Khi phải xác định tỷ lệ vốn sở hữu cổ phần cho các thành viên sáng lập công ty và các nhà đầu tư lúc khởi sự doanh nghiệp, bạn sẽ làm thế nào để phân chia miếng bánh hấp dẫn này một cách hợp lý nhất?
Một trong những tình thế khó xử của người chủ doanh nghiệp là không có ý tưởng nào có thể tự mình triển khai. Muốn biến những ý tưởng lớn thành hiện thực, bạn sẽ cần đến một tập thể để thực hiện, nhiều nhà đầu tư để gây quỹ, và đội ngũ các nhà tư vấn và chuyên gia hướng dẫn, lên kế hoạch hành động trong từng bước đi. Chưa kể mỗi người trong số họ đều mong muốn sở hữu một phần của ý tưởng lớn đó.
Khái niệm chia sẻ quyền sở hữu là cội rễ của sức mạnh trong kinh doanh, bởi vì, đằng sau khái niệm này là khả năng dành tặng cho một ai đó cơ hội thăng tiến và trở nên giàu có thông qua việc sở hữu một phần những gì họ xây dựng. Ở đây, câu hỏi đặt ra là: Bạn phải xác định quyền sở hữu của mọi người như thế nào vào thời điểm bắt đầu?.
Trong số tất cả các vấn đề liên quan tới việc khởi sự một doanh nghiệp mới, các vấn đề về sở hữu có lẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới các ý tưởng. Thế nhưng cả lòng tham lẫn sự rộng lượng đều là căn nguyên của những sai lầm. Đối với lòng tham, có lẽ mọi việc thật dễ hiểu: chủ doanh nghiệp sẽ định giá công ty mình thật cao sao cho không có nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền vào đó và không có nguồn lực nào sẵn lòng giúp đỡ, bởi vì phần thưởng cho việc làm này là quá tầm thường.
Trong khi đó, sự phóng khoáng của các chủ doanh nghiệp cũng không kém phần tai hại: họ sẵn lòng trao một lượng lớn cổ phần vào tay những người mà họ tin rằng sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả, nhưng rồi những người này chẳng làm nên trò trống gì. Và một khi cổ phiếu đã được trao đi, dường như bạn không thể thu nó về (trừ khi bạn đủ khôn ngoan để xây dựng những điều khoản mua lại trong bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu cho phép bạn mua lại cổ phiếu tại mức giá bán ra ban đầu, nếu kết quả công việc của người đó không như mong đợi). Thậm chí, cả khi mọi việc tiến triển tốt đẹp, nếu một chủ doanh nghiệp phóng khoáng thái quá chia hơn 50% số cổ phần của công ty mình cho những người khác, các nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi ai là chủ thật sự của công ty, và điều đó có thể khiến họ e ngại trong việc đầu tư.
Vậy, liệu có một biện pháp thích hợp nào để bạn “chia sẻ sự giàu có”, trong khi vẫn đảm bảo sự phân phối công bằng?. Có đấy, nhưng nó đòi hỏi một kế hoạch và nguyên tắc chặt chẽ trong việc thực hiện. Cũng như tất cả các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh, nếu bạn không lên kế hoạch cho công việc của mình và sau đó làm việc theo đúng kế hoạch, cái giá phải trả sẽ không nhỏ chút nào. Trong thế giới kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp rất tinh tường nhận ra ý nghĩa của công việc trên, trong khi lại có không ít chủ doanh nghiệp vẫn còn tỏ ra hờ hững. Và tất cả những vấn đề được đề cập dưới đây liên quan tới hoạt động phân chia cổ phần đều đã được kiểm nghiệm và có những lý do xác đáng chứng tỏ tầm quan trọng. Nếu bạn lựa chọn cách “không thèm biết” một trong số chúng, hãy cảnh giác: Sẽ có một ngày bạn phải xem lại các quyết định của mình!.
Điều đầu tiên là bạn không nên lo lắng về bất kỳ nguyên tắc nào. Những lời khuyên được đề cập ở đây được áp dụng khi bạn nhận ra rằng ý tưởng của bạn quá lớn nếu phải thực hiện một mình. Bạn sẽ cần tiền và nhân lực với những chuyên môn khác nhau, cũng như kinh nghiệm kinh doanh nhiều hơn so với những gì mà bạn sẵn có. Như vậy, bạn sẽ cần tìm kiếm một cách thức nào đó để thu hút những người bên ngoài, và nếu bạn không có đủ tiền mặt trả cho họ, thì việc chia sẻ quyền sở hữu luôn là cách thức hiệu quả. Rõ ràng là nếu họ không tin tưởng, cổ phiếu của bạn sẽ không có bất cứ giá trị nào, và những lời mời chia sẻ quyền sở hữu cũng trở nên vô nghĩa. Nhưng nếu họ có thể hiểu được viễn cảnh của bạn và trở thành những “tín đồ” thật sự, họ sẽ bị hấp dẫn bởi quyền sở hữu một phần miếng bánh của bạn.
