Gần đây, trên các phương tiện truyền thông rộ lên câu chuyện một doanh nghiệp đang phát triển tốt lại có khả năng vỡ nợ. Hay một doanh nghiệp được giao quá nhiều dự án lớn, trên khắp cả nước, liệu sẽ ra sao nếu gặp khó khăn về dòng tiền. Bài viết này phần nào giải đáp những thắc mắc khi nào doanh nghiệp vỡ nợ.
Thông thường một tổ chức nào đó không thể trả được các khoản nợ đến ngày đáo hạn thì rơi vào tình trạng “vỡ nợ”. Tuy nhiên, để tổ chức hay người nào đó được gọi là “phá sản” thì cần một quyết định của tòa án. Luật Phá sản năm 2004 quy định “doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Khái niệm này được định nghĩa một cách rõ ràng hơn trong Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, Luật Phá sản 2014 dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ”. Luật Phá sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ xác định tổ chức không có khả năng thanh toán bằng các báo cáo tài chính mà chỉ cần xác định là doanh nghiệp có thể thanh toán đúng hạn hay không.
Như vậy, căn cứ vào những quy định hiện hành, có thể nói một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và có tài sản lớn hơn so với số nợ vẫn có thể bị phá sản nếu như không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
Trong các cuộc khủng hoảng tài chính nhiều doanh nghiệp “bỗng dưng” rơi vào tình trạng phá sản dù triển vọng kinh doanh vẫn rất tốt. Khi đó, các ngân hàng thắt chặt việc cho vay hoặc lãi suất vay quá cao khiến cho doanh nghiệp không có đủ dòng tiền để trả các khoản nợ đến hạn.
Căn cứ vào những quy định hiện hành, có thể nói một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và có tài sản lớn hơn so với số nợ vẫn có thể bị phá sản nếu như không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 đã có nhiều doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp dễ phá sản trong các đợt khủng hoảng là những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao hoặc trong các ngành nghề có tính nhạy cảm với biến động của nền kinh tế.
Tại Việt Nam trong cuộc khủng hoảng vừa qua số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng lên nhanh chóng. Trong năm tháng đầu năm 2015, có 3.884 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động. Trước đó năm 2014, cũng có 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể và 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động (tăng 14,5% so với năm trước).
Theo số liệu thống kê của Ủy ban châu Âu, tốc độ gia tăng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể là tương đương và tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau năm năm của khu vực này là 46%. Còn tại Anh, năm 2012 tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau ba năm hoạt động là 70%; tại Mỹ tỷ lệ tồn tại sau năm năm hoạt động là 50%.
Tại Việt Nam theo thống kê hiện có khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số 830.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập thì tỷ lệ tồn tại là trên 60%. Như vậy, so với các quốc gia khác thì tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản sau khi thành lập thấp hơn khá nhiều.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là tại Việt Nam hầu hết doanh nghiệp lựa chọn “cái chết” thường là “âm thầm” dừng hoạt động hoặc giải thể chứ không phải là tuyên bố phá sản. Các doanh nghiệp thường tránh tối đa “rơi vào vòng lao lý”, kiện tụng trước tòa. Nguyên nhân một phần do thói quen của doanh nghiệp nhưng một phần quan trọng là hệ thống tòa án chưa thực sự hiệu quả và được tin cậy.
