chuyển khoản hay gửi thẳng vào TK khách hàng?

dong_k26

New Member
Hội viên mới
cả nhà cho em hỏi.
Khi mình trả tiền cho nhà cung cấp, cty sẽ nộp tiền vào tài khoản của mình, sau đó uỷ nhiệm chi cho nhà cung cấp, vậy tại sao ko nộp thẳng tiền vào tài khoản của nhà cung cấp mà fải nộp vào của mình rồi uỷ nhiệm chi?
Thanks cả nhà nha.
 
Ðề: chuyển khoản hay gửi thẳng vào TK khách hàng?

Cái này hiểu bình thường thôi mà, khi mua hàng của nhà cung cấp thì phải trả tiền hàng. Mà trả dưới hình thức nào cũng phải trả, cho nên bạn hãy làm theo đúng luật định thôi.

Mình có sưu tầm được bài này, bạn đọc nhé!

Quy định về thanh toán qua ngân hàng và khấu trừ thuế GTGT đầu vào

“Dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng (gọi tắt là Dịch vụ thanh toán): là công việc do Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán và chuyển tiền của khách hàng qua Ngân hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.”

Theo quy định tại Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, nghị định số 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT cũng như thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và nghị định trên thì để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán (đã bao gồm thuế GTGT) từ 20 triệu VNĐ doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng. Đây là một quy định rất kịp thời của nhà nước nhằm lành mạnh hóa nền kinh tế, hạn chế việc mua bán hóa đơn khống và các gian lận trong các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy định này đã nảy sinh rất nhiều vấn đề phát sinh mà bản thân các quy định này không thể bao quát hết được và điều này đã gây nhiều khó khăn, phiền toái cho doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch kinh tế của mình, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhằm giải thích rõ cho quy định này, ngày 20/03/2009 Bộ tài chính ban hành công văn số 3046/BTC-TCT giải thích về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hòan thuế GTGT. Theo đó, công văn nêu rõ:

“1. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành .

2. Các chứng từ sau đây không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên theo quy định tại Thông tư số 129/2008/TT-BTC:

- Chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán.

- Chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.”

Theo quy định hiện hành tại quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN thì các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng sẽ bao gồm:

“- Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc uỷ nhiệm chi);

- Thanh toán bằng Séc;

- Thanh toán bằng nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu;

- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng;

- Thanh toán bằng thư tín dụng;

- Các dịch vụ thanh toán trong nước khác theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định tại quyết định số 448/2000/QĐ-NHHH2 do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 20/10/200o thì “Dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng (gọi tắt là Dịch vụ thanh toán): là công việc do Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán và chuyển tiền của khách hàng qua Ngân hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.”

Như vậy theo 2 quy định đã nêu trên thì có thể hiểu việc doanh nghiệp thực hiện việc nộp tiền vào tài khỏan của nhà cung cấp tại 1 ngân hàng họăc việc thanh toán cho nhà cung cấp thông qua hình thức thanh toán Séc cũng phải được hiểu là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và điều này là không hề vi phạm pháp luật vì đây là các dịch vụ mà các ngân hàng được phép thực hiện.

Với cách giải thích như trên thì vô hình chung nghành tài chính đã gián tiếp không thừa nhận 2 hình thức thanh toán hợp pháp đã nêu là hình thức thanh toán qua ngân hàng và điều này sẽ làm giảm các công cụ thanh toán dành cho doanh nghiệp mà đôi khi các hình thức thanh toán này cũng đóng góp quan trọng và hữu hiệu vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bởi tính kịp thời của nó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có tính thời vụ cao thì tốc độ lưu chuyển của dòng tiền để phục vụ cho công việc kinh doanh là tối quan trọng trong khi nếu buộc doanh nghiệp phải sử dụng các hình thức thanh toán có quy trình chuyển từ tài khỏan của người mua sang tài khỏan của người bán như hướng dẫn thì sẽ gây không ít khó khăn trong việc chủ động nguồn tiền cho doanh nghiệp. Thông thường thì khi tiến hành thanh tóan qua chuyển khỏan, doanh nghiệp cũng cần ít nhất là 1 ngày để có thể nhận được tiền (nếu trong cùng hệ thống ngân hàng) họăc hơn thế nữa trong khi hình thức thanh toán Séc và nộp tiền mặt sẽ đáp ứng ngay được nhu cầu tiền cho họat động kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Ðề: chuyển khoản hay gửi thẳng vào TK khách hàng?