Một khi bạn đã quyết định rằng bạn sẽ chia sẻ quyền sở hữu công ty, hãy bắt đầu bằng việc phân loại 4 kiểu chủ sở hữu và mỗi người nên sở hữu bao nhiêu phần. Bạn cũng cần một chiến lược để xác định quyền sở hữu cho đến khi bạn nhận được những nguồn vốn chuyên nghiệp đầu tiên (từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các nhà đầu tư vốn mạo hiểm). Nếu không làm được điều đó, vấn đề sở hữu cổ phần sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
1. Các thành viên sáng lập. Đây là một người hay những người chung sức vào ý tưởng khởi đầu. Nếu bạn ở trong nhóm này, bạn sẽ muốn sở hữu từ 75% đến 80% công ty cho đến khi đón nhận nguồn vốn chuyên nghiệp đầu tiên.
2. Người lao động. Đây là những thành viên của tập thể nhân viên mà bạn tuyển dụng - những người sẽ giúp bạn thành lập và vận hành công ty. Mục tiêu của họ là bổ sung thêm cho ý tưởng ban đầu của bạn và giúp đỡ để nó trở nên thực tế bằng việc:
- Chế tạo sản phẩm,
- Giúp đỡ lập kế hoạch kinh doanh,
- Làm bất cứ công việc nào khác cần thiết để hỗ trợ bạn điều hành công ty.
Những nhân viên này có thể làm việc toàn thời gian hay bán thời gian và thường không nhận tiền lương bằng tiền mặt, mà bằng cổ phiếu, và họ có thể sở hữu đến 5% cổ phần của công ty.
3. Những cộng tác viên chủ chốt hoặc những người trợ giúp đắc lực. Lúc này, bạn sẽ chia sẻ quyền sở hữu cho những người có đóng góp lớn đến lợi ích chung của công ty, chẳng hạn như một ai đó tìm kiếm và mang về cho công ty một đối tác chiến lược quan trọng - người sẽ quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của công ty. Những nhân vật như vậy nên nhận được khoảng 10% cổ phần của công ty.
4. Các nhà đầu tư. Đây là những người giúp đỡ bạn huy động nguồn vốn ban đầu để thành lập công ty. Họ có thể bao gồm các thành viên sáng lập, bạn bè hay người thân trong gia đình. Thông thường, họ sẽ đầu tư một khoản tiền nào đó, đổi lại, họ có thể nhận được từ 5% đến 10% cổ phần của công ty.
Phân chia cổ phần
Bước tiếp theo là đặt ra các quy tắc về việc chia cổ phần của bạn. Một khi bạn quyết định áp dụng một bộ quy tắc nào đó, hãy chắc chắn rằng mọi người trong tập thể của bạn đều hiểu rõ những gì bạn sẽ làm. Tốt hơn cả, hãy đảm bảo rằng những quy tắc đó được chuyển hóa vào trong các văn bản pháp lý được mọi người thông qua và ký kết. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn thiết lập bộ quy tắc:
1. Tỷ lệ phần trăm của các thành viên sáng lập nên được quyết định ngay từ ban đầu. Họ sẽ không có được các cổ phần phụ thêm nào cho khoản tiền mặt bổ sung hay những đóng góp quan trọng khác.
2. Các thành viên sẽ được thưởng một mức tối thiểu cổ phần cho mỗi văn bản, mỗi giờ góp sức (thường gọi là cổ phiếu thưởng). Cổ phiếu thưởng sẽ được trao cho các thành viên tập thể sau sáu tháng kể từ ngày thành lập công ty. Nếu họ ra đi trước lễ kỷ niệm 6 tháng, bạn không cần trao cho họ một cổ phiếu nào cả.
3. Cổ phiếu thưởng nên được định giá và phân bổ theo cách thức hợp lý và công bằng. Nếu không, tất cả mọi người sẽ cảm thấy thất vọng và không còn hứng thú mỗi khi công ty phát hành thêm cổ phiếu.
