anh gửi tặng e làn da sạm nắng
Cơn mưa vô tình làm chậm bước hàng quân

Anh gửi tặng e theo gió mùa
Trang thư xanh giữa thao trường viết vội
Nhận thư anh mỉm cười bối rối
Đừng trách hoài sao nớ chậm thư e

Anh gửi tặng con đường nhỏ thân quen
Bao năm trường đưa a về ngõ nhỏ
Con đường nhỏ trai tim a đó
Tặng riêng e và chỉ mình e

Hai thể loại, hai tâm trạng...Lâu rồi quên, ko nhớ hết và chính xác được. Post cho vui, pà kon thông cảm
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mấy bác mấy cô kế toán đã từng tham gia lính, dù mới vài tháng, vài năm hay lâu hơn nữa, có chút gì kỷ niệm một thời..... hãy đem lên đây cho anh em xem tý đi! Chuyện vui, chuyện buồn, tình bạn tình yêu của lính, tất tần tật .....

Bác dongminh có cây Mai đẹp thế? Bán hoặc tặng cho e đeee. Hôm nào e vô lấy nha.
 
Lâu quá không gặp anh dongminhkh già CCB... khỏe không ông anh. Sẽ có chuyến đi về chiến trường Nha Trang...

Ko cần biết nguồn gốc từ đâu. Thấy đẹp là thích thui pac ah
MHT là cụ nào? Đang ở đâu? Mần gì?...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

....chú Đồng ơiiiiii.....dạo này cựu chiến binh thiếu 1 người :hichic:...chú có thấy như vậy hông ạ :hichic:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có lão nào qua K. chơi hông?????:runcamcap:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top