Luật Phá sản 2014 đã có nhiều tiến bộ so với những quy định trước đó nhưng khi tiến hành phá sản vẫn còn quá phức tạp, kéo dài. Đối với tâm lý người Việt thì việc bị tuyên bố phá sản cũng là điều khó chấp nhận. Trong khi đó tại nhiều quốc gia khác thường dùng luật phá sản như một công cụ để thoát khỏi đổ vỡ, tháo gỡ khó khăn về vốn và đổi mới doanh nghiệp. Chẳng hạn, Luật Phá sản ở Mỹ thường được sử dụng như là công cụ để các ông chủ doanh nghiệp tái cấu trúc một công ty gặp khó khăn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có thời điểm nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam lên đến 500.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ thời điểm đó. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn về tài chính nếu không đủ dòng tiền để trả nợ. Như vậy điều này có nghĩa là rất nhiều trường hợp rơi vào tình trạng vỡ nợ. Tuy nhiên, thực tế số doanh nghiệp vỡ nợ lại rất ít do các doanh nghiệp được ngân hàng gia hạn nợ, khoanh nợ, giãn nợ…
Hiện nay, một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Rất nhiều doanh nghiệp vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu và chấp nhận lãi suất khá cao nhằm lách các quy định kiểm soát rủi ro tín dụng khi vay để thực hiện các dự án đầy tham vọng của mình. Nguồn vốn này có thể đang đầu tư vào các dự án bất động sản hay dự án nông nghiệp có giá trị cao nhưng nó vẫn chịu rủi ro lớn về dòng tiền. Để tránh “vỡ nợ”, những doanh nghiệp này phải liên tục gia hạn nợ, sử dụng các khoản vay mới để trả nợ cũ, bán bớt tài sản để trả nợ. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó “dòng tiền” từ ngân hàng bị thắt lại thì khả năng những doanh nghiệp này rơi vào tình trạng “vỡ nợ” là rất lớn. Lúc đó dù tài sản có lớn, doanh nghiệp vẫn có thể đứng trước nguy cơ phá sản.
Đối với nền kinh tế, nếu để tình trạng doanh nghiệp “quá lớn không thể vỡ” (too big to fail) diễn ra phổ biến và lúc đó hệ thống tài chính trở thành “con tin” cho những doanh nghiệp này thì rủi ro sẽ rất lớn. Do vậy, kiểm soát việc cho vay và việc lách quy định cấp tín dụng thông qua trái phiếu ở một số doanh nghiệp lớn càng trở nên cấp thiết để tránh những rủi ro mang tính hệ thống.
Theo Phương Lam - Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Khi nói đến một doanh nghiệp phá sản người ta thường hình dung ra đó là một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất vốn nên không còn khả năng trả nợ. Tuy nhiên, về lý thuyết một doanh nghiệp đang làm ăn tốt vẫn có thể bị phá sản nếu như không có khả năng trả nợ đến ngày đáo hạn. Ở góc nhìn tích cực việc phá sản của doanh nghiệp đôi khi là cần thiết để thanh lọc doanh nghiệp yếu kém hoặc giúp doanh nghiệp tái cấu trúc để hiệu quả hơn.Thông thường một tổ chức nào đó không thể trả được các khoản nợ đến ngày đáo hạn thì rơi vào tình trạng “vỡ nợ”. Tuy nhiên, để tổ chức hay người nào đó được gọi là “phá sản” thì cần một quyết định của tòa án. Luật Phá sản năm 2004 quy định “doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Khái niệm này được định nghĩa một cách rõ ràng hơn trong Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, Luật Phá sản 2014 dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ”. Luật Phá sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ xác định tổ chức không có khả năng thanh toán bằng các báo cáo tài chính mà chỉ cần xác định là doanh nghiệp có thể thanh toán đúng hạn hay không.
Như vậy, căn cứ vào những quy định hiện hành, có thể nói một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và có tài sản lớn hơn so với số nợ vẫn có thể bị phá sản nếu như không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
Trong các cuộc khủng hoảng tài chính nhiều doanh nghiệp “bỗng dưng” rơi vào tình trạng phá sản dù triển vọng kinh doanh vẫn rất tốt. Khi đó, các ngân hàng thắt chặt việc cho vay hoặc lãi suất vay quá cao khiến cho doanh nghiệp không có đủ dòng tiền để trả các khoản nợ đến hạn.
Căn cứ vào những quy định hiện hành, có thể nói một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và có tài sản lớn hơn so với số nợ vẫn có thể bị phá sản nếu như không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 đã có nhiều doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp dễ phá sản trong các đợt khủng hoảng là những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao hoặc trong các ngành nghề có tính nhạy cảm với biến động của nền kinh tế.