4. Công ty nên thể hiện rõ ràng những kiểu đóng góp nào sẽ được xác định là “đóng góp then chốt”. Bất cứ ai có những đóng góp then chốt sẽ nhận được sự phân chia cổ phần đặc biệt cùng lúc khi công ty thu về những lợi ích của đóng góp đó.
5. Công ty cũng nên xây dựng một chính sách mua lại tất cả các cổ phần. Chính sách này đơn giản là sẽ bảo vệ công ty khỏi việc mọi người cố gắng “ghi điểm” thật nhanh và sau đó rời công ty khi đã có một số lợi ích nhất định. Các điều khoản mua lại cho phép công ty có một thời hạn nào đó để mua lại các cổ phiếu với một tỷ lệ và mức giá ưu đãi theo những điều kiện hết sức nghiêm ngặt.
6. Mặc dù việc định giá công ty trong thời kỳ ban đầu dường như là không thể thực hiện thật chính xác, song việc đánh giá sơ bộ vẫn rất cần thiết đối với các nhà đầu tư muốn nhận lấy cổ phiếu từ số tiền họ góp vào cho bạn. Ví dụ, nếu X đồng mua được 10% cổ phần của công ty bạn, thì giá trị của công ty bạn sẽ được định giá ở mức 10 X. Việc định giá nên được tích lũy tăng dần. Vì thế, nếu bạn định giá công ty quá cao ngay từ lúc đầu, bạn sẽ không thể bán cổ phần một cách dễ dàng, hoặc sau này bạn sẽ buộc phải cắt giảm một lượng lớn cổ phần sở hữu.
7. Cuối cùng, hãy lên kế hoạch cho những gì bạn phải từ bỏ khi (và nếu) bạn chấp nhận tiền bạc từ các nhà đầu tư thân quen (thông thường là 10 đến 20%) hay các nhà đầu tư vốn mạo hiểm (thường là từ 25 đến 50%).
Việc trao cổ phần cho những ai giúp đỡ bạn xây dựng công ty luôn là một biện pháp hiệu quả của giới kinh doanh trong giai đoạn huy động vốn. Một khi được thực hiện đúng đắn, mọi người sẽ đều có lợi và nhiều triệu phú mới được tạo ra - những người luôn biết cách hành xử hợp lý trong giai đoạn khởi sự khó khăn.
Theo BWportal
pace.edu.vn
Một trong những tình thế khó xử của người chủ doanh nghiệp là không có ý tưởng nào có thể tự mình triển khai. Muốn biến những ý tưởng lớn thành hiện thực, bạn sẽ cần đến một tập thể để thực hiện, nhiều nhà đầu tư để gây quỹ, và đội ngũ các nhà tư vấn và chuyên gia hướng dẫn, lên kế hoạch hành động trong từng bước đi. Chưa kể mỗi người trong số họ đều mong muốn sở hữu một phần của ý tưởng lớn đó.
Khái niệm chia sẻ quyền sở hữu là cội rễ của sức mạnh trong kinh doanh, bởi vì, đằng sau khái niệm này là khả năng dành tặng cho một ai đó cơ hội thăng tiến và trở nên giàu có thông qua việc sở hữu một phần những gì họ xây dựng. Ở đây, câu hỏi đặt ra là: Bạn phải xác định quyền sở hữu của mọi người như thế nào vào thời điểm bắt đầu?.
Trong số tất cả các vấn đề liên quan tới việc khởi sự một doanh nghiệp mới, các vấn đề về sở hữu có lẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới các ý tưởng. Thế nhưng cả lòng tham lẫn sự rộng lượng đều là căn nguyên của những sai lầm. Đối với lòng tham, có lẽ mọi việc thật dễ hiểu: chủ doanh nghiệp sẽ định giá công ty mình thật cao sao cho không có nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền vào đó và không có nguồn lực nào sẵn lòng giúp đỡ, bởi vì phần thưởng cho việc làm này là quá tầm thường.
Trong khi đó, sự phóng khoáng của các chủ doanh nghiệp cũng không kém phần tai hại: họ sẵn lòng trao một lượng lớn cổ phần vào tay những người mà họ tin rằng sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả, nhưng rồi những người này chẳng làm nên trò trống gì. Và một khi cổ phiếu đã được trao đi, dường như bạn không thể thu nó về (trừ khi bạn đủ khôn ngoan để xây dựng những điều khoản mua lại trong bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu cho phép bạn mua lại cổ phiếu tại mức giá bán ra ban đầu, nếu kết quả công việc của người đó không như mong đợi). Thậm chí, cả khi mọi việc tiến triển tốt đẹp, nếu một chủ doanh nghiệp phóng khoáng thái quá chia hơn 50% số cổ phần của công ty mình cho những người khác, các nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi ai là chủ thật sự của công ty, và điều đó có thể khiến họ e ngại trong việc đầu tư.
