BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

MAIQUYEN

New Member
Hội viên mới
Các anh chị giúp em câu hỏi này nhé. em cám ơn
tại sao phần trích khấu hao của tài sản bất động sản đầu tư lại ghi nhận vào tk 632.
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bởi vì nó được xem là hàng hoá chứ không phải là tài sản cố định nữa.
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bởi vì nó được xem là hàng hoá chứ không phải là tài sản cố định nữa.

Hi hi, Sói ơi sao Hàng hóa lại trích khấu hao? Chỉ TSCD mới trích KH chứ!
BDS có hai loại: BDS đầu tư và BDS hàng hóa!
BDS đầu tư: 217
BDS hàng hóa 15x


tại sao phần trích khấu hao của tài sản bất động sản đầu tư lại ghi nhận vào tk 632.

Theo bạn thì ngoài 632 ra có thể đưa vào đâu cho hợp lý đây?!
Lãi lỗ do đầu tư BDS sẽ dùng TK nào để hạch toán nhỉ ?!
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Các bác tham khảo giúp em chuẩn mực kế toán số 05(VAS 05) và tham khảo thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nhé! Việc ghi nhận BĐS đầu tư được quy định như sau: .
1. Bất động sản đầu tư:
Bất động sản (BĐS) đầu tư là bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
- Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc:
- Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
1.2. Các trường hợp được ghi nhận là bất động sản đầu tư:
- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thời gian dài để chờ tăng giá;
- Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xác định rõ mục đích sử dụng trong tương lai;
- Nhà do doanh nghiệp sở hữu (hoặc do doanh nghiệp thuê tài chính) và cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
- Nhà đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
- Cơ sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động.
1.3. Các trường hợp đặc biệt được ghi nhận là bất động sản đầu tư
- Đối với những bất động sản mà một phần doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được bán riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động), doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hoặc chờ tăng giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý được hạch toán là TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình.
Trường hợp bất động sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc cho quản lý là không đáng kể (dưới 20% diện tích) thì hạch toán là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp có một toà nhà có trên 80% diện tích chuyên cho thuê hoạt động và dưới 20% diện tích sử dụng làm văn phòng công ty thì toà nhà đó được hạch toán là bất động sản đầu tư.
- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan cho những người sử dụng bất động sản do doanh nghiệp sở hữu là một phần tương đối nhỏ trong toàn bộ thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ hạch toán tài sản này là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu toà nhà cho các đơn vị khác thuê làm văn phòng (cho thuê hoạt động) đồng thời cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và an ninh đối với toà nhà cho thuê này.
- Trường hợp, một Công ty con cho Công ty mẹ hoặc Công ty con khác trong cùng một Tập đoàn thuê hoặc sử dụng và nắm giữ một bất động sản thì bất động sản đó được hạch toán là bất động sản đầu tư trên Báo cáo tài chính riêng của Công ty con có bất động sản đó hoặc Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ nếu Công ty mẹ cho các Công ty con thuê (nếu nó thoả mãn định nghĩa bất động sản đầu tư), nhưng không được phản ánh là bất động sản đầu tư trong Báo cáo tài chính hợp nhất

Việc hạch toán và ghi nhận các trường hợp của BĐS đầu tư thì các pác voi lại cho em kết cấu và phương pháp hạch toán TK 217: BĐS đầu tư nhé, nó hướng dẫn khá kỹ các trường hợp các bác đang bàn luận.

Thân chào!
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Các bác tham khảo giúp em chuẩn mực kế toán số 05(VAS 05) và tham khảo thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nhé! Việc ghi nhận BĐS đầu tư được quy định như sau: .


Việc hạch toán và ghi nhận các trường hợp của BĐS đầu tư thì các pác voi lại cho em kết cấu và phương pháp hạch toán TK 217: BĐS đầu tư nhé, nó hướng dẫn khá kỹ các trường hợp các bác đang bàn luận.

Thân chào!

Biết lý thuyết là thế nhưng ý bạn ý muốn thắc mắc là tại sao lại như thế?

Lý thuyết:
Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147).


Theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) 40, BĐS đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong hai mô hình ghi nhận giá trị của BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu, đó là:

- Mô hình Giá gốc (Cost Model)
- Mô hình Giá trị hợp lý (Fair Value Model)

Nhưng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) 05 đã chỉ lựa chọn Mô hình Giá gốc để ghi nhận giá trị BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu.