Tại Việt Nam trong cuộc khủng hoảng vừa qua số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng lên nhanh chóng. Trong năm tháng đầu năm 2015, có 3.884 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động. Trước đó năm 2014, cũng có 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể và 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động (tăng 14,5% so với năm trước).
Theo số liệu thống kê của Ủy ban châu Âu, tốc độ gia tăng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể là tương đương và tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau năm năm của khu vực này là 46%. Còn tại Anh, năm 2012 tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau ba năm hoạt động là 70%; tại Mỹ tỷ lệ tồn tại sau năm năm hoạt động là 50%.
Tại Việt Nam theo thống kê hiện có khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số 830.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập thì tỷ lệ tồn tại là trên 60%. Như vậy, so với các quốc gia khác thì tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản sau khi thành lập thấp hơn khá nhiều.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là tại Việt Nam hầu hết doanh nghiệp lựa chọn “cái chết” thường là “âm thầm” dừng hoạt động hoặc giải thể chứ không phải là tuyên bố phá sản. Các doanh nghiệp thường tránh tối đa “rơi vào vòng lao lý”, kiện tụng trước tòa. Nguyên nhân một phần do thói quen của doanh nghiệp nhưng một phần quan trọng là hệ thống tòa án chưa thực sự hiệu quả và được tin cậy.
Luật Phá sản 2014 đã có nhiều tiến bộ so với những quy định trước đó nhưng khi tiến hành phá sản vẫn còn quá phức tạp, kéo dài. Đối với tâm lý người Việt thì việc bị tuyên bố phá sản cũng là điều khó chấp nhận. Trong khi đó tại nhiều quốc gia khác thường dùng luật phá sản như một công cụ để thoát khỏi đổ vỡ, tháo gỡ khó khăn về vốn và đổi mới doanh nghiệp. Chẳng hạn, Luật Phá sản ở Mỹ thường được sử dụng như là công cụ để các ông chủ doanh nghiệp tái cấu trúc một công ty gặp khó khăn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có thời điểm nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam lên đến 500.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ thời điểm đó. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn về tài chính nếu không đủ dòng tiền để trả nợ. Như vậy điều này có nghĩa là rất nhiều trường hợp rơi vào tình trạng vỡ nợ. Tuy nhiên, thực tế số doanh nghiệp vỡ nợ lại rất ít do các doanh nghiệp được ngân hàng gia hạn nợ, khoanh nợ, giãn nợ…
Hiện nay, một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Rất nhiều doanh nghiệp vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu và chấp nhận lãi suất khá cao nhằm lách các quy định kiểm soát rủi ro tín dụng khi vay để thực hiện các dự án đầy tham vọng của mình. Nguồn vốn này có thể đang đầu tư vào các dự án bất động sản hay dự án nông nghiệp có giá trị cao nhưng nó vẫn chịu rủi ro lớn về dòng tiền. Để tránh “vỡ nợ”, những doanh nghiệp này phải liên tục gia hạn nợ, sử dụng các khoản vay mới để trả nợ cũ, bán bớt tài sản để trả nợ. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó “dòng tiền” từ ngân hàng bị thắt lại thì khả năng những doanh nghiệp này rơi vào tình trạng “vỡ nợ” là rất lớn. Lúc đó dù tài sản có lớn, doanh nghiệp vẫn có thể đứng trước nguy cơ phá sản.
Đối với nền kinh tế, nếu để tình trạng doanh nghiệp “quá lớn không thể vỡ” (too big to fail) diễn ra phổ biến và lúc đó hệ thống tài chính trở thành “con tin” cho những doanh nghiệp này thì rủi ro sẽ rất lớn. Do vậy, kiểm soát việc cho vay và việc lách quy định cấp tín dụng thông qua trái phiếu ở một số doanh nghiệp lớn càng trở nên cấp thiết để tránh những rủi ro mang tính hệ thống.
Theo Phương Lam - Thời báo Kinh tế Sài Gòn