Vậy, liệu có một biện pháp thích hợp nào để bạn “chia sẻ sự giàu có”, trong khi vẫn đảm bảo sự phân phối công bằng?. Có đấy, nhưng nó đòi hỏi một kế hoạch và nguyên tắc chặt chẽ trong việc thực hiện. Cũng như tất cả các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh, nếu bạn không lên kế hoạch cho công việc của mình và sau đó làm việc theo đúng kế hoạch, cái giá phải trả sẽ không nhỏ chút nào. Trong thế giới kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp rất tinh tường nhận ra ý nghĩa của công việc trên, trong khi lại có không ít chủ doanh nghiệp vẫn còn tỏ ra hờ hững. Và tất cả những vấn đề được đề cập dưới đây liên quan tới hoạt động phân chia cổ phần đều đã được kiểm nghiệm và có những lý do xác đáng chứng tỏ tầm quan trọng. Nếu bạn lựa chọn cách “không thèm biết” một trong số chúng, hãy cảnh giác: Sẽ có một ngày bạn phải xem lại các quyết định của mình!.
Điều đầu tiên là bạn không nên lo lắng về bất kỳ nguyên tắc nào. Những lời khuyên được đề cập ở đây được áp dụng khi bạn nhận ra rằng ý tưởng của bạn quá lớn nếu phải thực hiện một mình. Bạn sẽ cần tiền và nhân lực với những chuyên môn khác nhau, cũng như kinh nghiệm kinh doanh nhiều hơn so với những gì mà bạn sẵn có. Như vậy, bạn sẽ cần tìm kiếm một cách thức nào đó để thu hút những người bên ngoài, và nếu bạn không có đủ tiền mặt trả cho họ, thì việc chia sẻ quyền sở hữu luôn là cách thức hiệu quả. Rõ ràng là nếu họ không tin tưởng, cổ phiếu của bạn sẽ không có bất cứ giá trị nào, và những lời mời chia sẻ quyền sở hữu cũng trở nên vô nghĩa. Nhưng nếu họ có thể hiểu được viễn cảnh của bạn và trở thành những “tín đồ” thật sự, họ sẽ bị hấp dẫn bởi quyền sở hữu một phần miếng bánh của bạn.
Một khi bạn đã quyết định rằng bạn sẽ chia sẻ quyền sở hữu công ty, hãy bắt đầu bằng việc phân loại 4 kiểu chủ sở hữu và mỗi người nên sở hữu bao nhiêu phần. Bạn cũng cần một chiến lược để xác định quyền sở hữu cho đến khi bạn nhận được những nguồn vốn chuyên nghiệp đầu tiên (từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các nhà đầu tư vốn mạo hiểm). Nếu không làm được điều đó, vấn đề sở hữu cổ phần sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
1. Các thành viên sáng lập. Đây là một người hay những người chung sức vào ý tưởng khởi đầu. Nếu bạn ở trong nhóm này, bạn sẽ muốn sở hữu từ 75% đến 80% công ty cho đến khi đón nhận nguồn vốn chuyên nghiệp đầu tiên.
2. Người lao động. Đây là những thành viên của tập thể nhân viên mà bạn tuyển dụng - những người sẽ giúp bạn thành lập và vận hành công ty. Mục tiêu của họ là bổ sung thêm cho ý tưởng ban đầu của bạn và giúp đỡ để nó trở nên thực tế bằng việc:
- Chế tạo sản phẩm,
- Giúp đỡ lập kế hoạch kinh doanh,
- Làm bất cứ công việc nào khác cần thiết để hỗ trợ bạn điều hành công ty.
Những nhân viên này có thể làm việc toàn thời gian hay bán thời gian và thường không nhận tiền lương bằng tiền mặt, mà bằng cổ phiếu, và họ có thể sở hữu đến 5% cổ phần của công ty.
3. Những cộng tác viên chủ chốt hoặc những người trợ giúp đắc lực. Lúc này, bạn sẽ chia sẻ quyền sở hữu cho những người có đóng góp lớn đến lợi ích chung của công ty, chẳng hạn như một ai đó tìm kiếm và mang về cho công ty một đối tác chiến lược quan trọng - người sẽ quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của công ty. Những nhân vật như vậy nên nhận được khoảng 10% cổ phần của công ty.