BĐS đầu tư áp dụng Mô hình Giá gốc có nghĩa là BĐS đầu tư ghi nhận ban đầu theo Giá gốc, định kỳ trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ cũng theo Giá gốc, tức là TK 632.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Theo VAS 05
BĐSĐT được định nghĩa gồm bất động sản, quyền sử dụng nhà, đất, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá

Trong khi nắm giữ BĐSĐT này để cho thuê hoặc chờ tăng giá thì DN phải tiến hành trích khấu hao và hạch toán vào TK 632 - chi tiết chi phí kinh doanh B ĐS. Bởi vì tài sản BĐSĐT này đang tạo ra doanh thu từ việc cho thuê nên hạch toán vào 632 là điều hợp lý - có doanh thu - có chi phí.
Đó là nói riêng việc cho thuê.Còn việc "chờ tăng giá" không tạo ra doanh thu tại sao vẫn phải trích khấu hao? Đó là một điều bất hợp lý và mình cũng không hiểu vì sao.Đành chờ các nhà làm Luật giải thích vậy nhé.
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Theo VAS 05

Trong khi nắm giữ BĐSĐT này để cho thuê hoặc chờ tăng giá thì DN phải tiến hành trích khấu hao và hạch toán vào TK 632 - chi tiết chi phí kinh doanh B ĐS. Bởi vì tài sản BĐSĐT này đang tạo ra doanh thu từ việc cho thuê nên hạch toán vào 632 là điều hợp lý - có doanh thu - có chi phí.
Đó là nói riêng việc cho thuê.Còn việc "chờ tăng giá" không tạo ra doanh thu tại sao vẫn phải trích khấu hao? Đó là một điều bất hợp lý và mình cũng không hiểu vì sao.Đành chờ các nhà làm Luật giải thích vậy nhé.
"Chờ tăng giá" có nghĩa là chờ giá lên "để bán".
Tuy nhiên trong khi chưa bán thì nó vẫn được sử dụng để mang lại khoản thu nhập.
Vì mục đích ban đầu là để bán hoặc cho thuê mà không nhằm mục đích sử dụng nó để tạo ra SP nên chi phí khấu hao không ghi N627/C214 mà tính vào 632.

Tên gọi "trích khấu hao" bởi vì nó là 1 tài sản giá trị lớn nên chi phí ban đầu được chia ra tính vào nhiều năm.
"Trích khấu hao" không có nghĩa là giá trị của nó chuyển dịch vào giá trị sản phẩm SX.
Việc trích khấu hao là mục đích tài chánh. Ít có nghĩa vật lý.
Trong khi tài sản này nằm lưng chừng giữa tài sản dùng để SX và hàng hóa dùng để bán nên khó xác định "hoàn toàn hợp lý" hay "hoàn toàn bất hợp lý".
Có lẽ giải pháp dung hoà là thống nhất theo quy định là giải pháp hợp lý.
Còn hơn là không có quy định, ai muốn ghi thế nào thì ghi.
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

"Chờ tăng giá" có nghĩa là chờ giá lên "để bán".
Tuy nhiên trong khi chưa bán thì nó vẫn được sử dụng để mang lại khoản thu nhập.
Vì mục đích ban đầu là để bán hoặc cho thuê mà không nhằm mục đích sử dụng nó để tạo ra SP nên chi phí khấu hao không ghi N627/C214 mà tính vào 632.
.
Câu này thì cần phải xem lại nhé. Nếu nó chưa bán mà lại được sử dụng để mang lại khoản thu nhập (cho thuê) thì nó đã nằm trong phần "cho thuê" ở trên rồi.

Khái niệm "chờ tăng giá" trong Luật này có nghĩa là nó nằm đó, ko được sử dụng để cho thuê, ko đc làm gì cả. Nếu không thì người ta tách ra "cho thuê" và "chờ tăng giá" làm gì ...Sao không gọi chung là "cho thuê" có phải hơn không.
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Câu này thì cần phải xem lại nhé. Nếu nó chưa bán mà lại được sử dụng để mang lại khoản thu nhập (cho thuê) thì nó đã nằm trong phần "cho thuê" ở trên rồi.
Xem lại làm gì nữa. Chính xác là thế.
Chưa bán thì bắt buộc phải để cho nhện giăng?

Khái niệm "chờ tăng giá" trong Luật này có nghĩa là nó nằm đó, ko được sử dụng để cho thuê, ko đc làm gì cả. Nếu không thì người ta tách ra "cho thuê" và "chờ tăng giá" làm gì ...Sao không gọi chung là "cho thuê" có phải hơn không.

Luật sao bắt buộc thực tế phải diễn ra theo đúng những câu chữ Luật đã ghi được.
Luật chỉ ghi: các trường hợp thế ni, thế ni ... thì làm thế nọ, thế nọ ...
Thế là: cho thuê hoặc đang chờ tăng giá để bán -> Không dùng để SX SP.
Vấn đề là: thực tế xảy ra 2 trường hợp : đầu tư và đầu cơ.
Nếu dùng cho thuê thì cũng là mục đích tài chánh, khác hẳn với đầu tư, và là tương đương với đầu cơ (vì sẵn sàng bán đứt nếu người ta trả đủ tiền, thay vì cho thuê).
 
Ðề: BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

cac pác ah! chuân mưc hay bat cu cai j dua ra deu phai co ly chu
neu cu hoc vet theo chuan muc de ap dung thi vo ly qua
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top