mình cũng đang gặp vấn đề tương tự. Khách hàng trả tiền cho công ty bằng cách gửi thẳng tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của công ty mình. Mình không biết phải hạch toán thế nào vì công ty mình không phải là thương mại mua vào bán ra, mà xây dựng cho thuê nhà trạm, máy móc... giờ xuất hiện ra cái bán Anten nhưng đâu có xuất hóa đơn, cũng ko thấy có giá vốn, chỉ có mỗi nộp tiền vào tài khoản.

MÌnh nghĩ đk nợ 112/có 111 nhưng mà bản chất thì đâu có đúng

Mình lại nghĩ hay định khoản nợ 112/có 131 nhưng cũng không ổn vì có có 131 thì phải có nợ 131, mà có nợ 131 thì phải có có 511, 3331 hoặc là năm trước phải có nợ thì giờ mới đk có được, giờ năm trước không có số dư nợ cho phần này mà.

Xin Các cao thủ cho ý kiến, giúp mình với
 
Ðề: chuyển khoản hay gửi thẳng vào TK khách hàng?

mình cũng đang gặp vấn đề tương tự. Khách hàng trả tiền cho công ty bằng cách gửi thẳng tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của công ty mình. Mình không biết phải hạch toán thế nào vì công ty mình không phải là thương mại mua vào bán ra, mà xây dựng cho thuê nhà trạm, máy móc... giờ xuất hiện ra cái bán Anten nhưng đâu có xuất hóa đơn, cũng ko thấy có giá vốn, chỉ có mỗi nộp tiền vào tài khoản.

MÌnh nghĩ đk nợ 112/có 111 nhưng mà bản chất thì đâu có đúng

Mình lại nghĩ hay định khoản nợ 112/có 131 nhưng cũng không ổn vì có có 131 thì phải có nợ 131, mà có nợ 131 thì phải có có 511, 3331 hoặc là năm trước phải có nợ thì giờ mới đk có được, giờ năm trước không có số dư nợ cho phần này mà.

Xin Các cao thủ cho ý kiến, giúp mình với

Cho thêm thông tin cụ thể hơn :Cái anten đó là nằm trong phần TSCD hay là CCDC ? đã qua sử dụng hay chưa? đã phân bổ được bao nhiêu?
với lại bạn bán cái Anten đó mà không có hoá đơn, chứng từ chứng minh thì theo luật địinh cái nghiệp vụ này không có phát sinh, bạn hạch toán kiểu nào cũng không được coi là hợp lý.(bởi vậy bạn mới vướng ngay cái chỗ NỢ, CÓ của Tk 131)
 
Ðề: chuyển khoản hay gửi thẳng vào TK khách hàng?

công ty mình không có kho hàng nên anten này ko phải là hàng hóa, cũng chẳng phải công cụ, lại không phải là tscđ vì danh sách tscđ ko có anten. chỉ có mỗi cái chứng từ giao dịch ngân hàng và trên sổ phụ ngân hàng là có cái khoản này ghi là "bùi văn nam nộp tiền" => giống như là mình rút quỹ nộp vào tài khoản ngân hàng vậy. Mình thấy định khoản nợ 112/có 111 là có vẻ hợp lý nhất nhưng rồi lại thấy buồn cười vì lại trong ngày hôm đó lại rút ra. (Vốn là TGNH của công ty mình ko có dư nhiều đâu, tại có bao nhiêu tiền thì ông giám đốc ông ý rút hết trơn, khi nào cần trả tiền thì ông ý mới nộp vào rồi chuyển cho người ta thôi)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top