Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

1694421657528.png

(Ảnh: Internet)


1. Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi nguyên tắc lập hóa đơn thế nào?

Dựa trên thực tế phát sinh, hiện hành Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa quy định rõ việc lập hóa đơn trong trường hợp người mua trả lại hàng, người bản chấm dứt hoặc hủy việc cung cấp dịch vụ; chưa có quy định nguyên tắc lập chứng từ ghi nhận giao dịch của hoạt động kinh doanh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, không có quy định cụ thể về chương trình “Hóa đơn may mắn”.

Do đó Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo hướng:

Thứ nhất:

- Quy định rõ người bán lập hóa đơn trong trường hợp người mua trả lại hàng, người bán chấm dứt hoặc hủy việc cung cấp dịch vụ. Cụ thể:

1. Người bán phải lập hóa đơn trong các trường hợp sau:

a) Khi bản hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

b) Khi tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất nguyên vật liệu, thành phẩm, máy móc, công cụ, dụng cụi

c) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu;

d) Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biểu, tặng, trao đổi, trả lương thay cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ);

đ) Nhận lại hàng hóa người mua trả lại (trừ trường hợp nhận lại hàng hoá theo quy định tại điểm d3, khoản 6 Điều 19 Nghị định này):

e) Chấm dứt hoặc hủy việc cung cấp dịch vụi

g) Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc nhận hoàn trả hàng hóa

Hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Thứ hai:

- Bổ sung quy định cá nhân là người sử dụng lao động khi chi trả thu nhập phải lập chứng từ khẩu trừ thuế giao cho người có thu nhập bị khẩu trừ;

- Bỏ quy định tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ trong một kỳ tính thuế;

- Bỏ quy định tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.

Thứ ba:

+ Bổ sung quy định tổ chức, cá nhân trả thu nhập, tổ chức có hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, chứng từ ghi nhận thông tin giao dịch liên quan đến tiền, đồng tiền quy ước trong hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược.

Cụ thể:

Trước khi sử dụng hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức, cá nhân trả thu nhập, tổ chức có hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36,Điều... Nghị định này. Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Thứ tư: Bổ sung khoản 9, khoản 10, khoản 11 vào Điều 4 Nghi định 123/2020/NĐ-CP:

- Bổ sung quy định cho phép tổ chức thu phí, lệ phí và người cung cấp dịch vụ được tích hợp biên lai thu phí và hóa đơn trên cùng một định dạng điện tử để giao cho người mua trong trường hợp củng thực hiện thu phí, lệ phí và tiền cung cấp dịch vụ của một khách hàng.

- Bổ sung quy định doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng phải lập chứng từ ghi nhận giao dịch phát sinh và phải được theo dõi bằng phần mềm và phải chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế đầy đủ, kịp thời và chậm nhất là cuối mỗi ngày.

- Bổ sung quy định chương trình “Hóa đơn may mắn” do ngành Thuế tổ chức thực hiện từ nguồn ngân sách cấp cho cơ quan quản lý thuế. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thể lệ, cơ cấu giải thưởng, chi, mức chi quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí Chương trình hóa đơn may mắn và công tác tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2. Đề xuất bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu?

Cũng tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tải sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phản biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn không quá 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Hiện hành Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn chưa quy định rõ thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Do đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP đề xuất đối với hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn không quá 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top