4. Các nhà đầu tư. Đây là những người giúp đỡ bạn huy động nguồn vốn ban đầu để thành lập công ty. Họ có thể bao gồm các thành viên sáng lập, bạn bè hay người thân trong gia đình. Thông thường, họ sẽ đầu tư một khoản tiền nào đó, đổi lại, họ có thể nhận được từ 5% đến 10% cổ phần của công ty.
Phân chia cổ phần
Bước tiếp theo là đặt ra các quy tắc về việc chia cổ phần của bạn. Một khi bạn quyết định áp dụng một bộ quy tắc nào đó, hãy chắc chắn rằng mọi người trong tập thể của bạn đều hiểu rõ những gì bạn sẽ làm. Tốt hơn cả, hãy đảm bảo rằng những quy tắc đó được chuyển hóa vào trong các văn bản pháp lý được mọi người thông qua và ký kết. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn thiết lập bộ quy tắc:
1. Tỷ lệ phần trăm của các thành viên sáng lập nên được quyết định ngay từ ban đầu. Họ sẽ không có được các cổ phần phụ thêm nào cho khoản tiền mặt bổ sung hay những đóng góp quan trọng khác.
2. Các thành viên sẽ được thưởng một mức tối thiểu cổ phần cho mỗi văn bản, mỗi giờ góp sức (thường gọi là cổ phiếu thưởng). Cổ phiếu thưởng sẽ được trao cho các thành viên tập thể sau sáu tháng kể từ ngày thành lập công ty. Nếu họ ra đi trước lễ kỷ niệm 6 tháng, bạn không cần trao cho họ một cổ phiếu nào cả.
3. Cổ phiếu thưởng nên được định giá và phân bổ theo cách thức hợp lý và công bằng. Nếu không, tất cả mọi người sẽ cảm thấy thất vọng và không còn hứng thú mỗi khi công ty phát hành thêm cổ phiếu.
4. Công ty nên thể hiện rõ ràng những kiểu đóng góp nào sẽ được xác định là “đóng góp then chốt”. Bất cứ ai có những đóng góp then chốt sẽ nhận được sự phân chia cổ phần đặc biệt cùng lúc khi công ty thu về những lợi ích của đóng góp đó.
5. Công ty cũng nên xây dựng một chính sách mua lại tất cả các cổ phần. Chính sách này đơn giản là sẽ bảo vệ công ty khỏi việc mọi người cố gắng “ghi điểm” thật nhanh và sau đó rời công ty khi đã có một số lợi ích nhất định. Các điều khoản mua lại cho phép công ty có một thời hạn nào đó để mua lại các cổ phiếu với một tỷ lệ và mức giá ưu đãi theo những điều kiện hết sức nghiêm ngặt.
6. Mặc dù việc định giá công ty trong thời kỳ ban đầu dường như là không thể thực hiện thật chính xác, song việc đánh giá sơ bộ vẫn rất cần thiết đối với các nhà đầu tư muốn nhận lấy cổ phiếu từ số tiền họ góp vào cho bạn. Ví dụ, nếu X đồng mua được 10% cổ phần của công ty bạn, thì giá trị của công ty bạn sẽ được định giá ở mức 10 X. Việc định giá nên được tích lũy tăng dần. Vì thế, nếu bạn định giá công ty quá cao ngay từ lúc đầu, bạn sẽ không thể bán cổ phần một cách dễ dàng, hoặc sau này bạn sẽ buộc phải cắt giảm một lượng lớn cổ phần sở hữu.
7. Cuối cùng, hãy lên kế hoạch cho những gì bạn phải từ bỏ khi (và nếu) bạn chấp nhận tiền bạc từ các nhà đầu tư thân quen (thông thường là 10 đến 20%) hay các nhà đầu tư vốn mạo hiểm (thường là từ 25 đến 50%).
Việc trao cổ phần cho những ai giúp đỡ bạn xây dựng công ty luôn là một biện pháp hiệu quả của giới kinh doanh trong giai đoạn huy động vốn. Một khi được thực hiện đúng đắn, mọi người sẽ đều có lợi và nhiều triệu phú mới được tạo ra - những người luôn biết cách hành xử hợp lý trong giai đoạn khởi sự khó khăn.
Theo BWportal
pace.edu.vn
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: